Luận văn Văn hóa và con người miền trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80

Tiểu thuyết Mảnh đất tình yêubên những bức tranh đầy thơ mộng của biển, của

nắng, của gió, của cát người đọc còn bắt gặp những trận bão lũ kinh hoàng, những cơn

sóng thần, những vụ nổ cửa. Biển rộng mênh mông có thể giúp con người kiếm chén cơm

manh áo nhưng cũng sẵn sàng nhấn chìm thân xác họ vào những con sóng tàn bạo của nó.

Cả ngôi làng Hiền An sống nhờ vào biển khơi nhưng cũng vì thế mà phải hứng chịu những

tai họa khôn lường từ biển cả. Trong dòng hồi tưởng của ông ngoại Quy, thật dữ dội và ám

ảnh là những con sóng thần: “Vùng cửa biển làng tôi cứ chừng khoảng vài ba giáp, trời đất

lại vẽ lại bản đồ một lần.( ) có những con sóng biển vài ba giáp, thậm chí hai mươi, mười

lăm giáp mới đặt chân tới thăm thú vùng cửa biển quê tôi một lần” [19, tr.776]. Và đó thực

sự là những “tai họa lớn nhất”, kinh hoàng nhất:

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2610 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa và con người miền trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài năm mươi năm. Sau tiếng nổ âm âm như từ đất dậy lên, người các làng chung quanh chợt thức giấc lăn từ trên giường xuống, nhìn về phía thôn Bắc Trì thuộc làng tôi, chẳng còn nhìn thấy cây cối, nhà cửa đâu cả, chỉ thấy một khối nước khổng lồ trắng xóa che phủ hết bầu trời và mặt đất, và lẫn trong tiếng nước xoáy, nước xô ầm ầm vào các dải bờ là những tiếng kêu thất thanh nghe vô cùng kinh hãi… [19, tr.777]. Thiên nhiên hiện lên như một hung thần với tâm địa độc ác sẵn sàng nuốt chửng con người vào cái dạ dày khổng lồ của nó. Có khi cả một ngôi làng đều bị cuốn sạch bởi một vụ nổ cửa, người sống chỉ đếm trên đầu ngón tay: “Bàn tay thiên nhiên đã nhận chìm vào trong rốn biển hai trăm bảy mươi hai sinh mệnh con người đang ngủ say, cùng với nhà cửa, thuyền bè, vườn tược sầm uất” [19, tr.809]. Chỉ trong tích tắc, tất cả đã bị nhận chìm, cuốn trôi theo sóng nước. Tai họa đến từ thiên nhiên thật khôn lường! Dẫu vậy, tai họa thiên nhiên “thân thiết” nhất với người miền Trung phải kể tới những cơn bão lụt. Như lời một câu thơ Hoàng Trần Cương, miền Trung đất đai thì cằn cỗi “lúa con gái mà gầy còm úa đỏ”, chỉ có một thứ vô cùng “tốt tươi” trên dải đất này. Ấy là gió bão: Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ Không ai gieo mà mọc trắng mặt người Trong cơn quay cuồng của gió và nước, Quy cùng biết bao người dân xóm Bến Đá (Mảnh đất tình yêu) đã phải vật lộn với tử thần mà giữ lấy sự sống: Nước dâng ngập trời. Gió hú ầm ầm. Mưa xối xả [19,tr.1061]. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ mà cả một ngôi làng đã bị ngập chìm trong biển nước. Trở về nhà để cứu đứa em gái bé bỏng, Quy chỉ có một cách là ngồi trên thuyền chịu những cơn sóng bổ như muốn lật chìm thuyền: “Tôi trở về nhà trên một chiếc thuyền như đi trên lưng chừng trời. Tôi nằm bẹp xuống trên đầu mũi thuyền, giương to đến rách đuôi mắt để nhận ra đặc điểm từng cái đốc nhà” [19, tr.1061]. Trong cơn bão dữ dội ấy, Quy lại phải đau đớn chịu thêm cái tang nữa trong gia đình: cái chết của người cha dượng. Và oái oăm thay, giữa bão lũ Phan chết không phải vì bị gió cuốn sóng dồi mà vì rắn cắn. Nước dâng cao, họ hàng nhà rắn cũng phải ngoi lên chen chân với con người tìm chỗ trú. Cảnh “họ hàng nhà rắn cuộn tròn vào nhau ngủ hoặc từng cặp bện vào nhau  Theo thống kê của tác giả Hoàng Hưng: Khắp lãnh thổ Việt Nam trong vòng 100 năm trở lại đây (từ 1891 – 1990) đã thống kê được 496 cơn bão nhưng chỉ có 144 cơn bão đổ bộ vào Bắc bộ còn 325 cơn thì đổ bộ vào duyên hải miến Trung. Như vậy có nghĩa các tỉnh duyên hải miền Trung phải gánh chịu hơn 69% tổng số các cơn bão đổ bộ vào cả nước, trong đó từ 60 – 65% số cơn bão có sức gió mạnh từ cấp 8 đến cấp 12. Nếu tính từ 1891 đến năm 2000, mỗi năm bình quân các tỉnh duyên hải miền Trung phải gánh chịu 4 cơn bão tàn phá. Bên cạnh bão là lũ lụt. Trận lụt lịch sử khiến cả thế giới phải bàng hoàng là trận lụt năm 1999, đây được xem là cơn đại hồng thủy khủng khiếp nhất. Có thể nói cơn đại hồng thuỷ năm 1999 đã đem đến cho nhân dân duyên hải miền Trung nói riêng và đồng bào cả nước nói chung nỗi đau thương mất mát lớn mà phải nhiều năm sau mới khắc phục được: 700 người chết và mất tích, 48967 ngôi nhà bị sụp đổ và cuốn trôi, 911700 lớp học tan tành, 50506 tàu thuyền bị hư hỏng và mất tích, 28779 ha lúa bị ngập úng, hàng ngàn ha ruộng bị sa bồi lấp kín… Chỉ riêng lượng mưa trong 24 giờ tại Huế là 1358mm nghĩa là hơn cả toàn bộ lượng mưa một năm tại Nha Trang - Khánh Hoà (1350mm/ năm).[web: www.hcmussh.edu.vn]. Những con số trên cho thấy cái dữ dội đến kinh hoàng của bão lụt mà miền Trung phải gánh chịu. thành chiếc dây thừng thả thòng lòng giữa đám rễ phụ của cây si” [19, tr.1070] hay cảnh rắn lúc nhúc ngoài động cát chen chỗ với đám thủy thủ vừa thoát hiểm từ biển khơi gây cho người đọc những ấn tượng thật hãi hùng. Thiên nhiên ở đây vừa tàn bạo vừa đầy những nguy hiểm đe dọa cuộc sống con người. Nguyễn Minh Châu đã để lại cho người đọc những trang viết với nỗi ám ảnh khôn nguôi về cuộc đời những con người phải chịu quá nhiều những bất hạnh, đe dọa đến từ thiên nhiên. Chính từ sự ám ảnh về nỗi vất vả, cơ cực của người dân quê hương, đặc biệt từ hình ảnh đôi bàn tay chai sần, lam lũ của người mẹ nên ngay từ khi còn thơ bé, Hòa (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) luôn mang khát vọng chế tạo được những loại máy móc phục vụ cho việc sản xuất của quê nhà. Anh đã cố gắng thực hiện ước mơ của mình bằng nỗ lực thật phi thường: “anh bước vào trường đại học cơ điện năm mới mười sáu tuổi. Anh ngốn kiến thức khoa học như một kẻ suốt đời đói khát được người ta cho ăn cỗ. Anh trở thành một sinh viên xuất sắc nhất lớp ngay từ năm thứ nhất” [15, tr.163]. Rõ ràng nếu Hòa được sinh ra ở một vùng quê trù phú, màu mỡ chắc hẳn anh không thể có được sự thôi thúc mãnh liệt đến như vậy. Chỉ tiếc rằng chiến tranh đã cắt ngang bao mơ ước của anh. Nhưng ngay cả khi Hòa chết những ước mơ đó cũng không hề lụi tắt. Trong những lời trăng trối với Quỳ, anh tha thiết mong Quỳ hãy vì anh mà cứu giúp Ph. – một người bạn rất tài năng của anh, người có thể thay anh thực hiện bao ước mơ còn dang dở. Đọc những trang viết của Nguyễn Minh Châu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh rất nhạy bén khi phát hiện ra sức ám ảnh của người dân miền Trung trong sáng tác của anh: “Không hiểu sao tôi cứ bị ám ảnh mãi bởi hình ảnh những người nông dân vùng biển Nghệ Tĩnh của anh. Những con người chất phác, cục mịch, lực lưỡng như mọc lên từ sỏi đá, rồi nhờ sóng gió, bão táp mà luyện thành xương sắt, da đồng. Những con người như thuộc vào thế giới hoang sơ nào” [47, tr.428]. Khác hẳn các tác phẩm của Sơn Nam khai thác vùng đất cực Nam Tổ quốc thường đem lại cho người đọc cảm giác hả hê của sự chinh phục thiên nhiên để mở đất, lập làng: giết sấu, bẫy heo, diệt cọp, giăng câu, bắt ong,…Đọc tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ta chỉ thấy con người miền Trung luôn phải đối phó với thiên nhiên, tự vệ để sinh tồn. Sự đối mặt thường xuyên với cái dữ dội đầy thảm khốc của thiên nhiên đã hình thành nên nét tính cách đầy kiên nhẫn trong người ông ngoại của Quy: “Mỗi con sóng như vậy dù đã xảy đến từ lâu đời, từ khi ông tôi chưa đẻ, vẫn rạch một vết thương rất sâu vào tâm khảm của ông tôi, làm hằn lên ở trong tính cách con người ông tôi cái đức tính kiên nhẫn đầy vô vọng nhưng vẫn không hề bao giờ nhụt chí, của một con dã tràng” [19, tr.777]. Nguyễn Minh Châu đã phát hiện sâu hơn về bản chất của con người miền Trung: kiên nhẫn mà không an phận, sự tần tảo chắt chiu theo phương châm: “cuộc sống là một sự nhặt nhạnh những con cá bé góp thành con cá lớn”. Chính vì thế mà qua bao gian lao thử thách, con người vẫn kiên gan, không bị biển cả, bão táp, đạn bom đè bẹp. Họ vẫn mang khát vọng vươn lên phía trước, hướng tới hạnh phúc, tự do. Với tinh thần “còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”, những người dân miền Trung đã đem lòng gan dạ cần cù so gan cùng cái gian nan, khắc nghiệt của thiên nhiên, chủ nghĩa đầu hàng dường như không bao giờ tồn tại nơi họ. Làng Hiền An của Quy sau cơn bão lụt nặng nề, tất cả lại cùng vươn dậy: “Không thể nào kể hết bao nhiêu mồ hôi và tâm lực con người lại đổ xuống mặt đất, để mới lại có một tấm lưới, một chiếc thuyền, một hàng cây, một mái nhà như cũ, sau cái tai họa trời giáng ấy. Nhưng làng tôi không bao giờ chịu dừng lại cái cuộc sống như cũ” [19, tr.1098]. Tính cách con người miền Trung được thể hiện đậm nét và ấn tượng nhất trên trang viết Nguyễn Minh Châu phải kể tới nhân vật lão Khúng. Theo dòng hồi tưởng của lão Khúng, chúng ta cùng lão trở về những ngày đầu lên rừng hoang lập nghiệp. Một lão Khúng táo tợn, gan góc hiện ra “trong sự vây bọc tưởng như không bao giờ thoát ra nổi của hoang vu” [15, tr.538]. Với nếp nghĩ quen thuộc của nhiều người nông dân thời lão, họ ngại thay đổi, cuộc sống của họ thường gắn chặt và bó hẹp trong một làng xóm quen thuộc. Vậy mà lão Khúng đã dám “bỏ làng xóm, bỏ mồ mả tổ tiên ở dưới biển để lên tận đây, cái miền ngược ma thiêng nước độc này để khai khẩn đất cát kiếm miếng sống” [15, tr.560]. Miền đất mà lão Khúng đặt chân tới “mặt đất đâu đâu cũng là rừng rú, người thì ít lác đác, quá ít” [15, tr.562]. Lão Khúng và gia đình đã trụ lại được trên mảnh đất đó. Lão đã “vật lộn” tưới đến gần cạn kiệt mồ hôi cho mảnh đất này để giờ đây “hòn đất đã bớt đi rất nhiều mầm cỏ dại”, “hòn đất đã gần hóa thành hòn đất thuộc” [15, tr.560]. Gia đình lão đã có một cơ ngơi. Con cái lão cả thảy 9 đứa đều khôn lớn trưởng thành. Sự biến đổi của mảnh đất từ rừng rú hoang vu trở thành mảnh đất lành, sự tồn tại, sinh sôi của gia đình lão Khúng, đó chính là biểu hiện của