Tiểu luận Lý luận hình thái kinh tế - Xã hội và quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Mở Đầu 1

Nội Dung 2

Chương I:Thực trạng về môi trường văn hoá của một số thanh niên trẻ của Việt Nam. 2

1-Định nghĩa văn hoá 2

2-Thực trạng 2

Chương II:Giải pháp cho sự thay đổi môi trường văn hoá của một số thanh niên trẻ trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam. 7

Kết Luận 10

Lời Cam Đoan 11

Tài Liệu Tham Khảo 12

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lý luận hình thái kinh tế - Xã hội và quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Đây chính là cơ sở lý luận chung để nhận thức con đường phát triển ở nước ta hiện nay. II. Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam Đảng ta chỉ rõ: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp”. Đặc điểm này, xét về tính chất và trình độ, biểu hiện ở hai đặc trưng cơ bản: một là, trình độ của lực lượng sản xuất thấp quy định tính tất yếu kinh tế - xã hội của ta chưa đầy đủ, chưa chín muồi trong sự phát triển tự nhiên nội tại của nó; hai là, tồn tại nhiều tàn dư quan hệ xã hội, ý thức tư tưởng, tâm lý do chế độ thực dân, phong kiến cũ để lại. Đó là những khó khăn, trở ngại trong bước chuyển tiếp lịch sử từ một xã hội kém phát triển sang một xã hội hiện đại phù hợp với những chuẩn mực và giá trị của nền văn minh nhân loại. Điều cần chú ý là, Việt nam có thể bỏ qua chế độ tư bản, quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhưng không thể bỏ qua việc chuẩn bị những tiền đề cần thiết, nhất là những tiền đề về kinh tế cho sự quá độ ấy. Nói cách khác, có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng phải tiến hành sao cho sự bỏ qua này không hề vi phạm tiến trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển. Do đó cần có sự phát triển nhất định nhân tố tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Nhận thức được điều đó để chúng ta cùng thống nhất với nhau rằng ở Việt Nam quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội thì tất yếu cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội thông qua quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước. Có thể hiểu một cách ngắn gọn công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại. Còn, cơ sở vật chất - kỹ thuật của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội. Như vậy, giữa công nghiệp hóa và việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội có quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại không phải là một: công nghiệp hóa là con đường để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội nhưng công nghiệp hóa chỉ mang tính giai đoạn, khi mà nền công nghiệp hiện đại chưa được xác lập, còn việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội vẫn được tiếp tục mãi mãi. Công nghiệp hóa có bốn tác dụng to lớn đó là: Một là, phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Hai là, củng cố và tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước; nâng cao năng lực tích luỹ, tạo công ăn việc làm, khuyến khích sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân. Ba là, tạo điều kiện vật chất cho việc tăng cường củng cố an ninh quốc phòng. Bốn là, tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế. Do vị trí, tầm quan trọng và các tác dụng nói trên của công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, nên qua tất cả các kỳ đại hội Đảng ta luôn xác định: Công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Dựa trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm, cả những kinh nghiệm thành công, kinh nghiệm thất bại của cả trong nước và