Sức Mạnh Tài Chính

1. Tài chính – mạch máu của nền kinh tế 5

1.1 Sự ra đời và phát triển của tài chính 5

1.2 Bản chất của tài chính 6

1.2.1 Những quan hệ kinh tế trong phân phối 6

1.2.2 Các đặc trưng cơ bản của tài chính 8

1.2.3 Các quan hệ tài chính 8

1.3 Chức năng của tài chính 10

1.3.1 Chức năng phân phối 10

1.3.2 Chức năng giám đốc 12

1.3.3 Chức năng tạo lập vốn 13

2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường 15

2.1. Khái niệm 15

2.2.Vai trò của Ngân sách Nhà nước 16

2.3. Liên hệ việc phát huy vai trò của Ngân sách Nhà nước ở nước ta 20

2.3.1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay 20

2.3.2. Thực trạng vai trò của Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 21

3. Khái niệm và bản chất tài chính doanh nghiệp 30

3.1 Khái niệm 30

3.2. Bản chất 31

3.2.1 Tài chính doanh nghiệp liên quan mật thiết với quản trị tài chính 31

3.2.2 Tài chính doanh nghiệp xét về hình thức: 32

3.2.3 Bản chất của tài chính doanh nghiệp: 33

KẾT LUẬN

 