sức mạnh lớn lao tiềm ẩn trong nết tính cách táo tợn gan góc của lão Khúng. Sự khốn khó trong lao động cải tạo thiên nhiên đã tạo cho con người nơi đây một nếp sống cần cù, rất giản dị tiết kiệm, thực dụng và biết quý trọng đất đai cũng như bất cứ thứ gì được thiên nhiên ban tặng. Hình ảnh ông lão Bờ hay người ông ngoại của Quy kiên nhẫn lụi hụi góp nhặt từng con ốc, con rạm, từng con cá nhách…hay hình ảnh lão Khúng suốt một đời lầm lụi “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” gieo vào lòng người đọc những ấn tượng khó quên về đức tính cần cù, nhẫn nại của những con người nơi đây. Nếu không cần cù, chịu khó hẳn rằng gia đình Khúng đã phải lùi bước “trước cái sự vây bọc tưởng không bao giờ thoát ra nổi của hoang vu” khi mới đặt chân lên vùng rừng. Không ở đâu cái đức tính của con người xứ Nghệ “can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến …cá gỗ”[52, tr.142] lại được thể hiện rõ như trên trang viết của Nguyễn Minh Châu. Khúng có thể xem là tiêu biểu, là điển hình cho cái nếp sống tằn tiện của con người miền Trung. Quyết định bán con Khoang đen, lão đã phải suy tính mãi với cuộn dây chão mới đang cột trên cổ con vật. Để rồi cuối cùng lão quyết định giữ lại cuộn dây: “Chậc, dù chỉ là cái vặt nhưng cũng phải xuất tiền ra mua chứ chẳng ngửa tay xin không được của ai bao giờ” [15, tr.593]. Trước khi dắt con khoang ra chợ Giát bán, lão còn cố hứng cho bằng hết những hòn phân quý báu của con vật và lấy làm tiếc từ nay gia đình lão sẽ không còn “nguồn phân ngồn ngộn của con khoang đen” nữa. Cần cù, gắn bó với lao động nên ngay cả khi lên thành phố, nhìn những hạt mưa rơi Khúng cũng mường tượng về sự có lợi, có hại của trận mưa đối với việc trồng cấy ở quê nhà. Khúng là một người nông dân miền Trung- “nông dân ròng” từ cách sống, cách nghĩ đến lối cư xử hành động. Sự chăm chỉ cần cù khi kiếm sống và sinh tồn trên vùng đất “cày lên sỏi đá” này như một thái độ ứng xử với thiên nhiên của người dân miền Trung. Cái nghèo khó của vùng quê miền Trung thật dữ dội đã tạo nên nét tính cách con người miền Trung cũng dữ dội, quyết liệt đến tận cùng, cực đoan đến độ tưởng như gàn dở. Và trên cả, đó là miền quê của ý chí, nghị lực và khí phách. Chính quá trình đấu tranh để sinh tồn, cái bản chất không chịu thoái bộ, không chịu tha hóa trước bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống đã hình thành nên nét tính cách đặc thù của người miền Trung, giúp những người như ông ngoại của bé Quy, Phan (Mảnh đất tình yêu), Thai (Cỏ lau), như Khúng (Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát) vượt lên hoàn cảnh. Nó cũng khẳng định khả năng, sức mạnh, vai trò của con người trong tự nhiên. Bằng óc quan sát tinh tế, bằng tình yêu đậm đà máu thịt với quê hương, Nguyễn Minh Châu như muốn nhắc nhở các thế hệ người đọc, lớp con cháu hôm nay luôn nhớ rằng: miền Trung, ấy là mảnh đất của những con người gan dạ, kiên cường với sức vươn lên mãnh liệt đến phi thường. 2.2. Con người miền Trung và cách ứng xử với những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. 