Tiểu luận Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì phải xác định khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là những quốc sách hàng đầu

Trong thời đại ngày nay, CNH,HĐH đất nước không thể không dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học công nghệ hiện đại. Hơn nữa một trăm năm trước đây, C Mác đã từng nói: “Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo nên của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và vào số lượng lao động đã hao phí hơn là vào những tác nhân, đến lượt mình lại tuyệt đối không tương xứng với thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra chúng, mà, nói đúng hơn, chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa hoc và vào bước tiến bộ của kĩ thuật,hay là việc sử dụng khoa học ấy vào sản xuất đến một trình độ nào đó tri thức xã hội phổ biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp”

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3111 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì phải xác định khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là những quốc sách hàng đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Luận chứng quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam: “Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá(CNH, HĐH) đất nước thì phải xác định khoa học và công nghệ(KH&CN) cùng với giáo dục và đào tạo(GD&ĐT) là những quốc sách hàng đầu”. LỜI NÓI ĐẦU Xã hội là một bộ phận đặc biệt của thế giới vật chất, lịch sử phát triển của nó hiện ra như là quá trình lịch sử - tự nhiên. Đó là quá trình phát triển của nền sản xuất và tái sản xuất đời sống xã hội, đồng thời cũng là quá trình phát triển nền văn minh nhân loại bằng những bước tiến tuần tự xen lẫn những bước ngoặt cách mạng. Ngày nay cách mạng CNH, HĐH đã và đang lôi cuốn,tác động đến tất cả các nước, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy nên thế giới đang phát triển những nền văn minh mới, xã hội mới : “xã hội thông tin”, “xã hội hậu công nghiệp”, “xã hội hậu- hiện đại”. Các nước có nền công nghiệp hiện đại đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức. Vì vậy đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì CNH, HĐH với tư cách là “một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” là con đường duy nhất và là nhiệm vụ hết sức cấp thiết để tiến lên một xã hội hiện đại “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ,văn minh”. Và trong sự nghiệp đó Đảng ta đã xác định phát triển KH-CN với GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. 1. NỘI DUNG QUAN ĐIỂM a. Mục tiêu CNH, HĐH ở Việt Nam: Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, cùng với việc từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải phóng các lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đã xác định ngày càng rõ quan điểm mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), khi thông qua đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng ta nhấn mạnh: “Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Tại Đại hội này, Đảng ta cũng xác định rõ mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Kết thúc thế kỷ 20, bước vào thế kỷ 21, bối cảnh trong nước và quốc tế tiếp tục có những thay đổi mau chóng. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng nhận định: “Thế kỷ 21 sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri hức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản suất”. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010 được thông qua tại Đại hội IX xác định: “Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Đảng ta đề ra mục tiêu “phấn đấu trong giai đoạn 2001-2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Điều này hứa hẹn mở ra những bước đột phá trong nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội, góp phần thực hiện “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. b. Khái niệm KH&CN: Tuy đều là các quá trình hoạt động dựa trên cơ sở phát triển của trí tuệ con người và nhân loại, nhưng KH va CN có sự khác nhau căn bản. KH cho ta kiến thức, CN giúp ta tạo ra của cải vật chất. KH gắn trực tiếp với CN tức là gắn trực tiếp với sử dụng phát minh khoa học. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm tập hợp các hiểu biết và tư duy nhằm khám phá những thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Khoa học được phân chia thành: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các ngành khoa học khác. Công nghệ gồm cả tri thức và cách thức khác nhau để sử dụng tri thức đó để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội. Ngày nay công nghệ được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm: - Phần cứng: gồm toàn bộ những điều kiện vật chất như máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng… Nó phản ánh kĩ thuật của phương pháp sản xuất, là xương sống, là cốt lõi của quá trình sản xuất. - Phần mềm:con người với tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm; thông tin gồm bí quyết,dữ liệu, phương pháp; thành phần tổ chức, thể hiện ở việc bố trí xắp xếp, điều phối quản lí…Trong đó con người là chìa khoá hoạt động trên cơ sở của phần thông tin. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kết các phần trên. KH&CN là nền tảng và động lực của CNH, HĐH. Ứng dụng thành tựu KH-CN làm kinh tế phát triển theo chiều sâu và hiện đại.Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. Trên thế giới đã xuất hiện những ngành công nghệ mới như: CN sinh học, năng lượng, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nanô,công nghệ mới chế tạo máy…đang được đầu tư nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất tạo hiệu quả cao trong kinh tế. c. Khái niệm GD&ĐT: Giáo dục là một quá trình bao gồm tất cả các hoạt động hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực( tri thức, kĩ năng, kĩ xảo…) và phẩm chất( niềm tin, đạo đức, thái độ…) ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội. Theo nghĩa hẹp GD là một quá trình được tổ chức 1 cách có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức của nhân loại. Đào tạo là quá trình phát triển có hệ thống các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ, tư cách… đòi hở ở một cá nhân để thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định. Như vậy ĐT là một dạng đặc thù của GD trong đó nó hướng về GD chuyên môn nghề nghiệp. Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: cùng với KH&CN, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm phát huy tối đa nguồn lực con người là cơ sở cho sự phát triển nhanh và bền vững. Sự nghiệp GD, ĐT là sự nghiệp “trồng người”, những con người phát triển toàn diện cả về đức - trí - thể - mĩ. d. Mối quan hệ giữa KH - CN với GD&ĐT: Trong nền kinh tế mới GD&ĐT có sứ mệnh đặc biệt, đó là chuẩn bị cho người học đến với những thay đổi về kĩ thuật,công nghệ thông tin. GD&ĐT tạo lực lượng lao động có trình độ, tạo điều kiện tiếp thu KH - CN tiên tiến. Tạo ra đội ngũ thế hệ trẻ thích ứng kịp thời với thế giới bên ngoài đang biến đổi nhanh chóng. Công nghệ thông tin hiện đại áp dụng rộng rãi trong giảng dạy và truyền bá kiến thức, do đó chất lượng GD đã được cải thiện. Ngày nay dưới tác động cuả KH-CN, các phương thức giảng dạy ngày càng đa dạng hóa, có các hình thức mới như GD từ xa, internet, phương tiện truyền thông… 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI: Toàn bộ những tư tưởng cơ bản trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội đã trở thành cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp CNH,HĐH của nước ta. - Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với một điểm xuất phát thấp (kinh tế tiểu nông lạc hậu, người lao động thủ công, sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, năng xuất lao động thấp…) thiếu một nền đại công nghiệp. Vì vậy CNH, HĐH là tất yếu khách quan. Nó đáp ứng nhu cầu xây dựng một nền đại công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cho CNXH. Nó phản ánh những quy luật phát triển khách quan của xã hội ta, đồng thời nó thể hiện nhu cầu, lợi ích và khát vọng bao đời của cả dân tộc về một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. - Kinh tế tri thức hình thành và phát triển