docx33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sức Mạnh Tài Chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần thu nhập cơ bản, sử dụng những quỹ tiền tệ chứa đựng những nguồn lực tài chính đã được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi xã hội rộng hơn hoặc theo những chi tiết cụ thể hơn trong mục đích của các quỹ tiền tệ. 1.3.2 Chức năng giám đốc - Giám đốc tài chính là quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính nhằm phát hiện những ưu điểm để phát huy, những tồn tại để khắc phục trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân. - Chủ thể của kiểm tra, kiểm soát cũng là chủ thể phân phối. Đối tượng kiểm tra là các quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, các quá trình vận động của các nguồn tài chính. - Chức năng giám đốc của tài chính luôn gắn liền với chức năng phân phối trong quá trình phân phối bằng việc sử dụng tài chính - quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ đã luôn có sự cần thiết và khả năng kiểm sát sao các quá trình đó. - Đặc điểm của giám đốc tài chính: + Giám đốc tài chính là khả năng giám đốc khi sử dụng tài chính như công cụ phân phối. + Giám đốc tài chính có tính toàn diện, thường xuyên, liên tục, rộng rãi, kịp thời. 1.3.3 Chức năng tạo lập vốn Sản xuất, lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có trước nguồn vốn, tiền tệ đầu tư vào các yếu tố sản xuất, vốn tiền tệ trở thành tiền đề cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, vốn tiền đề có được nhờ tài chính có chức năng tạo vốn. Trong bất cứ phương thức sản xuất nào, việc tạo vốn đều dựa vào sản xuất thặng dư tiết kiệm được, tích lũy được các quỹ khác nhau, quá trình tạo lập vốn mang hình thức và bắt nguồn từ các chủ thể khác nhau. Ở khâu Ngân sách Nhà nước với tư cách nhà nước là chủ thể có quyền lực chính trị mạnh nhất, thông qua luật pháp do nhà nước ban hành, chức năng tạo lập vốn thể hiện việc tạo lập các quỹ tiền tệ tập trung trong tay nhà nước. Nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp, dân cư phải đóng thuế, phí, lệ phí… để tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Mặt khác Nhà nước với tư cách là người sở hữu tài sản của quốc gia hình thành các doanh nghiệp nhà nước để tạo lập vốn. Những lúc thiếu hụt ngân sách, nhà nước lại phải phát hành các trái phiếu nhà nước để tạo lập vốn. Ở khâu tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải có vốn. Vốn là điều kiện không thể thiếu đuợc để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn này đuợc tạo lập từ nhiều nguồn như: vốn chủ sở hữu (vốn tự có), vay ngân hàng, vay trong dân chúng (bằng cách phát hành trái phiếu), mua hàng trả chậm … Nhằm thực hiện chức năng nói trên, trước hết doanh nghiệp phải dự toán nhu cầu vốn, tiếp đến cần lựa chọn nguồn vốn phù hợp, một loạt vấn đề cần đuợc giải quyết như: nên huy động vốn từ chủ sở hữu hay nên vay? Cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu thế nào là tốt nhất? Nếu vay thì nên phát hành trái phiếu hay vay ở các tổ chức tín dụng, hay sử dụng phương thức tín dụng thuê mua? Thời hạn và lãi suất vay?… Ở các khâu tài chính khác trong xã hội (hộ gia đình và tổ chức xã hội, các trung gian tài chính như bảo hiểm, tín dụng …), đều thông qua chức năng tạo lập vốn của tài chính để hình thành các quỹ tiền tệ phù hợp với hoạt động của mình và chính do yêu cầu của nền sản xuất trong xã hội thông qua các tổ chức tài chính trung gian, các nguồn vốn trong tay các chủ thể khác nhau đó lại có thể luân chuyển vốn từ người cung ứng sang nguời sử dụng. Tóm lại, tài chính ra đời gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ; với bản chất là tổng thể hệ thống các quan hệ kinh tế gắn với việc phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, thông qua đó lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế, tài chính đã chứng tỏ được tầm quan trọng của nó. Tài chính có mặt và ảnh hưởng trong hầu hết các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư; giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư với nhau và các quan hệ trong nội bộ các chủ thể đó; giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Điều này chứng tỏ tài chính có tầm ảnh hưởng vi mô lẫn vĩ mô. Giống như mạch máu là con đường để đưa máu đến nuôi các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người; tài chính với bản chất và những chức năng nhất định cũng là chiếc cầu lưu thông cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế quốc gia. Nếu như chiếc cầu này gãy thì nguy cơ cho sự sụp đổ của một nền kinh tế rất cao. 2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường 2.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước, hay Ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách Nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về Ngân sách Nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về Ngân sách Nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách Nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Ngoài ra, Điều 1 Luật NSNN đã được Quốc Hội nước C.H.X.H.C.N Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/03/1996 có ghi: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách Nhà nước bao gồm Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân Dân. 2.2.Vai trò của Ngân sách Nhà nước Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa - tiền tệ phát triển ở giai đoạn cao; tức là khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá, các yếu tố của sản xuất như: đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý, các sản phẩm dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua - bán và hàng hoá. Sự vận hành của nền kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ….đã bộc lộ những ưu thế cũng như khuyết tật của nền kinh tế thị trường, đó là: - Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội. - Kinh tế thị trường đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng” (đường xá, các công trình văn hoá, y tế và giáo dục .v.v.) - Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội. Để hạn chế và khắc phục những khuyết tật đó của nền kinh tế thị trường, Nhà nước can thiệp vào quá trình vận hành của nền kinh tế. Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Sự can thiệp đó của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường là sự can thiệp gián tiếp thông qua các công cụ chủ yếu như: pháp luật, kế hoạch, tổ chức tài chính tiền tệ.… trong đó Ngân sách Nhà nước được coi là là công cụ quan trọng nhất của Nhà nước. Vai trò quan trọng đó của Ngân sách Nhà nước được thể hiện trên các mặt sau đây: Ngân sách Nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Sự hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước được thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của Ngân sách Nhà nước, được xuất phát từ tính nội tại của phạm trù tài chính mà trong bất kỳ chế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào, Ngân sách Nhà nước đều phải thực hiện và phát huy. Để phát huy vai trò của Ngân sách Nhà nước trong quá trình phân phối, huy động các nguồn tài chính của xã hội cho Nhà nước cần thiết phải xác định: - Mức động viên các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sở để hình thành nguồn thu Nhà nước. - Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho Nhà nước và thực hiện các khoản chi của Nhà nước. - Tỷ lệ động viên (tỷ suất thu) của Nhà nước trên GDP. Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vai trò này xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường. Vai trò này được thể hiện trên các mặt sau: Thứ nhất, Ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải hướng những hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Nhà nước đã hoạch định, để hình thành nên cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua công cụ là Ngân sách Nhà nước đảm bảo cung cấp kinh phí để Nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặt khác, trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo cho tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn. Bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua các khoản thuế và chính sách thuế sẽ đảm bảo vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ưu đãi, các quy định miễn thuế, giảm thuế... có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp. Một chính sách thuế có lợi sẽ thu hút được doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết; ngược lại, một chính sách thuế khắt khe sẽ giảm bớt luồng di chuyển vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh. Độc quyền gây ra rất nhiều tổn thất phúc lợi cho xã hội, vì vậy việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển nền kinh tế. Thứ hai, Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát. Trong nền kinh tế thị trường, sự biến động không ngừng của giá cả có nguyên nhân từ sự mất cân đối giữa cung và cầu. Để ổn định giá cả, Chính phủ có thể thông qua công cụ Ngân sách Nhà nước để tác động vào cung hoặc cầu hàng hóa trên thị trường. Sự tác động này có thể thực hiện theo hai hướng: thu và chi Ngân sách Nhà nước. Cụ thể: - Thông qua điều chỉnh chính sách thu Ngân sách Nhà nước: Bằng việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống thuế, thuế suất, chính sách miễn giảm thuế hợp lý,… Chính phủ cũng có thể tác động vào tổng cung hoặc tổng cầu để góp phần ổn định giá cả trên thị trường. Ví dụ: Khi giá cả hàng hóa lên cao, có nguy cơ trở thành lạm phát, nhà nước có thể tăng thuế thu nhập cá nhân để giảm cầu, miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp sản xuất,…để nâng đỡ cung từ đó thúc đẩy cân bằng cung cầu, ổn định giá cả, hạn chế lạm phát xảy ra. - Thông qua chính sách chi tiêu của Nhà nước: Bằng nguồn cấp phát của chi tiêu ngân sách hàng năm của các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hóa, vật tư chiến lược.…) được hình thành. Thông qua các quỹ này, Chính phủ thực hiện điều tiết thị trường bình ổn giá cả. Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Một mâu thuẫn gay gắt đang nảy sinh trong thời đại ngày nay là mâu thuẫn giữa tính nhân đạo xã hội mà mỗi Nhà nước và mỗi cá nhân cần vươn tới và quy luật khắc khe của nền kinh tế thị trường xung quanh vấn đề thu nhập, đó là sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Vấn đề đặt ra là phải có một chính sách phân phối hợp lý thu nhập của toàn xã hội. Chính sách đó phải vừa khuyến khích sự tăng trưởng, lại vừa đảm bảo tính công bằng xã hội một cách hợp lý. Nhà nước trong điều chỉnh phân phối thu nhập được thể hiện trên phạm vi rộng lớn trên cả hai mặt thu và chi Ngân sách Nhà nước. Cụ thể: - Sử dụng công cụ thuế: + Thông qua thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước thực hiện việc điều tiết một phần thu nhập của những người giàu, để đảm bảo mức tiêu dùng hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và tiến tới đảm bảo công bằng xã hội về thu nhập. + Với việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, đánh thuế giá trị gia tăng với thuế suất cao đối với các mặt hàng xa xỉ, các loại dịch vụ cao cấp, Nhà nước có thể điều tiết một phần thu nhập của những người giàu có – đối tượng chủ yếu sử dụng các loại hàng hóa cao cấp này. - Sử dụng chính sách chi tiêu Ngân sách: Thông qua các khoản chi an sinh xã hội, chi cho các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chi trợ cấp trợ giá các mặt hàng thiết yếu (lương thực, điện, nước,…), chi phí cho việc cung cấp hàng hóa khuyến dụng, hàng hóa công cộng,… thì Ngân sách Nhà nước như một trung tâm phân phối lại thu nhập, nhằm chuyển bớt một phần thu nhập từ các tầng lớp giàu có sang tầng lớp những người nghèo. 2.3. Liên hệ việc phát huy vai trò của Ngân sách Nhà nước ở nước ta 2.3.1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta đang thực hiện chuyển mới nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Hay nói tóm lại là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang ở độ kém phát triển bởi cơ sở vật chất, máy móc còn nghèo nàn lạc hậu. Theo UNDP thì Việt Nam đang đứng thứ 2/7 nước có công nghệ lạc hậu nhất: nó thể hiện ở: Nông nghiệp vẫn sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động nhưng chỉ sản xuất được khoảng 26% GDP - tổng sản phẩm quốc dân, các ngành kinh tế công nghệ cao chiếm tỷ trọng thấp. Từ nguyên nhân ở trên cho thấy sự bất ổn lớn trong nền kinh tế, thị trường hàng hóa là một minh chứng cho vấn đề này, nhiều hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra như: nhãn mác giả, hàng hóa giả, nhập lậu…do bắt nguồn từ bản chất của nền kinh tế thị trường nên kinh tế thị trường có mặt tốt là cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh, từ đó kích thích tăng trưởng sản xuất, tăng năng suất lao động. Tình hình lạm phát đang là nỗi bức xúc nhất hiện nay, giá các mặt hàng thiết yếu liên tục gia tăng mạnh như giá xăng dầu, giá thực phẩm, giá sắt thép tăng chóng mặt và quá cao so với thế giới. Sau khi gia nhập tổ chức WTO, nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang đứng trước rất nhiều thách thức, vì vậy nền kinh tế Việt Nam không khỏi chịu ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu. 2.3.2. Thực trạng vai trò của Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay Việc thực hiện các vai trò của Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập và chưa được Nhà nước công bố rõ ràng. - Về việc thực hiện vai trò là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước: Nhà nước cũng thông qua các công cụ như thuế, lệ phí, lợi tức của Nhà nước, các khoản vay trong nước hoặc nước ngoài, viên trợ từ các nước tổ chức trên thế giới… Ngoài ra còn có trái phiếu chính phủ do Nhà nước phát hành, và công trái Nhà nước. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Đv: Tỷ đồng Stt Nội dung Dự toán 2010 Ước thực hiện 2010 Dự toán 2011 A TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 462,500 560,170 605,000 I Thu cân đối ngân sách nhà nước 461,500 559,170 595,000 1 Thu nội địa 294,700 354,400 382,000 2 Thu từ dầu thô 66,300 69,170 69,300 3 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 95,500 130,100 138,700 4 Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 5,500 5,000 II Thu chuyển nguồn 1,000 1,000 10,000 B TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 582,200 671,370 725,600 1 Chi đầu tư phát triển 125,500 (1) 172,710 152,000 2 Chi trả nợ và viện trợ 70,250 80,250 86,000 3 Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, QP, AN, QLNN (2) 362,282 (2) 385,082 442,100 4 Chi cải cách tiền lương 8,768 (3) 23,228 27,000 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 100 100 6 Dự phòng 15,300 18,400 7 Chi chuyển nguồn 10,000 C BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC -119,700 -111,200 -120,600 Tỷ lệ bội chi so GDP -6.2% -5.6% -5.3% D NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 119,700 111,200 120,600 1 Vay trong nước 98,700 92,600 2 Vay ngoài nước 21,000 28,000 Ghi chú: (1) Bao gồm cả vốn dự kiến bổ sung từ nguồn vượt thu NSNN năm 2010 (2) Đã tính lại theo mặt bằng tiền lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng (3) Là phần tạo nguồn điều chỉnh tiền lương NSĐP, được phép chuyển sang năm sau để chi theo chế độ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC Đv: Tỷ đồng Stt Nội dung Dự toán 2010 Ước thực hiện 2010 Dự toán 2011 A THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 461,500 559,170 595,000 I Thu nội địa 294,700 354,400 382,000 1 Thu từ doanh nghiệp nhà nước 99,632 111,922 129,560 2 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu) 57,739 62,821 72,865 3 Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh 62,777 69,925 80,380 4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 31 56 32 5 Thuế thu nhập cá nhân 18,460 26,288 28,902 6 Lệ phí trước bạ 9,209 12,594 12,397 7 Thu phí xăng