trên thế giới, Đại hội Đảng VII đã đưa ra quan niệm mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta như sau: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Đại hội VIII của Đảng (thỏng 7-1996) kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Đại hội VII, tổng kết 10 năm đổi mới và đề ra mục tiờu, phương hướng, giải phỏp thực hiện CNH, HĐH đất nước. Đại hội nhận định, cụng cuộc đổi mới 10 năm qua đó thu được những thành tựu to lớn, ''nước ta đó ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xó hội nghiờm trọng và kộo dài hơn 15 năm''. Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng GDP bỡnh quõn hằng năm thời kỳ 1991-1995 đạt 8,2%. Lương thực khụng những đủ ăn mà cũn xuất khẩu mỗi năm khoảng 2 triệu tấn gạo. Nhiều cụng trỡnh thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở cụng nghiệp trọng yếu được xõy dựng. Nền kinh tế hàng húa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường cú sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN tiếp tục được xõy dưng một cỏch đồng bộ và cú hiệu quả hơn. Ổn định chớnh trị - xó hội tiếp tục được giữ vững. Xuất phỏt từ kết quả 10 năm đổi mới, từ những tiền đề đó được tạo ra, Đại hội nhận định rằng, nước ta đó chuyển sang thời kỳ phỏt triển mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đại hội xỏc định mục tiờu của CNH, HĐH là: ''xõy dựng nước ta thành một nước cụng nghiệp cú cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phự hợp với trỡnh độ phỏt triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phũng, an ninh vững chắc, dõn giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, văn minh, xõy dựng thành cụng chủ nghĩa xó hội. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Sau Đại hội VIII, cụng cuộc đổi mới diễn ra trong bối cảnh: bờn cạnh một số thuận lợi, nước ta phải đương đầu với nhiều khú khăn, đặc biệt là phải đối phú với thiờn tai lớn liờn tiếp xảy ra và tỏc động xấu của cuộc khủng hoảng tài chớnh - tiền tệ ở khu vực Đụng Nam Á và một số nước trờn thế giới. Tỡnh hỡnh chớnh trị quốc tế cũng cú những diễn biến mới phức tạp. Mặc dự vậy, quỏ trỡnh đổi mới theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH đó đạt được những thành tựu quan trọng. Tỡnh trạng tăng trưởng kinh tế bị chững lại và giảm sỳt vào cuối thập niờn 90, đến năm 2000 đó được chặn lại. Nhỡn chung, kinh tế vẫn tăng trưởng khỏ, văn húa, xó hội cú những tiến bộ, đời sống nhõn dõn tiếp tục được cải thiện. Tỡnh hỡnh chớnh trị - xó hội cơ bản ổn định, quốc phũng và an ninh được tăng cường. Cụng tỏc xõy dựng, chỉnh đốn Đảng được chỳ trọng. Hệ thống chớnh trị được củng cố. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Đại hội IX (thỏng 4-200l) khụng chỉ tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, mà cũn đi sõu tổng kết l5 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược phỏt triển kinh tế - xó hội, rỳt ra những bài học kinh nghiệm sõu sắc, từ đú phỏt triển và hoàn thiện đường lối và định ra đường lối phỏt triển đất nước trong hai thập niờn đầu thế kỷ XXI. Hiện nay, nhõn dõn ta đang nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh quỏ trỡnh đổi mới nhằm thực hiện mục tiờu của Chiến lược phỏt triển kinh tế - xó hội 10 năm 2001-2010 mà Đại hội IX đề ra là: “Đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng kộm phỏt triển, nõng cao rừ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhõn dõn, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cụng nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và cụng nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phũng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa được hỡnh thành về cơ bản; vị thế của nước ta trờn trường quốc tế được nõng cao''. Trong giai đoạn này, nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta được sắp xếp theo trình tự như sau: xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đi đôi với tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài. Các biện pháp để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam: * Tạo vốn tích luỹ : Vốn từ trong nước: Huy động mọi nguồn lực trong các thành phần kinh tế và dân, tạo điều kiện để phát huy nội lực của nền kinh tế. Vốn từ nước ngoài, tranh thủ trợ giúp của các nước, các tổ chức trên thế giới đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cả về mặt pháp lý và kinh thế nhằm thu hút vốn dầu tư nước ngoài. * Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học– kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng là yếu tố quan trọng đó góp vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, công tác đào tạo cần hết sức chú trọng cả về mặt số lượng và chất lượng, tránh chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng. * Phát triển kết cấu hạ tầng: đường xá, cầu cống, thông tin liên lạc, giao thông vận tải * Làm tốt công tác điều tra cơ bản, thăm dò địa chất. * Đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước. Những quan điểm, phương pháp luận xuất phát để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta là: - Coi trọng vai trò và bản chất nhà nước, thể hiện đầy đủ quyền lực và nguyện vọng của nhân dân. Thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhân dân được khẳng định và được thực hiện bằng pháp luật mang tính công khai, bình đẳng, dân chủ và tiến bộ. - Thực hiện những biến đổi mang tính cách mạng trên cả ba lĩnh vực: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Trong đó phải ra sức phát triển lực lượng sản xuất là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu, tạo tiền đề kinh tế vững chắc cho sự ra đời của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra dồn dập, mạnh mẽ, đòi hỏi chúng ta phải có quan niệm mới về công nghiệp hoá, không phải là ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất với những ngành công nghiệp truyền thống theo kiểu công nghiệp hoá cổ điển mà là lựa chọn những ngành công nghệ thích hợp, xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, hệ thống thông tin, tạo niềm tin nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới. - Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Chế độ công hữu phải là kết quả hợp quy luật của quá trình xã hội hóa thực sự chứ không thể tạo ra bằng biện pháp hành chính, cưỡng ép. Chuyển từ quan hệ hiện vật sang quan hệ hàng hóa- tiền tệ, trở lại đúng quy luật phát triển tự nhiên của kinh tế. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. - Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa. Phát huy nhân tố con người, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực để xây dựng một xã hội văn minh. Kết Luận Nghiên cứu lý luận về hình thái kinh tế- xã hội giúp ta cơ sở để phân biệt được sự khác nhau giữa thời kỳ kịch sử này với thời kỳ lịch sử khác, nguyên nhân và cơ sở của sự xuất hiện và biến đổi của các hiện tượng xã hội trong khuôn khổ những hình thái kinh tế- xã hội nhất định. Học thuyết này lần đầu tiên trong lịch sử đã vũ trang cho chúng ta phương pháp khoa học để nghiên cứu sự phát triển của lịch sử như là một quá trình lịch sử tự nhiên. Giá trị không thể bác bỏ của học thuyết hình thái kinh tế-xã hội chẳng những ở tính khoa học mà còn ở tính cách mạng. Khi phân tích quy luật vận động