Tiểu luận Đánh giá quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước hiện nay

Mục lục

 

Phần 1: Giới thiệu về chuyên đề 1

PHầN 2: Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 2

1. Khái quát về cổ phần hoá 2

1.1. Khái niệm về cổ phần hoá 2

1.2. Các hình thức cổ phần hóa 3

1.3. Mục tiêu của việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước 3

1.4. Đối tượng và điều kiện mua để cổ phần 3

a) Các đối tượng sau đây được quyền mua cổ phần hóa ở các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa 3

b) Điều kiện 3

1.5. Tiến trình chỉ đạo cổ phần hoá 4

2. Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước 6

Phần 3: Kết quả xử lý thông tin thu thập 12

1. Những kết quả đạt được sau khi các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa 12

2. Những ví dụ tiêu biểu cho việc thực hiện CPH DNNN 14

3. Những vướng mắc cần giải quyết 15

Phần 4: Nhận xét và kiến nghị 18

1. Nhận xét 18

1.1. Về hệ thống chính sách 18

1.2. Năng lực và trình độ của lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế 18

1.3. Trong công tác chỉ đạo 19

1.4. Giải pháp cho các vấn đề phát sinh ở hậu cổ phần hoá 19

2. Những kiến nghị và đề xuất 21

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hoá, 17 doanh nghiệp theo loại hình bán, 41 doanh nghiệp theo loại hình khoán, còn 30 doanh nghiệp là giải thể. Đến năm 2002, ta cổ phần hoá 139 doanh nghiệp trong đó 116 doanh nghiệp theo loại hình cổ phần hoá, 5 doanh nghiệp theo loại hình bán, 13 doanh nghiệp theo loại hình khoán còn lại 5 doanh nghiệp theo hình thức giải thể. Nếu tính theo quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu nhà nước theo cơ quan chủ quản thì năm 2001 có 25 doanh nghiệp thuộc các bộ chủ quản (bằng 8,3% tổng số doanh nghiệp chuyển đổi), 255 doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố quản lý (bằng 88,2%) và 8 doanh nghiệp thuộc các tổng công ty quản lý (3,5%). Đến tháng 9/2002 số doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi sở hữu thuộc các bộ chủ quản là 30 trong tổng số 139 doanh nghiệp (xấp xỉ 21,5%), 96 doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố (xấp xỉ 69%) và 13 thuộc các tổng công ty (xấp xỉ 9,5%). Tính hết ngày 31/05/2001,trong số các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, số doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng chiếm 35%, từ 1-5 tỷ đồng chiếm 38,5%, từ 5-10 tỷ đồng chiếm 20,4% và trên 10 tỷ chiếm 6,1%. Hiện tại, nhà nước có cổ phần ở 367 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chiếm 59,2%. Số công ty cổ phần nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ là 49 đơn vị (chiếm 8%) trong đó số phần trăm cổ phần nhà nước nắm giữ cao nhất là 80% và thấp nhất là 4,9%. Về cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp đã cổ phần hoá có 57% thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông...38% thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, 5% thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản. Về thị trường chứng khoán, sự ra đời của thị trường chứng khoán là một điều tất yếu, góp phần tạo ra một thị trường vận hành một cách đồng bộ, với sự hoạt động của thị trường hàng hoá, thị trường lao động và thị trường vốn. Thị trường chứng khoán giúp các công ty cổ phần nói riêng và doanh nghiệp nói chung điều tiết được việc phát hành cổ phiếu hay chứng khoán phù hợp với thị trường. Mặt khác, nó thúc đẩy công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả kinh tế hơn, đoàng hoàng hơn. Bởi lẽ, với sự tự do lựa chọn của người mua cổ phiếu, để bán được cổ phiếu, không có cách nào khác là những nhà quản lý các công ty cổ phần phải tính toán, làm ăn đoàng hoàng và hiệu quả kinh tế. Dân chúng chỉ mua cổ phiếu của những công ty kinh doanh đoàng hoàng và thành đạt. Xây dựng thị trường chứng khoán trên cơ sở các doanh nghiệp mà nhà nước cổ phần hoá