Tiểu luận Giá trị thặng dư là hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế của Mác

Kéo dài thời gian lao động: Giả sử thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, hay giá trị của sức lao động là 4 đồng, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ và giá trị thặng dư là 4 đồng. Toàn bộ ngày lao động là 8 giờ, và biểu hiện trong sản phẩm là 8 đồng. Nếu ngày lao động được kéo dài thêm 2 giờ và giá cả sức lao động không thay đổi, thì đại lượng tương đối của giá trị thặng dư không đổi, giá trị thặng dư sẽ giảm xuống. Như vậy, giá trị thặng dư tăng lên là nguyên nhân làm đại lượng tương đối của giá trị sức lao động giảm. Khi kéo dài ngày lao động cho đến một điểm nhất định, thì sự hao mòn sức lao động tăng lên, người lao động cần nhiều tư liệu sinh hoạt hơn để bù đắp hao mòn đó, do đó, giá cả của sức lao động phải tăng lên, nhưng ngay cả khi giá cả của sức lao động có tăng lên thì giá trị của sức lao động cũng giảm đi tương đối so với giá trị thặng dư.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giá trị thặng dư là hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế của Mác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cần thiết cho việc sản xuất ra sức lao động bao gồm cả những tư liệu cho những người thay thế đó, tức là cho con cái của những người lao động. Muốn người lao động có kiến thức và có thói quen khéo léo trong một ngành lao động nhất định, thì cần phải tốn một số nhiều hay ít chi phí để đào tạo. Chi phí đào tạo này lại là khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp của lao động. Và chi phí này cũng gia nhập vào tổng số những giá trị được chi phí để sản xuất ra sức lao động. Vậy giá trị của hàng hoá sức lao động bao gồm: - Giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động của người công nhân. - Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người công nhân ( cho những người thay thế của anh ta) - Chi phí đào tạo người công nhân tuỳ theo tính chất phức tạp của người lao động được đào tạo. * Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: Hàng hoá sức lao động có điểm giống và điểm khác hàng hoá thông thường. Điểm giống là ở chỗ: hàng hoá thông thường và hàng hóa sức lao động đều có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định của người mua nó. Điểm khác là ở chỗ: nếu như hàng hoá thông thường khi đem sử dụng thì cả giá trị và giá trị sử dụng đều bị tiêu hao theo thời gian, thì ngược lại, hàng hoá sức lao động khi đem sử dụng, giá trị sử dụng càng tăng do người công nhân tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất Và giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Chính trong quá trình ấy, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, tức là tạo ra giá trị thặng dư. II. Sản xuất ra giá trị thặng dư Sau khi người sử hữu tiền đã mua được sức lao động của người sở hữu sức lao động, thì người đó tiến hành tiêu dùng sức lao động. Mà việc tiêu dùng sức lao động là lao động. Nên người mua sức lao động tiêu dùng của sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động, và trong quá trình ấy sức lao động tạo ra giá trị thặng dư. Do đó, khi đi nghiên cứu về sản xuất giá trị thặng dư, ta sẽ bắt đầu nghiên cứu từ quá trình lao động. 1. Quá trình lao động: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào tự nhiên bắt tự nhiên phục vụ lợi ích của mình. Như vậy thì quá trình lao động sẽ là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản của quá trình lao động, vì sức lao động gắn với con người, mà con người luôn sáng tạo ra tư liệu lao động, đối tượng lao động, đồng thời sử dụng chúng để phục vụ lợi ích của mình. ở đây, ta cần phân biệt giữa sức lao động và lao động. Nếu như nói đến sức lao động là mới chỉ nói đến khả năng lao động của con người, thì