Tiểu luận Những rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường Viễn thông Việt Nam

VNPT đã có thêm 1.08 triệu thuê bao cố định vào năm 2007, đưa tổng số

người dùng lên 8.8 triệu cùng 2.64 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ cung cấp bởi

Viettel và SPT, và phản ánh múc gia tăng 14% một năm. Tuy nhiên, cần nhớ rằng,

thuê bao cố định truyền thống, dụa trên hệ thống điện thoại mạch cắm thông

thường (PSTN), chỉ chiếm 77% thị trường điện thoại cố định, số còn lại là dịch vụ

cố định không dây. Đến cuối năm 2007, ước tính khách hàng sử dụng đường

truyền cố định là 11.44 triệu, tương đương với một tỷ lệ thâm nhập 13,2%. Khác

với thị trường viễn thông ở châu Á, khu vực mạng cố định ở Việt Nam vẫn có cơ

hội phát triển. Tháng 12 năm 2006, Bộ Bưu chính Viễn thông cấp giấy phép cho

FPT Telecom. Dịch vụ cố định của FPT dựa trên hệ thống mạng thế hệ mới hỗ trợ

việc cung cấp điện thoại bằng giọng nói trên nền IP, cũng như băng thông rộng tốc

độ cao và IPTV. Ngoài việc kiểm soát phần lớn của thị trường điện thoại cố định,

cho đến năm 2002, chỉ có VNPT độc quyền cung cấp dịch vụ đường dài và quốc

tế. Tuy nhiên, cả Saigon Postel và Viettel kể từ khi bắt đầu xuất hiện đã đưa ra

dịch vụ gọi trong nước và quốc tế qua IP (VoIP). VDC cũng giới thiệu VoIP trả

trước và trả sau của riêng của mình dưới tên gọi FoneVNN trong năm 2003 và,

trong tháng 11 của năm đó, đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo

(VPN) đầu tiên của Việt Nam. Trong một nỗ lực để mở rộng thị phần, VNPT đã

 