là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên đây mới chỉ là giải pháp mang tính đột phá nhằm góp phần thúc đẩy sự ra đời của thị trường chứng khoán. Tổng kết đến tháng 9/2002, cả nước ta đã có khoảng 990 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, trong đó 167 doanh nghiệp thuộc bộ ngành, 751 doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố, 72 doanh nghiệp thuộc tổng công ty 90-91. Tuy nhiên so với chỉ tiêu đặt ra chỉ tiêu này chỉ chiếm 48% (trong chỉ tiêu 2000 doanh nghiệp được cổ phần hoá). Số các doanh nghiệp nhà nước từ 12300 doanh nghiệp (1991) đến nay còn khoảng 5200 doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp GDP tăng từ 36,5% đến 42%, đóng góp 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, 40% tổng thu ngân sách nhà nước. Nhà nước rút được gần 1500 tỷ đồng để đầu tư vào những nơi cần thiết, huy động được 2500 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội tham gia đầu tư vào các công ty cổ phần nhà nước, góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hoá và phát huy vai trò chỉ đạo của nền kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính đến tháng 5-2006, trong 15 năm qua, nước ta đã thực hiện cổ phần hóa được 2.935 nhàn rỗi trong xã hội vào đầu tư kinh doanh. Quy mô của doanh nghiệp CPH được mở rộng, số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được CPH tăng mạnh. Việc gắn kết CPH DNNN với niêm yết trên thị trường chứng khoán đã góp phần tăng nguồn cung cho thị trường, đồng thời là nhân tố thúc đẩy sự phát triển hơn trước trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hầu hết, các doanh nghiệp đã CPH đều là doanh nghiệp Nhà nước. Thông qua CPH đó huy động được trên 22.000 tỷ đồng vốn hoạt động hiệu quả. Tính riêng năm 2007, 82 DNNN đã cổ phần hóa, chỉ đạt 21% kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đề ra. Với các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, theo điều tra của công ty tư vấn đầu tư và kinh doanh Hà Minh thuộc phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện với sự giúp đỡ và hợp tác của Ngân hàng Thế giới, Viện quản lý kinh tế TW và ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thuộc văn phòng cổ phần thì sau khi cổ phần thì sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp đã đạt được các chỉ tiêu sau: - Về tài chính: Hơn 90% doanh nghiệp khẳng định tình hình tài chính tốt hơn so với trước, 78% các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá có doanh thu tăng so với trước đây, 83%số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá có vốn kinh doanh so với trước, 91% số doanh nghiệp có lãi . - Về vấn đề lao động và động lực lao động: Hơn 80% doanh nghiệp sau cổ phần hoá có chuyển biến rõ rệt về thu nhập cho người lao động và cán bộ quản lý. Về sự quan tâm của quản lý và lao động về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cũng chuyển biến rõ rệt, động lực làm việc tăng. Nếu xét theo tỷ suất doanh thu trên tổng số lao động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá ta thấy: Có đến 75% số các doanh nghiệp có năng suất lao động tăng. Với các doanh nghiệp có năng suất lao động giảm ta thấy có nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn so với tốc độ tăng lao động do doanh nghiệp mở rộng quy mô. Mức sinh lời của lao động (được tính trên cơ sở so sánh lợi nhuận với tổng số lao động) cũng tăng với số doanh nghiệp loại này chiếm khoảng 70%. Số lượng lao động của các doanh nghiệp hầu hết đều có sự biến động theo xu hướng tăng (78% số doanh nghiệp) và đều cùng đi với việc sử dụng có hiệu quả. Mức độ giải quyết công ăn việc làm cho số lao động cũ cũng được các doanh nghiệp giải quyết tối đa. Kết quả tính toán chung cho thấy có tới 60% số lao động ở các doanh nghiệp hiện nay là số lao động cũ từ các doanh nghiệp hiện nay là số lao động cũ từ các doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá chuyển sang. - Về