Ngữ văn - Tấm cám (tiết 1) (truyện cổ tích)

Phân loại truyện cổ tích: chia làm ba loại (cổ tích loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt ).

- Truyện cổ tích thần kì: chiếm số lượng nhiều nhất.

 + Đặc trưng: là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào câu chuyện( tiên, bụt ).

 + ND: thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, công bằng XH, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

 2. Truyện cổ tích Tấm Cám:

 - Thuộc loại: cổ tích thần kì và là kiểu truyện phổ biền ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn - Tấm cám (tiết 1) (truyện cổ tích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/9/2018 TIẾT 19 : TẤM CÁM (T1) (Truyện cổ tích) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến hoá của Tấm; - Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì qua một truyện cụ thể. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân. - Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kỳ. 2. Kĩ năng - Tóm tắt văn bản tự sự - Phân tích một số truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Có ý thức trân trọng và yêu mến kho tàng truyện cổ tích Việt Nam 4. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực ngữ văn: Giao tiếp và thẩm mĩ + Tiếp nhận ( đọc, nghe, nhìn) + Tạo lập(nói, viết, trình bày) + Biết thưởng thức và tạo ra cái đẹp II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: Giáo án, SGK, TLTK... - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 2. HS: Vở soạn, SGK, SBT... III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: Lớp Ngày giảng Sĩ số Tên HS vắng 10A5 .../..../2018 ... /.... 2. Kiểm tra bài cũ: Kêt hợp trong qua trình học bài mới 3. Bài mới: A. KHỞI ĐỘNG: Trước khi vào bài học GV cho HS nghe một đoạn nhạc: (phát nhạc bài Bống bông bang bang) GVH: cho biết: đoạn nhạc đó nhắc đến những nhân vật nào? HS: Đoạn nhạc nhắc đến hân vật Tấm vá Cám GV: Tấm và Cám là 2 nhân vật đã rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta qua TCTTC. Vì sao cho đến tận bây giờ và cho đến mãi về sau TCTTC vẫn luôn là món ăn tinh thần lạ mà quen, quen mà lạ từ những đứa trẻ đàu xanh đến những cụ già tóc bạc phơ đều truyền tụng và yêu dấu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem điều kì diệu ây đến từ đâu? B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Đọc hiểu tiểu dẫn GV: Cho biêt thế nào là TCT? Kể tên một vài TCT mà em đã được học và đọc thêm? HS căn cứ vào bài khái quát VHDG để trả lời Một số truyện đã học và đọc thêm: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh. GV: TCT được chia làm mấy loại? Đặc trưng của TCT Thần kì? HS căn cứ phần tiểu dẫn để trả lời GV: (đây là đề tài rất phổ biến trong truyện dân gian của TG, theo thống kê có khoảng 500 TCT dân gian trên thê giới viêt về người mồ côi: tiêu biểu như Lọ Lem (của Pháp), Con cá vàng (Thái Lan) hay Cô Tro bếp (của Đức).. có nội dung cũng khá tương tự như truyện Tấm Cám GV hướng dẫn HS tóm tắt: giơi thiệu nhân vật chinh, tom tăt các sự việc, chi tiết liên xoay quanh nhân vật chính theo trình tự thời gian HS tóm tắt theo hình ảnh gợi ý chiêu trên slide Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: chia 4 nhóm HS hoạt động: Tìm những sự việc, những chi tiết thể hiện những mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám khi ở nhà? Từ đó chỉ ra bản chất của mâu thuẫn ở chặng này? HS: thực hiện nhiệm vụ: (điền nội dung vào bảng phụ) - HS báo cáo kết quả: + Các nhóm học tập trình bày kêt quả, đại diện 1 nhóm báo cáo trước lớp + Các nhóm khác theo dõi, nhận xét nhóm trình bày - Gv nhận xét, chốt nội dung GV: Ở chặng 1, Tấm được giơi thiệu với thân phận và phẩm chất ntn? HS : bât hạnh, hiền lành GV: Phản ứng của Tấm trước những việc làm của mẹ con Cám? ("bưng mặt khóc hu hu"; "òa lên khóc"; "bèn ngồi khóc 1 mình"; "Tấm lại nức nở khóc",...) HS: Tấm chỉ khóc GV: Nhờ sự giúp đỡ của lực lượng nào mà Tấm có được hạnh phúc tuyệt đối theo quan niệm của nhân dân ta - trở thành hoàng hậu? HS: yếu tố thần kì: Bụt xuất hiện GV: Sự chuyển biến của Tấm từ thân phận khổ đau trở thành hoàng hậu có ý nghĩa ntn? HS lí giải GV: Chỉ ra