chọn nhà cung cấp Thụy Điển Ericsson cung cấp thiết bị để tăng thêm 200.000

thuê bao cố định khu vực miền Trung. Liên kết trên là một phần của giai đoạn hai

của dự án để mở rộng phạm vi và năng lực trong khu vực. Giai đoạn đầu bắt đầu

vào tháng 8 năm 2006, khi Ericsson giành được hợp đồng cài đặt 600,000 đường

truyền.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4588 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường Viễn thông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp. Tiếp theo, chúng ta sẽ thực hiện việc phân loại rủi ro. Có nhiều loại rủi ro khác nhau tiềm ẩn đối với doanh nghiệp. Chúng có thể có nguồn gốc ngay bên trong doanh nghiệp hoặc từ bên ngoài. Dựa trên bản chất của các rủi ro, người ta có nhiều cách phân loại rủi ro. Tuy nhiên, phổ biến nhất là việc phân loại rủi ro thành 04 nhóm như sau: Rủi ro tài chính: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, nguồn tín dụng, dòng tiền và khả năng thanh toán…; Rủi ro chiến lược: Cạnh tranh, thay đổi của khách hàng, thay đổi của ngành, rủi ro đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, sở hữu trí tuệ…; Rủi ro hoạt động: Bộ máy lãnh đạo, rủi ro về văn hóa doanh nghiệp, vi phạm quy chế quản lý, kiểm soát tài chính, hệ thống thông tin…; Rủi ro nguy hiểm: Rủi ro về môi trường, nhà cung cấp, thiên tai, rủi ro đối với tài sản, các hợp đồng, sản phẩm và dịch vụ… Việc phân loại rủi ro như trên giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro một cách có hệ thống và có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về rủi ro trong mọi mặt hoạt động. *Đánh giá và xếp hạng rủi ro Nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn trong khi số lượng các rủi ro là rất lớn. Vì vậy, bước tiếp theo sau khi lập được bản danh sách các rủi ro tiềm ẩn, chúng ta sẽ tổ chức đánh giá và xếp hạng các rủi ro theo mức độ cần ưu tiên ứng phó. Để thực hiện việc xếp hạng rủi ro, doanh nghiệp sẽ phân tích, đánh giá từng rủi ro theo 2 tiêu chí: khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến doanh nghiệp nếu xảy ra. Để làm căn cứ xếp hạng rủi ro, thông thường người ta sẽ thực hiện việc cho điểm đối với từng rủi ro theo cả 2 tiêu chí. Dựa trên kết quả cho điểm rủi ro, các rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Rủi ro mà doanh nghiệp cần ưu tiên ứng phó, phòng ngừa là những rủi ro mà khả năng xảy ra cao và mức độ ảnh hưởng lớn như minh họa trong bảng sau: Thông thường thì chỉ 10-20 rủi ro có thứ hạng cao nhất sẽ được doanh nghiệp ưu tiên lên kế hoạch và tổ chức ứng phó. Số lượng cụ thể tùy theo mức độ sử dụng các nguồn lực và quy mô, tiềm lực của doanh nghiệp. * Xây dựng kế hoạch ứng phó Xây dựng kế hoạch ứng phó là giai đoạn quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro. Tại giai đoạn này doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát cụ thể cần thực hiện để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Điều quan trọng ở đây là doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp khả thi, hữu hiệu và ít tốn kém. Có 3 nội dung phải được xác định cụ thể đối với từng rủi ro khi xây dựng kế hoạch ứng phó, đó là: 1. Những biện pháp phải thực thi để phòng chống, ngăn ngừa rủi ro xảy ra; 2. Thời hạn cụ thể phải thực hiện xong các biện pháp đã đưa ra; và 3. Ai là sẽ người chịu trách nhiệm chính quản lý rủi ro đó. * Tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp Trong quá trình thực thi các biện pháp ứng phó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo cáo thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện. Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo mọi thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro phải được thông tin kịp thời đến cấp quản lý có trách nhiệm. Thường xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ chính sách quản lý rủi ro và các tiêu chuẩn liên quan. Môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động là không ngừng vận động, do vậy doanh nghiệp cần quan tâm xem xét điều chỉnh các biện pháp đang thực hiện cho phù hợp với những chuyển biến của môi trường. Định kỳ, doanh nghiệp cần xem xét lại mức độ phù hợp của danh sách các rủi ro cùng với biện pháp ứng phó tương ứng. Tóm lại, để thiết lập được một hệ thống quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro của doanh nghiệp, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết ủng hộ việc triển khai, đảm bảo không tồn tại khái niệm "vùng cấm" trong doanh nghiệp, những khu vực không được tiếp cận đánh giá, kiểm soát. Đồng thời, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải thật sự coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo để xây dựng văn hóa quản lý rủi ro đến mọi đối tượng trong doanh nghiệp. Đã đến lúc các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về vai trò của hoạt động quản lý rủi ro, cân nhắc thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý rủi ro trong doanh nghiệp của mình. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một khi rủi ro được dự báo trước, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch ứng phó hiệu quả và phát triển bền vững. II- THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM: 1. Thị trường Viễn thông Việt Nam: Thị trường viễn thông Việt Nam hiện là khu vực phát triển nhanh thứ hai trên thị trường viễn thông Châu Á, với khoảng 14 triệu thuê bao trong các dịch vụ viễn thông và hơn 10 triệu người sử dụng Internet. Nếu xét trong khu vực thì ngành viễn thông Việt Nam đang dẫn đầu ở khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2008, tốc độ phát triển thuê bao điện thoại của Việt Nam tăng mạnh, Năm 2008, ngành Viễn thông Việt Nam đã chứng kiến những con số khá ấn tượng, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng là 82,25 triệu máy tăng 100% so với năm 2007, thuê bao di động chiếm 85.5%, mật độ điện thoại là 97,5 máy/100 dân. Toàn quốc có trên 20,67 triệu người sử dụng Internet đạt mật độ 24,20%. Tổng số thuê bao băng rộng đạt 2 triệu. Doanh thu Bưu chính – Viễn thông năm 2008 đạt 92.445 tỷ đồng, tăng gần 38% so với năm 2007. Biểu đồ tổng doanh thu ngành viễn thông Nguồn MIC a- Thị trường di động: Thị trường di động là thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành viễn thông ở Việt Nam. Được đánh giá là thị trường phát triển nhanh nhất và nóng nhất trong khu vực và thế giới. Với sự phát triển không ngừng của hạ tầng, công nghệ, đặc biết là số lượng doanh nghiệp tham gia ngành ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp đua nha cạnh tranh về giá, khuyến mãi và dịch vụ gia tăng nhằm thu hút khách hàng. Doanh thu thị trường mạng di động Nguồn MIC Có được thông tin đáng tin cậy về số lượng thuê bao di động bời 6 nhà cung cấp dịch vụ di động ở Việt Nam là một thách thức. Thực tế thì bộ văn hóa và thông tin(MIC) đã cam kết thực hiện một cuộc điều tra để xem xét liệu các Sim điện thoại có đang ở tình trạng hoạt động hay không. Để minh chứng cho sự rối rắm này, cả Vietel và Mobifone đều dẫn ra những nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu. Theo một nghiên cứu tham khảo , Vietel mạng điện thoại được sở hữu bởi quân đội Việt nam đang dẫn đẩu thị trường với 29% thị phần,x ếp trên Mobifone và Vinafone với thị phần lần lượt là 28% và 25%. Cả Vinafone và Mobifone được sở hữu bởi VNPT. Cùng với nhau, 3 nhà cung cấp dịch vụ di động GSM