của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định, học thuyết này chỉ ra những mâu thuẫn bên trong và chính sự vận động của mâu thuẫn này cuối cùng dẫn đến sự chuyển hóa từ hình thái kinh tế- xã hội này sang hình thái kinh tế- xã hội khác. Hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lý luận để chúng ta nhận thức và lựa chọn đúng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thông qua một trong những hình thức là tiến hành quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựn cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản cho nền kinh tế. Nhận thức và vận dụng đúng những nguyên tắc này nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố và hoàn thiện Nhà nước kiểu mới thích ứng với sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế theo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Mở đầu Trong xã hội ta hiện nay bên cạnh những truyền thống đạo đức hết sức tốt đẹp đang được phát huy và trở thành sức mạnh to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước thì cũng có những vấn đề đạo đức xã hội đang được đặt ra một cách cấp bách.Đó là cuộc đấu tranh giữa hai lối sống:lối sống có lý tưởng,lành mạnh,trung thực,sống bằng lao động của chính mình,có ý thức bảo vệ của công,chăm lo lợi ích đất nước,và lối sống thực dụng,dối trá,ích kỉ,ăn bám,chạy theo đồng tiền v.v... Vì vậy, một xã hội chủ nghĩa cộng sản đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam,ta lại có những “con sâu” đang ăn mòn môi trường văn hoá mà chúng ta đang cố gắng xây đắp như vậy thật là một vấn đề vô cùng bức xúc của người dân.Chính vì vậy tội chọn đề tài” Thay đổi môi trường văn hoá của một số thanh niên trẻ trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam”,với mong muốn mỗi chúng ta phải không ngừng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới,đấu tranh lên án,vạch trần bản chất thối nát của lối sống cũ. Nội dung Chương I:Thực trạng về môi trường văn hoá của một số thanh niên trẻ của Việt Nam . 1-Định nghĩa văn hoá: Văn hoá là yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng.Văn hoá dân tộc mang nhiều sắc thái của các địa phương,các sắc tộc các tập đoàn người...song nó vẫn là một nền văn hoá thống nhất chứ không bị chia cắt.Tính thống nhất trong đa dạng là đặc trưng của văn hoá dân tộc.Văn hoá của dân tộc hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử,hơn bất cứ yếu tố nào,tạo ra sắc thái riêng của từng dân tộc.Mỗi dân tộc có một nền văn hoá độc đáo của mình.Trong sinh hoạt cộng đồng,các thành viên của dân tộc thuộc những thành phần xã hội khác nhau tham gia vào sự sáng tạo giá trị văn hoá chung của dân tộc,đồng thời hấp thụ các giá trị đó.Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị khác nhau về điều kiện sống nên có những quan niệm khác nhau về giá trị văn hoá và tạo nên những yếu tố văn hoá khác nhau,song các giai cấp ấy vẫn tham gia vào sinh hoạt văn hoá chung của cộng đồng.Cá nhân hoặc nhóm người nào từ chối những giá trị văn hoá dân tộc,họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng dân tộc. 2-Thực trạng: Con người muốn tồn tại thì phải có ăn,mặc,ở,đi lại.Đó là những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống con người.Như C.Mac đã chỉ rõ,có giải quyết được những nhu cầu đó con người mới nghĩ đến chuyen văn thơ,triết học.