Tạo động lực cho người lao động thông qua công tác tổ chức tiền lương của công ty vật tư bảo vệ thực vật 1

Lời mở đầu 1

Chương I: Động lực và tạo động lực cho người lao động 3

I- Động lực và tạo động lực 3

1. Động lực 3

2. Cơ sở hành vi tạo động lực 4

2.1. Cơ sở hành vi cá nhân 4

2.2. Ra quyết định cá nhân 9

2.3. Cơ sở tạo động lực lực cá nhân người lao động 9

3. Tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp 10

3.1. Quá trình của động lực 10

3.2. Tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp 10

II. Các học thuyết tạo động lực 11

1. Lý thuyết công bằng của J. Stacy Adam 11

2. Lý thuyết mong đợi của Victor Vroom 13

III. Tổ chức tiền lương với tạo động lực cho người lao động 15

1. Tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp 15

1.1. Xây dựng cơ cấu tiền lương trong doanh nghiệp 15

Tổ chức phục vụ nơi làm việc: 19

1.2. Tổ chức thực hiện tiền lương 20

Các chế độ tiền lương. Hai chế độ tiền lương là: Chế độ tiền lương cấp bậc và chế độ tiền lương chức vụ. 21

2. Tổ chức tiền lương với tạo động lực 25

Chương II: Thực trạng tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương tại công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 27

I- Công ty thuốc bảo vệ thực vật và những đặc điểm có ảnh hưởng đến tổ chức tiền lương 27

1. Công ty thuốc Bảo vệ thực vật 1 27

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 27

1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 29

1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm 2000 – 2002 29

2. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức tiền lương 30

2.1. Cơ cấu tổ chức 30

2.2. Đặc điểm về lao động 31

2.3. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh 32

II. Nghiên cứu đánh giá tạo động lực qua tổ chức tiền lương ở công ty 35

1. Tổ chức tiền lương ở Công ty 35

1.1. Cơ cấu quản trị của tổ chức tiền lương 35

1.2. Các chính sách tiền lương. 35

1.3. Xây dựng và thực hiện quỹ tiền lương 37

2. Nghiên cứu điều tra đánh giá tạo động lực qua tổ chức tiền lương ở Công ty 58

2.1. Phương pháp điều tra 58

2.2. Mẫu điều tra 59

3.3. Kết luận từ điều tra 60

III. Tồn tại trong tạo động lực của tổ chức tiền lương 64

1. Những ưu điểm 64

2. Những tồn tại 64

2. Một số nguyên nhân của sự tồn tại : 65

Chương III: Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 67

I- Chiến lược của Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 giai đoạn 2002 - 2005 67

1. Mở rộng thị trương, đa dạng hoá sản phẩm, và các mặt hàng kinh doanh 67

2. Tiến hành đầu tư theo chiều sâu trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống thông tin kinh doanh và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ sản xuất. 67