thống trị 82% thị trường tính đến cuối 2008. Số lượng thuê bao CDMA đạt đến 6 triệu tính đến cuối năm 2007, vượt lên hẳn so với mức 2 triệu cuối năm 2006. . Vinafone đang nhắm đến việc mở rộng 5000 trạm thu phát( BTSs), để có thể đạt đến mục tiêu 900 BTs vào năm 2008 và kí kết được hợp đồng với Vendor Aircom international của Anh vào 5/2008 để cung cấp lập kế hoạch mang lưới và dịch vụ thiết kế. Tháng 12, 2007, VNPT công bố thành lập một hiệp hội với Motorola để nâng cao mạng lưới GSM của vinafone ở các thành phố lớn bao gồm Hà Nội và TPHCM.Theo thoả thuận này, Motorola sẽ đưa vào hoạt động 650 cell sites và cung cấp dịch vụ bảo trì. Motorola cũng hiểu rằng cộng tác với Vinafone để mở rộng độ phủ sóng của GPRS và cung cấp dịch vụ EDGE ở những khu vực quốc tế. Mobifone đã phát biểu rằng vào 2008, nó mong đợi sẽ kiếm được doanh thu 16 nghìn tỉ VND( 1 tỉ USD) và lợi nhuận 6,65 nghìn tỉ VND. Để đạt được những mục tiêu trên, công ty sẽ tiếp tục mở rộng độ phủ sóng và nâng cao chất lượng dịch vụ ở khắp các thành phố trong cả nước. Nó cũng đặt ra kế hoạch gia tăng số lượng của BTS lên đến 10 ngàn vào cuối 2008. Ngoài ra, vào 12/2007, cà Mobifone và Vinafone bắt đầu giảm giá cước cuộc gọi từ 25 – 28 % để bảo vệ và mở rộng thị phần. Theo đó phí hoạt động cho những thuê bao di động trả sau giảm từ 136 364 VND xuống còn 109 000 VND, trong khi phí dịch vụ hàng tháng vẫn giữ ở mức 54 545 VND. Phí cuộc gọi giảm 20% cho thuê bao trả sau trong hki thuê bao trả trước phí giảm xuống gần 30%. Trong khi đó, công ty dịch vụ viễn thông của Nauy Telenor tiếp tục chuẩn bị cho quá trình thâm nhập thị trường di động ở Việt Nam. Công ty đã có một văn phòng đại diện di động ở Việt Nam từ năm 2005 và hi vọng chínhphủ Việt Nam có thể sớm mở cửa thị trường và cho phép nó sở hữu cổ phần trong Mobifone. Mobifone đang chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng khoảng 1/3 công ty với chính phủ nắm giữ 33,3 % cổ phần và 1/3 còn lại thuộc về một nhà đầu tư chiến lược. Đây có thể xem như là một trong hnững quá trình tư hữu hoá đầu tiên trong nội bộ ngành viễn thông ở Việt Nam. Trong khi Telenor có thể muốn tham gia thì STT cũng vậy, STT sở hữu 15 % cổ phần của Asia Mobile Holdings và nắm giữ 40% cổ phần của nhà cung cấp dịch vụ di động đứng thứ 2 của Indonexia Indosat.STT mong đợi việc bán cổ phần của Mobifone vốn được dự kiến diễn ra 2008 sẽ được dời lại đến 2009. Tháng 1/2008, bộ Văn hoá và thông tin công bố đã sẵn sàng để cấp phép kinh doanh cho Global telecom comperation ( GTel) để cung cấp dịch vụ di động. G tel được ủng hộ bởi người khổng lồ Vimpelcom của Nga. Công ty đã công bố chuẩn bị đầu tư 1 tỉ đô la vào mạng di động G Tel trong một vài năm tới. Đại diện của Bộ văn hoá và thông tin xác nhận đã cho phép cung cấp dịch vụ di động GSM. Và Gtel sẽ được vấp phép để sự dụng tần số 1 800 MHz . Với sự cho phép này, thương hiệu Beeline đã ra đời. Và đây là đối thủ nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Mở đầu cho sự tiến vào của các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù Vietel, Mobifone và Vinafone đang thống lĩnh thị trường di động, 3 nhà cung cấp dịch vụ CDMA của Việt Nam gần đây đã ban hành các chính sách để mở rộng thị phần. Tuy nhiên, một trong những nhà cung cấp dịch vụ CDMA, HT Mobile vào tháng 4/2008, bắt đầu chuyển khách hàng từ sử dụng mạng CDMA sang sử dụng công nghệ GSM( nếu khách hàng lựa chọn vẫn sử dụng CDMA, họ sẽ chuyển qua dùng mạng của S – fone.) Những khách hàng sử dụng HT mobile sẽ nhận được thiết bị kết nối GSM mới. Sau khi chuyển đổi sang mạng GSM, HT mobile cùng đối tác Hutchison Telecom đến từ Hồng Kong cho ra thương hiệu Vietnamobile. Đầu