Luận văn Xây dựng mô hình quản lý chất lượng toàn diện trong quản lý thuế- Nghiên cứu tình huống Chi cục Thuế quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữviết tắt

Danh mục hình vẽvà biểu đồ

Lời mở đầu . 01

Chương 1: Mô hình Quản lý chất lượng toàn diện trong Quản lý thuế. 07

1.1 Một sốkhái niệm . 07

1.1.1 Quản lý thuế. 07

1.1.2 Chất lượng quản lý thuế. 09

1.2 Mô hình Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) . 09

1.2.1 Khái niệm vềTQM . 10

1.2.2 Bản chất của TQM . 11

1.2.3 Đặc điểm và nguyên tắc cơbản của TQM . 11

1.2.3.1 Đặc điểm . 11

1.2.3.2 Các nguyên tắc cơbản của TQM . 13

1.3 Nội dung cơbản của TQM . 15

1.3.1 Sửdụng vòng tròn Deming (PDCA) đểxây dựng chương trình quản lý chất lượng . 15

1.3.2 Nhóm quản lý chất lượng (QC) nền tảng của TQM . 18

1.4 Các yêu cầu và lợi ích cơbản của TQM . 18

1.4.1 Các yêu cầu . 18

1.4.2 Những lợi ích cơbản của TQM . 20

1.5 Ứng dụng hệthống quản lý chất lượng toàn diện trong khu vực công . 21

1.5.1 Sựtiến hóa quản trịcông. 21

1.5.2 Ứng dụng của TQM trong lĩnh vực công . 24

1.6 Sựcần thiết ứng dụng TQM vào công tác Quản lý thuế. 24

1.7 Sựkhác biệt áp dụng TQM giữa khu vực công và khu vực tư. 27

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế (nghiên cứu tình huống tại