2.2.1. Con người miền Trung với truyền thống đạo lí thủy chung, tình nghĩa. Truyền thống đạo lí thủy chung tình nghĩa chính là một thứ “tầng đời nền móng” căn cốt và vững trãi, một giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của vùng đất miền Trung. Huy Cận – cũng là một người con của miền Trung - khi viết về đất và người xứ Nghệ đã nhấn mạnh đến phẩm chất nghĩa tình, giàu truyền thống đạo lí của con người nơi đây: Ai ơi qua nơi này Xin dừng chân xứ Nghệ... Đất này bền nghĩa bạn Đất này tình thủy chung... Tình xứ Nghệ không mau Nhưng bén rồi sâu lắng Quen xứ Nghệ quen lâu Đây cũng chính là sự khái quát về phẩm chất truyền thống của con người vùng đất miền Trung nói chung. Vùng đất trên nắng chói, dưới đất khô cằn đã sản sinh ra những con người nặng ân tình, bền sâu nghĩa thuỷ chung, luôn ý thức vì cộng đồng, luôn cân nhắc điều ăn lẽ ở của mình đến mức: Đến câu hát cũng hai lần sàng lại Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm. (Trầm tích - Hoàng Trần Cương) Trên trang viết của mình, Nguyễn Minh Châu cho người đọc thấy thứ tài sản vô giá này được làm nên và lưu truyền từ những con người bình dị, sống lặng lẽ giữa đám đông. Nhưng trong cái bình thường có vẻ như quá giản đơn của họ nhà văn đã phát hiện ra cái nền rất vững chãi về đạo đức, phong hóa của dân tộc. Trong mối quan hệ của con người với người thân, gia đình, làng mạc, trước hết và trên hết, Nguyễn Minh Châu dường như nhấn mạnh rằng: chính tình thương yêu giữa con người với con người đã làm nên nền móng vững chắc để các thế hệ tiếp tục bảo tồn và đắp xây, tạo nên những giá trị vĩnh hằng. Trong Mảnh đất tình yêu, nổi bật trong thế giới nhân vật của cuốn tiểu thuyết là ông ngoại và mẹ của Quy, rồi ông lão Bờ - những con người bằng nghị lực phi thường và sự bền bỉ, nhẫn nại đã vượt lên mọi tai hoạ, hiểm nguy và thách thức để duy trì sự sống và niềm tin vào các giá trị nhân bản trên đời. Chính tình yêu thương đã gắn kết những con người, những số phận nhiều bất hạnh để họ cùng nhau bảo tồn sự sống trước mọi cơn bão táp huỷ diệt đến từ thiên nhiên và xã hội, để mảnh đất đầy sóng gió ấy vẫn là mảnh đất tình yêu. Đó cũng là niềm tin của Nguyễn Minh Châu vào sức sống và các giá trị bền vững của vùng đất miền Trung.. Những con người trong Mảnh đất tình yêu sống, làm lụng, suy nghĩ, giao tiếp và đối xử với nhau trong sự chi phối sâu sắc của cái “tình”. Tình ở đây là một khái niệm rất rộng – nó là đỉnh cao của các giá trị nhân bản, bao hàm toàn bộ những quan hệ, thái độ ứng xử đã hình thành từ lâu đời giữa con người với nhau, giữa con người với tạo vật, giữa con người hiện tại, con người của hôm nay với con người tổ tông dòng tộc, con người của truyền thống. Rung động trước đức hi sinh, sự chịu thương chịu khó, quên mình vì chồng con, vì người thân của những người mẹ người vợ trong đám đông những người lao động bình thường- những người làm nên tầng đời nền móng, nhà văn đã để nhân vật Quy phải thốt lên: …Mẹ tôi là như vậy, sống bằng tình thương là nhiều, lặng lẽ sống bằng thói quen nhường nhịn và hi sinh là nhiều …Những người đàn bà như mẹ tôi bao giờ cũng lẫn vào đám đông, cái đám đông những con người lao động của cái tầng đời nền móng, lúc nào và ở đâu cũng gợi lên cái cảm tưởng lầm lũi và lẳng lặng chịu đựng. Lắm lúc tôi cứ nghĩ: cả một xã hội toàn những con người như mẹ tôi sẽ chả bao giờ nổ ra một cuộc cách mạng nào, chẳng bao giờ được chứng kiến một sự thay đổi nào nhưng mà đây là một xã hội lương