Tiểu luận Bảo hiểm tiền gửi, thực tiễn áp dụng pháp luật tại các ngân hàng

MỤC LỤC

 

Lời mở đâu 1

1. Bảo hiểm tiền gửi và pháp luật bảo hiểm ở Việt Nam: 2

1.1.Mục đích, vai trò của BHTG: 2

1.2.Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 3

2.Thực tiễn áp dụng pháp luật BHTG tại tại các ngân hàng thương mại 5

2.1.Những ưu điểm của pháp luật về BHTG 5

2.2. Những điểm cũn hạn chế trong phỏp luật về BHTG. 8

2.3 Nguyên nhân của thực trạng pháp luật và thực tiền thi hành pháp luật về BHTG ở Việt Nam. 11

3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại các Ngân Hàng Thương Mại 14

3.1. Những định hướng cơ bản 14

3.2. Những nội dung pháp luật cần hoàn thiện: 16

3.2.1. Mở rộng đối tượng BHTG và tổ chức tham gia BHTG: 17

3.2.2. Phân loại BHTG dựa trên mức độ rủi ro: 17

3.2.3. Bổ sung qui định về việc công khai thông tin và hoạt động của TCTD: 19

3.2.4. Làm rừ khỏi niệm “tiền gửi được bảo hiểm” của cá nhân tại các TCTD. 20

3.2.5. Bổ sung qui định cho phép tổ chức tham gia BHTG được thoả thuận với tổ chức BHTG nâng số tiền bảo hiểm trên mức tối đa theo qui định của pháp luật. 21