năm 2010, liên doanh giữa Sài gòn Postel - SPT và Sk Telecom Hàn Quốc chính thức tan rã. SK Telecom và SPT đã ra mắt dự án mạng di động S-Fone với vốn đầu tư ban đầu là 230 triệu USD vào năm 2001 để cung cấp dịch vụ di động CDMA ở Việt Nam. Đến nay S-Fone, là một trong hai nhà cung cấp dịch vụ di động công nghệ CDMA duy nhất ở VN cùng với EVN Telecom, hiện có 7,3 triệu thuê bao, chưa được 10% thị phần di động ở Việt Nam. Mức độ hấp dẫn của thị trường di động Việt Nam được khẳng định xa hơn bởi động thái của nhà sản xuất chất bán dẫn Hà Lan NXP, công ty đã mở một văn phòng đại diện tại đây. Nó hy vọng được làm việc với đối tác địa phương để sản xuất ra những thiết bị di động có giá 30 đô la. Trong khi đó, cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất di động diễn ra rất quyết liệt với Nokia, Samsung, Motorola, Sonyerison và Ben Q Siemen, tất cả đều đấu tranh để gia tăng thị trường. Cạnh tranh còn diễn ra quyết liệt hơn bởi sự giảm giá của các thiết bị di động, bởi vì điện thoại di động không còn là biểu tượng xa xỉ nữa. Trong thực tế, Nokia đang dẫn đầu thị trường bằng việc giới thiệu một loạt điện thoại giá rẻ đặc biệt là khu vực nông thôn ở Việt Nam. Dự đoán sẽ có hơn 56 triệu thuê bao di động tính đến cuối năm 2009, ứng với mức độ thâm nhập là 67.8%. Điều này tương ứng với sự gia tăng thêm hơn 20 triệu trong vòng 12 tháng và tốc độ tăng trưởng 58% mỗi năm. Nhìn vào biểu đồ ở trên, dự kiến VN sẽ vượt qua ngưỡng thâm nhập 100% vào năm 2011 và sẽ kết thúc vào năm 2012 với gần 111 triệu thuê bao. Trong khi đó, sự triển khai thương mại của dịch vụ di động “thế hệ thứ ba” (3G) sẽ xuất hiện vào năm 2008. Chúng ta không kỳ vọng nhu cầu của khách hàng với dịch vụ này là cao trong những giai đoạn đầu và ước lượng khoảng 700000 thuê bao trong năm vận hành đầu tiên. Chi phí cũng như khả năng tiếp cận với các thiết bị tương thích 3G được xem như cản trở chính đối với sự phát triển của 3G trong những giai đoạn đầu của sự phát triển. Tuy nhiên, với sự đẩy mạnh sự phát triển 3G của chính phủ Việt Nam, chúng ta tin tưởng rằng nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ sẽ diễn ra vào những năm cuối của thập kỷ.. với dự đoán sẽ có hơn 4 triệu khách hàng sử dụng 3G tính đến cuối năm 2012, tương đương với 7.5% người sử dụng di động của Việt Nam. Cạnh tranh cũng như tăng trưởng trong năm 2008 sẽ được đẩy mạnh đợt cắt giảm thuế. Sự cắt giảm xa hơn có thể diễn ra trong tương lai gần và điều này có thể dẫn đến cuộc chiến về giá trong nội bộ ngành. Giá cả của dich vụ di động rẻ hơn sẽ kích tích sự phát triển của việc sở hữu 2 SIM, người sử dụng di động ngày càng tận dụng được những tiện ích đặc biệt này. Ngược lại, giá cả thấp hơn cũng làm gia tăng lượng khách hàng và một lường lớn thuê bao trả trước không hoạt động. Trong khi đó, trong suốt năm 2008, những nhà cung cấp mạng di động của Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới của họ, dẫn đến tác động tích cực lên chất lượng cũng như mức độ bao phủ của dịch vụ. Chúng ta trông chờ vào sự xuất hiện của các nhà đầu tư chiến lược vào thị trường di động của Việt Nam, như NTT DoCoMo của Nhật, Telenor của Na Uy, SingTel và France Telecom thể hiện sự quan tâm đến việc đầu tư vốn vào MobiFone, thông qua viêc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty (IPO). b. Thị trường mạng cố định: VNPT đã có thêm 1.08 triệu thuê bao cố định vào năm 2007, đưa tổng số người dùng lên 8.8 triệu cùng 2.64 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ cung cấp bởi Viettel và SPT, và phản ánh múc gia tăng 14% một năm. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, thuê bao cố định truyền thống, dụa trên hệ thống điện thoại mạch cắm thông thường (PSTN), chỉ chiếm 77% thị trường điện thoại cố định, số còn lại là dịch vụ cố định không dây. Đến cuối năm 2007, ước tính khách hàng sử dụng đường truyền cố định là 11.44 triệu, tương đương với một tỷ lệ thâm nhập 13,2%. Khác với thị trường viễn thông ở châu Á, khu vực mạng cố định ở Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển. Tháng 12 năm 2006, Bộ Bưu chính Viễn thông cấp giấy phép cho FPT Telecom. Dịch vụ cố định của FPT dựa trên hệ thống mạng thế hệ mới hỗ trợ việc cung cấp điện thoại bằng giọng nói trên nền IP, cũng như băng thông rộng tốc độ cao và IPTV. Ngoài việc kiểm soát phần lớn của thị trường điện thoại cố định, cho đến năm 2002, chỉ có VNPT độc quyền cung cấp dịch vụ đường dài và quốc tế. Tuy nhiên, cả Saigon Postel và Viettel kể từ khi bắt đầu xuất hiện đã đưa ra dịch vụ gọi trong nước và quốc tế qua IP (VoIP). VDC cũng giới thiệu VoIP trả trước và trả sau của riêng của mình dưới tên gọi FoneVNN trong năm 2003 và, trong tháng 11 của năm đó, đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) đầu tiên của Việt Nam. Trong một nỗ lực để mở rộng thị phần, VNPT đã chọn nhà cung cấp Thụy Điển Ericsson cung cấp thiết bị để tăng thêm 200.000 thuê bao cố định khu vực miền Trung. Liên kết trên là một phần của giai đoạn hai của dự án để mở rộng phạm vi và năng lực trong khu vực. Giai đoạn đầu bắt đầu vào tháng 8 năm 2006, khi Ericsson giành được hợp đồng cài đặt 600,000 đường truyền. Trong khi đó, Bộ Bưu chính Viễn thông đã cam kết phát triển cơ sở hạ tầng đường truyền cố định , đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Đầu tư đường dây điện thoại cố định là mong muốn đảm bảo một sự phát triển cân bằng và bền vững của các dịch vụ điện thoại truyền thống cùng với điện thoại di động. Khoảng 70% dân số của Việt Nam sống ở nông thôn, và với độ bão hòa xảy ra trong thị trường di động cạnh tranh cao tại các đô thị, số lượng ngày càng tăng của nhà mạng, bao gồm cả khai thác di động, tung ra dịch vụ cố định không dây để phục vụ cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Các dịch vụ cố định không được tung ra bởi mạng di động và do đó ít phải chịu phí đăng ký ban đầu. Đối với Viettel, với khoảng 70% của số thuê bao của mình tại khu vực nông thôn, điều này cho thấy tầm quan trọng của mạng cố định không dây. Viettel đã công bố một dịch vụ trả sau HomePhone trong tháng 8 năm 2007, sau khi tung ra dịch vụ trả trước của nó vài ngày trước đó. Cung cấp giảm giá đặc biệt, đó là mong nâng cao số lượng khách hàng của dịch vụ này. VNPT cũng cung cấp một dịch vụ cố định không dây với tên gọi GPhone. Các dịch vụ hoạt động trên mạng VinaPhone, mạng GSM được tính theo giá cố định, cho hộ gia đình có thu nhập thấp. GPhone đã được đưa ra trong hai giai đoạn, với các dịch vụ ban đầu được đưa ra trong tám tỉnh, thành phố (bao gồm cả Lau Châu, Thái Nguyên, Hà Tây, Quảng Nam, Quảng Ngãi,Cần Thơ, Hậu Giang và An Giang) trong tháng 6 năm 2007, và triển khai dịch vụ tiếp tục với vùng còn lại trong tháng 8 năm 2007. VNPT đã vạch ra một mục tiêu 100.000 thuê bao GPhone vào cuối năm 2007, nhưng con số này đạt đến 500.000 vào cuối năm. Biểu đồ thị phần mạng cố định 2008 Nguồn MIC Với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ di động, mà đặc biệt là giá và sự tiện ích, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng mạng di động hơn là là sử dụng truyền thống là điện thoại bàn cố định. Do đó, doanh thu từ dịch vụ cố định có xu hướng giảm dần. Điều này thể hiện ở biểu đồ dưới đây: Doanh thu mạng cố định Nguồn MIC Tăng trưởng trong năm 2008 sẹ dừng lại ở mức 13 triệu thuê bao cố định ứng với mức độ thâm nhập là 