thiện có một cái nền rất vững chãi về đạo đức phong hóa… [19, tr.908-909]. Rõ ràng, chính tình yêu là nguồn mạch của sự sinh thành, là quy luật vĩnh hằng của đời sống con người. Người mẹ của Quy khi mới được sinh ra đã sớm bị bỏ rơi nhưng chị đã được cưu mang trong vòng tay yêu thương của bao người, đặc biệt là trong tình thương yêu vô bờ của ông bố nuôi. Sau này, cái vòng quay nghiệt ngã của số phận đã cướp đi sinh mạng chị giữa cuộc sinh nở và chính chị cũng không ngờ rằng cái bà già hàng xóm đã từng bồng bế, chăm ẵm mình hồi nhỏ đến bấy giờ lại phải bồng bế, chăm ẵm đứa con gái cho mình. Nhân vật Quy đã rưng rưng trong dòng hồi tưởng về đứa em gái bất hạnh của mình: “Cùng với tháng ngày, đứa em mồ côi của tôi lớn lên ngày một cứng cáp, bụ bẫm bằng giọt sữa bú chực những người đàn bà trong xóm Bến Đá cũng như mọi người đàn bà khắp thiên hạ” [19, tr.920]. Tình yêu đã kết dệt nên sự sống và hơn hết nó là sợi dây gắn kết những số phận bất hạnh trong mái ấm của cái gọi là “gia đình”: “Ôi bây giờ cũng như bao ngày xưa, cái gia đình cỏn con của tôi hiện giờ ở dưới làng cuối cùng nó vẫn là một cái gì đầu Ngô mình Sở, mỗi con người gắn lại với nhau bằng tình thương yêu hơn là máu mủ ruột thịt” [19, tr.928]. Qua hình ảnh gia đình Quy, nhà văn như muốn khái quát lên rằng lẽ sống tình thương của những người dân miền Trung nói riêng, của người dân đất Việt nói chung đã trở thành nếp sống, thành nét sinh hoạt văn hóa thấm đẫm giá trị nhân văn. Có lẽ những ấn tượng sâu đậm nhất về văn hóa truyền thống miền Trung, với Nguyễn Minh Châu, chính là vẻ đẹp hồn hậu của người phụ nữ miền Trung. Từ hình ảnh người mẹ tảo tần của chính nhà văn đến những người đàn bà miền Trung mà Nguyễn Minh Châu đã gặp, hình ảnh người đàn bà Việt Nam được Nguyễn Minh Châu khắc họa như gợi lên cả một nền văn hóa dân gian: “Người đàn bà Việt Nam mà dáng dấp đã được chạm khắc bằng dao trổ của người nghệ sĩ dân gian trên giấy trang kim, đã để lại cho đời sau bằng thể thơ lục bát trong ca dao” [19, tr.854]. Dường như xuyên suốt các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu viết về miền Trung, những người phụ nữ sinh ra là để hi sinh vì người khác và cứu vớt những người xung quanh. Đó là bà Điểm, là bà lão Đàm, là chị Khơi (Mảnh đất tình yêu) với đức hi sinh quên mình; là người đàn bà làng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) suốt đời nhẫn nhục chịu đựng và ẩn đằng sau sự nhẫn nhục ấy là một bản năng sinh tồn mãnh liệt và một tấm lòng hi sinh vô bờ bến. Có thể nói thiên tính nữ - nét đẹp trong chiều sâu tâm hồn những người đàn bà miền Trung – đã trở thành điểm nhấn đặc sắc của bản sắc văn hóa truyền thống miền Trung trên trang viết Nguyễn Minh Châu. Người ông ngoại của Quy có một cuộc đời với rất nhiều những khổ đau bất hạnh. Cả gia đình của ông đều bị cuốn trôi theo sóng nước trong một vụ nổ cửa. Thời gian qua đi nhưng vết thương trong lòng ông dường như chẳng bao giờ có thể khép miệng. Kí ức ông luôn ngập tràn nỗi nhớ thương da diết vợ, con, người thân, bà con họ hàng: “Nhưng làm sao quên được cả một cái thôn của mình đang làm ăn đông vui tự nhiên mất tích không còn dấu vết? Ông tôi quên làm sao được cái chết của tất cả vợ con?”[19, tr.813]. Sau mỗi một ngày lao động vất vả, ông lại trầm ngâm trước biển, rẽ lòng mình tìm về với vợ con và các bà con của thôn Bắc Trì xưa. Truyền thống đạo lí thủy chung tình nghĩa ăn sâu trong nếp cảm, nếp nghĩ của những con người miền Trung, nó còn ăn sâu cả trong cung cách sinh hoạt, ứng xử của họ. Nếu văn hóa ứng xử của người miền Bắc ít nhiều đều mang tính chất lễ nghi, nặng về phép tắc xã giao; của người miền Nam là nét tự nhiên, xởi lởi, phóng khoáng thì người miền Trung lại có lối ứng xử chân tình, giản dị, thẳng thắn đến thành thô mộc. Trong cách ăn nói, cư xử của người miền Trung hầu như chúng ta ít gặp lối nói rào trước đón sau. Bộc trực thẳng thắn, người ta đến với nhau bằng cái tình nồng hậu chân chất tận đáy lòng chứ không phải bằng ngôn từ hoa mĩ hay những câu nói đưa đà, xã giao. Hơn ai hết, là người thấm, nhập và sống trong cái nôi văn hóa miền Trung, Nguyễn Minh Châu đã chuyển tải được những nét đặc sắc của truyền thống văn hóa quê hương trên trang viết của mình. Trong dòng hồi tưởng của nhân vật Quy (Mảnh đất tình yêu) cuộc sống của những người dân vùng cửa biển Hiền An hiện lên thật sinh động. Mảnh đất vốn đã khô cằn sỏi đá lại nằm ở nơi đầu sóng ngọn gió nhưng nó lại có sức níu giữ bao bước chân con người. Điều kì diệu này không nằm trong câu thành ngữ dân gian “đất lành, chim đậu” mà chính là cái tình mộc mạc, chân chất trong cư xử đã gắn kết con người với con người, con người với quê hương. Người ông ngoại của Quy và ông lão Bờ - hai thân phận gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời – đã cùng dắt díu nhau, nương tựa vào nhau trong những bước thăng trầm của số phận. Suốt cả cuốn tiểu thuyết, người đọc không hề gặp một lời đối thoại nào giữa hai nhân vật này nhưng chính điều đó minh chứng cho ta thấy sự thấu cảm đã hơn tất cả mọi lời nói gắn kết con người lại với nhau: “Và tôi nghiệm thấy mối tình thân của hai ông già ấy cũng đến là lạ: Hai người chẳng chuyện trò tâm sự dài dòng với nhau bao giờ, từ khi lớn lên, tôi thấy ông tôi và ông lão Bờ chỉ nói với nhau những câu thật ngắn ngủi trao đổi dự báo thời tiết vào mỗi buổi sáng sớm” [19, tr.812]. Thông thường, sự giao tiếp thường được biểu đạt bằng những yếu tố ngôn ngữ bằng lời nhưng ở đây yếu tố phi lời đã thay thế mọi lời nói. Khi bà mẹ của Tùng (người cha liệt sĩ của Quy) lặn lội từ Bắc vào tìm đứa cháu nội duy nhất, người ông của Quy cũng chẳng biết nói gì trong cuộc gặp gỡ quý báu này: “Cả hai ông cháu chúng tôi đều hết sức lúng túng. Ông tôi sống giữa trời đất đã quen, chưa bao giờ phải thù tiếp lễ nghi, cho nên không biết cách đối xử, nói chuyện với bà cụ thông gia ở ngoài Bắc mới vào như thế nào cho phải” [19, tr.861]. Toát lên là lối ứng xử hết sức mộc mạc, chân tình. Cũng có khi trên trang viết của mình, Nguyễn Minh Châu cho người đọc thấy lối ứng xử thẳng thắn mà đầy nghĩa tình của người dân miền Trung. Người đàn bà làng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) dù không dấu được vẻ lúng túng, sợ sệt trước thái độ kiên quyết yêu cầu chị phải li dị với chồng của Đẩu và Phùng: “Chị chắp tay vái lia lịa: Con lạy quý tòa…” nhưng chị đã nói được bao lẽ đời sâu xa. Đối với người chánh án, cái vái lạy của chị chứa đựng bao lời muốn nói về những lẽ đời mà có dịp “nhìn thấu đời mình” chị đã ngẫm ra. Ít học, lạc hậu nhưng chị đã khiến