Chi cục thuếquận Phú Nhuận – Tp. HồChí Minh) . 29

2.1 Giới thiệu vềChi cục thuếquận Phú Nhuận . 29

2.1.1 Vềchức năng và nhiệm vụcủa từng bộphận . 29

2.1.2 Bộmáy tổchức quản lý. 39

2.2 Khảo sát sơbộkết quảhoạt động của CCT.PN . 41

2.2.1 Vềdựtoán thu ngân sách nhà nước . 41

2.2.2 Kết quảvềcông tác kiểm tra tính tuân thủpháp luật của người nộp thuế. 42

2.2.3 Kết quảtheo dõi tình hình nợ đọng của đối tượng nộp thuế. 44

2.2.4 Kết quảtheo dõi vềtính chấp hành kê khai thuếcủa đối tượng nộp thuế. 45

2.3 Đánh giá cải cách hành chính công tại CCT.PN . 45

2.3.1 Vềcơchế“Một cửa” thực hiện tại CCT.PN . 46

2.3.2 Vềthực hiện chương trình kê khai qua mạng . 47

2.4 Một sốtồn tại trong công tác quản lý của CCT.PN . 49

2.4.1 Vềhoạt động nội tại của các đội thuế. 50

2.4.2 Vềsựphối hợp giữa các đội thuế. 51

2.4.3 Vềsựchỉ đạo, điều hành các đội thuế. 52

2.4.4 Kết quảhài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụthuếtại CCT.PN . 53

Chương 3: Xây dựng mô hình Quản lý chất lượng toàn diện trong quản lý thuế. 55

3.1 Đánh giá khó khăn và thuận lợi khi vận dụng mô hình TQM vào quản lý thuế. 55

3.1.1 Khó khăn . 55

3.1.2 Thuận lợi . 56

3.2 Một sốgiải pháp cơbản đưa việc xây dựng TQM trong quản lý thuế. 57

3.2.1 Chuẩn bịtốt vềyếu tố đầu vào . 57

3.2.2 Xây dựng mô hình TQM vào tổchức quản lý thuế(Chi cục ThuếPhú Nhuận) . 58

3.3 Xây dựng mô hình TQM trong quản lý thuế đối với các bộphận chức năng . 62

3.4 Mô hình áp dụng TQM trong quản lý thuế đối với việc phối hợp giữa các

bộphận chức năng . 63

3.5 Quá trình thực hiện . 70

3.5.1 Đối với các đội . 70

3.5.2 Đối với quản lý chung (Lãnh đạo) . 71

3.6 Khảo sát, thống kê đánh giá chất lượng quản lý thuế. 73

3.6.1 Đối với cơquan thuế. 73

3.6.2 Đối với đối tượng nộp thuế. 74

3.6.3 Chế độthưởng phạt đối với cán bộthuế. 75

3.7 Một sốgiải pháp hỗtrợkhác . 75

3.7.1 Hiện đại hóa quản lý ngành thuế. 75

3.7.2 Các giải pháp khác . 79

Kết luận . 81

Tài liệu tham khảo

Phụlục

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình quản lý chất lượng toàn diện trong quản lý thuế- Nghiên cứu tình huống Chi cục Thuế quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế. Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế. Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Tuyên truyền - Hỗ trợ Một cửa - Tiếp nhận hồ sơ của NNT. - Trả hồ sơ theo hẹn. Tổng hợp. - Theo dõi nguồn thu vào NSNN để tham mưu điều chỉnh cho thích hợp. Nghiệp vụ. - Hướng dẫn và tập huấn nghiệp vụ thuế cho công chức thuế. Dự toán. - Xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN Tuyên truyền – Hỗ trợ. - Tập huấn chính sách pháp luật cho NNT. - Trả lời chinh sách thuế cho NNT. Hình 2.1: Mô hình chức năng của Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Tuyên truyền - Hỗ trợ Trang 31 (3) Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học - Đăng ký thuế và cấp mã số thuế và đóng mã số thuế - Tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế - Xử lý các vi phạm về thủ tục đăng ký thuế, nộp hồ sơ kê khai thuế, ngưng nghỉ kinh doanh, bỏ địa bàn kinh doanh. - Xử lý các hồ sơ xin gia hạn thời hạn kê khai thuế, thời hạn nộp thuế. - Đề xuất nhu cầu, lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng, trang thiết bị tin học. - Tiếp nhận các chương trình ứng dụng và tổ chức cài đặt, hướng dẫn, hỗ trợ vận hành, sử dụng các phần mềm ứng dụng. - Quản lý dữ liệu thông tin về người nộp thuế. - Sao lưu, kiểm tra độ an toàn, bảo mật dữ liệu và phòng chống sự xâm nhập từ bên ngoài và virus máy tính. -Theo dõi, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác xử lý hồ sơ khai thuế và kế toán thuế, công tác quản lý thiết bị tin học và ứng dụng tin học. Hình 2.2: Mô hình chức năng của Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học Trang 32 (4) Đội Kiểm tra thuế Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi Cục Thuế. - Xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát kê khai thuế. - Xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. - Kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế. - Phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời. - Kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế. - Xử lý theo quy định các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi kiểm tra. Một số Đội Kiểm tra thuế (Đội 1, 2, 3 và 4) - Kiểm tra các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước. - Thực hiện giám định về thuế theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương hoặc theo phân công của Cục Thuế. - Cung cấp thông tin, kết luận sau thanh tra cho các bộ phận chức năng có liên quan để phối hợp quản lý thuế. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao Hình 2.3: Mô hình chức năng của Đội Kiểm tra thuế Trang 33 (5) Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. - Xây dựng kế hoạch quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt. - Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, phân loại nợ thuế theo quy định. - Phân tích tình trạng nợ thuế của từng người nộp thuế. - Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế trình Lãnh đạo Chi Cục Thuế ra quyết định và thực hiện cưỡng chế theo thẩm quyền. - Thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế. - Đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt. - Cung cấp thông tin về tình hình nợ thuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật. - Cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ thuế, tiền phạt - Giải quyết việc khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Hình 2.4: Mô hình chức năng của Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ Trang 34 (6) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý. - Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động. - Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho hội nghị, cuộc họp của Lãnh đạo - Xây dựng dự toán kinh phí, quản lý kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc, trang phục. - Theo dõi và tổng hợp công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ. Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ - Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, kho Ấn Chỉ, tài sản, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan. - Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện đi lại và tài sản công. - Phối hợp với các phòng đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy chế và kỷ luật lao động. - Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản lý tài chính, quản trị. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi Cục Thuế giao. Hình 2.5: Mô hình chức năng của Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ Trang 35 (7) Đội Trước bạ và thu khác Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý. - Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý thu đối với các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác trên địa bàn. - Đề xuất xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác - Đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao - Tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. - Kiểm tra hồ sơ khai thuế; tính thuế. - Phát hành thông báo thu các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác - Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác. Đội Trước bạ và thu khác Hình 2.6: Mô hình chức năng của Đội Trước bạ và thu khác Trang 36 (8) Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; - Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân và chỉ đạo các đội thuế có liên quan tổ chức thực hiện. - Kiểm tra xác minh, giải quyết khiếu nại về thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế. - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế thu nhập cá nhân của các đơn vị chi trả thu nhập, các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế thu nhập cá nhân. Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân - Đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế thu nhập cá nhân được giao. - trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý - Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao. Hình 2.7: Mô hình chức năng của Đội Quản lý thuế Thu nhập cá nhân Trang 37 (9) Đội thuế liên xã, phường Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...). (10) Đội Kiểm tra Nội bộ Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quản lý thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn được phân công - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao. - Tổ chức cho người nộp thuế được đăng ký mã số thuế. - Hướng dẫn người nộp thuế thực hiện pháp luật về thuế - Thực hiện điều tra doanh thu, ấn định thuế với trường hợp khoán ổn định. - Tiếp nhận đơn ngừng nghỉ kinh doanh, đơn xin miễn giảm thuế trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định Một số Đội thuế liên xã, phường Hình 2.8: Mô hình chức năng của Đội thuế liên xã, phường Trang 38 đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế. - Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ trên địa bàn quản lý. - Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan của các bộ phận và công chức thuế trong Chi cục Thuế. - Kiểm tra tính liêm chính của cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác quản lý thuế, quản lý chi tiêu tài chính, quản lý ấn chỉ thuế. - Phúc tra kết quả kiểm tra của Đội kiểm tra thuế khi có đơn tố cáo. - Đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý công chức thuế vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế. Đội Kiểm tra Nội bộ - Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền bảo vệ viên chức thuế bị đe doạ, uy hiếp, vu khống... trong khi thi hành công vụ. - Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ - Đề xuất sửa đổi các quy định, quy trình nghiệp vụ, các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thuế. - Kiến nghị việc đánh giá, khen thưởng cơ quan thuế, công chức thuế. Hình 2.9: Mô hình chức năng của Đội Kiểm tra Nội bộ Trang 39 Với cơ cấu tổ chức trên ngoài Ban lãnh đạo ra các đội được chia thành 02 bộ phận: - Bộ phận gián tiếp: là bộ phận tham mưu giúp cho lãnh đạo trong việc nắm bắt kịp thời, chính xác, đầy đủ các thông tin về tình hình thực hiện nhiệm vụ và tham mưu cho lãnh đạo giải quyết một số vấn đề theo quy định. Gồm các đội: Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ, Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế, Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học, Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Tuyên truyền - Hỗ trợ, Đội Kiểm tra Nội bộ. - Bộ phận trực tiếp: trực tiếp khai thác nguồn thu, tiến hành đi kiểm tra đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạp pháp luật về thuế. Gồm các đội: Đội Kiểm tra, Đội Liên phường, Đội Thu nhập – cá nhân, Đội Trước bạ - Thu khác. Cơ cấu tổ chức gồm 12 đội nhưng thực chất việc quản lý thuế chủ yếu là theo 4 chức năng: - Tuyên truyền – Hỗ trợ. - Kê khai – Kế toán thuế. - Quản lý - Cưỡng chế nợ. - Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật về thuế. 2.1.2 Bộ máy tổ chức quản lý Với cơ cấu và bộ máy tổ chức trên CCT.PN đã vận hành cùng với khoảng 140 công chức gồm: 01 Chi cục trưởng, 04 phó Chi cục trưởng và 12 Đội (bình quân mỗi đội từ 10 – 15 công chức). Với bộ máy trên CCT.PN đã vận hành khá tốt và linh hoạt nên đã đưa đến kết quả khả quan trong việc thực thi nhiệm vụ chính trị của Chi cục thuế. Trang 40 CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Đội Kiểm tra thuế số 1 Đội Kê khai kế toán thuế Đội Kiểm tra thuế số 2 Đội Kiểm tra Liên phường Đội Tuyên truyền Hỗ trợ và Nghiệp vụ Dự toán NVDT Đội Hành chánh Đội Kiểm tra Nội bộ Đội Kiểm tra thuế số 4 Đội Trước bạ & Thu khác Đội Quản lý nợ & Cưỡng chế Đội thuế Thu nhập cá nhân Tổ chức-Tài vụ Đội Kiểm tra thuế số 3 Bộ phận Ấn chỉ Hình 2.10: Sơ đồ tổ chức Chi cục thuế quận Phú Nhuận Trang 41 2.2 Khảo sát sơ bộ kết quả hoạt động của CCT.PN Tại CCT.PN có Đội Kê khai – Kế toán thuế được xem là trung tâm tích hợp dữ liệu của Chi cục Thuế qua