Một số thể loại văn học - Thơ, truyện, kịch, nghị luận

TRUYỆN NGẮN

I. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT

Truyện là thể loại văn học xuất hiện từ lâu, sau thơ ca trữ tình. Truyện là loại văn tự sự, kể chuyện, trình bày sự việc. Tryện có cốt truyện, có nhân vật. Qui mô truyện thường lớn hơn thơ. Truyện phần lớn được viết bằng văn xuôi, bên cạnh đó cũng có loại văn vần. Khác với thơ thiên về cái đẹp, xúc cảm và sự cô đọng, truyện có khả năng đi sâu vào từng khía ngóc ngách phức tạp của cuộc sống và của tâm hồn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 43644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thể loại văn học - Thơ, truyện, kịch, nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thức tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nói láy, đọc ngược, đọc xuôi…được sử dụng khá dày và luôn phát huy hiệu quả một cách tích cực, đó luôn là điểm quan trọng trong sáng tác và điều đó được thể hiện trong nội dung cảm xúc của văn bản thơ. - Thứ hai là: câu thơ khoanh dòng, cuối dòng có vần, vần là yếu tố liên kết giọng thơ thành nhịp thơ, tạo cho câu thơ mang tính nhạc hoặc ít nhất là âm hưởng của nhạc, đó là sự trầm bổng, nhịp nhàng, trùng điệp… - Thứ ba là: ngôn từ trong thơ mang tính hàm xúc, khác với ngôn từ trong các thể loại khác như: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch… Nếu ngôn ngữ trong văn xuôi có thể mang tính dàn trải, ngôn ngữ kịch luôn ẩn chứa kịch tính, thì trong ngôn ngữ thơ mang tính hàm xúc, cô đọng, bởi hiện tượng nén chữ, nén từ, chính vì nén chữ, nén từ nên cùng một từ hoặc một chữ mà người đọc có thể liên tưởng đến nhiều cách hiểu khác nhau, đó là điểm độc đáo, riêng biệt chỉ có ở thơ, các nhà thơ trung đại gọi đó là ‘ nhãn tự, nhãn cú”. Câu thơ sau đây của Trần Tế Xương minh chứng cho điều nói trên “ Gái tơ đi lấy làm hai họ / Năm mới vừa sang có một ngày” 3. Phân loại. - Các nhà nghiên cứu đề xuất nhiều cách phân loại thơ dựa vào các tiêu chí khác nhau như tiêu chí: phân loại thơ dựa vào đặc điểm cảm xúc, phân loại thơ dựa vào đối tượng miêu tả, phân loại thơ dựa vào nội dung biểu hiện… - Và phân loại thơ dựa vào nội dung biểu hiện có các loại thơ sau: thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư, tình cảm những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời); thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện như: “Hầu trời” của Tản Đà, “ Em đi chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp…); thơ trào phúng ( tiếng cười phủ nhận điều xấu, với lối viết cười cợt, mỉa mai, khôi hài…như: “ Vịnh khoa thi hương” của Trần Tế Xương, “Ông phổng đá” của Nguyễn Khuyến ); thơ tự do ( không theo luật như: “ Vội vàng” của Xuân Diệu, ); thơ văn xuôi ( câu thơ gần như câu văn xuôi nhưng vẫn mang nhịp điệu như: “ Tình già” của Phan Khôi) III. YÊU CẦU ĐỌC THƠ 1.Nắm rõ tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, năm xuất bản ( nếu có liên quan đến tư tưởng, nội dung hoặc nghệ thuật sáng tác ) 2. Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận khái quát về nội dung - nghệ thuật. Sau đó đi sâu vào từng ý thơ, câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, từ đó liên tưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng… Ta dùng các thao tác như: liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ chi tiết, vần điệu…mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình. 3.