vấn đề công nghệ, sản phẩm và thị trường: Khoảng 70% doanh nghiệp sau cổ phần hoá có sự nâng lên về trình độ kỹ thuật, trang thiết bị và công nghệ. Hầu hết doanh nghiệp đều có nỗ lực mở rộng thị truờng tiêu thụ, cải tiến kỹ thuật vận dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tất cả các số liệu trên là những tín hiệu rất đáng khích lệ chứng tỏ tính đúng đắn trong đường lối của Đảng và nhà nước và tính tất yếu của cổ phần hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích kể trên quá trình cổ phần hoá vẫn còn chứa đựng một số những tồn tại bất cập đó là: - Sau 15 năm triển khai mới CPH được 12% số vốn nhà nước có tại doanh nghiệp là quá nhỏ bé. Nhà nước giữ cổ phần vẫn nhiều( bình quân 46,5%) đặc biệt là vẫn nắm chi phối tới 38% số doanh nghiệp CPH.Còn nhiều doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn hoạt động trong các lĩnh vực nhà nước không cần giữ hoặc chi phối. - Các doanh nghiệp nhà nước này đã được sắp xếp lại một bước,song quy mô vẫn nhỏ,năng lực tài chính yếu.Nhiều doanh nghiệp hệ số vốn tự có/vốn vay và vốn tự có/tổng tài sản đang nằm trong giới hạn mất an toàn. Hiện tại 20/101 tổng công ty thua lỗ rất lớn, số còn lại mổ xẻ ra thì cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. - Mục tiêu huy động vốn của toàn xã hội để phát triển doanh nghiệp đạt kết quả chưa cao. Số doanh nghiêp không có cổ đông ngoài tham gia còn nhiều, tính đến hết năm 1999 có 169/370 doanh nghiệp. Số các doanh nghiệp có cổ đông ngoài tham gia thì lại có tỷ lệ góp vốn thấp (84/370 doạnh nghiệp có tỷ lệ vốn góp của cổ đông ngoài từ 1- 20%). Số doanh nghiệp cổ phần hoá có bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài ít và tỷ lệ góp vốn thấp. Theo kết quả báo cáo thì tính đến ngày 15/08/2000, 460 doanh nghiệp được cổ phần hoá mới thu được 1900 tỷ đồng từ dân chúng (Bao gồm công nhân viên chức của doanh nghiệp và người ngoài doanh nghiệp). Nguyên nhân là do chưa áp dụng mạnh hình thức giữ nguyên giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để huy động thêm vốn (Tính đến hết 2001 có 51/505 doanh nghiệp cổ phần hoá áp dụng hình thức này). - Có hiện tượng gian lận trong định giá giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hoá thấp hơn giá trị thực chất làm thất thoát tài sản nhà nước. Nguyên nhân là do chưa thống nhất trong phuơng pháp định giá tài sản doanh nghiệp giữa nhà nước và doanh nghiệp. Phương pháp định giá hiện nay được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp “giá trị tài sản ròng” (tức giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu bằng giá trị thị trường của tài sản trừ đi giá trị của công nợ ) và phương pháp “định giá theo khả năng sinh lời của tài sản” (tức dựa trên các dòng tiền dự tính xuất hiện trong tương lai do tài sản mang lại). Phương pháp hiện nay cho phép loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá những tài sản thuộc đối tượng thanh lý không cần dùng, các khoản công nợ khó đòi. Đối với doanh nghiệp có lợi thế doanh nghiệp thì chỉ tính 30% giá trị lợi thế để đề phòng các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Nhưng nó cũng có những bất cập đó là do chỉ có duy nhất một phương pháp tính giá trị nên nếu như có sai sót gì thì cũng không thể có phuơng pháp khác kiểm chứng. Quan niệm cấu thành giá trị doanh nghiệp cũng không hợp lý, các giá trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị tài sản hữu hình, vô hình và lợi thế doanh nghiệp, như vậy thì lợi thế doanh nghiệp nằm ngoài giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Phương pháp định giá doanh nghiệp chủ yếu chỉ căn cứ vào sổ sách kế toán chứ không căn cứ vào giá thị trường. Tính lợi thế doanh nghiệp dựa trên cơ sở so sánh lợi nhuận nội bộ ngành, đã bỏ ra lợi thế kinh doanh giữa ngành này với ngành khác, tuy điều này là phù hợp với tình hình thực tiễn về thông tin kinh tế ở Việt Nam. Việc xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc “giá trị thực tế của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua và bán cổ phần đều có thể chấp nhận được”. Tuy nhiên trên thực tế hoàn toàn không có thoả thuận gì giữa người mua và bán cổ phần, và việc định giá doanh nghiệp vẫn mang tính chất chủ quan do có nhiều yếu tố tác động. - Thị trường chứng khoán tuy đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa ổn định và chưa khẳng định được sự cần thiết của mình. Hoạt động của thị trường vẫn chưa được phổ cập, dẫn tới sự hiểu biết về thị trường vẫn còn khá mờ mịt đối với nhiều đối tượng ... - Còn có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, chưa tạo điều kiện để thu hút và gắn kết giữa hoạt động đầu tư chiến lược với sự phát triển của doanh nghiệp CPH. Trên đây là một số vấn đề đã và đang tồn tại trong quá trình cổ phần hoá đòi hỏi cần sớm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng từ đó có thể đưa ra các giải pháp hợp lý. Phần 3 Kết quả xử lý thông tin thu thập 1. Những kết quả đạt được sau khi các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa Với những đổi mới tích cực, Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 187) về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2005 đã có tác động tốt thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN trong thời gian qua, cụ thể như sau: - Số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá tăng nhanh: Tính đến 30/6/2006, cả nước đã cổ phần hoá được 3.365 doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp, trong đó chỉ tính riêng năm 2005 thực hiện cơ chế cổ phần hoá theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã có 967 đơn vị được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Thông qua cổ phần hoá đã huy động được trên 22.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh. - Doanh nghiệp CPH có quy mô vốn lớn hơn trước đây: Trong số 967 đơn vị đã được phê duyệt phương án cổ phần hoá trong năm 2005 thì có tới 310 đơn vị có vốn trên 10 tỷ đồng(chiếm 32%), trong đó có gần 10 doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 300 tỷ. Nếu như trước năm 2006 vốn nhà nước trong 2.307 đơn vị cổ phần hoá chỉ khoảng 20 ngàn tỷ đồng, bằng 8% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thì chỉ tính riêng năm 2006 vốn nhà nước trong 900 đơn vị cổ phần hoá đạt gần 20 ngàn tỷ đồng, bằng 8% tổng số vốn nhà nước. - Việc điều chỉnh mệnh giá cổ phần: Quy định cổ phần tối thiểu phải đấu giá bán công khai, xoá bỏ cơ chế bán cổ phần theo mệnh giá chuyển sang phương thức bán đấu giá cỏ phần lần đầu tại các tổ chức tài chính trung gian (đặc biệt tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán) đã góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá trình cổ phần hóa DNNN, khắc phục cơ bản tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, gắn cổ phần hoá với việc phát triển thị trường chứng khoán, giảm áp lực cho công tác định giá, giảm tổn thất cho Nhà nước. Thông qua đấu giá, hầu hết các doanh nghiệp đều bán được cổ phần cao hơn mệnh giá.Với việc bán cổ phần ra bên ngoài, doanh nghiệp CPH đã chủ động lựac chọn được nhà đầu tư chiến lược cho mình và tạo điều kiện để nhà đầu tư chiến lược tham gia góp vốn quản lý doanh nghiệp. - Việc đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao gắn với việc thực hiện niêm yết, đăng kí giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tạo đà cho thị trường chứng khoán phát triển. Tính đến nay có tới 57 doanh nghiệp nhà nước được hình thành từ cổ phần hoá đã niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán với số vốn điều lệ đăng kí giao dịch, niêm yết trên 9.100 tỷ đồng. - Quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp CPH được bảo đảm: Cán bộ công nhân viên trong đơn vị cổ phần được mua cổ phần ưu đãi giảm giá 40% so với giá đấu bình quân thành công. Trong số 967 đơn vị cổ phần hoá, theo phương án