đó cung cấp toàn bộ các dữ liệu về thuế cho lãnh đạo để có cơ sở đánh giá hiệu quả công tác của từng đội thực hiện nhiệm vụ được giao. Như số thu NSNN của từng đội so với dự toán đã được giao cho mỗi đội từ đầu năm (số liệu được xem xét theo từng quý, năm); số doanh nghiệp được kiểm tra với số thuế truy thu và phạt qua công tác kiểm tra; số liệu về nợ đọng..... trên cơ sở đó đánh giá chất lượng quản lý thuế của từng đội và kết quả chung cho toàn Chi cục Thuế. Như vậy, có thể nói số liệu thống kê cũng là một trong những cơ sở đánh giá chất lượng quản lý thuế cho từng Đội và toàn Chi cục Thuế. 2.2.1 Về dự toán thu ngân sách nhà nước Kết quả cho thấy số thu của năm sau cao hơn năm trước với mức tăng dao động từ 10,6% đến 68,3% so với kết qủa từ năm 2005 đến 2010 tính bình quân số thu tăng mỗi năm khoảng 65%. Số thu NSNN qua các năm 199.93 281.17 473.31 595.78 658.63 914.40 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Các năm Tỷ đồ ng Biểu đồ 2.1: số thu ngân sách nhà nước từ năm 2005 đến năm 2010 của CCT.PN Trang 42 Với kế hoạch dự toán thu ngân sách hàng năm thì năm sau luôn cao hơn so với năm trước, qua biểu đồ số: 2.1 cho thấy CCT.PN luôn hoàn thành kế hoạch được giao với số liệu tăng dần qua các năm. Qua biểu đồ cho thấy kể từ năm 2007 trở đi số thu có sự gia tăng đáng kể, đó là do sự đánh dấu bước ngoặt của CCHC thuế với sự ra đời của Luật quản lý thuế theo cơ chế NNT tự kê khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm. Hơn thế nữa, trong 2008 và 2009 do ảnh hưởng của sự suy thoái tài chính toàn cầu nhà nước đã hỗ trợ kích cầu bằng cách giảm 30% thuế TNDN cho quý 4 và cả năm 2009, thuế TNCN…. Tuy nhiên, số thu của CCT.PN vẫn đạt đó là do sự cố gắng vượt bậc của tập thể công chức tập trung tổ chức tốt công tác quản lý thuế cùng với việc đẩy mạnh CCTTHC thuế. 2.2.2 Kết quả về công tác kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế Bên cạnh việc kê khai của doanh nghiệp CCT.PN đã tiến hành công tác kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của NNT nhằm giúp cho NNT thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và phát hiện xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Số doanh nghiệp được kiểm tra qua các năm được thể hiện qua biểu đồ số 2.2 Số DN được kiểm tra trong năm 201.00 410.00 324.00 304.00 371.00 367.00 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 400.00 450.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Các năm Số d oa nh n gh iệp Biểu đồ 2.2: Số doanh nghiệp được kiểm tra từ năm 2005 - 2010 của CCT.PN Trang 43 Qua biểu đồ cho thấy số lượng doanh nghiệp được kiểm tra tăng đột biến vào năm 2006 và từ năm 2007 đến năm 2010 số doanh nghiệp được kiểm tra tăng không đáng kể, đó là do thực hiện quy trình thanh tra, Kiểm tra theo quy định của Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra đã có sự chuyển biến về chất, tức là kết quả kiểm tra đạt được hiệu quả cao. Qua Biểu đồ số: 2.3 về số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra so với từng năm có sự gia tăng đáng kể, năm sau tăng gần gấp đôi năm trước. Việc kiểm tra được tiến hành trên cơ sở phân tích rủi ro về thuế trên số liệu kê khai của NNT, theo kết quả phân tích thì những doanh nghiệp nào có điểm rủi ro cao nhất thì sẽ là lựa chọn đầu tiên trong kế hoạch kiểm tra. Có như vậy thì tránh việc chọn hồ sơ theo cảm tính, bỏ sót nhiều doanh nghiệp, lựa chọn kế hoạch kiểm tra không có trọng tâm trọng điểm. Kết quả cho thấy năm 2010 số truy thu và phạt cao gần gấp 10 lần số thuế truy thu và phạt trong năm 2005. Số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra 9.20 19.84 14.61 28.56 52.74 89.99 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Các năm Tỷ đồ ng Biểu đồ 2.3: Số thuế truy thu và phạt từ năm 2005 - 2010 của CCT.PN Công tác kiểm tra luôn được lãnh đạo Chi cục quan tâm chỉ đạo thông qua các biện pháp: Tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ phân tích hồ sơ khai thuế Trang 44 và lựa chọn đối