nói đến lao động là nói đến việc tiêu dùng sức lao động, là nói đến việc dùng sức lao động kết hợp với đối tượng và tư liệu lao động để tạo ra của cải vật chất. - Đối tượng lao động: là những vật mà con người tác động vào trong quá trình lao động. Có thể chia nó thành 2 loại: Một là, loại có sẵn trong tự nhiên như đất đai, các nguồn thuỷ sản, lâm sản… Hai là, loại đã trải qua chế biến, thường tồn tại dưới dạng nguyên, nhiên, vật liệu. - Tư liệu lao động bao gồm: công cụ lao động và những yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình sản xuất như: kho tàng, bến bãi, đường giao thông, thông tin, điện nước… tức là các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, công cụ lao động là những yếu tố tác động trực tiếp vào đối tượng lao động( như máy móc…), nó là yếu tố cơ bản nhất của tư liệu lao động, mà Mác gọi nó là hệ thống “xương cốt” của quá trình lao động sản xuất. Việc phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động cũng chỉ là tương đối mà thôi. Đối tượng lao động và tư liệu lao động trong quá trình lao động sản xuất hợp thành tư liệu sản xuất, do đó, có thể nói rằng: quá trình lao động là sự kết hợp của hai yếu tố: sức lao động và tư liệu sản xuất. Trong quá trình lao động, sức lao động kết hợp với dụng cụ lao động tác động vào đối tượng lao động và chuyển toàn bộ giá trị của những tư liệu sản xuất đó vào sản phẩm được tạo ra. Đi từ cái chung là việc nghiên cứu quá trình lao động, Mác đã đi đến phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB. 2.Sản xuất ra giá trị thặng dư: Để hiểu rõ hơn quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB, ta hãy xem ví dụ với những giả định khoa học mà Mác đã đưa ra như sau: Với phương pháp trừu tượng hoá trong nghiên cứu, Mác đã đưa ra các giả định khoa học: - Nền kinh tế tư bản chỉ là nền kinh tế tái sản xuất giản đơn. - Giá cả không thay đổi - Không xét đến ngoại thương. Ví dụ như trong sản xuất sợi, nhà tư bản đã mua( giả định theo đúng giá trị) 1kg bông giá 1 đông; hao mòn máy móc để kéo 5kg bông thành 5 kg sợi là 1 đồng; tiền công lao động trong 1 ngày 8 giờ là 4 đồng; cứ 4 giờ thì người công nhân kéo được 5 kg bông thành 5 kg sợi; Nếu sản xuất 5 kg sợi thì nhà tư bản sẽ phải đứng trước một số tiền là 10 đồng. Để sản xuất ra 5 kg sợi thì cần phải có 5 kg bông và sự hao mòn của máy móc, và khi 5 kg sợi được sản xuất ra thì không có nghĩa là giá trị của 5 kg bông và phần máy móc hao mòn bị mất đi, mà phần giá trị đó được chuyển nguyên vẹn vào giá trị của 5 kg sợi. Như vậy, giá trị của những tư liệu sản xuất: 5 kg bông và hao mòn máy móc được biểu hiện bằng 6 đồng, là những bộ phận cấu thành giá trị của 5 kg sợi. Chú ý là, người ta chỉ chi phí một thời gian lao động cần thiết trong điều kiện sản xuất xã hội nhất định mà thôi, vì vậy, dù nhà tư bản có sử dụng những tư liệu giá trị sản xuất nào mà có giá trị lớn hơn giá trị 6 đồng như trên đi nữa, thì gia nhập vào giá trị của 5 kg sợi cũng chỉ có 6 đồng, tức là số lao động xã hội cần thiết của nền sản xuất mà thôi. Bây giờ chúng ta phải xem xét phần giá trị mà lao động của người công nhân đã kết hợp vào bông. Giả định là muốn sản xuất một lượng trung bình những tư liệu sinh hoạt cần thiết hàng ngày cho một người lao động thì mất 4 giờ lao động trung bình, và giả định rằng 4 giờ lao động trung bình đã được vật hoá trong 4 đồng. Việc nhà tư bản trả 4 đồng cho một ngày lao động của người công nhân là đúng giá trị của sức lao động. Trong quá trình lao động, lao động không ngừng chuyển hoá từ hình thái hoạt động sang hình thái tồn tại, từ hình thái vận động sang hình thái vật thể. Như vậy, 4 giờ lao động xã hội cần thiết, vận động kéo sợi sẽ biểu hiện ra trong một lượng sợi nhất định là 5 kg sợi. Do đó, thành phần giá trị do lao động xã hội cần thiết, và