3. Nâng cao hiệu quả của công tác quản trị nguồn nhân lực 68

II. Một số biện pháp nhằm tăng cường động lực cho người lao động thông qua công tác tổ chức tiền lương của Công ty 69

1. Hoàn thiện phân tích công việc tạo cơ sở cho các hoạt động quản trị nhân lực. 69

2. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc 70

3. Hoàn thiện hình thức, chế độ tiền lương 72

4. Quán triệt chính sách, quy chế tiền lương đối với người lao động 72

5. Hoàn thiện công tác định mức lao động tổng hợp. 73

Phần Kết luận 76

Phụ lục 77

Danh mục tài liệu tham khảo 87

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tạo động lực cho người lao động thông qua công tác tổ chức tiền lương của công ty vật tư bảo vệ thực vật 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty trong việc đưa ra các chính sách mới phù hợp với tình hình thị trường. 2. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức tiền lương Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Ban giám đốc: Giám đốc : do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn bổ nhiệm. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về toàn bộ các hoạt động của công ty và trực tiếp điều hành trong lĩnh vực tài chính- kế toán-nhập khẩu hàng hoá. Phó gám đốc: do Bộ trưởng bộ chủ quản bổ nhiệm. Phó giám đốc là người giúp việc cho gím đốc Công ty, phụ trách các lĩnh vực được phân công. Hiện nay, Công ty có 3 phó giám đốc: + Phó giám đốc phụ trách công tác thị trường, là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực thị trường và tiêu thụ sản phẩm của công ty. + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất, chất lượng sản phẩm của công ty. + Phó giám đốc phụ trách công tác tổ chức, giúp việc cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, thanh tra kiểm tra trong toàn công ty. Các phòng chức năng gồm: -Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ và chức năng: +Quản lý nhân sự +Xây dựng về đơn giá, tiền lương cho công ty. +Làm các thủ tục về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên. - Phòng kế toán- tài vụ Công ty Nhiệm vụ tổ chức và duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính- kế toán trong Công ty, Gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và một số nhân viên giúp viêc. -Phòng thị trường công ty Nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và các chính sách bán hàng, tổ chức tuyên truyền và quảng bá sản phẩm của Công ty. -Phòng kỹ thuật Chức năng, nhiệm vụ là xây dựng chỉ đạo kế hoạch sản xuất hàng hoá trong toàn công ty trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ do phòng thị trường xây dựng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng hàng hoá, mẫu mã sản phẩm. -Phòng kế hoạch Chức năng và nhiệm vụ xây dựng và thực hiện công tác xuất – nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu hàng hoá do phòng thị trương cung cấp. Hiện nay phòng gồm 1 trưỏng phòng, 2 phó phòng và một số nhân viên giúp việc. 2.2. Đặc điểm về lao động -Về số lượng không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, năm 1993 công ty chỉ có 110 lao động đến năm 2001 đã lên tới 327 lao động với những đặc điểm chủ yếu về cơ cấu trình độ chuyên môn nhất định -Về chất lượng lao động tất cả cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của công ty đều có trình độ đại học hoặc cao đẳng. Biểu 1: Cơ cấu và trình độ chuyên môn của người lao động tại công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 TT Đơn vị Tổng số Nam Nữ Trên ĐH Đại học Trung cấp Công nhân viên Ghi chú I Văn phòng công ty 1 Ban giám đốc 4 4 4 2 TCHC 15 9 6 4 2 9 3 Kỹ thuật 17 7 10 1 6 3 7 4 Tài vụ 9 4 5 7 2 5 Kế hoạch 6 3 3 6 6 Thị trường 9 5 4 7 2 II Các chi nhánh 1 Thanh hoá 17 14 3 3 2 12 2 Hải phòng 69 60 9 4 6 59 3 Hưng Yên 73 55 18 14 12 47 4 Hồ Chí Minh 27 22 5 13 5 9 5 Hà Tĩnh 19 15 4 3 6 10 6 Đà Nãng 62 50 12 19 13 30 Tổng số 327 248 79 1 90 53 183 (Nguồn: báo cáo lao động tại Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1, năm 2001) Nhìn chung, cơ cấu lao động trong công ty được phân bố tương đối hợp lý, chất lượng lao động phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của công viêc. 2.3. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty bảo vệ thực vật 1 là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, đó là những chế phẩm có nguồn gốc từ hoá chất, thực vật, vi sinh vật, động vật dùng để phòng, trừ các sinh vât gây hại như sâu bệnh, cỏ dại, chim, chuột và các nguyên nhân sinh học khác làm hại tài nguyên thực vật. Về cơ bản, thuốc trừ sâu có tính độc hại không chỉ đối với môi trường mà còn đối sức khoẻ của con người, vì vậy, đây là một trong những mặt hàng bị nhà nước quản lý chặt chẽ từ khâu nhập khẩu đến khâu tiêu thụ. Quyết định 186/1999/QĐ/BNN-BVTV của Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban hành vào ngày 13/12/1999 đã quy định các thủ tục thẩm đinh sản xuất, gia công, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu, về buôn bán, lưu trữ, tiêu huỷ, nhãn thuốc, bao bì đóng gói, quảng cáo và sử dụng thuốc, buộc tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này phải tuân thủ, chịu sự quản lý từ phía nhà nước, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên va đặc biệt cho ngưòi nông dân. Theo điều 3 của nghị quyết này, mỗi tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước khi tiến hành sản xuất kinh doanh một loại hoạt chất hoặc nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đăng ký một tên thương mại riêng, không trùng với những tên có trước, có thể thấy rằng một loại hoạt chất có rất nhiều tên thương mại khác nhau thuộc các công ty khác nhau. Điều này, đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong khâu tiêu thụ, bán hàng, khi không có sự khác biệt lớn về chất lượng thì mấu chốt tạo nên sự thành công của công ty phụ thuộc vào uy tín, vị thế của công ty, vào giá cả sản phẩm, thái độ của người bán hàng .. Ngoài ra, thuốc trừ sâu là một sản phẩm có nhu cầu tiêu dùng mang tính thời vụ, tuổi thọ của mỗi sản phẩm ngắn, do đặc tính nhờn của thuốc đối với các sinh vật gây hại , nên luôn đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, chuẩn bị trước các loại thuốc mới cho tương lai. Cho đến nay Công ty đã xây dựng được mạng lưới thị trường rộng lớn, phủ khắp cả nước. Gồm có 6 chi nhánh và 7 cửa hàng trung tâm nằm ở các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và hợp tác xã. Trong công tác phát triển thị trường Công ty đã chỉ đạo đáp ứng nhu cầu sản xuất, đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và ôn định giá cả phục vụ tốt cho sản xuât nông nghiệp. Nhờ vậy mà Công ty có thuận lợi là có một thị trường tương đối rộng lớn, tuy nhiên còn có khó khăn trong quá trình vận chuyển. Địa bàn kinh doanh là khu vực thị trường mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiến hành các hoạt động xuất kinh doanh, với gần 70 triệu dân sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp. Phương thức kinh doanh chủ yếu của Công ty hiện nay là căn cứ vào nhu cầu thực tế của thị trường, Công ty tiến hành nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu hoặc thành phẩm từ các hãng nước ngoài, tiến hành sản xuất, gia công, đóng gói… và cuối cùng là tiêu thụ tại thị trường nội địa. Một số mặt hàng chủ yếu của công ty vật tư bảo vệ thực vật -WFATOX 400EC :Thuốc trừ sâu của Nhât Bản -PADAN 95SP :Thuốc trừ sâu của Nhât Bản -BETOX 40EC :Thuốc trừ sâu của Nhât Bản -HECO 60EC :Thuốc trừ sâu của Thuỵ Sĩ -SUBATOX 75EC :Thuốc trừ sâu của Nhât Bản -NEW HINOSAN 30EC : Trừ bênh đạo ôn ở lúa -Phân bón lá YOGEN-No2 Đặc điểm về cạnh tranh Trước đây, việc cung ứng vật tư bảo vệ thực vật chỉ do một số ít công ty thực hiện, năm 1995 chỉ có hơn 20 công ty tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này thì đến cuối năm 2001 đã lên tới gần 200 công ty. Điều đó nói lên rằng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này đang diễn ra hết sức gay gắt. Giá nông sản trên thị trường thế giới giảm, kéo theo nông sản trong nước giảm gía liên tục và khó tiêu thụ. Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp giảm cho nên nhu cầu vật tư bảo vệ thực vật cũng giảm, ước giảm 30 – 40 % nhu cầu so với năm trước. Tình trạng cung vượt cầu do nhu cầu thực tế giảm, đồng thời các tập đoàn lớn trên thế giới cũng đổ vào thị trường trong nước một số lượng lớn vật tư bảo vệ thực vật. Ngoài ra tình trạng buôn lậu, trốn thuế ngày càng gia tăng làm cho các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn. Khi nhà nước thực hiện nền kinh mở thì một số đại lý trước đây là khách hàng của công ty, nay họ thành lập công ty riêng và trực tiếp cạnh tranh với công ty. Đặc biệt, một số nước ngoài trước kia từng là bạn hàng cung ứng đầu vào cho công ty như: Anh, Thuỵ Sỹ, Nhật nay họ thành lập công ty tại Việt Nam trực tiếp tham gia cung ứng loại vật tư này. Ngoài những đối thủ cạnh tranh đã thấy rõ công ty cũng cần chú ý đến những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, để có thể đứng vững được đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ người lao động có trình độ đáp ứng yêu cầu công việc, phải năng động, sáng tạo. II. Nghiên cứu đánh giá tạo động lực qua tổ chức tiền lương ở công ty 1. Tổ chức tiền lương ở Công ty 1.1. Cơ cấu quản trị của tổ chức tiền lương Hiện nay, chịu trách nhiệm cho việc phát triển hệ thống tiền lương ở công ty là một hội đồng gồm có : “Ban Giám Đốc công ty, Chủ tịch công đoàn công ty, Trưởng phòng tổ chức, chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, Giám đốc của một trong các chi nhánh (đại diện cho các chi nhánh khác). Bộ phận kỹ thuật và phòng kế toán - thống kê phối hợp với phòng tổ chức hành chính và các bộ phận khác cùng thực hiện : Đánh giá công việc, nghiên cứu về lương, lập kế hoạch tiền lương kích thích lao động và ấn định các tiêu chuẩn công việc. Việc ấn định lương và điều chỉnh mức lương theo công việc của từng cá nhân đều do hội đồng này tiến hành. Kế toán tiền lương và phòng tổ chức hành chính hàng ngày, bổ sung đều đặn các thủ tục liên quan đến vấn đề tiền lương để công ty có cơ sở điều chỉnh mức lương theo định kỳ, theo mức độ kinh doanh của công ty và theo mức lương đang thịnh hành trong xã hội. 1.2. Các chính sách tiền lương. Căn cứ vào nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 quy định tạm thời về chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp, căn cứ vào công văn4320/ LĐTBXH – tiền lương ngỳ 29/12/1998 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công ty đã xây dựng được hệ thống chính sách tiền lương bao gồm những nội dung cơ bản sau : Thứ nhất, Tiền lương trả cho người lao động trên cơ sở sản xuất phát triển, năng suất lao động và hiệu quả sau khi đã làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước trên cơ sở đơn giá tiền lương hàng năm đã được Nhà nước xét duyệt. Thứ hai, tiền lương phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc mà người lao động đảm nhận. Thứ ba, tiền lương phụ thuộc vào tính trách nhiệm của công việc mà người đó đảm nhận. Thứ tư, tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong Công ty, không sử dụng vào múc đích khác. Thứ năm, tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động được theo dõi thông qua sổ lương của Công ty theo qui định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hôi. Hiện