tượng kiểm tra; tập trung phân tích hồ sơ khai thuế các hồ sơ có nhiều rủi ro; tổ chức và quản lý tốt lực lượng công chức làm công tác kiểm tra thông qua việc giao chỉ tiêu về số lượng, số thuế truy thu cho từng công chức kiểm tra và đưa vào tiêu bình xét thi đua hàng quý, hàng năm, định kỳ có tổ chức giao ban công tác kiểm tra để trao đổi, rút kinh nghiệm và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Với kết quả số thu NSNN và kết quả kiểm tra truy thu và phạt qua các năm cho thấy sự quyết tâm của công chức CCT.PN để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao trong bối cảnh nguồn lực thì có hạn. Từ năm 2005 đến 2010 số lượng công chức biên chế và hợp đồng vào khoảng xấp sỉ 120 công chức hầu như không tăng về số lượng công chức, trong khi số thu năm 2010 (gần 915 tỷ) tăng gần gấp 5 lần số thu năm 2005 (gần 200 tỷ). Chi cục thuế cũng đã tạo điều kiện cho các công chức tham gia các khóa tập huấn về kỹ năng thanh tra, kiểm tra, tin học, kế toán thuế…, học văn bằng 2 để bổ sung thêm nghiệp vụ thuế (Luật), sau đại học …… 2.2.3 Kết quả theo dõi tình hình nợ đọng của đối tượng nộp thuế Chi cục thuế đã tích cực thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ, kể cả biện pháp cưỡng chế nợ theo qui định: - Hàng tháng tổ chức rà soát, đối chiếu, phân loại nợ đọng theo từng đối tượng nộp thuế về số thuế nợ và tuổi nợ để có biện pháp xử lý phù hợp. - Áp dụng các biện pháp phạt nộp chậm và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy trình quy định. - Phối hợp với UBND các phường, BQL các chợ đôn đốc thu hồi nợ thuế, tổ chức cưỡng chế các hộ kinh doanh dây dưa nợ thuế nhiều tháng. Trang 45 Ngoài ra, Chi cục còn thực hiện đôn đốc thu nợ đọng thuế thông qua các hình thức: Đăng trang web Cục Thuế; thông báo đến Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an đề nghị hỗ trợ … 2.2.4 Kết quả theo dõi về tính chấp hành kê khai thuế của đối tượng nộp thuế Nắm chắc tình hình nộp tờ khai của người nộp thuế để có biện pháp quản lý kịp thời việc kê khai và nộp thuế của người nộp thuế (NNT): - Đối với khu vực nộp thuế theo kê khai (Cty, DNTN, HTX, cá thể kê khai…): Đã tổ chức nhập dữ liệu Báo cáo quyết toán thuế và Báo cáo tài chính phục vụ cho công tác phân tích để tổ chức kiểm tra. - Đối với khu vực doanh nghiệp: do chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu CTN, lãnh đạo Chi cục luôn quan tâm theo dõi và chỉ đạo sát để đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp qua đó tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kịp thời chấn chỉnh những sai sót, nâng cao tính tự giác của doanh nghiệp trong việc chấp hành chế độ tự khai, tự nộp đảm bảo chống thất thu thuế và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp. - Đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo kê khai: Chi cục đã thực hiện phân loại hộ để quản lý, hướng dẫn hộ kinh doanh kê khai doanh thu sát với thực tế; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát doanh thu kê khai, qua đó ấn định thuế và đưa vào lập bộ kịp thời các trường hợp vi phạm sổ sách kế toán, hoá đơn và kê khai không đúng thực tế kinh doanh. 2.3 Đánh giá cải cách hành chính công tại CCT.PN Thời gian qua, Chi cục thuế quận Phú Nhuận đã từng bước tiến hành cải cách thủ tục hành chính, tích cực rà soát, bãi bỏ những thủ tục không còn phù hợp, công khai quy trình, thủ tục về đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, nộp Trang 46 thuế, đăng ký thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO… tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân đến giao dịch. Với phương châm: “Công khai, minh bạch, tận tụy phục vụ nhân dân đúng pháp luật”, CCT.PN cũng là một trong những Chi cục Thuế được Tổng cục thuế, Cục thuế chọn làm điểm để triển khai ứng dụng Tin học cho công tác quản lý thuế, phục vụ công tác cải cách hành chính của cơ quan. Bên cạnh đó được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của UBND Quận hỗ trợ giúp cho Chi cục bám sát định hướng