chỉ là lượng vật chất hoá của số giờ lao động xã hội đó mà thôi. Theo giả định trên, 4 giờ lao động xã hội cần thiết này được vật hoá trong 4 đồng, và theo giả định ban đầu, cứ 4 giờ thì người công nhân kéo được 5 kg bông thành 5 kg sợi, vậy chính việc kéo sợi đã gắn thêm vào bông một giá trị là 4 đồng. Bây giờ, hãy xem tổng giá trị của sản phẩm - 5kg sợi ấy. Giá trị của 5 kg sợi bao gồm giá trị của 5 kg bông là 5 đồng; với hao mòn máy móc để chuyển 5 kg bông thành 5 kg sợi là 1 đồng; và 4 giờ lao động của người công nhân kéo sợi biểu hiện là 4 đồng. Vậy giá trị của 5 kg sợi là 10 đồng. Đến đây ta thấy, giá trị của sản phẩm bằng giá trị của tư bản ứng trước. Giá trị ứng trước không tăng thêm, do đó, không sản xuất ra giá trị thặng dư, và tiền không biến thành tư bản. Hàng ngày, muốn tái sản xuất ra sức lao động của mình, người công nhân phải tạo ra một giá trị hàng ngày là 4 đồng(như giả định), cái mà người công nhân thực hiện được bằng cách lao động mỗi ngày 4 giờ nhưng điều đó lại không làm cho anh ta mất khả năng có thể lao động mỗi ngày 8 giờ hay nhiều hơn nữa. Bởi vậy, khi đã mua sức lao động của người công nhân với giá 4 đồng(được cho là ngang giá) cho một ngày lao động 8 giờ, thì nhà tư bản có quyền tiêu dùng sức lao động đó, hay có thể bắt người công nhân đó lao động trong cả 8 giờ. Nên nếu tiếp tục sản xuất thêm 5 kg sợi nữa thì nhà tư bản chỉ phải bỏ thêm tiền để mua 5 kg bông và tiền hao mòn máy móc, mà không phải trả thêm tiền công cho công nhân kéo sợi. Vậy tổng số tiền nhà tư bản ứng trước để sản xuất ra 10 kg sợi là: 10 đồng cho 10 kg bông; hai đồng cho hao mòn máy móc; 4 đồng để thuê công nhân; tổng cộng là 16 đồng. Mà giá trị của 10 kg sợi là: 20 đồng. Nếu nhà tư bản bán 10 kg sợi (đúng giá trị) với giá 20 đồng thì thu được lượng giá trị thặng dư là 4 đồng. Như thế tiền đã được biến thành tư bản. Ví dụ trên cho thấy, tư liệu của sản xuất chỉ chuyển giá trị sang sản phẩm mới chứ không làm tăng thêm giá trị của sản phẩm đó, tức là không tạo ra giá trị thặng dư. Còn sức lao động mới là nhân tố tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần lớn hơn đó là kết quả lao động không được trả công của người công nhân, và chính là giá trị thặng dư. Tư bản ứng trước của nhà tư bản trên được chia làm hai bộ phận. Một là, bộ phận tư bản được chia ra để mua tư liệu sản xuất được coi là tư bản biến, ký hiệu là C. Hai là, bộ phận tư bản chi ra để mua sức lao động được gọi là tư bản khả biến, ký hiệu là v, bộ phận tư bản này cũng chỉ là một số tiền như tư bản chi ra để mua tư liệu sản xuất, nhưng nhờ mua được sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt mà khi tiêu dùng nó tạo ra giá trị thặng dư, nên trở thành lượng khả biến. Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến càng chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là sức lao động của công nhân chứ không phải là máy móc hay tư liệu sản xuất khác. Cũng qua ví dụ trên, chúng ta thấy ngày lao động của người công nhân được chia thành hai phần, một phần là thời gian lao động xã hội cần thiết(để tái sản xuất ra sức lao động), một phần là thời gian lao động thặng dư (phần thời gian tạo ra giá trị thặng dư). Có hai phương thức sản xuất ra giá trị thặng dư, đó là: sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối. (a) Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Đây là phương thức sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài ngày lao động hoặc là tăng cường độ lao động, trong khi giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư. Kéo dài ngày lao động hay tăng cường độ lao động đều là hao phí lao động trừu tượng. Thí dụ: ngày lao động là 8 giờ, gồm thời gian lao động cần thiết: 4 giờ và thời gian lao động thặng dư: 4 giờ. Bây giờ kéo dài ngày lao động thành 10 giờ mà thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng từ 4 giờ lên 6 giờ. Mục đích của nhà tư bản là giá trị thặng dư tối đa(vô hạn), nhưng phương thức sản xuất này không đạt được mục đích đó. Vì ngày lao động bị hạn chế không quá 24 giờ, và trong thực tế, không thể kéo dài đến 24 giờ. Mặt khác, việc kéo dài ngày lao động còn gặp phải những đấu tranh của công nhân, và sự đấu tranh đó buộc nhà tư bản phải rút ngắn thời gian lao động. Khi độ dài ngày lao động đã được xác định, nhà tư bản phải tìm phương thức khác để sản xuất ra giá trị thặng dư, phương thức đó được gọi là phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối. (b) Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đôi: Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương thức sản xuất giá trị bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư, còn độ dài ngày lao động không đổi. Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt, bằng cách tăng năng suất lao động xã hội ở những ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và ở những ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt. Muốn tăng năng suất lao động phải cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ. Những doanh nghiệp nao đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. ở đây, giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư cao hơn giá trị thặng dư bình thường do có giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó. Thực chất của giá trị thặng dư siêu ngạch chính là giá trị thặng dư tương đối, bởi vì nó đều do tăng năng suất lao động mà có. Chỉ khác ở chỗ: giá trị thặng dư tuơng đối do tăng năng suất lao động xã hội, do đó, tất cả các nhà tư bản đều được hưởng. Còn giá trị thặng dư siêu ngạch là do tăng năng suất cá biệt cao hơn năng suất lao động xã hội thì mới được hưởng giá trị thặng dư siêu ngạch này. Khi các doanh nghiệp đều ứng dụng công nghệ mới và hạ giá trị cá biệt của hàng hoá thì giá trị thị trường sẽ giảm xuống, người tiêu dùng được mua hàng hoá rẻ hơn trước, tức là giá của những tư liệu sinh hoạt giảm, nhờ đó sẽ hạ được thời gian lao động xã hội cần thiết xuống, và nhà tư bản thu giá trị thặng dư tương đối. Do các doanh nghiệp đều có trình độ công nghệ như nhau nên không ai thu được giá trị thặng dư siêu ngạch nữa, giá trị thặng dư siêu ngạch khi đó chuyển thành giá trị thặng dư tương đối. Cần để ý rằng, máy móc(máy móc tiên tiến cũng vậy) không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng nó tạo điều kiện để tăng sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị của thị trường, nhờ đó mà giá trị thặng dư tăng lên. B. Mặt lượng của giá trị thặng dư: Mặt lượng của giá trị thặng dư biểu hiện ở tỷ suất giá trị thặng dư, ở khối lượng giá trị thặng dư, và ở trong các hình thức của giá trị thặng dư. I. Tỷ suất giá trị thặng dư Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến(Ký hiệu là m3). Như vậy ta có thể thấy tỷ suất giá trị thặng dư phụ thuộc vào mối quan hệ giữa phần ngày lao động cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động, và thời gian lao động thặng dư. Mà dưới CNTB, phần thời gian lao động thặng dư là phần thời gian lao động không công của người công nhân cho nhà tư bản. Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ (mức độ) bóc lột của nhà tư bản với công nhân, tức là nói lên sự bóc lột theo chiều sâu. Để chứng minh cho kết luận này, ta hãy đi so sánh giá trị thặng dư và phần tư bản trực tiếp sinh ra nó. Nhà tư bản ứng trước một số tư bản là C để tiến hành sản xuất, tìm kiếm giá trị thặng dư, giá trị thặng dư đó được biểu hiện ở phần dư trong giá trị của sản phẩm so với tổng số giá trị của các yếu tố sản xuất ra sản phẩm ấy. Ta có giá trị của sản phẩm (Ký hiệu la C,) là: C, = C + m, trong đó m là giá trị thặng dư. Tư bản C