Đánh giá, lí giải bài thơ về nội dung lẫn nghệ thuật. Bài thơ có nét gì độc đáo ? tứ thơ, cảm hứng ? Lưu ý: Khi đọc thơ cần phải có sự đồng cảm giữa người đọc và tác giả, giữa người đọc với nhân vật trữ tình với đối tượng trữ tình “ Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim”( Đuybelay), “Đi từ trái tim đến với trái tim” (Plêkhachôp) TRUYỆN NGẮN ****** I. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT Truyện là thể loại văn học xuất hiện từ lâu, sau thơ ca trữ tình. Truyện là loại văn tự sự, kể chuyện, trình bày sự việc. Tryện có cốt truyện, có nhân vật. Qui mô truyện thường lớn hơn thơ. Truyện phần lớn được viết bằng văn xuôi, bên cạnh đó cũng có loại văn vần. Khác với thơ thiên về cái đẹp, xúc cảm và sự cô đọng, truyện có khả năng đi sâu vào từng khía ngóc ngách phức tạp của cuộc sống và của tâm hồn. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN 1.Về phương diện nhận thức và phản ánh hiện thực 11. Truyện phản ánh đời sống khách quan thông qua các sự kiện, hệ thống các sự kiện. Truyện kể về một câu chuyện từ phía người khác trong đối lập với cái “tôi” của tác giả, kể về phía người khác ngoài mình, đó là khả năng nhận thức và phản ánh hiện thực một cách khách quan. Truyện tập trung phản ánh đời sống qua các sự kiện, biến cố, hệ thống sự kiện, do đó các nhà lí luận cho rằng tính sự kiện có vai trò đặc biệt quan trọng và là đặc điểm hàng đầu của truyện. Các biến cố, sự kiện này có thể là những biến cố, sự kiện bên ngoài, tức là phần tồn tại vật chất, việc làm, hành động cụ thể mà ta có thể nhìn thấy được, cũng có thể là sự kiện, biến cố bên trong đó là tâm trang, cảm xúc, suy nghĩ… nhưng đây là cảm xúc, suy nghĩ…xem như là một đối tượng để phân tích và nhận biết. - Truyện, phản ánh cuộc sống con người thông qua các mối liên hệ với môi trường xung quanh và mở ra một phạm vi rất rộng trong việc miêu tả hiện thực khách quan trong một khoảng không gian và thời gian. Không gian và thời gian trong truyện không bị hạn chế. Nhà văn có thể thể hiện những miền đất khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm chìm trong hiện tại, có thể lướt qua hoặc tập trung một mặt nào đó mà mình cho là quan trọng. Nó có thể kể về một khoảnh khắc hoặc những sự kiện kéo dài hàng 10, 20, hàng trăm năm…trong một khoảng không gian nhất định hoặc ở nhiều nơi khác nhau. - Trong truyện, tác giả có thể trực tiếp phát biểu ý kiến, bày tỏ tư tưởng của mình, tư tưởng của nhà văn xâm nhập sâu sắc vào sự kiện hay vào nhân vật độc đáo đến mức giữa chúng dường như không có sự phân biệt. - Truyện dùng lời và lời miêu tả nhằm thông báo thời gian, nơi chốn, trình bày đặc điểm nhân vật, phân tích tâm trạng nhân vật nhằm hiện lên bức tranh đời sống khách quan. - Truyện tái hiện đời sống khách quan thông qua hệ thống sự kiện, biến cố…trong đó cốt truyện đóng vai trò chủ yếu. Cốt truyện là hệ thống các sự kiện được tổ chức chặt chẽ theo yêu cầu về tư tưởng nhất định, có mở đầu, phát triển và kết thúc. Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện, là hệ thống cụ thể những biến cố trong tác phẩm, hệ thống đó có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nhìn chung nói đến cốt truyện thì người ta thiên về cốt lõi truyện, do đó khi nghiên cứu cốt truyện người ta thường quan tâm đến nhân vật, đến sự kiện được kể và đặt vào một tình huống cụ thể. 12. Gắn với cốt truyện là hệ thống nhân vật được khắc họa nhiều hơn trong tác phẩm trữ tình và trong nhân vật kịch. Trong truyện lấy cơ sở khắc họa nhân vật là chủ yếu, nhân vật được khắc họa trong một giai đoạn trọn vẹn nhất định của toàn bộ đường đời, tức thông qua số phận nhận vật, hình tượng đó mang những đặc điểm tiêu biểu của cuộc sống. Nhân vật trong truyện được khắc họa một cách tỉ mỉ, từ ngoại hình lẫn thế giới nội tâm, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, trong xu thế phát triển và chân dung của nhân vật hiện lên một cách rõ nét. Tóm lại nhân vật trong truyện được miêu tả nhiều mặt, toàn diện, sinh động, nhiều màu sắc thẩm mĩ. Điểm này khác với các thể loại văn học khác. - Nếu trong thơ ca có hình tượng nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm trữ tình, thì trong truyện lại xuất hiện vai trò của hình tượng người kể chuyện, người trần thuật. Người kể chuyện là hình tượng mang tính ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, xuất hiện khi câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm, mà nhân vật đó có thể là hình tượng của chính tác giả và đôi khi là một nhân vật đặc biệt do tác giả tạo ra. Người trần thuật, là hình thái của hình tượng tác giả trong truyện ( tác phẩm tự sự ) mang tiếng nói, quan điểm của tác giả, người trần thuật luôn luôn dẫn dắt người đọc tìm hiểu nhân vật, hoàn cảnh, sự kiện…do đó vai trò của người trần thuật hết sức quan trọng trong truyện. Tóm lại, trong truyện ( tác phẩm tự sự ) mọi sự biểu hiện, mọi sự miêu tả, do tác giả thực hiện nhưng khi nhà văn không xuất đầu lộ diện, mặc dù nhà văn biết tất cả thì đó là người trần thuật. Khi nhà văn xuất hiện như một nhân vật trong tác phẩm thì đấy là người kể chuyện. 13. Nhân vật trong truyện được gọi là nhân vật tự sự. 2. Ngôn ngữ biểu đạt. - Lời văn trong truyện giàu hình thức ngôn ngữ, chủ yếu là ngôn ngữ người kể chuyện, lời văn kể chuyện, miêu tả và luôn hướng người đọc đến đối tượng mà nó miêu tả. Ngoài ra còn có ngôn ngữ nhân vật. Thông qua đối thoại, nhờ đối thoại ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật tạo ra được những cảm giác bất ngờ, tình huống bất ngờ góp phần bộc lộ tính cách. Bên cạnh lời đối thoại còn có lời độc thoại nội tâm giúp ta cảm nhận được sâu hơn về tính cách, tâm lí,…vốn da dạng, phức tạp của nhân vật. - Lời gián tiếp ( lời kể bên ngoài ) đóng vai trò chủ đạo trong truyện, lời gián tiếp nhằm tái hiện, phân tích các sự vật, hiện tượng. Lời trực tiếp là lời của nhân vật, trực tiếp phát biểu, trình bày ý kiến thể hiện tâm trạng, suy nghĩ của chính mình. Có khi lời gián tiếp lại nhập vào lời nhân vật ( lời trực tiếp ) để nhân vật tự nói lên trong tác phẩm. - Ngôn ngữ truyện gần gũi với ngôn ngữ của đời sống, đôi khi lại mang phong cách khẩu ngữ. Ngôn ngữ góp phần diễn giải, phân tích…xây dựng một hình tượng cụ thể nào đó, và cũng thông qua ngôn ngữ nhân vật mới có thể bộc lộ hết bản chất vốn có của mình. 3. Phân loại - Căn cứ vào dung lượng tác phẩm và qui mô biểu hiện, trong văn học hiện đại có: truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài. + Truyện dài ( tiểu thuyết), là thể loại lớn nhất trong văn tự sự, đây là thể loại không bị giới hạn về dung lượng phản ánh hiện thực, cả về không gian lẫn thời gian. Thông qua tiểu thuyết người đọc có thể tiếp nhận cả một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện, nhiều cảnh ngộ, địa điểm, tình huống…mà khó có thể loại nào có được. Các yếu tố khác nhau của tác phẩm văn học, từ đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu…cũng chịu sự chi phối của đặc điểm này. Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống trong tính chất “văn xuôi”. Nó thể hiện cuộc sống như một thực tại cùng thời và hấp thu trong vào bản thân mọi yếu tố ngỗn ngang, bề bộn của cuộc đời…bao gồm những cái bi – hài, cao cả - thấp hèn, lớn - nhỏ…Chính dung lượng phản ánh hiện thực rộng lớn giúp nhà văn miêu tả nhân vật và hoàn cảnh một cách đầy đủ, toàn diện, tỉ mỉ từ những trạng thái tâm hồn cũng như những mối quan hệ đa dạng phức tạp. Tiểu thuyết là thể loại đa dạng về thẩm mĩ, nó có khả năng tổng hợp nhiều nhất và thu hút vào nó những đặc trưng và sắc thái thẩm mĩ của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau “đức tính căn bản của tiểu thuyết là ăn được mọi thứ, nó đồng hoá mọi thể loại khác vào mình” ( Ph.Macxo ) + Truyện ngắn ( nouvella nouvelle, nghĩa là tin tức sốt dẻo), đây là loại văn xuôi tự sự có hình thức ngắn gọn, thường ít nhân vật, sự kiện, nó hướng tới một vài mảnh nhỏ của cuộc sống, có thể kể về một cuộc đời, hay một đoạn đời, một “ chốc lát” của nhân vật. Có nghĩa là truyện ngắn không phải chỉ vì nó ngắn mà chủ yếu là ở cách nắm bắt và thể hiện cuộc sống, tập trung thể hiện sự kiện, chủ đề là yêu cầu chủ yếu của truyện ngắn. Người viết truyện ngắn luôn chú ý vào một vấn đề cơ bản với sự tỉ mỉ, chi tiết, loại bỏ những gì thiếu xúc tích “ truyện ngắn cần phải viết làm sao cho người ta không thể bổ sung vào đó chút gì, cũng không thể rút ra chút gì” ( Maugham ). Tuy nhiên truyện ngắn vẫn tạo được những yếu tố bất ngờ, có ý nghĩa quan trọng, và vẫn có thể đặt ra những vấn đề lớn lao, thể hiện những tư tưởng nhân sinh sâu sắc, ví như “ Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc. + Truyện vừa: là thể loại văn xuôi tự sự cỡ trung bình, xét về dung lượng, truyện vừa đứng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn, và cũng có thể không có sự phân biệt thật rạch ròi giữa truyện vừa và truyện dài ( tiểu thuyết ). Do giống nhau về phương pháp xây dựng điển hình cũng như hình thức thức thể hiện nên ranh giới giữa truyện vừa và tiểu thuyết rất dễ lẫn lộn; “ AQ chính truyện” của Lỗ Tấn, “Ông già và biển cả” của Hemin… có người gọi đó là tiểu thuyết, cũng có người gọi đó là truyện vừa. Điều dễ phân biệt nhất là dựa vào dung lượng hiện thực, biểu hiện của số lượng nhân vật, khuôn khổ cốt truyện và ngay cả số trang của truyện vừa thường ít hơn tiểu thuyết. Ở truyện vừa lời trần thuật cô đọng và xúc tích hơn tiểu thuyết. Nếu như tiểu thuyết nặng về miêu tả thì truyện vừa chú ý nhiều hơn đến yếu tố “ tự thuật” vì vậy dung lượng thường ngắn hơn. III. YÊU CẦU ĐỌC TRUYỆN 1.Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. 2. Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc, với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và khắc họa bản chất, tính cách nhân vật. Chú ý tới nghệ thuật tự sự người kể chuyện ở ngôi thứ nhất ( nhân vật “tôi” ) hay ở ngôi thứ ba ( người kể gián tiếp - người kể hàm ẩn ); điển hình trần thuật; cách sắp xếp các tình tiết, sự kiện; thủ pháp kể chuyện, miêu tả, giọng điệu lời văn. 3. Phân tích nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh. Chú ý nghệ thuật xây dựng nhân vật: sử dụng chi tiết; tạo tình huống để khám phá bản chất nhân vật; cách thức miêu tả ngoại hình, hành động, biểu hiện nội tâm, … 4. Truyện đặt ra vấn đề gì ?, mang ý nghĩa tư tưởng như thế nào ?, giá trị thể hiện ở các phương diện nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Cần thấy được truyện không chỉ “ tái hiện lịch sư đời sống” mà còn là “ hành trình đi tìm con người trong con người” ( M. Bakhin) NGHỊ LUẬN ***** I. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT - Nghị luận ( từ Hán - Việt ) theo nghĩa thông thường là bàn bạc cho rõ phải trái đúng sai. - Văn bản nghị luận, là loại văn bản có nội dung bàn bạc, phân tích, đánh giá những vấn đề nào đó, nhằm giúp người đọc tiếp nhận, nhận thức đúng đắn vấn đề, đồng tình với người viết, từ đó có thái độ đúng đắn và hành động đúng. - Về mặt phong cách ngôn ngữ, nhìn chung, văn bản nghị luận trong thực tế xã hội thường mang phong cách ngôn ngữ chính luận hay phong cách ngôn ngữ khoa học, tuỳ vào nội dung và tính chất cụ thể. Nếu nội dung của văn bản phản ánh những vấn đề thuộc chính trị, xã hội, tư tưởng…mang tính thời sự nóng hổi thì đó là nghị luận mang phong cách ngôn ngữ chính luận. Nếu văn bản có nội dung phản ánh các vấn đề thuộc lĩnh vực văn chuơng, nghệ thuật, học thuật…có tính chất lâu dài, không mang tính thời sự thì đó là nghị luận mang phong cách ngôn ngữ khoa học ( phê bình, tiểu luận…) II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 1.Về phương diện nhận thức và phản ánh hiện thực - Đặc điểm nổi bật nhất của văn bản nghị luận là tính lí luận. Khi tiếp cận những vấn đề nào đó trong văn chương, nghệ thuật, chính tri, tư tưởng,…người viết văn nghị luận bao giờ cũng nhằm mục đích phân tích, mổ xẻ, kiến giải, làm sáng tỏ chúng, chỉ ra ý nghĩa, giá trị của chúng. Đó là cơ sở hình thành nên tính lí luận của văn bản nghị luận. Điểm này cho ta thấy sự khác biệt giữa văn bản nghị luận với các loại văn bản khác, như văn chương chẳng hạn ( văn chương phản ánh hiện thực không bằng lí luận, mà bằng hình tượng nghệ thuật sinh động, cụ thể, cảm tính…) - Tính lí luận của văn bản nghị luận thể hiện ở hai mặt: lí lẽ và dẫn chứng. Lí lẽ ở đây là những nội dung bàn bạc, đánh giá, lí giải mang tính chất trừu tượng, khái quát. Còn thực tế là những sự việc, hiện tượng cụ thể, có thể là đời sống lịch sử xã hội, hay thực tế là sáng tác văn chương…Hai mặt này kết hợp, gắn bó chặt chẽ với nhau. Lí lẽ, nếu không có thực tế chứng minh, thì là lí lẽ suông, không có sức thuyết phục. Ngược lại, thực tế nếu không có lí lẽ dẫn dắt, phân tích, khái quát, thì sẽ trở nên rời rạc, tản mạn, không nói lên được điều gì. Tất cả những áng văn nghị luận hay đều có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và thực tế: “ Bình Ngô Đại Cáo” Của Nguyễn Trãi, “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh… - Tính lí luận của văn bản nghị luận có liên quan đến quá trình nhận thức, tiếp cận, phản ánh hiện thực, do đó người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng nhận thức và phản ánh bằng lí trí, bằng lí tính.Vì thế người viết văn bản nghị luận kiểu tư duy thích thích hợp, đó là tư logic, kiểu tư duy khái quát hóa, trừu tượng hóa, tư duy bằng khái niệm, phán đoán, suy luận…( trong văn chương người nghệ sĩ sử dụng tư duy hình tượng là chủ yếu ). 2. Về ngôn ngữ biểu đạt - Về phương diện từ vựng - ngữ nghĩa, văn bản nghị luận thường dùng nhiều từ có nghĩa trừu tượng, khái quát, thuần lí trí. Sở dĩ như vậy là trong quá trình nhận thức, phản ánh người viết dùng tư duy logic, và bao giờ cũng có xu hướng khái quát hóa, trừu tượng hóa các hiện tượng, các vấn đề ( Tác phẩm văn chương, nhà văn có xu hướng vận dụng nhiều từ mang sắc thái biểu cảm, gợi cảm, hình tượng…). Tuy nhiên không nên cho rằng văn bản nghị luận chỉ dùng những từ thuần lí trí, ta cũng có thể bắt gặp trong văn bản nghị luận có những đơn vị từ vựng có sắc thái gợi cảm, biểu cảm, hay những từ ngữ gọt dũa, trau chuốt dưới hình thức tu từ như: so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, nhân hóa…, nhất là khi đối tượng nghị luận là văn chương. Văn nghị luận không chỉ có nhận thức, trình bày, lí giải…mà đôi khi còn có yếu tố tranh luận trực tiếp hoặc gián tiếp, do đó ngôn ngữ trong văn nghị luận cũng giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm, nhưng điều quan trọng ở đây là phải sử dụng ngôn từ cho chính xác “ phải dùng từ với một sự chính xác nghiệt ngã” ( MaximGorki ) - Về phương diện ngữ pháp, văn bản nghị luận thể hiện ở hai mặt: vận dụng từ loại, văn bản nghị luận sử dụng tất cả các loại từ trong Tiếng Việt. Về tổ chức câu, để lí lẽ dẫn chứng được trình bày mạch lạc, rõ ràng, có hệ thống, câu trong văn bản thường được mở rộng cấu trúc, câu thường dài, có nhiều thành phần ngữ pháp, có cấu trúc phức tạp, câu ghép chiếm ưu thế ( trong văn bản văn chương, câu thường ngắn, câu đơn chiếm ưu thế ) - Về tổ chức đoạn văn. Do sự chi phối của itnhs lí luận và tư duy logic, đoạn văn trong văn bản nghị luận thường được cấu tạo chặt chẽ, nhằm làm nổi bật từng chủ đề nhỏ mà đoạn văn đề cập đến. Sự chặt chẽ này thể hiện qua sự phân bố các loại câu có chức năng khác nhau và mối liên hệ, quan hệ nhiều mặt giữa chúng. Sự phân bố đó phản ánh rõ nét các hình thức suy luận logic mà người viết vận dụng để trình bày ý tưởng của mình trong đoạn văn kiểu diễn dịch, qui nạp, diễn dịch kết hợp với qui nạp… 3. Phân loại: - Xét về nội dung luận bàn, văn nghị luận được chia thành hai thể. Văn chính luận, là loại luận bàn về các vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, triết học, đạo đức, được trình bày theo phong cách ngôn ngữ chính luận. - - Văn bản nghị luận văn chương, là loại văn bản luận bàn về các vấn đề văn học, nghệ thuật, phê bình văn học…,được trình bày theo phong cách ngôn ngữ khoa học. - Ngoài ra ta còn thấy rằng: văn nghị luận thời trung đại có các thể như: cáo, chiếu, hịch, bình sử,… III. YÊU CẦU VỀ ĐỌC VĂN NGHỊ LUẬN Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận. Từ đón nhận xét vấn đề nêu lên trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế, có tầm quan trong như thế nào đối với cuộc sống, với lĩnh vực luận bàn. Văn nghị luận trước hết thể hiện tư tưởng, lí tưởng của con người ( tư tưởng chính trị, xã hội, quan điểm, lập trường…). phải nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động theo tiến trình diễn giải, trình bày vấn đề. Chú ý đến các luận điểm và xác định mối quan hệ giữa chúng. Cảm nhận tâm tư tình cảm như một mạch chìm trong dòng chảy của tác phẩm nghị luận. Các sắc thái cảm xúc, những cung bậc tình cảm thể hiện trong sự luận bàn làm tăng sức thuyết phục của văn bản nghị luận. Phân tích nghệ thuật lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng của các biện pháp đó với từng vấn đề được trình bày trong tác phẩm. Nêu khái quát giá trị tư tưởng của tác phẩm về cả hai phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Có thể rút ra những bài học sâu sắc từ văn bản nghị luận đã được tiếp nhận và lĩnh hội. KỊCH ****** I. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT - Kịch là một thể loại văn học, kịch được nghiên cứu từ thời Aristole. Trong hầu hết các công trình nghiên cứu văn học, văn học kịch, do những đặc điểm riêng biệt khác với thơ, truyện…do đó được xếp vào một loại riêng. - Có thể xem kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, mang tính tự sự, có cốt truyện, có nhân vật. Nhưng kịch được viểt ra không phải chỉ dùng để đọc hay kể, mà để trình diễn. Do đó, mọi điều mà tác giả muốn truyền tải đều phải thông qua nhân vật, được nhân vật thể hiện bằng lời thoại, bằng động tác, bằng hành động. Do đó bản chất của kịch là trình diễn, cho nên kịch được thể hiện trong một điều kiện nhất định như: không gian, thời gian, địa điểm… II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN KỊCH Xung đột kịch - Trong kịch, người nghệ sĩ lấy xung đột kịch làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật của mình, đó là con đường ngắn nhất đi đến với hiện thực “ xung đột kịch là cơ sở của kịch” ( Pha-dê-ép). Xung đột kịch là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập mối quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch. Thiếu xung đột kịch, tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại. Trong xung đột kịch, những vấn đề thuộc về bản chất của hiện thực được dồn nén, qui tụ, nổi bật. Chính vì thế muốn khám phá những vấn đề thuộc về bản chất của đời sống xã hội, người viết kịch phải tạo ra những xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong dòng hiện thực vốn tồn tại sự vận động với những mặt tồn tại, đối lập, mâu thuẫn nhau như: cái đẹp – cái xấu, sự cao cả - thấp hèn, cái thiện – cái ác, cái tiến bộ - cái lạc hậu…xung đột kịch thường nắm ở thời điểm cao trào của sự vận động ấy. Từ trong những mâu thuẫn đó, người viết thực hiện quá trình chọn lọc, tổng hợp…nâng cấp lên thành những mâu thuẫn đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, thành cao trào, có thắt nút, mở nút và kết thúc …để sáng tạo nên những xung đột mới vừa mang tính khái quát lớn lao, vừa phải và hết sức chân thực, cũng có nghĩa là xung đột trong tác phẩm kịch phải được tổ chức trên phương diện điển hình hóa. - Xung đột kịch có thể gay gắt đến cực độ dẫn đến sự tiêu vong của một bên như bi kịch, có thể là sự đụng độ quyết liệt giữa những mâu thuẫn đối kháng về giai cấp, về thời đại, về quyền lợi…Những thành tựu rực rỡ của kịch trên thế giới đều là những tác phẩm xoáy sâu vào xung đột xã hội sâu sắc. 2. Hành động kịch - Trong văn bản kịch, nếu xung đột kịch được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh ra tác phẩm, thì hành động kịch lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm. Trong mối quan hệ đó, xung đột kịch là nơi qui tụ, chọn