3.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN. 22

3.3.1. Cải tiến và tăng cường công tác kiểm tra. 22

3.3.2. Cải tiến công tác giám sát: 24

3.3.3. Tăng cường sự quản lý của nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về BHTG. 25

KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4437 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bảo hiểm tiền gửi, thực tiễn áp dụng pháp luật tại các ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền tệ quốc tế, tốc độ tăng dự trữ ngoại hối của nước ta thời gian trước năm 2006 là khoảng hơn 10%/năm và đến năm 2006 đạt mức 6341 triệu đụ la, gần gấp đụi mức dự trữ năm 2001. Tiền gửi ngoại tệ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số nguồn vốn huy động. Những năm qua chớnh sỏch mở cửa của Đảng và Nhà nước đó đi vào thực tế thực hiện và cú hiệu quả, cỏc cỏ nhõn nước ngoài đầu tư vào càng nhiều nguồn nhõn lực xuất khẩu lao động cũng gia tăng. Chớnh vỡ vậy tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ của cỏ nhõn trong nước và nước ngoài thường trỳ tại Việt Nam ngày một tăng cao. Tuy nhiờn hiện nay phỏp luật cho phộp cỏ nhõn gửi tiền bằng ngoại tệ tại cỏc ngõn hàng được phộp hoạt động ngoại hối, nhưng lại khụng qui định số tiền này sẽ được bảo hiểm. Điều này chưa hợp lý khi người dõn ngày càng cú điều kiện và nhu cầu muốn gửi tiền vào cỏc ngõn hàng. Thứ hai, các quy định về mức phí BHTG: Theo nghị định 89/1999/NĐ - CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì mức phí BHTG hiện nay ở nước ta là 0,15%/năm tính trên tổng số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Mức phí này được điều chỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của tổ chức BHTG và ý kiến cảu Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính. Các yếu tố để xác định mức phí BHTG và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính. Các yếu tố để xác định mức phí BHTG ở các quốc gia trên thế giới phụ thuộc vào mức độ rủi ro của hoạt động ngân hàng, mức độ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG. Theo thông lệ quốc tế, việc thu phí BHTG được thực hiện theo nguyên tắc: rủi ro càng cao thì mức phí càng cao và ngược lại. Hiện nay mức phí BHGT ở nước ta là 0,15%/năm, ưu điểm của mức phí này là mọi tổ chức tham gia BHTG đều phải đóng góp một mức phí như nhau nên nhu cầu đánh gía chính xác tình hình hoạt động tổ chức này là không cần thiết. Trước hết nó tạo ra tâm lý ỉ lại xét dưới góc độ quản lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, đồng thời không có tác dụng khuyến khích các ngân hàng thi đua hoạt động tốt, cạnh tranh lành mạnh để được áp dụng mức phí bảo hiểm thấp. Hơn nữa, với một mức phí bảo hiểm như nhau vô hình chung đã “đánh đồng” các tổ chức hoạt động tốt, độ an toàn cao với các tổ chức hoạt động kém hiêu quả và có độ rủi ro lớn. Mặt khác, nếu chỉ căn cứ vào một mức phí bảo hiểm chung, người gửi tiền sẽ khó có sự lựa chọn hoặc có ý thức thận trọng hơn trong việc giao dịch với ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Thứ ba, vấn đề xác định loại “tiền gửi là đối tượng được BHTG”: Do khái niệm tiền gửi của cá nhân quy định trong luật các TCTD và Thông tư 03/2000/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước không thống nhất và thiếu chặt chẽ, nên việc xử lý của các TCTD cũng không đồng bộ. Nhược điểm của định nghĩa tiền gửi được bảo hiểm theo phương pháp liệt kê là không thể dự liệu được hết các trường hợp phát sinh trong thực tế. Chẳng hạn tiền gửi tiết kiệm dưới mọi hình thức BHTG. Tuy nhiên, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bao gồm tiền gửi trên tài khoản của cá nhân vẫn là một khái niệm không thể định lượng được. Có thể kể ra ở đây một số tình huống điển hình làm minh chứng. Tình huống thứ nhất, tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh có thuộc đối tượng đwocj bảo hiểm không? tiền thực tế, có hai trường hợp xử lý khác nhau. Trường hợp thứ nhất, có TCTD hạch toán loại tiền gửi này vào tài khoản tiền gửi của cá nhân và như vậy loại tiền gửi này thuộc diện được bảo hiểm. Với các xử lý như trên, có lẽ các TCTD đã căn cứ vào tiêu chí sở hữu theo các quy định của pháp luật. Bởi vì tiền gửi ở các TCTD của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thuộc phạm trù sở hữu của cá nhân. Trường hợp thứ hai, co TCTD lại hoạch toán tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh vào tài khoản của tổ chức và không được bảo hiểm, rõ ràng là trường hợp này các TCTD đã dựa trên tiểu chí chủ thể. Mặc dù doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không phải là tổ chức có tư cách phap nhân nhưng lại được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp. Và khi họ tham gia quan hệ tiền gửi ở các TCTD cũng như cấc quan hệ kinh tế khác thì không phải tư cách cá nhân mà là với tư cách doanh nghiệp(tổ chức). Theo pháp luật dân sự thì cá nhân thì được hiểu là một con người cụ thể, còn doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh lại là một tổ chức doanh nghiệp. Do đó, tiền gửi trên tài khoản của TCTD là tiền gửi của tổ chức và không thuộc đối tượng được bảo hiểm. Rõ ràng là sự thiếu khoa học và thiếu thông nhất trong các quy định của pháp luật về các loại tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm đã dẫn đến tình trạng xử lý thiếu đồng bộ của các TCTD nói trên. như vậy, cần thiết phải có các quy định cụ thể của pháp luật điều chỉnh vấn đề này, không nên dựa vào yếu tố sở hữu ma fnên căn cứ vào yếu tố chủ thể để xác định tiền gửi của công ty cổ phần (tư nhân), công ty trách nhiệm hữu hạn hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng thuộc sở hữu tư nhân và tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh ở các TCTD là thuộc tiều gửi của tổ chức, không thuộc tiền gửi của cá nhân và không thuộc diên được bảo hiểm. Tình huống thứ hai, các khoản tiền ký quỹ của cá nhân tại TCTD có thuộc đối tượng BHTG không? Hiện naym hầu hết cac TCTD đều không coi tiền ký quỹ của cá nhân thuộc đối tượng được bảo hiểm, vì cho rằng vấn đề ký quỹ thuộc quan hệ dân sự và do pháp luật dân sự điều chỉnh, tiền ký quỹ không thuộc phạm trù tiền gửi. Tuy vậy, đối với tiền ký quỹ, các quy định của Bộ luật dân sự (điều 365) chỉ quy định về khía cạnh liên quan đến bảo đảm thực thiện nghĩa vụ dân sự, vì vậy, cần thiết phải quy định tiền gửi ký quỹ của cá nhân tại TCTD cũng là loạt tiền gửi được bảo hiểm. Hiện nay trên thực tế, hâu hết các TCTD đều không coi tiền gửi ký quỹ của cá nhân thuộc đối tượng được BHTG. đây là một bất hợp khý trong quy định của pháp luật, ảnh hưởng trực tiệp đến quyền lợi của người gửi tiền. Tình huống thứ ba, tiền gửi của đồng chủ tài khoản, là cá nhân ở các TCTD có thuộc đối tượng BHTG không? Thực tiễn khi gặp trường hợp đồng chủ tài khoản, trong đó có bên đồng chủ tài khoản là cá nhân thì có TCTD bóc tách khoản tiền của cá nhân để cho hưởng bảo hiểm, có trường hợp ATCTD coi đây là tiền gửi của tổ chức và không cho hưởng bảo hiểm. ở các trường hợp nà các TCTD đã lúng tong vì không có sự hướng dẫn cụ thể và rõ ràng từ phía các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý Nhà Nước về tiền tệ. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nguyên tắc chung là: Tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm thì dù là cá nhân trong trường hợp đồng chủ tài khoản vẫn phải được bóc tách để hưởng BHTG. Tất nhiên là tài khoản đó có đồng chủ tài khoản là tổ chức, còn nếu tất cả đồng chủ tài khoản là cá nhân thì toàn bộ tiền gửi của tài khoản đó thuộc đối tượng của pháp luật liên quan đến tiền gửi của cá nhân thuộc diện được BHTG. Tình huống thứ tư, tiền gửi của tổ chức, tập thể, hộ gia đình, tổ hợp tác nhưng đứng tên cá nhân có thuộc diện BHTG không? Vấn đề đặt ra của tình huống này là xác định chủ thể – người đứng tên chủ tài khoản hay là sở hữu thực tế của số tiền trên tài khoản đó? Thực tế ở trong hoàn cảnh này các TCTD rất có thể xác định được chủ thể thực hiện giao dịch tử tiền là cá nhân hya tỏê chức, chính vì thế có thể có những biến tướng xảy ra, như việc ding tiền gửi của tập thể trên danh nghĩa cá nhân để hưởng bảo hiểm. tuy nhiên, nếu TCTD không chứng minh được đó là tiền gửi của tổ chức, tập thể,khi số tiền trên tài khoản tiền gửi đó đứng tên một cá nhân cụ thể và phải coi đó là tiền gửi của cá nhân và không nên từ chối bảo hiểm. 2.3 Nguyên nhân của thực trạng pháp luật và thực tiền thi hành pháp luật về BHTG ở Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân, kể cả chủ quan và khách quan tác động đến thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về BHTG ở Việt Nam. Nhưng nhìn chung ở góc độ tổng quát, có thể chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu như sau: Thứ nhất, do BHTG là loại hình bảo hiểm khá mới mẻ ở Việt Nam, pháp luật về BHTG được xây dung trên cở sở tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước mà không phải xuất phát từ thực tế khách quan, các văn bản pháp luật về BHTG ban hành chưa qua thực tế cuộc sống kiểm nghiệm. Vì thế, pháp luật BHTG còn sơ sài. Thực tiễn thi hành pháp luật về BHTG còn cho thấy sự thiếu đồng bộ trong cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định chưa rõ ràng và thiếu ổn định. Chẳng hạn, trong công tác chi trả tiền bảo hiểm và thu hồi nợ sau khi thanh lý các TCTD bị giải thể hay phá sản có nhiều vướng mắc và không có sự thông nhất. Đây là nguyên nhân dẫn tới những khó khăn nhất định trong việc triển khai thực hiện nghiệp vụ BHTG ở nước ta hiện nay. Để pháp luật về BHTG ở Việt Nam áp dụng có hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền một cách hữu hiệu, đồng thời duy trì sự an toàn, ổn định trong hệ thống ngân hàng, cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về BHTG bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, thống nhất phù hợp thực tiễn. Thứ hai, do nên kinh tế – xã hội có bước phát triển mới, nhiều quy định của pháp luật về BHTG đã trở lên lạc hậu so với thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa do hệ thống pháp luật ở nước ta đang trong quá trình hoàn thiện, thường xuyên thay đổi dẫn đến sự mâu thuẫn thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật ở các văn bản pháp luật khác nhau. Thứ ba, còn nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về mô hình BHTG ở nước ta, sụ nhận thức về tầm quan trọng của BHTG ở một số cơ quan, cán bộ Nhà nước còn hạn chế nên lĩnh vực BHTG chưa thực sự được chú ý và quan tâm đúng mức. Thứ tư, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động của tổ chức BHTG còn hạn chế nên hiệu quản thu được không cao, việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG còn chưa nghiêm túc. Cụ thể: Về công tác kiểm tra: Kiểm tra tổ chức tham gia BHTG là công tác then chốt, quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến việc tổ chức BHTH có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Nghị định 89/1999/NĐ - CP của chính phủ quy định rất rõ việc cảnh báo, kiểm tra, phát hiện sớm các TCTD có khả năng dẫn đến sự mất an toàn và có giải pháp, chán chỉnh là một trong những chức năng chủ yếu của tổ chức BHTG. Tuy nhiên hiện nay, chức năng này chưa được chú trọng thực hiện là nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, sai phạm của tổ chức tham gia BHTG trong hoạt động của mình. Hạn chế trong công tác kiểm tra của BHTG Việt Nam trong thời gian qua thể hiện ở các khía cạnh: Số lượng đợt kiểm tra còn ít, chất lượng kiểm tra chưa cáo, tính chuẩn hoá về nội dung và phương thức kiểm tra chưa kịp thời