tại, Công ty đang theo đuổi các mục tiêu của tổ chức tiền lương sau: Thứ nhất, kế hoạch tiền lương phải ổn định, tuy nhiên có thể uyển chuyển để kịp điều chỉnh khi tình hình thay đổi. Thứ hai, kế hoạch phải chú trọng giảm chi phí lao động, gia tăng năng suất và mức thù lao đủ cao để tạo điều kiện cho việc tuyển dụng và duy trì lực lượng lao động. Thứ ba, trả tiền công, tiền lương theo mức thang lương công bằng và có hiệu quả nhằm đền bù sức cống hiến về kỹ năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các điều kiện khác của mỗi công việc . Thứ tư, trả lương cho công nhân viên trên cơ sở thành tích lao động, khối lượng sản phẩm làm ra (Tức là áp dụng hệ thống trả lương kích thích lao động bất cứ khi nào có thể được) Thứ năm, kế hoạch cần đơn giản để dễ quản trị (nghĩa là việc kiểm tra và điều chỉnh tiền lương được dễ dàng, dễ kiểm tra ngân sách và chi phí lao động, mọi người đều hiểu được kế hoạch). 1.3. Xây dựng và thực hiện quỹ tiền lương a. Xác định đơn giá tiền lương. Căn cứ vào nghị định 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 của Chính Phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước, Thông tư số 13 ngày 10 tháng 4 năm 1997 hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và công văn số 4320/LĐTBXH – tiền lương ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Bộ lao động – Thương binh và Xã Hội hướng dẫn xây dựng qui chế trả lương trong các doanh nghiệp, Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để làm tốt công tác tiền lương, quản lý tiền lương, thu nhập tại doanh nghiệp theo tinh thần các thông tư, nghị định của Chính phủ góp phần tăng năng xuất lao động, không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên chức. Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 đã tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương với các nội dung đã được Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn phê duyệt, với nội dung như sau: Một là, đăng ký đơn giá tiền lương năm 2003. Hai là, thuyết minh phương pháp xây dựng kế hoạch lao động tiền lương năm 2003. Ba là, giải trình xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu trừ tổng chi phí (Không có lương) và theo lợi nhuận. Bốn là, báo cáo tình hình thực hiện lao động tiền lương và thu nhập năm 2002. Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 đã hoàn thành kế hoạch năm 2002, trong việc thực hiện kế hoạch tiền lương, Công ty luôn đảm bảo tốc độ tăng năng suất lớn hơn tốc độ tăng tiền lương, không giảm lợi nhuận và nộp ngân sách theo qui định . * Chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà Nước: Thực hiện năm 2002: 12.750 Triệu.đ. Kế hoạch năm 2003: 12.750 Triệu.đ. *Chỉ tiêu lợi nhuận Thực hiện năm 2002: 3200 Tr.đ Kế hoạch năm 2003 : 3200 Tr.đ Biểu 3: Kế hoạch tiền lương năm 2003 TT Chỉ tiêu tính đơn giá tiền lương Đơn vị tính Số báo cáo năm 2002 Kế hoạch năm 2003 Kế hoạch được phê duyệt Thực hiện I Chỉ tiêu tính đơn giá tiền lương 1 Tổng doanh thu Triêu. đ 200.000 195.257 200.000 2 Tổng chi (không lương) Triệu.đ 189.345 186.679 191.779 3 Lợi nhuận Triệu.đ 8.500 3.200 6.210 4 Tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước Triệu đ 12.750 12.750 12.750 II Đơn giá tiền lương 1 Định biên lao động sử dụng Người 675 409 449 2 Hệ số lương cấp bậc bình quân 2,65 2,65 2,65 3 Hệ số bình quân các khoản phụ cấp 0,24 0,24 0,28 4 Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp 1000đ 441.00 441.000 550.000 5 Quỹ lương năm kế hoạch theo đơn giá Triệu.