Đẩu ngộ ra những điều mà trong sách vở không nói hết. Chỉ bằng hành động và ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Minh Châu đã nói hết tâm trạng không hề đơn giản của người phụ nữ lầm lụi này và nhất là cho người đọc thấy được lối ứng xử mộc mạc, chan chứa nghĩa tình. Vì lòng yêu thương những đứa con, chị phải nhẫn nhục chịu đựng cảnh hành hạ của chồng từ ngày này qua ngày khác. Đối với chồng, mặc dù bị ngược đãi chị vẫn chịu đựng, bởi xét trong sâu xa chị hiểu rằng người chồng đánh mình cũng vì những lẽ riêng, rất đời: nghèo khổ, lạc hậu, con cái nheo nhóc, không gian sống tù đọng, hai vợ chồng không có được một khoảng không gian riêng. Cái môi trường “sền sệt” ấy khiến một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” biến thành một gã đàn ông thô bạo, dã man. Nhưng phản ứng của người đàn bà trước ông chánh án đã khiến Phùng choáng váng: “Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...” [15, tr.128]. Hoá ra, người cần được thông cảm lại là những quan toà cách mạng có lòng tốt nhưng “các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc” [15, tr.129]. Người đàn bà khốn khổ ấy đã không chối bỏ người đàn ông đích thực của mình, dù trong lòng đau đớn khi hàng ngày phải chịu những trận đòn, phải chứng kiến cảnh chồng mình và con trai đối xử với nhau như kẻ thù, phải chấp nhận cuộc sống đương đầu nơi gió bão. Lời tâm sự cuối cùng của người đàn bà với khuôn mặt “chợt ửng sáng lên như một nụ cười” khiến người đọc hiểu thêm: có những nghịch lí con người buộc phải chấp nhận. Ta hiểu nỗi niềm của chị, đau đớn đến xé ruột xé lòng, tủi nhục đến tận độ nhưng trong suy nghĩ giản đơn của chị đâu đó vẫn lóe lên một niềm vui nhỏ bé đến bất ngờ: “Vui nhất là ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”[15, tr.133]. Ta hiểu thấu tấm lòng người mẹ, chân chất, chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Rõ ràng, lối ứng xử giàu nặng nghĩa tình đã phần nào hóa giải những đau khổ, bức bối của con người trong cuộc sống đời thường, giúp con người sống đẹp hơn, nhân ái hơn. Đọc Cỏ lau người đọc không khỏi bị ám ảnh bởi bi kịch tình yêu giữa ba con người: Lực, Thai và Quảng - người chồng mới của Thai. Chiến tranh như nhát dao phạt đã cắt lìa tình yêu đầy sâu nặng giữa Thai và Lực. Ngỡ rằng chồng đã chết, Thai nén mọi thương đau đi bước nữa với Quảng. Nhưng dù đã có với Quảng bốn mặt con chị vẫn vò võ trong lòng tình yêu son sắt với Lực. Thai cũng chẳng hề giấu diếm với Quảng tình yêu tha thiết mà chị dành cho Lực. Quảng thừa biết điều đó, nhưng dù có ghen tuông, có giận buồn, trong anh tình yêu với Thai không hề vơi cạn, thậm chí chính vì điều đó càng khiến anh yêu chị tha thiết hơn. Yêu trong nỗi đau đớn và niềm kính trọng vô bờ: “Thai thuộc loại đàn bà cổ. Nhưng tôi lại quý cái tính cách ấy. Khổ sở, lại nhục nhã, mà vẫn cứ phải quý trọng vợ. Lắm lúc tôi cứ phải nghĩ: Không có cái gì vừa vô lí, vớ vẩn mà lại vừa đáng trọng hơn cái cảnh vợ chồng yêu ghét ghen tuông nhau trong gia đình tôi” [15, tr.506]. Điều khiến người đọc kính phục ở Quảng là thái độ ứng xử hết sức cao thượng. Thay vì đáp trả lòng ghen tuông bằng sự dày vò, dằn vặt, Quảng đã dành cho vợ sự âu yếm, chiều chuộng và n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN063.pdf