khoa học. Tính đến 30/9/2003 BHTG Viện nam đã tiến hành kiểm tra 826 tổ chức tham gia BHTG trong tổng số 1033 tổ chức. Với tiến độ này, để kiểm tra hết một lần tất cả khách hàng của mình, tổ chức BHTG cần phải mất 4 năm. có nhiều nguyên nhân lý giải cho thực trạng này. Xét ở góc độ chủ quan, có thể nói công tác kiểm tra tang linh vực BHTG là một nghiệp vụ khó, đòi hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm tổng hợp. Tring khi tổ chức BHTG Việt Nam ra đời không lâu, đội ngũ cán bộ nhân viên chưa được đào tạo sâu về chuyên môn nên khả năng phân tích, đánh giá tình hình cũng như kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế. ở góc độ khách quan, mặc dù nghị định 89/1999/NĐ - CP và các văn bản hướng dẫn có quy định trách nhiệm kiểm tra của tổ chức BHTG Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian đầu còn nhiều ý kiến thiếu đồng thuận trong hoạt động này, vì vậy, BHTG Việt Nam đã thận trọng, không triển khai công tác kiểm tra theo tiến độ đã dự định Về công tác giám sát: công tác giám sát các tổ chức tham gia BHTG hầu như chưa được tiến hành trong hai năm đâu hoạt động BHTG, ngoại trừ việc giám sát nộp phí thông qua số liệu báo cáo của các tổ chức tham gia BHTG. Đến ngày 08/03/2002, công tác giám sát của BHTG Việt Nam mới có báo cáo đầu tiên về tình hình hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Thực chất đây cũng chỉ là báo cáo được tổng hợp dựa trên cơ sở báo cáo của ngân hàng nhà nước chứ không hoàn toàn trên cơ sở số liệu thu thập từ khách hàng mà BHTG Việt Nam có được. Nguyên nhân chậm triển khai công tác giám sát có thể kể tới như: Mô hình và quy định khung cho hoạt động giám sát chưa được hoạch định và xây dựngkịp thời; cán bộ cơ quan BHTG Việt Nam còn hạn chế về số lượng và khả năng phân tích, đánh giá tình hình; Các điều kiện về thông tin cho hoạt động giám sát còn khó khăn... Về việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG của các tổ chức tham gia BHTG chưa nghiêm chỉnh. Do trong giai đoạn đầu hoạt động BHTG, các đơn vị tham gia chưa có ý thức chấp hành các quy định lập báo cáo gửi tổ chức BHTG Việt Nam. Đây là khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng tiến độ triển khai hoạt động giám sát của BHTG Việt Nam trong thời gian qua. Ví dụ, từ khi tham gia BHTG Việt Nam ngày 01/08/2000 đến 30/04/2002, 187 khách hàng tham gia BHTG Việt Nam chỉ gửi tới BHTG Việt Nam 42 bản báo cáo các loại không tính bản kê nộp phí, trong khi đó theo quy định tổng số báo cáo này phải là hơn 1400 bản. 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại các Ngân Hàng Thương Mại 3.1. Những định hướng cơ bản Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về BHTG ở Việt Nam cho thấy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, pháp luật về BHTG còn nhiều hạn chế bất cập, có nhiều quy định không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực trạng pháp luật về thực tiễn thi hành pháp luật về BHTG ở nước ta trong 9 năm qua, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu để định ra hướng hoàn thiện pháp luật và các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật, nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những điểm yếu của pháp luật về BHTG ở Việt Nam, đáp ứng những đòi hỏi của thực tế khách quan. Theo chúng tôi, trong thời gian tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHTG cần đi theo những định hướng cơ bản sau đây: Hoàn thiện pháp luật về BHTG phải xuất từ thực tiễn và đòi hỏi khách quan của cuộc sống hiện nay. Pháp luật chẳng qua chỉ là sự phản ánh dưới hình thức pháp lý các quan hệ xã hội. Những biến đổi của xã hội, nhất là những biến đổi trong nền kinh tế tất yếu dẫn đến sự lỗi thời của pháp luật. Do tác động từ nhiều yếu tố của nền kinh tế thị trường, các quy định pháp luật về BHTG ở Việt Nam hiện tại bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập. Do vậy, trong quá trình hoàn thiện, cần thiết phải đưa ra các sửa đổi, bổ sung hợp lý để phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh việc xây dựng một cơ chế, chính sách pháp luật nhất quán, đồng bộ, vẫn cần thiết phải củng cố, duy trì các quy định hợp lý khác. Nghĩa là việc đổi mới, kiện toàn cơ chế, chính sách về BHTG cần kết hợp giữa việc sửa đổi các nội dung pháp luật không phù hợp và bổ sung kịp thời các quy định cần thiết để điều chỉnh. Việc hoàn thiện trong thời gian tới có phải tính đến những thay đổi của nền kinh tế thị trường, các yếu tố mới phát sinh trong đời sống tác động vào thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về BHTG ở Việt Nam. Có như vậy, Nhà nước mới xây dựng được một cơ chế, chính sách nhất quán, đồng bộ trong lĩnh vực BHTG. Hoàn thiện pháp luật về BHTG phải trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Về mặt lý luận, nguyên tắc Đảng lãnh đạo là nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước ta. Vì thế pháp luật về BHTG phải được xây dựng, tổ chức thực hiện và hoàn thiện trên cơ sở đường lối của Đảng; cụ thể là đường lối kinh tế mà Đảng và Nhà nước đề ra, lãnh đạo và thực hiện. Hoàn thiện pháp luật về BHTG phải đặt trong mối quan hệ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bởi vì, các quan hệ xã hội không tồn tại độc lập tách rời nhau, nên các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội khác nhau luôn tồn tại trong mối quan hệ lẫn nhau. Đó chính là cơ sở tạo nên tính hệ thống của pháp luật. Do có tính hệ thống và thống nhất tương đối nên khi xây dựng, tổ chức thực hiện bất cứ một bộ phận luật nào, cũng phải đặt nó trong mối quan hệ với các bộ phận luật khác. Mỗi nhóm quy phạm điều chỉnh một lĩnh vực, quy phạm này là điều kiện để thực hiện, làm rõ, giải thích quy phạm kia…Cũng như vậy pháp luật về BHTG là một bộ phận pháp luật điều chỉnh một vấn đề cụ thể, cho nên việc hoàn thiện mảng pháp luật này phải đặt trong mối quan hệ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà trước hết là pháp luật về ngân hàng. Hoàn thiện pháp luật về BHTG phải gắn với việc hoàn thiện cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật. Mục đích cuối cùng của quá trình hoàn thiện pháp luật là để đưa pháp luật đi vào cuộc sống, phát huy vài trò điều chỉnh các quan hệ xã hội. Song bản thân các quy phạm pháp luật dù đã được xây dựng và hoàn thiện chỉ thực sự đưa vào cuộc sống và phát huy tác dụng điều chỉnh nếu có một cơ chế tốt, đảm bảo cho việc thực hiện các quy phạm đó (điều kiện cần thiết để hiện thực hóa pháp luật trong đời sống). Xây dựng, hoàn thiện và có cơ chế để thực hiện là các bước trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của các quy phạm pháp luật nói chung. Cũng như vậy việc hoàn thiện pháp luật về BHTG không thể tách rời việc hoàn thiện cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện là điều kiện cần nhưng cơ chế bảo đảm thực hiện mới là điều kiện đủ để pháp luật phát huy vai trò điều chỉnh. Hoàn thiện pháp luật về BHTG phải trên cơ sở tham khảo, học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm của các nước đi trước; đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Pháp luật của mỗi nước bao giờ cũng được xây dựng trên cơ sở, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của ngay chính nước đó. Tuy nhiên dưới sự tác động của xu thế quốc tế hóa hiện nay, các quốc gia muốn phát triển không thể đóng cửa, biệt lập với thế giới bên ngoài. Trong lĩnh vực BHTG cũng vậy, chúng ta cần tham khảo, học tập kinh nghiệm pháp luật của các nước, kế thừa những thành tựu pháp lý của nhân loại nhưng phải có chọn lọc để vừa bảo đảm tính tương đồng của pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước; vừa phải phù hợp với kinh doanh kinh tế