được duyệt thì người lao động được mua ưu đãi giảm giá tới 260 triệu cổ phần. Lao động dôi dư ở các đơn vị cổ phần được hưởng chính sách trợ cấp theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, được hỗ trợ đào tạo nghề mới cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Riêng năm 2006 có trên 85.500 lao động dôi dư do sắp xếp lại được hưởng chính sách này, bình quân mỗi lao động dôi dư được hỗ trợ 32 triệu đồng/người. Nhờ có chính sách hợp lý, quyền lợi người lao động được đảm bảo, góp phần quyết định trong việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, ổn định xã hội. - Thời gian thực hiện cổ phần hoá nhanh hơn trước. Nếu như trước đây, thời gian thực hiện cổ phần hoá bình quan một đợn vị vào khoảng 437 ngày thì sau khi có Nghị định 187 đã rút xuống còn khoảng 260 ngày(giảm 40%). Thời gian cổ phần hoá được rút ngắn một phần là do các doanh nghiệp trong diện cổ phần hoá bắt buộc phải chủ động xử lý những tồn tại về tài chính trước khi thực hiện cổ phần hoá; mặt khác, việc xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần thông qua các định chế tài chính trung gian đã góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo tính khách quan trong quá trình định giá và bán cổ phần, qua đó phần nào rút ngắn được thời gian thực hiện công việc này. Thêm vào đó, các quyết định liên quan đến quá trình cổ phần hoá đã được xem xét, trình duyệt với thời gian nhanh hơn. Nhìn chung, với sự đổi mới mang tính toàn diện, Nghị định 187 đã khắc phục một số tồn tại của cơ chế cũ, tạo điều kiện đẩy nhanh hơn nữa tình hình sắp xếp, cổ phần hoá DNNN; đồng thời góp phần hoàn thiện và pháp triển các yếu tố thị trường đặc biệt là thị trường vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá ổn định và phát triển trong xu thế hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. 2. Những ví dụ tiêu biểu cho việc thực hiện CPH DNNN + Điển hình cho kết quả đạt được khi thực hiện CPH DNNN là Công ty cổ phần cơ khí tàu thuyền Quy Nhơn. Được thành lập vào tháng 7-1996, là một trong 10 DNNN đầu tiên của cả nước được tiến hành thí điểm cổ phần hoá. Đây là đơn vị gặp nhiều khó trong quản lý, kinh doanh; bế tắc về tài chính; thậm chí có nguy cơ phải giải thể. Đời sống của người lao động trong công không được đảm bảo. Tháng 7-1996, Công ty cổ phần cơ khí tàu thuyền Quy Nhơn ra đời, nhưng những ràng buộc của”cơ chế cũ”, con người cũ, cách làm cũ…vẫn đeo đẳng, kìm hãm sự phát triển của Công ty. Trước tinh hình đó Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành chức năng đã tổ chức nhiều cuộc họp để bàn bạc, tìm giải pháp tháo gỡ, quán triệt tư tưởng về vấn đề CPH DNNN. Đồng thời thực hiện nhiều biện pháp cụ thể để người lao động hiểu rõ và ủng hộ chủ trương CPH của Đảng và Nhà nước, làm cho họ thấy rõ quyền lợi thiết thực của họ khi đơn vị tiến hành CPH. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện các thủ tục chuyển đổi, CPH DNNN cũng được rút ngắn, tạo nhiều thuận lợi. Nhờ đó, sau nhiều bước củng cố, Công ty cổ phần cơ khí tàu thuyền Quy Nhơn ngày một phát triển đi lên. Vốn điều lệ của Công ty ban đầu chỉ hơn 1 tỉ đồng, đến năm 2003 tăng lên trên 6,5 tỉ đồng. Tính đến tháng 9 năm 2004, doanh thu của Công ty đã lên gần 33,6 tỉ đồng, lợi nhuận đạt 330 triệu đồng. Mức sống của người lao dộng tron Công ty được đảm bảo, bình quan thu nhập của người lao động trên 1,5 triệu đồng/ tháng. (theo Thời báo Việt) + Công ty Cổ phần mía đường Sơn La tiền thân là Công ty mía đường Sơn La thành lập năm 1997, với nhiệm vụ đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu mía 3.500 ha và chế biến 10.000 tấn đường trắng RS mỗi năm, được kì vọng là một doanh nghiệp lớn góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống của bà con dân tộc thiểu số, ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, sau 5 năm đi vào hoạt động, do bộ máy quản lý điều hành lỏng lẻo, nhân lực thiếu