mạnh mẽ thể hiện trình độ của lực lượng sản xuất, đặc trưng cơ bản là tri thức đóng vai trò quyết định số một. Tuy nhiên chất và trình độ của LLSX mà loài người đạt được hiện nay tập trung chủ yếu ở những nước tư bản. Toàn cầu hoá, các nước đều đứng trước cơ hội để phát triển như khả năng hợp tác, hội nhập. Nhưng do ưu thế vốn, công nghệ… phần lớn phụ thuộc vào các nước tư bản phát triển và các công ti đa quốc gia nên các nước đang phát triển đứng trước những thách thức lớn. CNTB đang chi phối nền kinh tế thế giới nhờ nắm những thành tựu KH - CN mới nhất. Cạnh tranh quốc tế về KH - CN, thương mại gay gắt. Hệ thống kinh tế hàng hoá thị trường là một nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ cao, không ngừng phát triển, dựa trên công nghệ mới. Nền kinh tế đó đang sản xuất ra hàng hoá, cả hàng hoá sức lao động với hình thức và chất lượng mới: Hàm lượng trí tuệ ngày càng cao dẫn đến những biến đổi sâu sắc toàn diện, những lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội loài người. - Sự phát triển như vũ bão của KH-CN biến nó thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời gian cho một phát minh mới của khoa học rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng của một thành tựu khoa hoc vào sản xuất và đời sống ngày càng mở rộng. CNH, HĐH có thể rút ngắn thời gian với những bước đi tuần tự về công nghệ, vừa có những bước nhảy vọt, đi trước đón đầu. Tranh thủ ứng dụng KH-CN phát triển kinh tế tri thức , phát triển trí tuệ, GD-ĐT với KH-CN nền tảng và động lực cho CNH, HĐH. Có như thế chúng ta mới nhanh chóng đạt trình độ phát triển cao của thế giới, tránh bị đẩy ra bên lề văn minh nhân loại. Đó là một tất yếu khách quan. Đó là quá trình xác lập, cũng cố, phát triển yếu tố của CNXH, xoá bỏ, tiếp thu và kế thừa những yếu tố, giá trị, những thành tựu nhất định của con đường TBCN. Rút ngắn quá trình tiến từ sản xuất nhỏ, thủ công, từ sản xuất tiền công nghiệp lên nền công nghiệp hiện đại, xã hội công nghiệp hiện đại. Việt Nam cần tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế trí thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và sự nghiệp CNH, HĐH. Tri thức Việt Nam kết hợp với tri thức nhân loại phát triển mạnh những ngành có giá trị gia tăng cao phụ thuộc vào tri thức. Đó là các ngành công nghệ cao ( chất xám, phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh) công nghệ phần mềm và công nghệ bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu thu hút lao động, phát triển kinh tế mở xuất khẩu thay thế nhập khẩu… Nhận chuyển giao công nghệ mới từ các nước tiên tiến là cách sớm đưa nhanh nước ta lên hiện đại gắn với rút ngắn con đường phát triển hiện đại. Chú trọng đúng mức nghiên cứu cơ bản về KH xã hội nhân văn, tiếp tục góp phần sáng tỏ nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH. thường xuyên tổng kết thực tiễn để phát triển lí luận, dự báo tình hình và xu thế phát triển của thế giới, khu vực và trong nước. Cung cấp luận cứ KH cho việc hoạch định đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Ưu tiên phát triển KH tự nhiên và CN. Chọn lọc mua công nghệ, sáng chế nhanh chóng đổi mới trình độ CN của các ngành có lợi thế cạnh tranh.Nắm bắt công nghệ cao như CN Thông tin, CN sinh học, CN mới trong chế tạo máy…để nhanh chóng đưa vào hiện đại ở những khâu quyết định. Nhà nước trực tiếp đầu tư các công trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới, xây dựng tiềm lực KH-CN. Trong thời đại ngày nay, CNH,HĐH đất nước không thể không dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học công nghệ hiện đại. Hơn nữa một trăm năm trước đây, C Mác đã từng nói: “Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo nên của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và vào số lượng lao động đã hao phí hơn là vào những tác nhân, đến lượt mình lại tuyệt đối không tương xứng với thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra chúng, mà, nói đúng hơn, chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa hoc và vào bước tiến bộ của kĩ thuật,hay là việc sử dụng khoa học ấy vào sản xuất… đến