Đời sống của con người không phải chỉ dừng lại ở những nhu cầu vật chất mà còn những nhu cầu về văn hoá,tinh thần là những cái đặc trưng của con người.Tất cả những nhu cầu vật chất và tinh thần đó được đáp ứng hay không lại phụ thuộc vào chế độ xã hội,vào hình thái kinh tế xã hội mà mình đang sống.Với Việt Nam ta sau một thời gian mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế,bộ mặt xã hội đã có không ít sự đổi thay.Cùng với điều này lối sống của thanh niên đã có những chuyển biến theo hai phía tích cực và tiêu cực. Bởi vậy mới có chuyện một mặt những người lớn tuổi trầm trồ khen ngợi sự nhanh nhẹn,thông minh,khả năng phán đoán và tinh thần “lá lành đùm lá rách”,nắm bắt xã hội hết sức nhạy bén của giới trẻ.Ngày nay quan niệm học để làm quan đang dần bị thay thế bởi quan niệm học để làm kinh tế,để làm giàu cho gia đình,cho bản thân.Điều này thể hiện rõ ở một số thế hệ trẻ Việt Nam,ngày nay giới trẻ làm ra tiền nhiều hơn và biết tiêu tiền một cách thông minh nhất.Họ không còn chuyện gì cũng xoè tay xin tiền viện trợ từ bố mẹ,thậm chí có những người đã làm chủ những công ty lớn làm ăn rất phát đạt.Bên cạnh đó,tầng lớp trẻ còn biết quan tâm đến những người xung quanh đến những hoàn cảnh khó khăn.Họ cũng tham gia hoạt động từ thiện,các hoạt động xã hội hoặc các hoạt động mang tính phong trào như các nhóm hành động vì thế giới thứ ba.Không những vậy,họ còn giúp cho người xích lại gần người hơn,chia sẻ cho nhau.Điển hình là chuyến viếng thăm trẻ em mồ côi,khuyết tật chùa Kỳ Quang 2(quận Gò Vấp,thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 27.03.05 với chủ đề “Ngày chủ nhật nhân ái”,hưởng ứng những đợt kêu gọi đóng góp ủng hộ cho nạn nhân chất độc màu da cam.Và vào tháng 4.2005 ở quận Thanh Xuân-Hà Nội cũng diễn ra cuộc hiến máu nhân đạo chữ thập đỏ đã thu hút được sự đồng tình ủng hộ của 11 phường và 5 trường đại học trên địa bàn quận.Được hỏi về phương châm sống của mình,họ đều nói họ sống vì lý tưởng,vì Việt Nam ngày càng một giàu đẹp. Nhưng một mặt không thể chịu được cách ăn mặc,đầu tóc và những sở thích có vẻ khùng khùng của một bộ phận thanh thiếu niên.Và bài tiểu luận nhỏ này của tôi,xin được nói kỹ hơn về một số thanh niên đang đi ngược lại với văn hoá dân tộc.Nền kinh tế mà hiện nay chúng ta đang xây dựng nếu không giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa nó sẽ tự phát triển theo hướng kinh tế tư bản chủ nghĩa.Biểu hiện của hướng đó vô cùng đa dạng,nhiều hình nhiều vẻ,song tựu trung là lối sóng thực dụng,không tình nghĩa,tôn thờ đồng tiền bất chấp đạo lý.Chẳng hạn giải trí trong bốn bức tường chật hẹp từ các trò chơi như karaoke,chơi game rồi đến thuốc lắc,các vụ đua xe điên cuồng vào lúc nửa đêm.Đang có sự khủng hoảng văn hoá sống trong một bộ phận giới trẻ đô thị.Tuy chưa thực sự là người lớn nhưng một số thanh thiếu niên trẻ đã có cách ăn chơi,hưởng thụ vô cùng “sành điệu”.Rượu bia đang là thú vui của một bộ phận giới trẻ..Bên cạnh thứ nước uống có nồng độ cồn cao là những nhà nghỉ được mọc lên san sát.Những nơi này là điểm dừng chân của nhiều thanh niên thậm chí là các cô cậu học sinh.Trên đường Nguyễn Văn Cừ(Gia Lâm-Hà Nội) có cả trăm địa điểm được đầu tư khá đẹp với giá thuê quá bèo.Thượng đế của những cơ sở kinh doanh này không phải là khách tỉnh xa quá lỡ độ đuờng mà toàn người trong phố và một số thanh niên trẻ .Đặc biệt vào thời gian gần đây,1 tệ nạn mới rộ lên là các quán lắc,những cậu ấm cô chiêu quá điên loạn trong cơn say thuốc lắc và ma tuý tổng hợp còn lột bỏ quần áo để tiện giật theo tiếng nhạc.