được chia thành hại phần: một phần được gọi là tư bản bất biến, ký hiệu là c, chi cho những tư liệu sản xuất; một phần được gọi tư bản khả biến, ký hiệu là v, chia ra để mua sức lao động. Vậy C = c + v . Ví dụ như nhà tư bản đã ứng trước 16 đồng, trong đó c = 12 đồng, v = 4 đồng. Đến đây ta có thể viết lại công thức tính giá trị thặng dư của một sản phẩm như sau: C, =c + v + m. Ví dụ như giá trị của sản phẩm đó là C, =20 đồng, vậy giá trị thặng dư m = 4 đồng. Như đã làm rõ ở phần trên, thì c là bộ phận giá trị được chuyển hoá toàn bộ vào trong giá trị của sản phẩm, còn v là bộ phận giá trị trực tiếp sinh ra m. Chúng ta đã thấy rằng, trong một ngày lao động, người công nhân không chỉ sản xuất ra giá trị sức lao động của mình, tức là chỉ sản xuất ra giá trị những tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết cho anh ta mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Vì anh ta sản xuất trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội, cho nên anh ta không trực tiếp sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, mà chỉ sản xuất ra giá trị bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt của anh ta. Phần ngày lao động mà anh ta dùng để sản xuất ra giá trị những tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết đó, ta gọi là thời gian lao động cần thiết, lao động trong thời gian ấy gọi là lao động cần thiết, và lao động cần thiết được biểu hiện bằng số tư bản v. Phần thứ hai trong ngày lao động, hay là phần thời gian người công nhân làm quá thời gian lao động cần thiết, mà lao động trong phần thời gian này, cũng làm cho người công nhân phải hao phí sức lao động của mình, nhưng lại không tạo ra giá trị nào cho mình cả, mà giá trị tạo ra khi đó là giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Ta gọi phần thời gian này là thời gian lao động thặng dư, lao động trong thời gian này là lao động thặng dư, lao động thặng dư này được biểu hiện bằng giá trị thặng dư m. Tỷ suất giá trị thặng dư theo khái niệm trên là: m, = m v x 100% = 4 4 x 100% = 100% Và theo phân tích trên thì m v = Lao động thặng dư Lao động cần thiết Công thức tỷ suất giá trị thặng dư : m' = Lao động thặng dư Lao động cần thiết Chỉ ra chính xác tỷ lệ giữa hại bộ phận cấu thành của ngày lao động. Nếu tỷ lệ đó là 100%, thì người công nhân đã làm nửa ngày cho bản thân, và nửa ngày cho nhà tư bản. Tóm lại, tỷ suất giá trị thặng dư đã biểu hiện chính xác độ tư bản bóc lột sức lao động, hay mức độ nhà tư bản bóc lột người công nhân. II. Khối lượng giá trị thặng dư: Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng số tư bản khả biến được sự dụng. Ký hiệu là M. Như vậy, khối lượng giá trị thặng dư có thể được biểu hiện bằng công thức: M = m, . v (Trong đó, v là tổng số tư bản khả biến được sử dụng.) Nhìn vào công thức trên ta thấy, ở cùng một trình độ bóc lột (m,) nhất định, nếu nhà tư bản sử dụng càng nhiều tư bản khả biến thì khối lượng giá trị thặng dư thu được sẽ càng lớn. Như vậy, có thể kết luận là, khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột, hay đó là sự bóc lột theo chiều rộng. III. Sự thay đổi trong đại lượng của giá trị thặng dư: Chúng ta giả định rằng: hàng hoá được bán theo giá trị của nó, và giá cả sức lao động có thể cao hơn giá trị của nó, nhưng không bao giờ thấp hơn giá trị của nó. Khi đã giả định như thế thì sự thay đổi của đại lượng giá trị thặng dư sẽ được quyết định bởi 3 nhân tố sau: một là độ dài của ngày lao động. Mà 3 nhân tố này có thể kết hợp với nhau để tạo ra sự thay đổi của đại lượng giá trị thặng dư. 1. Đại lượng của ngày lao động và cường độ lao động không thay đổi (cho sẵn), sức sản xuất của lao động thay đổi. Đại lượng của ngày lao động không đổi, có nghĩa là giá trị của ngày lao động đó không đổi, hay giá trị mới được tạo ra