bản chất của mẹ con Cám? HS: mẹ con cám nhẫn tâm, độc ác miệng lưỡi ngọt nhạt nói những câu ra vẻ ân cần nhưng đầy âm mưu (Chị Tấm ơi, Chị Tâm, Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về dì mắng, Mụ dì ghẻ: Con ơi con! Mai chăn trâu phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu") GV: Theo dõi toàn bộ truyện nổi bật lên sự đối lập và mâu thuẫn gì? Giữa những nhân vật nào? Mâu thuẫn nào là chủ yếu? Vì sao? Hs khái quát, lí giải GV: mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt, một mất một còn... ND này chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết 2 của bài học. I. Tìm hiểu chung: 1. Thể loại Truyện cổ tích: a. Khai niệm: - Là tp tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận những con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động b. Phân loại: - Phân loại truyện cổ tích: chia làm ba loại (cổ tích loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt ). - Truyện cổ tích thần kì: chiếm số lượng nhiều nhất. + Đặc trưng: là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào câu chuyện( tiên, bụt). + ND: thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, công bằng XH, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. 2. Truyện cổ tích Tấm Cám: - Thuộc loại: cổ tích thần kì và là kiểu truyện phổ biền ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. - Đọc- tóm tắt: - Bố cục: 2p +P1: Tấm khi còn ở nhà + P2: Tấm khi vào cung, đấu tranh không khoan nhượng qua những kiêp hồi sinh để giành hạnh phúc II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Diễn biến mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám Chia làm 2 chặng: Chặng 1: Khi Tấm còn ở nhà Chặng 2: Khi Tấm đã vào cung a. Chặng 1: Khi Tấm còn ở nhà Tấm Mẹ con Cám - Mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở vơi dì ghẻ - Làm lụng vất vả - Băt được đầy giỏ tép - Nuôi cá bống - Muốn đi xem hội - Thử giày - Được làm hoàng hậu - Dì ghẻ cay nghiệt, Cám được nuông chiều - Ăn trắng mặc trơn - Lừa trút giỏ tép, giành yếm đỏ - Lừa bắt cá bống - Bắt ngồi nhặt thóc - Khinh miệt - Ngạc nhiên, hằn học Mâu thuẫn gia đình=> Bị tranh đoạt về quyền lợi, vật chất, tinh thần => Nhận xét: * Tấm: + Thân phận bất hạnh, đáng thương, bị cướp đoạt từ công sức lao động đến những khát khao nhỏ bé + Phấm chất: hiền lành, chăm chỉ, chân thật, cả tin và đôn hậu - Phản ứng của Tấm: Khóc => Yếu đuối, thụ động vì bât lực trước những trớ trêu của thân phận mình, tiếng khóc của người đáng thương, cần được giúp đỡ. * Yêu tố thần kì: Ông Bụt và những con vật, những sự vật thần kì ( con gà biết nói, bầy chim sẻ, 4 lọ xương bống thần kì, ...) giup nv Tấm vượt qua khó khăn, bê tăc, tìm được hp, thỏa nguyện ước mơ đổi đời - Tấm trở thành hoàng hậu: + Là phần thưởng cao nhất, xứng đáng nhất mà nd dành cho cô Tấm thảo hiền, chịu nhiều bât hạnh + Thể hiện ước mơ đổi đời + Triết lí sống "ở hiền gặp lành", nhân dân muốn và tin rằng hp thực sự sẽ đến với những con người lương thiện, hiền lành, chăm chỉ. * Mẹ con Cám: độc ác, nhẫn tâm hành hạ, bóc lột Tấm - Trong gia đình: mâu thuẫn gia đình + Tấm>< Cám (chị em cùng cha khác mẹ): + Tấm >< dì ghẻ ( con chồng- dì ghẻ): => Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là chủ yếu, xuyên suôt toàn bộ truyện, ngày càng gay gắt, quyết liệt -Mâu thuẫn dì ghẻ- con chồng: chỉ đóng vai trò bổ sung, bổ trợ cho mâu thuẫn trên, ko liên tục - Trong quan hệ xã hội: Thiện >< Ác 4. Củng cố: =>Xung đột giữa Tấm và Cám xoay quanh quyền lợi vật chất, tinh thần => Đây là xung đột gi rất phổ biến trong đời sống gia đình thời phụ quyền thời cổ => Mâu thuẫn xã hội Thiện >< Ác - HS đóng vai nhân vật, diễn lại một vài cảnh khi Tấm còn ở nhà để cửng cố bài đã học 5. Hướng dẫn tự học: - Học bài- chuẩn bị bài: Tấm cám (t2) + Diễn biên, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám ở chặng 2? + Những hình thức biến hóa của Tấm? Ý nghĩa của quá trình biến hóa đó? + Hành động trả thù của Tấm và quan niệm, thái độ sống của nhân dân (Suy nghĩ của em về cách kết thúc truyện?)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgữ Văn- Nguyễn Khoa Hạnh Lý.doc
Tài liệu liên quan