dầu 9,867 10,521 11,731 8 Các loại phí, lệ phí 6,920 7,700 8,012 9 Các khoản thu về nhà, đất 26,977 47,489 34,715 - Thuế nhà đất 1137 1,394 1373 - Thu tiền thuê đất 2,224 2,903 2,744 - Thu tiền sử dụng đất 23,000 41,691 30,000 - Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 616 1,501 598 10 Thu khác ngân sách 2,383 4,072 2,670 11 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 705 1,012 736 II Thu từ dầu thô 66,300 69,170 69,300 III Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 95,500 130,100 138,700 1 Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 131,500 181,000 180,700 - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu 66,500 73,816 80,400 - Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (tổng số thu) 65,000 107,184 100,300 2 Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu -36,000 -50,900 -42,000 IV Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 5,500 5,000 B THU CHUYỂN NGUỒN 1,000 1,000 10,000 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Đv: Tỷ đồng Stt Nội dung chi Dự toán 2010 Ước thực hiện 2010 Dự toán 2011 CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 582,200 671,370 725,600 I Chi đầu tư phát triển 125,500 172,710 152,000 II Chi trả nợ và viện trợ 70,250 80,250 86,000 1 Trả nợ trong nước 55,420 62,860 66,300 2 Trả nợ ngoài nước 13,950 16,510 18,700 3 Chi viện trợ 880 880 1,000 III Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước (1) 362,282 (1) 385,082 442,100 Trong đó: 1 Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề 91,861 98,560 110,130 2 Chi Y tế 32,979 33,679 43,200 3 Chi dân số và kế hoạch hoá gia đình 770 870 880 4 Chi khoa học, công nghệ 5,139 5,139 6,430 5 Chi văn hoá, thông tin 3,592 3,792 4,640 6 Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn 1,866 1,964 2,410 7 Chi thể dục, thể thao 1,183 1,253 1,760 8 Chi lương hưu và bảo đảm xã hội 67,877 70,678 74,500 9 Chi sự nghiệp kinh tế 26,470 30,820 42,540 10 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 6,230 7,645 7,250 11 Chi quản lý hành chính 52,134 53,693 62,060 12 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 1,225 1,675 1,660 IV Chi dự phòng 15,300 18,400 V Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 100 100 VI Chi cải cách tiền lương 8,768 (2) 23,228 27,000 VII Chi chuyển nguồn 10,000 Ghi chú: (1) Đã tính lại theo mặt bằng tiền lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng (2) Là phần tạo nguồn điều chỉnh tiền lương NSĐP, được phép chuyển sang năm sau để chi theo chế độ Thâm hụt ngân sách nhiều năm giữ ở mức trên 5% và đang có xu hướng tăng, thậm chí có thể trên 10%. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, thu chi ngân sách đang có dấu hiệu tích cực. Trong chi ngân sách, tỷ lệ đầu tư phát triển đạt 71.2% dự toán năm (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản là 69,9% do thực hiện cắt giảm đầu tư công). Theo kết quả thống kê vừa được Tổng cục thống kê công bố, tính đến ngày 15/9/2011, kết quả thu chi ngân sách Nhà nước ước đạt như sau: tổng thu ngân sách đạt 467.100 tỷ đồng (trong thu nội địa là 284.400 tỷ đồng, thu từ dầu thô 71.500 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách từ xuất nhập khẩu là 107.300 tỷ đồng…); tổng chi ngân sách là 511.600 tỷ đồng (trong đó chi đầu tư phát triển là 108.200 tỷ đồng, chi sự nghiệp kinh tế- xã hội…334.700 tỷ đồng, chi trả nợ và viện trợ 68,7 tỷ đồng…) - Thực trạng vai trò của Ngân sách Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Trong lịch sử, các nền kinh tế thị trường luôn rơi vào tình trạng bị đe doạ bởi khi thì đồng tiền tăng giá đột ngột, khi thì nạn thất nghiệp tăng cao, khi thì vừa có tình trạng thất nghiệp, vừa có tình trạng lạm phát. Llịch sử vẫn chưa quên thời kỳ trầm trọng của siêu lạm phát ở Đức những năm 20, đặc biệt cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ XX, khi cả thế giới lâm vào tình trạng thất nghiệp. Chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của Nhà nước nhằm điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Trong những thời kỳ kinh tế suy giảm, chính sách tài chính có tác dụng kích cầu và sản xuất bằng cách Chính phủ tăng mua, giảm thuế, do đó tạo ra được một thu nhập quốc dân khả dụng lớn hơn để đưa vào luồng tiêu dùng. Còn trong những thời kỳ kinh tế "quá nóng", chính phủ làm ngược lại. Để cân bằng lại những biện pháp tài chính cố ý này, Nhà nước tạo ra những cái gọi là cơ chế ổn định, như thuế thu nhập luỹ tiến và phụ cấp thất nghiệp. Chính sách tài chính được điều hành một cách độc lập với chính sách tiền tệ là chính sách nhằm điều tiết hoạt động kinh tế bằng cách kiểm soát việc cung ứng tiền. Nhà nước đã sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua 6 công cụ sau: Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. 3. Khái niệm và bản chất tài chính doanh nghiệp 3.1 Khái niệm Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng nhằm mục đích sinh lời. Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ, diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể khác nhau trong xã hội. - Xét về hình thức thì: Tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Về bản chất, TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxSức Mạnh Tài Chính.docx
Tài liệu liên quan