trong ngày lao động là không đổi. Giá trị mới tạo ra này bao gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng dư. Vì thế, trong điều kiện sản xuất nhất định, thì không thể có sự cùng tăng lên hay cùng giảm xuống của giá trị sức lao động và giá trị thặng dư. Do giá trị của sức lao động không giảm xuống, thì giá trị thặng dư không tăng lên, nên để có sự thay đổi của hai đại lượng đó, thì sức sản xuất của lao động phải có sự thay đổi. Giả định: thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, nếu sức sản xuất của lao động tăng lên, thì chỉ cần một thời gian ít hơn 4 giờ để sản xuất ra khối lượng tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết mà trước đây phải cần 4 giờ để sản xuất, do đó, giá trị của sức lao động giảm xuống. Ngược lại, nếu sức sản xuất của lao động giảm xuống, thì giá trị của sức lao động tăng lên. Như vậy, việc tăng năng suất lao động sẽ làm giảm giá trị của sức lao động, và đồng thời làm tăng giá trị thặng dư, trong khi đó, việc năng suất lao động, và đồng thời làm tăng giá trị thặng dư, trong khi đó, việc năng suất lao động giảm sẽ làm tăng giá trị của sức lao động và làm giảm giá trị thặng dư. Cần phải chú ý là việc tăng hay giảm của giá trị thặng dư bao giờ cũng là kết quả (chứ không phải là nguyên nhân) của việc tăng hay giảm tương ứng của giá trị sưc lao động. 2. Ngày lao động không đổi, sức sản xuất của lao động không đổi, cường độ lao động thay đổi. Khi cường độ lao động tăng lên, tức là chi phí lao động tăng lên trong một khoảng thời gian, thì một ngày lao động có cường độ cao hơn sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn só với một ngày lao động có cường độ thấp hơn mà có số giờ lao động ngang nhau. Trường hợp này cũng gần giống như việc tăng sức sản xuất của lao động đều đem lại số sản phẩm lớn hơn trong cùng một thời gian lao động, nhưng giá trị của mỗi một đơn vị sản phẩm trong hợp này không đổi vì trước cũng như sau, để làm ra một sản phẩm đều hao phí một lượng lao động như nhau; còn trong trường hợp tăng sức sản xuất của lao động, giá trị của mỗi một đơn vị sản phẩm giảm đi vì nó tốn ít lao động hơn trước. Việc tăng cường độ lao động, làm khối lượng sản phẩm sản xuất ra khi đó tăng lên, giá trị lại không giảm, làm tổng giá trị tăng, trong khi đó giá trị của sức lao động không đổi, do đó, làm giá trị thặng dư tăng lên. Việc đó khác với việc tăng sức sản xuất của lao động, làm cho giá trị của sức lao động giảm đi, mà tổng số giá trị không tăng lên (vì tuy khối lượng sản phẩm tăng, nhưng giá trị của mỗi sản phẩm lại giảm tương ứng), do đó giá trị thặng dư tăng lên. 3.Sức sản xuất của lao động và cường độ lao động không thay đổi, ngày lao động thay đổi. Ngày lao động có thể thay đổi theo hai chiều, nó có thể được rút ngắn lại hay kéo dài ra. Việc rút ngắn ngày lao động, trong điều kiện năng suất lao động và cường độ lao động không thay đổi, không làm thay đổi giá trị của sức lao động, hay không làm thay đổi số thơi gian lao động cần thiết, vì thế nó làm thời giam lao động thặng dư bị rút ngắn, hay làm giá trị thặng dư giảm. Đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư giảm làm đại lượng tương đối của nó so với đại lượng không đổi của giá trị sức lao động cũng giảm xuống. Nên chỉ có bằng cách giảm giá cả của sức lao động xuống thì nhà tư bản mới không bị tổn thất. Nếu không thì việc rút ngắn thời gian lao động bao giờ cũng gắn liền với sự thay đổi của năng suất lao động và cường độ lao động. Kéo dài thời gian lao động: Giả sử thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, hay giá trị của sức lao động là 4 đồng, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ và giá trị thặng dư là 4 đồng. Toàn bộ ngày lao động là 8 giờ, và biểu hiện trong sản phẩm là 8 đồng. Nếu ngày lao động được kéo dài thêm 