một trình độ nào đó tri thức xã hội phổ biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp” [C. Mác, Ph. Ăngghen. Toàn tập. Tập 46.ph.II, tr213] Nhận định đó của C. Mác ngày càng được thực tiến phát triển KH-CN và sản xuất chứng minh KH-CN hiện đại ngày càng đóng vai trò then chốt trong CNH, HĐH, “quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của các quốc gia”. Song, để KH-CN có thể trở thành quốc sách hàng đầu” và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng “đẩy mạnh CNH, HĐH”, đồng thời là nền tảng then chốt của quá trình đó thì trước hết chúng ta phải tìm ra động lực- “năng lực nội sinh” cho sự phát triển của chính bản thân nó. Động lực này, “năng lực nội sinh” này trước hết nằm trong lợi ích của đội ngũ cán bộ KH-CN. Bởi lẽ, sản phẩm trí tuệ trước hết phải thuộc sở hữu của những người trực tiếp sinh ra nó: và bản thân nó (do tính đặc thù của nó…) phải được coi là một thứ hàng hoá đặc biệt; và do đó, phải được trả tương xứng vơí giá trị vốn có của nó. Chính vì vậy, cần khuyến khích, trân trọng những tìm tòi khoa học những kiến giải khác nhau về những vấn đề của tự nhiên, kĩ thuật cũng như kinh tế - xã hội. Cần tìm ta những hình thức tổ chức, phương thức và cơ chế hoạt động cho phép kết hợp và phát huy tối đa trí tuệ tập thể, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài cần phải được coi là quốc sách, là biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ph. Ăngghen đã nó đến tính thiết yếu của sự “ phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó”. Hơn nữa, ông còn khẳng định: “ Nền công nghiệp toàn xã hội kinh doanh một cách tập thể và có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất” và đến lượt mình nền công nghiệp ấy “sẽ có những thành viên trong xã hội đó có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình” . [C. Mác, Ph. Ăngghen. Toàn tập. Tập 2] Để nắm vững bộ máy quản lí không những bộ máy nhà nước, mà cả toàn bộ nền sản xuất xã hội - một công việc luôn cần đến những kiến thức thông thái”, thì nhất thiết phải tạo ra “ một đội ngũ vô sản lao động trí óc mà sứ mạng của nó là kề vai sát cánh cùng tiến công trong một đội ngũ với những người anh em của mình là những công nhân lao động chân tay”. Chính vì vậy việc tạo ra một đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất là một công việc hết sức quan trọng và cấp thiết của chúng ta hiện nay. Bởi lẽ trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, “ Mỗi người đều có quyền phát triển toàn diện tài năng của mình và xã hội hai lần mắc tội với những con người khi nó làm cho sự dốt nát là hậu quả tất yếu của sự nghèo khổ”, và hơn nữa “Điều hiển nhiên dễ thấy là… những thành viên đã được giáo dục làm lợi cho xã hội nhiều hơn là những thành viên ngu dốt,không có văn hoá”. Trong “Bộ tư bản”, C.Mác coi việc tạo ra đội ngũ đông đảo những người có trình độ học vấn cao,thông tin KH-CN” Không phải chỉ là một phương pháp để tăng thêm nền sản xuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện”. [C. Mác, Ph. Ăngghen. Toàn tập. Tập 2.tr730] Trên cơ sở những tư tưởng đó của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH”. Bởi lẽ, con người là “ tiêu điểm” của mọi biến cố lịch sử, là hiện thân không chỉ của lực lượng sản xuất mà còn của quan hệ sản xuất. Do đó, việc giáo dục, đào tạo và việc sử dụng chúng trong môi trường xã hội không thể không ảnh hưởng( tích cực hoạc tiêu cực) đến sự phát triển của cả LLSX và QHSX, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Cách mạng KH-CN phát triển hết sức mạnh mẽ, nổi bật là cách mạng thông tin và sự tham gia đầy uy lực của kĩ thuật điện tử, tạo ra chất lượng mới của lực lượng sản xuất ( Trình độ kĩ thuật và tổ chức xã hội). Hệ thống công nghệ mới mà nòng cốt là máy tính điện tử đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động rộng rãi và sâu sắc trên phạm vi quốc tế, quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hoá nền kinh tế. Bước chuyển sang phát triển CN mới về chất trên cơ sở phát triển SX và quản lí theo mạng cũng như áp dụng rộng rãi các CN thông tin liên lạc của cộng đồng thế giới