đ 7.646 5.360 7.010,763 6 Đơn giá tiền lương đ/1000đ doanh số 38,23 27,45 35,05 III Tổng quỹ lương 1 Quỹ tiền lương tính theo đơn giá Triệu đ 7.644 5.360 7010,753 2 Quỹ tiền lương làm thêm giờ Triệu đ 390 - - (Nguồn: Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 – Báo cáo giải trình đăng ký đơn giá tiền lương năm 2003) b. Giải trình và thuyết minh Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 là Công ty kinh doanh trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Năm 2002, Công ty luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Dự đoán tình hình kinh Công ty Vật tư Bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Năm 2001, Công ty luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Dự đoán tình hình kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật trên thị trường cũng như đặc điểm thời tiết trong những năm 2003, ngay từ đầu năm, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra những chủ trương, biện pháp đúng đắn, nhằm từng bước thực hiện tốt những chiến lược đề ra. Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường, tạo nhiều đầu mối hoạt động trong cả nước, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, tăng cường công tác quản lý tiền hàng, là các nhiệm vụ quan trọng để Công ty từng bước thực hiện mục tiêu chiến lược tạo cho Công ty có một thị trường ổn định, kinh doanh hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Năm 2002, với sự nỗ lực của Ban Giám đốc Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên, đơn vi đã đạt doanh số 195.257 tỷ đồng. Năm 2003, kế hoạch về doanh số Công ty đề ra 200 tỷ đồng. Các chỉ tiêu xây dựng quỹ tiền lương (1) Định mức lao động định biên Năm 2003 cùng với sự mở rộng thị trường, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, Công ty đã đi vào đầu tư chiều sâu. Các chi nhánh trực thuộc Công ty được trang bị máy móc để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tăng năng suất lao động, với kế hoạch thực hiện tổng sản phẩm năm 2003 là 3500 tấn, Công ty dự tính số lao động định biên là 449 người, hưởng hệ số cấp bậc bình quân là 2.65 (Hcb = 2.65). Trong đó lao động hợp đồng cần thuê là 208 người. (2) Hệ số cấp bậc - Công ty có 48 cán bộ lãnh đạo hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bình quân 0.3. - 346 Công nhân tham gia sản xuất và bốc thuốc Bảo vệ thực vật hưởng phụ cấp độc hai 0.3. 35 thủ kho thuốc Bảo vệ thực vật hưởng phụ cấp độc hại 02. Hpc = (0.3*48+0.3*346+0.2*55)/449 = 0.28 (3) Tính mức lương tối thiểu chọn trong khung quy định (Tlmindn) TLminđc = TLmin * (1+Kđc) Hệ số điều chỉnh theo vùng: K1 = 0.3 Hệ số điều chỉnh theo ngành: K2 = 1.0 Kđc = K1 + K2 = 1.3 TLminđc = 290.000* (1 + 1.3) = 667.000 đ Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty, nên Công ty chọn mức tiền lương tối thiểu là 550.000 đ. (4) Quỹ tiền lương kế hoạch để tính đơn giá tiền lương Công ty dựa vào công thức sau để tính quỹ lương kế hoạch: Vkh = [ Lđb * TLmin * ( Hcb + Hpc ) + Vvc ] * 12 tháng Trong đó quỹ lương của bộ máy gián tiếp được tính như sau: Tổng hợp số liệu trên, Công ty có : Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu : ( Tkh là tổng doanh thu kế hoạch) Vkh 7010,763 Vđg = --------- = ---------------------- = 0,35 đ Tkh 200.000 Như vậy, Công Ty Vật tư bảo vệ thực vật 1 có đơn giá tiền lương là 0,35 đ được tính theo phương pháp tiền lương trên doanh thu với hệ số điều chỉnh Kđc = 1,3 và tiền lương tối thiểu TL mindn = 550.000đ. Đơn giá tiền lương tính theo lợi nhuận Vkh 7010,763 Vđg = --------- = ---------------------- = 1,35 đ Pkh 5.210 Quỹ tiền lương làm thêm giờ Lương bình quân mỗi ngày:550.000 * 2,89/22 = 72.225 đ Vậy tổng quỹ lương chung : 7.010.763.680 đ Toàn bộ quá trình trên, từ lúc phân tích công việc, đánh giá xếp hạng công việc, thiết lập mức lương và các loại phụ cấp cho đến khi tiến hành tổ chức phân phối tiền lương đều được công ty thực hiện một cách đầy đủ, công bằng và công khai. (5) Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên Công thưc tính : Lđb = Lyc + Lpv + Lcư +Lql Lđb : là lao động định biên của doanh nghiệp, đơn vị tính người Lyc : là lao động định biên trực tiếp sản xuất kinh doanh Lpv : Là lao động định biên lao động phục vụ Lcư : là lao động định biên cung ứng của đơn vị Lql : là lao động định biên lao động quản lý. - Tính Lyc : Được tính theo định biên lao động trực tiếp hợp lý từng phân xưởng chi nhánh, bộ phận này được xác định trên cơ sở nhu cầu, khối lượng công việc, hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh. Quy trình sản xuất (gia công, sang chai, đóng gói,) thuốc trừ sâu của Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 như sau : Hình 4: Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu Cân đong nguyên vật liệu theo tỷ lệ Máy quấy Trộn Sản phẩm Tiêu chuẩn OTK Đóng thùng phuy Gia công sản phẩm: *Sang chai : Xếp chai vào khay Máy xiết nút Dán nhãn Máy sang chai OTK Đóng hộp carton Xúc thuốc vào túi Cân thuốc Máy dán OTK Đóng hộp carton *Đóng gói: - Tính Lpv : Ngoài các lao động sản xuất chính, thực hiện các nguyên tắc phân công theo quy trình công nghệ và công việc khác đề ra sản xuất ra sản phẩm tiêu chuẩn trong điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật xác định, Công ty còn có các lao động phụ trợ trong phân xưởng chính, thực hiện các chức năng phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm, như bốc vác, lái xe, dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa…lực lượng này chiếm tỷ lệ 10% so với lyc. - Tính Lcư : Là lực lượng lao động có nhiệm vụ kinh doanh như : bán hàng, lái xe, quảng cáo, lực lượng này chiếm 9% so với Lyc - Tính Lql : Lao động quản lý trong Công ty gồm lãnh đạo Công ty, các phòng ban tại văn phòng Công ty và các chi nhánh trực thuộc. Tỷ lệ của lao động quản lý so với Lyc la 15%. Biểu 4: Phân bổ định mức năm 2003 TT Đơn vị Lyc Lcư Lpv Lql Lđb 1 Văn phòng Công ty 8 48 56 2 Hải Phòng 60 6 8 14 88 3 Hưng yên 64 4 6 9 83 4 Thanh Hoá 25 18 43 5 Hà Tĩnh 30 2 3 5 40 6 Đà Nẵng 67 4 7 9 87 7 TP Hồ Chí Minh 43 2 3 4 52 14 Tổng Cộng 264 43 35 107 449 (Nguồn: Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 – Đăng ký xây dựng đơn giá tiền lương năm 2003). Tổng lao động định biên của Công ty năm 2003 dự tính la 791 người. Cuối cùng, tổng hợp toàn bộ các quá trình trên, công ty có bảng báo cáo tình hình thực hiện lao động tiền lương và thu nhập năm 2002 như sau: Biểu 5: Báo cáo tình hình thực hiện lao động tiền lương và thu nhập năm 2002 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch được duyệt Thực hiện Ghi chú 1 Các chỉ tiêu SXKD -Tổng sản phẩm kể cả qui đổi Tấn, m3, chiếc 3500 3500 -Tổng doanh thu hoặc doanh số Tr.đ 195.257 195.257 -Tổng chi phí chưa có tiền lương - 189.345 186.679 -Tổng các khoản nộp ngân sách - 12.750 12.750 - Lợi nhuận - 8500 3200 2 Chỉ tiêu lao động - Lao động định biên Người 675 409 -Lao động thực tế sử dụng b/q Người 675 409 3 Tổng quĩ tiền lương theo đơn giá Đồng 7546 5360 4 Tổng quĩ tiền lương ngoài đơn giá - 390 đã chi trả từ quĩ lương đơn giá 6 Quĩ tiền thưởng và phúc lợi từ lợi nhuận - 102 8 Thu nhập bình quân. Đ/Ng/Tháng 1.430.000 9 Năng suất lao động bình quân của 1 CNVC tính theo DT hoặc doanh số. Đ/Ng/Năm 500.695.000 ( Nguồn : Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 – Báo cáo đơn giá tiền lương năm 2002) (6) Xây dựng quy chế trả lương và quỹ lương của công ty. Khi nghiên cứu công tác tổ chức tiền lương của các công ty thì điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng đến vấn đề xây dựng quy chế trả lương và áp dụng quy chế trả lương tại đây như thế nào? Bởi vì chính quy chế trả lương mới thực sự là cái thể hiện rõ nhất quyền lợi thực tế của từng loại hình lao động. Căn cứ theo công văn số 4320/LĐ-TBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội và căn cứ vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 trả lương khoán - lương sản phẩm đối với cá nhân và các bộ phận trực tiếp sản xuất. Trả lương thời gian đối với các viên chức chuyên môn nghiệp vụ thừa hành doanh nghiệp. Với tổng quỹ lương của doanh nghiệp năm 2003 đã được Nhà nước duyệt là 5.010,763 triệu đồng, tương đương với tổng quỹ lương của doanh nghiệp được Nhà nước duyệt năm 2002 là 8.036 triệu đồng và trong năm 2002 được Nhà nước duyệt đơn giá tiền lương là 38.23đ/1000đ doanh thu. Công ty có cách tính quy chế trả lương như sau : Đối tượng và phạm vi áp dụng: Quy chế này áp dụng cho tất cả cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc tại Công ty, bao gồm: người lao động có hợp đồng lao động được xác định thời hạn từ hai năm trở lên, và hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng theo thời vụ hoặc hợp đồng trách nhiệm từng công việc. Đối với đơn vị hạch toán khoán với Công ty, khi trả lương phải xây dựng định mức trả lương với từng người lao động, dựa vào kết qủa của từng đơn vị nhưng không vượt quá mức quy định trong quy chế này. Nguyên tắc trả lương: -Thực hiện phân phối theo lao động. Tiền lương phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của từng người lao động. -Tiền lương phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc mà người lao động đảm nhận. -Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong Công ty, không sử dụng vào mục đích khác. -Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động đươc ghi vào sổ lương của Công ty theo quy định tại Thông tư 15/ LĐTBBXH – Thông tư ngày 10/04/1997 Của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội. Quy chế này được phổ biến công khai đến từng người lao động trong Công ty và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền giao đơn giá tiền lương và Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nguồn hình thành và sử dụng tiền lương: -Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty xác định nguồn quỹ tiền lương để trả lương cho người lao động. Nguồn quỹ tiền lương này bao gồm: + Quỹ lương theo đơn giá được giao. + Quỹ tiền lương theo đơn giá được giao. + Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. Sử dụng tổng quỹ tiền lương: để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, Công ty quy định phân chia tổng quỹ tiền lương cho các quỹ như sau: + Quỹ tiền lương được trả trực tiếp cho người lao động theo nhóm lương khoán sản phẩm, lương thời gian bằng 83% tổng quỹ lương. + Quỹ khen thưởng từ lương đối với người lao động có năng suất chất lượng cao, có thành tích trong công tác bằng 5% tổng quỹ tiền lương. + Quỹ dự phòng cho năm sau bằng 12% tổng quỹ lương Các hình thức trả lương * Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức này được áp dụng hầu hết cho các đối tượng lao động trong Công ty có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên ( trừ các đối tượng là người lao động hưởng lương khoán sản phẩm, các đối tượng là người lao động công nhật với mức lương qui định cụ thể). Công thức tính : Ti = T1i + T2i Trong đó : -Ti: Tiền lương của người thứ I nhận được. -T1i : Tiền lương theo nghị định 26 CP của người thứ I -T2i : Tiền lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công làm việc thực tế của người thứ i, không phụ thuộc vào hệ số lương được xếp theo Nghị định 26/CP của Chính Phủ. A.Tính T1i : T1i = Niti P Trong đó : - ti : Suất lương ngày theo Nghị định 26/CP của Người thứ i - Ni : Số ngày công thực tế trong tháng của người thứ i - P: Phụ cấp ( chức vụ, độc hại, …) Của người thứ I (nếu có). B.Tính T2i : T2i = K1i *K2i*K3*M*Ni Trong đó : - K1i: Hệ số chức danh công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36990.doc
Tài liệu liên quan