2 giờ và giá cả sức lao động không thay đổi, thì đại lượng tương đối của giá trị thặng dư không đổi, giá trị thặng dư sẽ giảm xuống. Như vậy, giá trị thặng dư tăng lên là nguyên nhân làm đại lượng tương đối của giá trị sức lao động giảm. Khi kéo dài ngày lao động cho đến một điểm nhất định, thì sự hao mòn sức lao động tăng lên, người lao động cần nhiều tư liệu sinh hoạt hơn để bù đắp hao mòn đó, do đó, giá cả của sức lao động phải tăng lên, nhưng ngay cả khi giá cả của sức lao động có tăng lên thì giá trị của sức lao động cũng giảm đi tương đối so với giá trị thặng dư. 4. Sự thay đổi cùng lúc của ngày lao động, sức sản xuất và cường độ của lao động. Có hai trường hợp quan trọng sau cần phải nghiên cứu: (a) Sức sản xuất của lao động giảm xuống, đồng thời ngày lao động bị kéo dài. Chúng ta nói đến sức sản xuất của lao động giảm xuống là nói đến những ngành lao động mà sản phẩm quyết định giá trị của sức lao động, như ngành nông nghiệp, sức sản xuất của lao động đã giảm xuống do độ màu mỡ của đất kém đi, và giá cả sản phẩm đó đắt lên một cách tương ứng. Khi sức sản xuất của lao động giảm đi, thì như phân tích ở trên, giá trị của sức lao động sẽ tăng lên, thời gian lao động cần thiết tăng lên, làm thời gian lao động thặng dư giảm đi, giá trị thặng dư cũng vì thế mà giảm xuống. Nếu như ngày lao động được kéo dài để giá trị thặng dư được sinh ra khi đó đúng bằng lượng giá trị thặng dư trước đó, thì đại lượng của nó vẫn giảm xuống tương đối so với giá trị sức lao động. Và nếu tiếp tục kéo dài thời gian lao động thì có thể cả hai đại lượng tuyệt đối và tương đối của giá trị thặng dư có thể tăng lên. (b) Cường độ và năng suất lao động tăng lên cùng với việc rút ngắn ngày lao động. Khi cường độ và sức sản xuất của lao động tăng lên có nghĩa là thời gian lao động cần thiết được rút ngắn lại, đồng thời, thời gian lao động thặng dư được kéo dài ra, giá trị thặng dư đựơc sinh ra tăng lên. Và do đó, có thể rút ngắn ngày lao động đến khi thời gian lao động thặng dư không còn nữa, nhưng cả khi sức sản xuất và cường độ của lao động có tăng đi nữa, giới hạn thời gian lao động cần thiết vẫn sẽ được nới rộng, bởi vì, càng ngày con người càng có nhu cầu sinh sống, hoạt động phong phú hơn, đồng thời một phần lao động thặng dư ngày nay sẽ được tính vào lao động cần thiết, cụ thể là phần lao động cần thiết cho việc thành lập quỹ dự trữ và quỹ tích luỹ xã hội. Năng suất lao động càng phát triển, thì lại càng có thể rút ngắn thời gian lao động, và ngày lao động càng rút ngắn lại thì cường độ lao động càng có thể tăng lên. IV. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Từ quá trình nghiên cứu trên, ta có thể khẳng định, giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới do sức lao động tạo ra, dư ra ngoài giá trị sức lao động, là lao động không được trả công, nhưng trên bề mặt xã hội nó lại được biểu hiện ra là một khoản dôi ra ngoài toàn bộ tư bản ứng trước, gọi là lợi nhuận. Nhưng do phân công lao động, tư bản cũng được chia thành tư bản công nghiêp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay… nên lợi nhuận cũng được chia thành những hình thái cụ thể như: lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô… 1. Lợi nhuận Để sản xuất ra bất kỳ sản phẩm nào, thì con người cũng đều phải bỏ ra những chi phí nhất định. Đối với nhà tư bản do không trực tiếp tham gia vào quá trình lao động sản xuất, nên họ không quan niệm, sản xuất ra sản phẩm là phải bỏ ra chi phí về lao động như những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình lao động sản xuất, mà họ cho rằng chỉ cần bỏ ra một lượng chi phí nhất định về tư bản (vốn) gồm: một phần để mua tư liệu sản xuất (c) và một phần để thuê sức lao độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21126.doc
Tài liệu liên quan