lọc và tổ chức hành động kịch, hành động là sự thể hiện trực tiếp nội dung của xung đột kịch. Tính kịch của tác phẩm nằm trong xung đột, nhưng hành động là sự giải tỏa xung đột ấy. Hành động kịch bao gồm: ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, quan hệ của các nhân vật trong xung đột kịch. Xung đột kịch càng căng thẳng thì thiên hướng hành động càng trở nên quyết liệt, và ngược lại, vì thế, sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm được phát huy tác dụng. - Khi xem xét hành động kịch ta cần đặt trong tính thống nhất toàn vẹn của nó. Hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng, mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột “ các hành động vấp phải phản hành động, và phản hành động lại thúc đẩy hành động” (Xtanilapki ). Hành động kịch ở đây chính là cốt truyện kịch được tổ cức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuôn khổ của một chỉnh thể nghệ thuật, mà thông qua đó ta có thể thấy được tính cách, tâm lí, tình cảm…của nhân vật. Tóm lại: hành động kịch quan trọng đến mức thiếu nó thì xung đột của vở kịch không thể bộc lộ, và được nằm trong một chỉnh thể thống nhất. 3. Nhân vật kịch - Nếu nhân vật trong truyện ngắn được xây dựng bằng hình tượng ngôn ngữ, có thể hành động thông qua ngôn ngữ ( có nghĩa là thông qua ngôn ngữ ta có thể thấy hành động của nhân vật ) và cả về phương diện tình cảm, tâm lí…Nhưng trong kịch, nhân vật được khắc họa qua hành động cụ thể vối những lời thoại mang tính cá nhân mà không có một sự ràng buộc nào, kể cả tác giả - người sáng tạo nên nhân vật kịch. - Vì bị ràng buộc bởi khuôn khổ của không gian và thời gian trình diễn nên nhân vật trong kịch có những đặc điểm sau: nhân vật trong kịch có số lượng ít, không quá nhiều như tiểu thuyết; nhân vật trong kịch không được khắc họa tỉ mỉ như nhân vật trong tác phẩm tự sự, chủ yếu nhân vật kịch được khắc hoạ thông qua hành động và những lời thoại; tính cách nhân vật phải được nổi bật, thật đúng và xác thực, mang tính xác định cao về bản chất và trong kịch không có nhân vật người kể chuyện, tình cảm, tâm lí, tư tưởng…của nhân vật được bộc lộ thông qua hành động. 4. Ngôn ngữ kịch. - Hệ thống ngôn ngữ kịch mang tính đặc thù rõ rệt. Điểm quan trọng trong tác phẩm kịch là lời thoại ( ngôn ngữ ) kịch “ngôn ngữ nhân vật”, so với hệ thống ngôn ngữ tự sự, đây là điểm khác biệt rõ rệt. Các nhân vật kịch hình thành do lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ có những lời lẽ ấy thôi, nghĩa là “ tác giả xây dựng nhân vật kịch bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả” ( Gorky ) và điều đó cũng có nghĩa là không có chổ đứng cho tác giả trong tác phẩm với tư cách là nhân vật trung gian, không có ngôn ngữ của tác giả ( ngôn ngữ người kể chuyện ) - Ngôn ngữ nhân vật đựợc tổ chức thông qua hệ thống đối thoại. Có nghĩa là sự đối đáp, trao đổi qua lại giữa các nhân vật mang hình thái ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống hằng ngày súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang phong cách khẩu ngữ. Tuy vậy, ngôn ngữ kịch vẫn có cách nói nhiều ẩn ý, giàu hình tượng và mang tính triết lí sâu sắc, đó là một hình thái ngôn ngữ đạt đến trình độ nghệ thuật điêu l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số thể loại văn học- Thơ, truyện, kịch, nghị luận.doc