về chất lượng, thừa về số lượng, thiếu vốn lưu dộng trầm trọng,….làm cho tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rất yếu kém, thua lỗ triền miên. Đến 31/12/2006, với âm vốn sở hữu là 254 tỉ đồng, công ty đứng trươc nguy cơ phá sản. Tưởng như không còn lối thoát, thì vị cứu tinh của Công ty- Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp (DATC) đã xuất hiện. Với chức năng mua bán nợ, DATC đã nhanh chóng hối sinh lại Công ty mía đường Sơn La. Thông qua hoạt động mua bán nợ DATC đã giúp Công ty mía đường Sơn La xử lý triệt để các tồn tại tài chính, thoát ra khỏi tình trạng âm vốn chủ sở hữu. Để giúp công ty mía đường Sơn La có thể chuyển đổi thành Công ty cỏ phần, và quan trọng hơn là có khả năng hoạt động hiệu quả cao sau khi được cổ phần hoá, DATC đã tìm kiếm đối tác chiến lược có thế mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh mía đường cùng xây dựng phương án góp vốn, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với những nỗ lực đó của DATC, phương án tái cơ cấu tài chính, chuyển đổi sở hữu và phát triển mía đướng Sơn La đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt và công ty mía đường Sơn La đã đi vào hoạt động với tên gọi mới là Công ty cổ phần mía đường Sơn La. Hiện nay, với số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng và tình hình tài chính hoàn toàn lành mạnh, Công ty mía đường Sơn La đã và đang bước vào niên vụ sản xuất mía đường mới với rất nhiều thuận lợi, hứa hẹn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. 3. Những vướng mắc cần giải quyết Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện cổ phần hoá công ty nhà nước sau khi Nghị định 187 có hiệu lực thi hành cho thấy còn một số những tồn tại: - Đối tượng cổ phần hoá còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công tác cổ phần hoá theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX. Vẫn còn hiện tượng các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước mà theo tiêu chí phân loại không thuộc diện nhà nước cần nắm giữ 100% vốn chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty me - công ty con, công ty THHH Nhà nước một thành viên để tránh cổ phần hóa. - Việc xác định giá trị quyền xử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp CPH chưa có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hưỡng dẫn thi hành Luật Đất đai, đặc biệt là mức giá áp dụng, trình tự thủ tục … Thực tế cho thấy hầu như các đơn vị cổ phần hoá đều lựa chọn hình thức thuế đất, không lựa chọn hình thức giao đất vì: giá thuê đất do các địa phương ban hành còn chưa sát với giá thị trường hoặc chưa điều chỉnh kịp thời với sự biến động trên thị trường, nếu thực hiện giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, tăng quy mô vốn nhà nước tại đơn vị cổ phần hóa quá lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần và không hấp dẫn với nhà đầu tư. - Về đối tượng và quyền mua cổ phần: Chính sách về cổ đông chiến lược còn có sự cách biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, chưa tạo điều kiện để thu hút và gắn kết giữa hoạt động đầu tư của nhà đầu tư chiến lược với sự phát triển của doanh nghiệp CPH. Có đơn vị xác định nhà đầu tư chiến lược lại là các doanh nghiệp thành viên trong nội bộ của tổng công ty làm hạn chế khả năng tham gia, tiếp cận của nhà đầu tư bên ngoài. - Cơ chế bán cổ phần còn chưa phù hợp với doanh nghiệp cổ phần có quy mô lớn như các nhà máy xi măng, các máy nhà máy điện... Chưa có quy định cho phép các nhà đầu tư chiến lược được quyền mua lô lớn đối với số cổ phần để được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa. - Về bán đấu giá cổ phần, trong thời gian vừa qua đã xảy ra hiện tượng đầu tư trúng thầu ở giá cao từ chối mua cổ phần và chấp nhận mất tiền đặt cọc như việc bán đấu giá, bán cổ phần tại Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội, tại khách sạn Tản Đà thuộc Tổng công ty Du