đang quy định cấp độ mới của nền văn minh hiện đại. Vai trò của trình độ nghiệp vụ chuyên nghiệp và khả năng sáng tạo của người lao động ngày càng được nâng cao. Năng lực vật chất cùng với kiến thức trí tuệ thông tin đổi mới, những kiến thức thông tin mà để nắm vững chúng cần phải có trình độ nghiệp vụ cao, trước hết là trình độ đại học. Giáo dục không phải là “ bơm thông tin” mà là dạy cách thích ứng với điều kiện kinh tế, môi trường, xã hội đang biến đổi mỗi ngày. Cần chuyển sang mô hình GD mở - mô hình xã hội học tập với hêh thống học tập suốt đời, liên tục, kết hợp với thực hành linh hoạt. Người lao động phải có những hiểu biết cơ bản nhiều lĩnh vực để khi cần có thể chuyển đổi sang lĩnh vực khác. Vai trò của Đảng là phát triển năng lực tư duy lí luận, giáo dục tính chủ thể của con người Việt Nam. Đó là năng lực làm chủ những sức mạnh tự nhiên, xã hội và bản thân. Tăng cường giáo dục thế giới quan Mác – Lênin với GD truyền thống dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hoá nhân loại…để tạo ra đọi ngũ chuyên gia đông đảo có năng lực chuyên môn cao, có hiểu biết rộng, có tinh thần yêu nước và ý chí lí tưởng. Nước ta đã và đang tăng cường đầu tư thiết kế mô hình GD-ĐT vừa hiện đại, vừa phù hợp truyền thống dân tộc. Đào tạo đội ngũ nhà GD, quản lí GD có chuyên môn, năng lực sư phạm, nghiên cứu cao, hết lòng vì sự nghiệp GD. Kết hợp GD gia đình-nhà trường-cơ quan. Có chính sách thu hút và bồi dưỡng nhân tài, tránh hiện tượng “chảy chất xám”. Cần tiếp thu công nghệ, phát triển kinh tế tri thức, thúc đẩy giáo dục đào tạo, nền công nghiệp phải là hệ thống công nghiệp do nhân dân lao động nước ta làm chủ, là các tổ hợp công nghệ khác nhau: công nghệ thông tin, CN sinh học , CN vật liệu mới, CN nano, CN mới chế tạo máy móc… Công nghệ thông tin đóng vai là hệ thống điều khiển , CN sinh học dần dần chiếm ưu thế(ứng dụng của CN sinh học trong công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn ). Hệ thống này hướng vào khai thác tiềm năng của đất nước, thúc đẩy phân công lao động xã hội. 3. KINH NGHIỆM CNH, HĐH Ở MỘT SỐ NƯỚC CHẨU Á: Là một nước đi sau, với nhiều nét tương đồng, Việt Nam đã tiếp thu được kinh nghiệm CNH, HĐH của nhiều nước đi trước. - Một trong những nước có ảnh hưởng lớn tới nước ta là Nhật Bản.Giai đoạn 1952-1973 vẫn được người ta nhắc đến như là một giai thoại, giai thoại về thần kì Nhật Bản. Bước ra từ đống tro tàn của chiến tranh, ngay lập tức Nhật Bản tiến hành cải cách Minh trị, bắt tay tiến hành CNH, HĐH nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trong thế giới tư bản chỉ sau Mĩ. Vậy tại sao Nhật Bản thành công? Vâng sự thành công của Nhật Bản bắt nguồn từ sự lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa Khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông. + Trước hết phải nói rằng chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và hoàn thiện theo mô hình của phương Tây( mẫu các khu trường của Pháp, đại học của Mĩ). Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật đông đảo có chất lượng cao. Người Nhật được giáo dục theo nguyên lí đạo Khổng đó là lòng trung thành vô hạn, tính kỉ luật cao, cống hiến hết mình cho tập thể và sự phát triển.Cơ cấu giáo dục hình kim tự tháp, nền móng là giáo dục sơ đẳng và hướng nghiệp đã tạo được hiểu biết chung để có khả năng đuổi kịp và cải tiến được kĩ thuật tiên tiến để phát triển kinh tế. + Nhật Bản đã tìm cách rút ngắn khoảng cách bằng việc đẩy mạnh tiếp thu và ứng dụng có chọn lọc tri thức KH-CN nước ngoài, nhập khẩu máy móc phuơng Tây, mời các chuyên gia nước ngoài với chính sách đãi ngộ cao để khai thác tri thức của họ. Với việc nhập khẩu các phát minh Nhật Bản tiếp cận được những thành tựu mới nhất của KH-CN mà lại tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền của. Chọn lựa những nước tiên tiến và xuất sắc nhất trong từng lĩnh vực sao cho phù hợp hoàn cảnh và hiệu quả nhất. Bằng cách đi khôn ngoan, Nhật Bản đã có bước phát triển nhảy vọt và ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng hàng năm thời kì 1955-1965 đạt tới 9,4%. Tuy là một nước tư bản nhưng