xã hội cụ thể của quốc gia minh. Tháng 2/2003 BHTG Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội BHTG thế giới (IADI). Chính vì vậy, việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật về BHTG trong thời gian tới cũng cần thiết phải được xây dựng sao cho phù hợp với những thông lệ, quy chuẩn quốc tế mà các quốc gia áp dụng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thiết phải có các biện pháp thích hợp như nâng cao khả năng tài chính, trình độ quản lý, điều hành của tổ chức BHTG, hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý triển khai các nghiệp vụ BHTG, nghiên cứu áp dụng mức phí theo thông lệ quốc tế v.v…Thực hiện được kịp thời và có hiệu quả cá vấn đề đó, BHTG Việt Nam không chỉ có được vị trí nhất định trong khu vực mà còn có ưu thế trong tiếp thu kiến thức, hỗ trợ nâng cao năng lực từ các thành viên tham gia Hiệp hội BHTG cũng như các tổ chức quốc tế khác. 3.2. Những nội dung pháp luật cần hoàn thiện: Sự thay đổi bộ mặt nền kinh tế - xã hội của nước ta trong những năm gần đây kéo theo những đòi hỏi khách quan là phải có những cơ chế, chính sách pháp luật thật đồng bộ và phù hợp. Để nâng cao hơn nữa vai trò của hoạt động BHTG trong đời sống kinh tế - xã hội, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và mục đích đề ra, Nhà nước cần có những điều chỉnh hợp lý để từng bước hoàn thiện và kiện toàn pháp luật về BHTG ở Việt Nam. Qua nghiên cứu thực tiễn tình hình kết hợp với việc tham khảo các tài liệu có liên quan, tôi xin mạnh dạn đưa ra đề xuất để hoàn thiện một số nội dung pháp luật chủ yếu như sau: 3.2.1. Mở rộng đối tượng BHTG và tổ chức tham gia BHTG: Như trên đã phân tích, hiện nay pháp luật về BHTG ở Việt Nam chỉ qui định đối tượng bảo hiểm là Đồng Việt Nam của các cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG. Tuy vậy, những năm gần đây, sự đổi mới cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước có tác dụng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội, đời sống và thu nhập của người dân ngày một được cải thiện, nhu cầu gửi tiền của họ cũng ngày một gia tăng. Trong khi đó, lượng dự trữ ngoại tệ và tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng đang dần chiếm tỉ lệ cao. Như vậy, để đảm bảo hơn nữa quyền lợi của người gửi tiền đồng thời tăng tỉ lệ huy động vốn bằng ngoại tệ tại các ngân hàng, cần thiết phải mở rộng đối tượng BHTG. Việc các loại tiền gửi ngoại tệ được qui định là đối tượng thuộc diện được bảo hiểm sẽ tạo cảm giác yên tâm cho công chúng gửi tiền (nhất là những người có lượng tiền gửi bằng ngoại tệ), đồng thời có tác dụng kích thích họ tham gia vào nhiều hơn các giao dịch tới ngân hàng, qua đó làm tăng tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mở rộng đối tượng bảo hiểm đối với đồng ngoại tệ không chỉ đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi trong nước mà còn thể hiện quyết tâm của Nhà nước ta trong quá trình hội nhập vào thị trường BHTG thế giới. Cùng với việc mở rộng đối tượng bảo hiểm, trong thời gian tới, Chính phủ cần xem xét, cân nhắc, phân tích và đánh giá tình hình để mở rộng các đối tượng tham gia BHTG. Như vậy các loại hình tổ chức tham gia BHTG như Tiết kiệm Bưu điện sẽ thuộc diện các tổ chức phải tham gia BHTG bắt buộc. Có như vậy mới đảm bảo tính hợp lý và đúng đắn trong qui định của pháp luật hiện hành. 3.2.2. Phân loại BHTG dựa trên mức độ rủi ro: Các yếu tố để xác định mức phí BHTG theo thông lệ quốc tế là: mức độ rủi ro của hoạt động ngân hàng, mức độ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG và khả năng tài chính của tổ chức BHTG…Hiện tại hầu hết các nước có áp dụng mô hình BHTG trên thế giới đều thực hiện thu phí bảo hiểm theo nguyên tắc: rủi ro càng cao thì phí bảo hiểm càng cao và ngược lại. Tuy vậy mức phí BHTG ở Việt Nam theo qui định của Nghị định 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ là 0,15% năm áp dụng đối với tất cả các tổ chức tham gia BHTG là không hợp lý và trái với nguyên tắc bảo hiểm. Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng và ổn định, hoạt động cũng như chất lượng theo dõi, giám sát và kiểm tra các TCTD chấp hành các qui định về an toàn trong hoạt động của tổ chức BHTG ngày càng có hiệu quả. Đó là cơ sở để từng bước thay đổi mức phí BHTG. Việc qui định áp dụng chung một mức phí BHTG như hiện nay có một số nhược điểm và hạn chế nhất định. Thứ nhất, nó tạo ra khả năng xuất hiện các biểu hiện ỷ lại xét dưới góc độ quản lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Thứ hai, việc áp dụng mức phí bảo hiểm dàn đều không có tác dụng động viên, khuyến khích các ngân hàng thi đua hoạt động tốt, an toàn cao để được hưởng mức phí BHTG thấp (thông thường, TCTD nào quản lý được độ rủi ro tốt sẽ có nguy cơ phá sản thấp và sẽ được áp dụng mức phí bảo hiểm thấp hơn so với TCTD có nguy cơ phá sản cao). Cuối cùng, việc qui định chung một mức phí BHTG như hiện nay vô tình "cào bằng" tất cả các TCTD (cả tốt lẫn yếu kém) như nhau. Những điểm bất hợp lý nêu trên tạo ra một bất cập cần thiết phải điều chỉnh. Như vậy, vấn đề cần đặt ra là phải xác định một mức phí BHTG thật phù hợp và căn cứ vào chỉ tiêu của các TCTD để áp dụng mức phí là một biện pháp tối ưu. Để làm được điều này, cần thiết phải nghiên cứu, sắp xếp sao cho phí bảo hiểm áp dụng cho tổ chức tham gia BHTG phải tương ứng với mức độ rủi ro của chính tổ chức đó. Tuy nhiên trong điều kiện nước ta hiện nay, chưa thể thực hiện việc xếp hạng các TCTD một cách đồng bộ, chính xác, chặt chẽ và khoa học do rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đem lại. Do vậy, trước mắt Chính phủ cần xem xét áp dụng thí điểm mức phí phân bổ theo loại hình tổ chức tham gia BHTG. Ví dụ như các ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ được áp dụng mức phí bảo hiểm thấp hơn so với các quỹ tín dụng nhân dân - là những tổ chức tài chính có độ rủi ro cao hơn (thực tế cho thấy, trong những trường hợp mà BHTG Việt Nam đã áp dụng việc chi trả đều thuộc về các quỹ tién dụng nhân dân). Việc phân loại phí BHTG dựa trên mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG là một nội dung pháp luật quan trọng cần hoàn thiện kịp thời để đổi mới cơ chế, chính sách BHTG, thúc đẩy quá trình hội nhập vào thị trường bảo hiểm thế giới. 3.2.3. Bổ sung qui định về việc cụng khai thụng tin và hoạt động của TCTD: Hiện nay phỏp luật cần qui định cụ thể cỏc thụng tin, số liệu về hoạt động mà cỏc TCTD bắt buộc phải cụng khai cho cụng chỳng (ớt nhất là cho khỏch hàng và cổ đụng) biết theo hướng phự hợp với thụng lệ quốc tế, trước mắt là số liệu về cỏc chỉ tiờu bắt buộc theo qui định của ngõn hàng Nhà nước. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ đem lại lợi ớch cho bản thõn cỏc TCTD và cho cỏc xó hội. Đối với cổ đụng, khỏch hàng, người gửi tiền: cú được nhiều thụng tin chớnh xỏc về chất lượng và hoạt động TCTD sẽ giỳp cho họ cú quyết định đỳng đắn trong việc đầu tư, giao dịch với ngõn hàng. Đõy là cỏch tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của cụng chỳng (thường khụng cú đủ và rất khú để cú được thụng tin chớnh xỏc ở cỏc TCTD). Đồng thời, phản ứng của khỏch hàng, chủ nợ trước cỏc thụng tin này sẽ thuộc TCTD định hướng lại hoạt động của mỡnh. Đối với cỏc TCTD, việc cụng khai chất lượng là hoạt động của mỡnh sẽ làm giảm bớt sự liều lĩnh, bất hợp phỏp (nếu cú) trong tổ chức của mỡnh. Đối với cơ quan quản lý và phỏp luật sẽ giảm được khối lượng cụng việc giỏm sỏt, theo dừi do được chia sẻ với cụng chỳng đồng thời phỏt hiện nhanh và ngăn chặn kịp thời cỏc hành vi nguy cơ. Tuy nhiờn, việc cụng khai hoạt động của cỏc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Tài liệu liên quan