15%. Tăng trưởng sẽ được thúc đẩy bởi sự cắt giảm 15-20% thuế, áp dụng cho phí điện thoại cố định và điện thoại thẻ công cộng từ tháng 6 năm 2007. Tuy nhiên, trong những năm cuối của thập kỷ này, sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng của điện thoại cố định như là kết quả của sự gia tăng thuê bao di động và sự mở rộng của dịch vụ VoIP. Sự giảm sút này một phần phản ánh sự bão hòa của điện thoại cố định trong khu vực thành thị của Việt Nam, trong khi khu vực nông thôn có khuynh hướng sử dụng hệ thống điện thoại di động. c- Thị trường intrnet: Với sự phát triển internet hệ thống băng thông rộng, với đường truyền tải nhanh đã mang lại lợi ích hữu hiệu cho người tiêu dùng. Vì thế số thuê bao sử dụng dịch vụ tăng lên mạnh mẽ, kéo theo là sự tăng vọt về doanh thu. Tổng doanh thu dịch vụ internet năm 2008 là 248,43 triệu USD tăng hơn 53% so với năm 2007. Biểu đồ doanh thu dịch vụ Internet Nguồn: MIC VNNIC cho biết có 18.9 triệu người sử dụng internet ở VN tính đến cuối tháng 1 năm 2008, tương đương với 22% tổng dân số. Dự đoán số người sử dụng internet sẽ tăng 24% trong năm 2009, lên tới hơn 23 triệu vào cuối năm. Cũng theo VNNIC, tính đến hết năm 2008, tổng số thuê bao ADSL đạt 2.13 triệu thuê bao phục vụ trên 20 triệu người sử dụng, trong đó VNPT là đơn vị chiếm thị phần chi phối với trên 1.3 triệu thuê bao Biểu đồ thị phần các nhà cung cấp dịch vụ Internet Nguồn: MIC Số người sử dụng đường truyền băng thông rộng đã gia tăng một cách ấn tượng 130% năm 2007 và lên tới 1.3 triệu người vào cuối tháng 1 năm 2008, tương đương với mức độ thâm nhập 1.5%. Sự phát triển mạnh mẽ của người dùng băng thông rộng trong 5 năm tới, và dự báo sẽ có hơn 10 triệu thuê bao băng thông rộng tính đến cuối năm 2012 (tương đương với 11% mức độ thâm nhập). Chính phủ đang đầu tư mạnh vào sự phát triển của băng thông rộng ở Việt Nam (ví dụ như chính phủ đang gia tăng gấp đôi khả năng truyền tải của mạng lưới cáp quang quốc gia. Năm 2009, hai hệ thống cáp quang biển quốc tế có dung lượng lớn gồm Liên Á – Mỹ (AAG) và Liên Á (IACS) sẽ kết nối với Việt Nam ), tin rằng sự gia tăng cạnh tranh là cần thiết để gia tăng khả năng đáp ứng của dịch vụ băng thông rộng. Sự xuất hiện của một số nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng, đặc biệt là các công ty quốc tế, sẽ kích thích cạnh tranh. Việc tung ra dịch vụ băng thông rộng mới WiMAX trong những tháng tới sẽ thúc đẩy thị trường. Trong tháng 2 năm 2008, VNPT đầu tư 1 tỷ USD phát triển băng thông rộng.. VNPT cũng thử nghiệm dịch vụ WiMAX tại các thành phố của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Điều này sau thành công trước đó của nhà điều hành với các thử nghiệm WiMAX tại Lào Cai. Tuy nhiên, VNPT không phải là đơn vị đầu tiên để thử nghiệm WiMAX, cả Viettel và FPT Telecom đã được tiến hành thử nghiệm tương tự. Trong tháng ba năm 2008, Tổng công ty Saigon Postel (SPT) đã trở thành nhà điều hành thứ sáu để được trao giấy phép cung cấp WiMAX. SPT là liên kết với S-Fone. Ba trong số năm nhà điều hành khác đã được trao giấy phép tương tự cũng có liên kết với ngành điện thoại di động: VNPT có trách nhiệm khai thác di động VinaPhone và MobiFone; Viettel và trong khi EVN Telecom cũng cung cấp dịch vụ di động. Trong khi đó,Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC) là đơn vị thứ tư có giấy phép WiMAX, cung cấp dịch vụ truyền hình di động kỹ thuật số giữa các khác dịch vụ phát sóng. Cho đến nay, FPT đã được cấp phép chỉ thực hiện các thử nghiệm có dây và dịch vụ không dây WiMAX. Sự kết nối giữa WiMAX được cấp phép và lĩnh vực điện thoại di động cũng chỉ ra rằng WiMAX đã trở nên chặt chẽ hơn khi kết hợp công nghệ di động không dây hơn là dưới dạng một mạng cố định công nghệ không dây,như ban đầu được hình thành. Cũng trong thời gian đó, Bộ Thông tin và Truyền thông trao giấy phép cho CMC Telecom cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam. CMC Telecom sẽ là nhà cung cấp dịch vụ internet thứ 10 trong cả nước. CMC Telecom sẽ cung cấp dịch vụ của mình thông qua quan hệ đối tác với EVN Telecom, một mạng thoại di động CDMA ởViệt Nam. Chủ tịch Tập đoàn CMC khẳng định rằng, nếu được cấp phép, CMC sẽ xem xét tung ra dịch vụ băng thông rộng không dây WiMAX và nói rằng nhà sản xuất chip Intel sẽ hỗ trợ triển khai. Tuy nhiên, bất kỳ nhà cung cấp WiMAX hiện đang phải có ít nhất 51% thuộc sở hữu nhà nước để khởi động dịch vụ. Cùng với giấy phép của mình để cung cấp truy cập internet, CMC Telecom cũng đã đạt được thêm hai giấy phép- một cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến và một cho nội dung internet cung cấp. Tuy nhiên, nhà mạng chưa được cho phép để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông riêng của mình. Là một phần của quan hệ đối tác với CMC, EVN Telecom có trách nhiệm đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền dẫn, trong khi CMC là đầu tư vào CNTT và dịch vụ truyền thông mà sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng của cả hai nhóm. CMC đã tuyên bố rằng chiến lược của nó là tập trung vào khách hàng lớn của công ty và tổ chức chính phủ, một khu vực mạnh mẽ cho sử dụng internet tại Việt Nam,nơi 89% các công ty được ước tính có kết nối internet. Nhu cầu mạnh đối với internet và các dịch vụ băng thông rộng tại Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng.Theo một điều tra của Alcatel-Lucent, 95% hộ gia đình Việt Nam đã truy cập vào một máy tính để bàn, trong đó 16% đang có kế hoạch mua một máy tính xách tay. Hơn nữa, tăng trưởng trong nhu cầu băng thông rộng được thiết lập để bay lên, như chính phủ Việt Nam thông báo cam kết đầu tư thêm 100 tỷ đồng (tương đương 6,3 triệu USD). Ngoài ra, kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã có một số công ty toàn cầu hoạt động tại đây, và sử dụng lao động địa phương đã nâng cao thu nhập. Kết quả số chi tiêu trên các hóa đơn internet của họ (truy cập nội dung đa phương tiện, bao gồm các trò chơi và tải về) là từ 10USD đến 20USD. Tăng cạnh tranh cũng sẽ khuyến khích tăng cách sử dụng băng thông rộng. III- NHỮNG RỦI RO TỪ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH : 1. Rủi ro từ cạnh tranh về giá: Giá luôn được coi là vũ khí của các nhà mạng trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông. Những doanh nghiệp lớn luôn có lợi thế về cơ sở hạ tầng, vốn và số lượng thuê bao; do đó trong cuộc cạnh tranh về giá họ khó có thể thua thiệt so với các doanh nghiệp nhỏ hay mới tham gia vào ngành với đầu tư thăm dò và số lượng thuê bao nhỏ. Cuộc cạnh tranh về giá diễn ra sôi động chưa từng có giữa các nhà mạng để tranh giành thị phần, đã đem đến lợi ích không nhỏ đến khách hàng, nhưng tồn taị sau đó là những rủi ro không thể lường trước được cho chính doanh nghiệp, đó là những rủi ro đến lợi nhuận, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Trong cuộc chơi này, rủi ro không chỉ đến với doanh nghiệp nhỏ, mới vào ngành mà còn là những doanh nghiệp lớn. Đối với những doanh nghiệp lớn thì đứng trước rủi ro về giảm thị phần và đôi khi cái giá mà họ đưa ra lại là vũ khí chống lại họ. Như Viettel luôn ấn tượng với mạng di động có mức cước rẻ nhất Việt Nam, vì trong chiến lược cạnh tranh, giá như là vũ khí của họ. Do sự cạnh tranh về giá đã kéo mức giá trung bình củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường Viễn thông Việt Nam.doc