Điều đáng buồn nhất là khi bố mẹ có tiền thì không sao nhưng khi tiền của đã hết,lại bị những người con bất hiếu đuổi ra ngoài sống bơ vơ,không nơi nương tượng.Trước xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng rầm rộ như hiện nay,không ít người tỏ ý lo ngại về vấn đề giữ gìn và phat huy bản sắc văn hoá của từng khu vực,từng quốc gia.Bởi lẽ toàn cầu hoá có thể làm tăng nhưng cũng đồng thời làm giảm tính đa dạng văn hoá của dân tộc.Nó tăng tính đa dạng khi các nền văn hoá nước khác thâm nhập vào trong nước nhờ quyền lực của truyền thông,marketing và bằng cả sự nhập cư.Mặt khác nó sẽ làm giảm tính đa dạng nếu là nước khác chiếm vị trí của văn hoá trong nước.Các nền văn hoá khác và các thành viên trong 1 nền văn hoá rất quan tâm tới việc truyền lại nên văn hoá của mình cho thế hệ tương lai.Toàn cầu hoá có thể đe doạ sự chuyển giao này,vì nó tạo điều kiện để các thế hệ trẻ có thể tiếp xúc với các nền văn hoá khác thông qua sự lan truyền các ý tưởng quảng cáo.Có những mối lo ngại có cơ sở là toàn cầu hoá sẽ làm suy yếu quá trình chuyển giao văn hoá giữa các thế hệ,do ảnh hưởng thay thế văn hoá,ảnh hưởng thay thế dễ xảy ra nhất đối với các nên văn hoá địa phương là sự chiếm chỗ của văn hoá phương Tây...Việt Nam cũng đang nằm trong xu thế toàn cầu hoá này .Chính vì văn hoá phương Tây đang dần xâm nhập vào đời ,vào nhận thức,vào diện mạo của người dân Việt Nam mà phần lớn vào một số thanh niên trẻ.Họ có cách ăn mặc thoáng hơn,sành điệu hơn,mát mẻ hơn.Và với dòng nhạc của các ca sĩ phương Tây đến Việt Nam cách đây khoảng mười năm.Xu hướng âm nhạc này đã ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến phong cách thời trang của giới trẻ,từ quần áo,đầu tóc đến điện thoại di động.Dòng nhạc hip-hop lan rộng đến độ bất cứ nơi nào cũng có trang phục hip-hop.Ngoài việc trường hợp hip-hop không phù hợp với khí hậu nhiệt đới thì nhiều dân hip-hop ở Sài Gòn “ngầu “đến nỗi chơi luôn chiếc quần tụt rằn ri,đáy tới gối,với 5,7 túi hộp,dây xích...Bộ cánh này đã gây phản cảm cho những người xung quanh.Chọn phong cách hip-hop này vì bạn trẻ đã tỏ ra sành điệu một cách sai lầm khi ăn nói bạt mạng,văng tục chửi thề như những đứa trẻ đường phố chính hiệu. Và bên cạnh cách ăn mặc đó thì có một số thanh niên trẻ lại có tiêu chí”Sành điệu không có nghĩa là xài hàng hiệu mà phải là xài tiền một cách thông minh nhất”.Họ ý thức rằng quần áo hay bất cứ thứ gì phục vụ cho đời sống không nhất thiết phải đắt tièn bởi đắt tiền chưa chắc đã là đẹp,là bền. Có lẽ với những thực trạng đã nói ở trên thì ta phai kể đến nguyên nhân của thực trạng đó để tìm ra được giải pháp khắc phục điều này.Câu hỏi mà được nhắc đến nhiều nhất trên đài ,báo các thông tin đại chúng khác là”Vì sao các bậc phụ huynh lại để con cái mình như vậy?”.Thật sự giờ đây sự tụt dốc văn hoá đến báo động của một số thanh niên trẻ đã là vấn để nóng của toàn xã hội.Có lẽ câu trả lời cho câu hỏi đó là:sự thiếu quan tâm của gia đình.Có những bậc cha mẹ do thiếu thời gian chăm sóc nên bù đắp cho con bằng mọi giá.Điều nay có thể thấy qua những chiếc điện thoại đời mới,những chiếc xe gắn máy đắt tiền,những bộ đồ hiệu.Nhưng họ đâu biết rắng sự ngờ tưởng là quan tâm đó đang dần giết chết di nhân cách cua con cái họ.Khi được hỏi về nguyên nhân làm cho một số thanh niên hư hỏng như vậy thì có đến 90% người đều nói sự đổ vỡ của gia đình,sự thiếu quan tâm của cha mẹ,sự chiều chuộng phản khoa học và ngoài ra là những nguyên nhân phụ thuộc là sự tác động của bạn bè ,của văn hoá phương Tây. Với những nguyên nhân,thực trạng được nói ở trên có lẽ mỗi người chúng ta đã hiểu được đôi chút về tình hình văn hoá của thanh niên trẻ bây giờ.Có những người sống vì lý tưởng,thì lại có những người đi ngược lại đạo lý.