nối kết ứng dụng công nghệ thông tin liên thông phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước. Nhìn chung, các ứng dụng CNTT trên đã đáp ứng tốt, kịp thời trong công tác quản lý mang lại hiệu quả thiết thực và sâu rộng trên toàn Chi cục, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác cải cách hành chính tại Chi cục Thuế. 2.3.1 Về cơ chế “Một cửa” thực hiện tại CCT.PN Theo Quyết định 78/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy chế hướng dẫn giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT theo cơ chế Một cửa. Qua đó, từ tháng 04/2008 hầu hết các giao dịch của NNT với cơ quan thuế như hướng dẫn, giải đáp thắc mắc chính sách thuế, đăng ký thuế, thay đổi thông tin, xác nhận thuế, các hồ sơ thủ tục về khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế của NNT… đã thực hiện thông qua bộ phận Một cửa tại phòng TTHT. Theo 2 mục tiêu và 4 yêu cầu khi thực hiện cơ chế một cửa: - Mục tiêu: + Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. + Kiểm tra giám sát được quá trình thực hiện công vụ của CQT. - Yêu cầu đảm bảo: Trang 47 + Địa điểm bố trí nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các yêu cầu thủ tục hành chính của người nộp thuế tại CQT và trang thiết bị làm việc. + Xây dựng quy chế, quy trình làm việc của bộ phận một cửa. + Việc sắp xếp bố trí nhân sự tại bộ phận Một cửa. + Ứng dụng tin học tại bộ phận một cửa. Kết quả thực hiện: - Đối với NNT: tạo sự đồng thuận và hỗ trợ của DN với ý thức chấp hành chính sách pháp luật thuế ngày càng tốt hơn: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn ngày càng cao, đến nay tỷ lệ DN nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn chiếm đến 97% - 98%, giảm bớt tình trạng tập trung khai thuế vào ngày cuối cùng nên dẫn đến giảm áp lực cho CQT; do các hồ sơ và các thủ tục khai thuế thông qua bộ phận một cửa đều có rà soát một bước nên những sai sót về hồ sơ mẫu biểu… ngày càng giảm dần. - Đối với CQT: Thông qua việc thực hiện mô hình một cửa Lãnh đạo có một đầu mối để theo dõi đánh giá và đôn đốc giải quyết các thủ tục hành chính của các phòng chức năng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ NNT. Mặt khác, thực hiện cơ chế một cửa còn làm cơ sở, tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ tin học, thực thi kỹ năng quản lý thuế mới hiện đại; khắc phục được việc làm thủ công tại một số khâu quản lý thuế như hiện nay. Đã chuyển đổi được nhận thức của cán bộ thuế từ quản lý theo mệnh lệnh hành chính sang phục vụ NNT. Đã lấy hiệu quả trong công việc phục vụ, lấy sự hài lòng của NNT làm thước đo đánh giá kết quả, làm phần thưởng cho mình. 2.3.2 Về thực hiện chương trình kê khai qua mạng Việc thực hiện chương trình khai thuế qua mạng Internet là một bước đi quan trọng trong chương trình cải cách hiện đại hoá công tác thuế, nhằm nâng Trang 48 cao trình độ quản lý thuế của Việt Nam, theo hướng hiện đại hoá toàn diện công tác thuế. Thông thường doanh nghiệp đến cơ quan thuế nộp hồ sơ vào những ngày cuối hạn nộp, nên luôn có tình trạng quá tải tại cơ quan thuế; người nộp hồ sơ khai thuế phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Để khắc phục tình trạng trên việc thực hiện khai thuế qua mạng là yêu cầu bức thiết, có lợi cho người nộp thuế. Hình 2.11: Quy trình nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Với lợi ích nổi bật của hình thức kê khai thuế qua mạng là rất đơn giản, nhanh gọn và có hiệu quả cao, giúp cho người nộp thuế tiết kiệm được thời gian và chi phí vào các ngày cuối cùng của hạn nộp tờ khai. Doanh nghiệp có thể nộp Người nộp thuế Tổng cục thuế Kết xuất tập hồ sơ khai thuế theo định dạng quy định Lưu trữ hồ sơ khai thuế Kết ký điện tử vào tập hồ sơ khai thuế Nộp tập hồ sơ khai thuế qua mạng Nhận thông tin phản hồi về tờ khai Nhận tập hồ sơ khai thuế qua mạng Trang 49 tờ khai 24/24 giờ trong ngà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_quan_ly_chat_luong_toan_dien_trong_quan_ly_thue.pdf
Tài liệu liên quan