hướng đi của Nhật Bản là đúng đắn và là tất yếu chung mà Việt Nam phải tìm hiểu và học hỏi. [ Tại sao Nhật Bản thành công. Nxb Khoa học Xã hội,1991] - Nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, giáp biên giới phía bắc,Trung quốc cũng là nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, Cũng trãi qua thời kì dài của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp trì trệ. Trung quốc cũng xác định chỉ có CNH, HĐH với ứng dụng KHCN tiên tiến mới đưa nền kinh tế phát triển. Thực hiện “bốn HĐH công nghiệp, nông nghiệp, KHCN và quốc phòng”. HĐH gồm hai mặt là HĐH công nghệ và hiện đại hoá cơ cấu kinh tế.Thực hiện chính sách mở cửa nhàm thu hút vốn và tranh thủ KHCN nước ngoài, đẩy manh nhập khẩu thiết bị máy móc. Trang thiết bị kĩ thuật tổng thể rút ngắn khoảng cách từ 10-15 năm so với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Hiện nay Trung Quốc chỉ nhập khẩu có chọn lọc thiết bị toàn bộ cho những công trình lớn, nhưng rất cá biệt, Trung Quốc ưu tiên nhập khẩu kĩ thuật và xông nghệ để cải tạo các doanh nghiệp cũ lạc hậu… Trung quốc đã nhập công nghệ từ trên 40 quốc gia chủ yếu là của Anh, Mĩ, Nhật, CHLB Đức, Pháp v.v… [giáo trình Lịch sử kinh tế- trường đại học KTQD] Cùng với Việt Nam, các nước Asean cũng đã và đang tận dụng tối đa nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài vào sự nghiệp CNH đất nước đã thu được nhiều thành tựu, hoạt động KHCN gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 4.KẾT LUẬN: Trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách mạng KH-CN được bắt đầu vào những năm 50 của thế kỉ XX, mà hiện đại hoá được triển khai ở Mỹ, sau đó sang Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản và một loạt nước khác. Trong giai đoạn hiện nay những nước này vẫn tiếp tục quá trình HĐH chính là quá trình tiếp tục tạo ra và sử dụng những thành tựu KH-CN mới nhất, hiện đại nhất vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển hiện đại hơn. Còn đối với những nước đang phát triển thì phải tiến hành CNH kết hợp với HĐH sử dụng những thành tựu KH-CN hiện đại là tất yếu khách quan và cũng là nhiệm vụ hết sức cấp thiết của cách mạng nước ta. Nó đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ không chỉ những thuận lợi thời cơ lớn mà cả những khó khăn và nguy cơ thách thức; đặc biệt là hiểu rõ những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người( người lao động)- chủ thể của mọi sáng tạo. Học thuyết Macxit về hình thái kinh tế - xã hội với tư cách là cuộc cách mạng trong toàn bộ tư tưởng nhân loại về lịch sử xã hội, là biểu hiện tập trung nhất của quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử, là học thuyết nền tảng của khoa học xã hội mang tính sâu sắc và triệt để nhất là nền tảng tư tưởng của sự nghiệp CNH, HĐH của nước ta. Trong bài viết của em còn có những hạn chế, thiếu sót và lĩnh hội kiến thức chưa sâu sắc. Kính mong thầy giáo thông cảm và góp ý cho em. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Triết học Mác- Lênin. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, (lần thứ IX, lần thứ X). Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. C. Mác, Ph. Ăngghen. Toàn tập. Tập 46. Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. C. Mác, Ph. Ăngghen. Toàn tập. Tập2. Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. V.I.Lênin. Toàn tập.Tập 1.Nxb. Tiến bộ. M,1974. V.I.Lênin. Toàn tập.Tập 6.Nxb. Sự thật. Hà Nội,1963. www.vnep.org.vn www.ciem.org.vn www.thuvienkhoahoc.com.vn Giáo trình Lịch sử kinh tế.Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình Chính sách – kinh tế xã hội. Tại sao Nhật Bản thành công. Nxb Khoa học Xã hội,1991. MỤC LỤC Lời nói đầu Nội dung 1. Nội dung quan điểm a. Mục tiêu CNH, HĐH ở Việt Nam. b. Khái niệm KH - CN c. Khái niệm GD&ĐT. d. Mối quan hệ giữa KH&CN với GD&ĐT. 2. Cơ sở lí luận hình thái kinh tế - xã hội. 3. Kinh nghiệm CNH, HĐH ở một số nước Châu Á. 4. Kết luận. Tài liệu tham khảo Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước thì phải xác định khoa học và công nghệ (KH&CN) cùng với giáo dục .DOC
Tài liệu liên quan