Đây chỉ là một phần nhỏ trong tình hình văn hoá Việt Nam ngày nay. Chương II:Giải pháp cho sự thay đổi môi trường văn hoá của một số thanh niên trẻ trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh thì “Văn hoá là 1 kiến trúc thượng tầng,những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết”,Người còn nói văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị.Sự biến đổi về dân số,những cuộc di dân đều có sự tương tác giữa văn hoá và xã hội.Mức tăng trưởng kinh tế của xã hội có tương tác hai chiều giữa kinh tế và văn hoá.Các sáng chế,phát minh là những sáng tạo văn hoá.Nó ảnh hưởng to lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội.Qua nhận định của Hồ Chí Minh về văn hoá ta thấy rằng để có văn hoá tốt thì mỗi người dân Việt Nam phải có nhận thức đặc biệt là một số thanh niên trẻ.Mà theo lý luận nhận thức của triết học Mac-Lenin thì nhận thức không phải là hành động tức thời thụ động mà là quá trình biện chứng.Nhận thức của con người cũng giống như loài người là quá trình đi từ chưa biết đến biết,từ biết ít đến biết nhiều,đi từ hiện tượng đến bản chất,từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.Đạo đức là một phạm trù của nhận thức và ứng xử có tính xã hội.Thói quen hay tập tính của một người luôn được xem xét,được xét đoán bằng những suy nghĩ đánh giá của một số đông,một cộng đồng.Vì vậy khi nghiên cứu đạo đức không nên dừng ở cách giải thích là thói quen hay tập tính thuần tuý mà là thói quen tập tính của một cá nhân thông qua cách đánh giá của cộng đồng. Qua những gì vừa nói ở trên,ta thấy rằng giải pháp đầu tiên để cải tổ lại nền văn hoá Việt Nam bây giờ là sự thức tỉnh nhận thức của thanh niên trẻ.Khi Việt Nam cũng đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc của mình,nhận thức về nguy cơ này là có thật và dễ nhận thấy.Chính vì vậy Việt Nam đã chủ động có sự đầu tư thích đáng cho ngành văn hoá nói chung và điện ảnh nói riêng như một biện pháp hữu hiệu để củng cố và khẳng định sự tồn tại bền vững của nền văn hoá dân tộc.Chẳng hạn như những bộ phim được trình chiếu với việc phê phán các tệ nạn xã hội .Cùng góp phần tạo dựng lại nền văn hoá của đất nưỡc đẹp hơn,thì cần phải cần đến một bộ phận thanh niên trẻ trong xã hội.Họ “hoà nhập nhưng không hoà tan”tức là họ hoà nhập theo nhịp sống sôi động của xã hội nhưng họ không hoà tan vào những hành động vô bổ mà phải trả giá bằng nhân phẩm con người.Chính những thanh niên đó sẽ là nguồn động viên,giúp đỡ những con người đã vấp ngã trên đường đời để họ đứng dậy làm lại cuộc đời,để họ được trở thành những công dân có ích cho xã hội.Nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là gia đình.Bởi gia đình là chỗ dựa,là sự che chở,đùm bọc của những người thân trong gia đình.Những bậc làm cha,làm mẹ hãy mở rộng cánh tay,hãy lắng nghe nỗi lòng của những đứa con,hãy là bạn của con hãy cùng con tiến bước trên con đường con đi.Có một bài báo đã viết”Thế hệ trẻ bây giờ rất khó tiêu hoá những lời giáo huấn,chúng chỉ dựa vào những tấm gương trước mặt”.Do đó mỗi thành viên phải được đứng đúng vị trí và thể hiện tốt vai trò,trách nhiệm của mình.Đặc biệt là các bậc phụ huynh hãy là một người bạn của con,biết lắng nghe con(trích bài “Trẻ sành điệu” trên dântrí.com),càng nói và nghĩ về câu nói của Hery WBeecher”Không có tình bạn nào,tình yêu nào bằng cha mẹ thương con”.Thật sự dù ta là ai,sống ở nơi đâu,sống ở bất cứ hoàn cảnh nào,làm bất cứ việc gì thì gia đình vẫn là điểm dừng chân cuối cùng của ta,là chỗ dựa tinh thần cho ta.Bên canh gia đình thì nhà trường và các cơ sở văn hoá thông tin phải có những hoạt động nhằm khuyên răn cải tạo những con người xấu để họ hướng thiện,cái tốt đẹp,lòng nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLý luận hình thái kinh tế - xã hội và quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt nam.doc
Tài liệu liên quan