Lịch Sài Gòn. Hiện tượng các nhà đầu tư liên kết với nhau trong việc bỏ giá khi tham gia đấu giá mua cổ phần , “thông thầu” đặt giá cao rồi bỏ để các nhà đầu tư kế tiếp đương nhiên được mua với giá thấp hơn nhiều giá trị thực gây thất thu cho Nhà nước. - Theo quy định hiện nay, toàn bộ tiền thu về cổ phần hóa sau khi trừ các khoản chi phí cổ phần hóa, chi cho người lao động thôi việc, mất việc, đào tạo lại theo phương án cổ phần hóa được duyệt được chuyển về công ty (cổ phần hóa đơn vị thành viên tổng công ty), công ty mẹ (cổ phần hóa bộ phận doanh nghiệp) hoặc về Quỹ sắp xếp cổ phần hóa Bộ tài chính (cổ phần hóa các đơn vị độc lập thuộc bộ, ngành, địa phương). Quy định này có hạn chế là trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn,toàn bộ khoản chênh lệch do bán đấu giá cổ phiếu đều phải nộp cho Nhà nước hoặc cho tổng công ty,công ty mẹ mà không được để lại cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư, mở rộng sản xuất nên thực tế nhiều doanh nghiệp CPH chỉ chú trọng hình thức bán bớt vốn nhà nước tại doanh nghiệp. - Chưa có cơ chế giám sát và tạo sự gắn kết giữa trách nhiệm và quyền lợi các tổ chức trung gian với kết quả bán đấu giá cổ phần. Một số tổ chức trung gian định giá doanh nghiệp CPH chưa sát và phù hợp thực tế dẫn tới Ban chỉ đạo cổ phần hóa của doanh nghiệp phải yêu cầu giải trình, chỉnh sửa nhiều lần làm kéo dài thời gian cổ phần hóa. - Chính sách hỗ trợ lao động dôi dư theo Nghị định 41 đã thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa nhưng kể từ sau khi hết nguồn hỗ trợ, kết thúc ngày 31/12/2005, tốc độ cổ phần hóa đã bị chững lại. Cơ chế hỗ trợ theo Nghị định 41 chưa thống nhất với quy định của Bộ Luật lao động và Luật Ngân sách nên gây khó khăn về nguồn vốn cung cấp. Phần 4 Nhận xét và kiến nghị 1. Nhận xét 1.1. Về hệ thống chính sách Cần đổi mới và hoàn thiện chế độ chính sách về tổ chức và quản lý quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá thì có thể thể chế hoá các mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp cổ phần hoá ở một văn bản cao hơn nhằm bảo đảm niềm tin và cơ sở pháp lý vững chắc cho cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, song song với việc sửa đổi những ưu đãi về thuế, về công suất ưu đãi. Trong việc định giá trị doanh nghiệp nên thống nhất để tránh xảy ra vấn đề khó khăn trong xác định giá cho các tổ chức và doanh nghiệp đồng thời lại tạo ra các lỗ hổng để làm thất thoát tài sản cuả nhà nước. Giải pháp đưa ra đó là hoặc là thực hiện cơ chế đấu thầu giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá thay cho định giá bằng hội đồng nhằm chống tiêu cực và làm thiệt hại cho nhà nước, hoặc là thông qua những công ty trung gian để dựa trên quan hệ “cung cầu” của thị trường để định giá. Với các vấn đề liên quan đến giải quyết các khoản nợ hay tồn vốn hay tài sản trong quá trình cổ phần hoá cần sớm có các chính sách, quy định cụ thể rõ ràng cho từng trường hợp để bổ sung thêm cho các chính sách đã có sẵn. Ngoài ra, cũng cần đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động và ban quản trị cũ của doanh nghiệp để làm gọn công tác tư tưởng bớt đi một nhân tố làm chậm tiến trình cổ phần hoá. 1.2. Năng lực và trình độ của lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế - Năng lực, trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, quản trị doanh nghiệp không theo đúng thông lệ quốc tế. Nhiều công ty cổ phần chưa có sự đổi mới, chưa biến thực sự về phương thức quản lý và lề lối làm việc,do chưa có sự thay đổi đội ngũ lãnh đạo. - CPH còn mang tính “khép kín”, trong đó chủ yếu cổ đông vẫn là người lao động,người quản lý và Nhà nước, không có chính sách thu hút cổ đông chiến lược khi tiến hành CPH, do vậy việc quản trị của các doanh nghiệp cổ phần không được cải thiện. 1.3. Trong công tác chỉ đạo Tăng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước.doc
Tài liệu liên quan