Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty cổ phần xây lắp I – Pêtrolimex

Sau khi dầm đã vào vị trí ta cho tiếp tục thi công phần cốt thép san, xênô.Cốt thép sàn được vận thăng lên rồi cho công nhân vận chuyển vào vịt trí theo thiết kế là bản vẽ, kich thước từ trước, sau đó dùng cữ đánh dấu lên các thanh thép dầm , cho luồn thép sàn xuống dưới các thanh thép ở dầm chính, dầm phụ , rồi cho buộc, bỏ một nút, buộc một nút.Khi buộc xong thép sàn ta cho buộc đến thép xênô, sau đó cho buộc thép mô men, thép mô men được đưa lên và giảI trước, sau đó cho hàn các khung giữ thành hình rồi buộc luôn.Thép mô men là thép ở phía trên do vậyta có thể cho qua vị trí phía trên của dầm.Sau khi buộc xong cốt thép đầy đủ , kiểm tra vị trí thiết yếu , những lỗ chờ, thép chờ với sự nghiệm thu của bên A, ta cho tiến hành đổ bê tông luôn.

*) Công tác đổ bê tông :

 Bê tông được trộn theo tỷ lệ rồi dùng máy cẩu, ròng rọc buly cẩu lên mái. Sau đó cho công nhân dùng đòn khênh vào đổ từ trong ra ngoàI , đổ dầm xà mô men trước, sau đó đổi đến sàn hướng đổ song song với dầm chính , đổ đến đâu cho đầm dùi và đầm bàn đầm luôn đến đó .Hết giờ nghỉ trưa ta cho trộn xi măng mác cao chống them ngay .Sử lý mạch ngừng 1/3 bản sàn song song với dầm chính, khi tiếp tục đổ sau một thời gian ta cho bảo dưỡng tưới nước vào mạch ngừng rồi dùng xi măng bột rắc lên rồi cho đổ tiếp, cứ thế cho đến hết bản sán, đổ đến đâu cho thi công luôn cả xênô đến đó , sau mấy giờ đồng hồ có thể đI lại trên nhẹ nhàng trên bê tông.Xây máng gạch xung quang sàng rồi ngâm nước xi măng khuấy đều .Thời gian đổ bê tông xong khoảng bằng nửa thời gian quy định ta cho tháo dỡ bàn khuôn và tiến hành đục, đẽo, khắc phục những chỗ bê tông khuyết tật mà ván khuôn cốt thép trong quá trình thi công sơ xuất.

 

doc39 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty cổ phần xây lắp I – Pêtrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đoạn. Tổ đội thép rào thép cột, tổ đội ván khuân tiến hành lắp ghép ván khuôn cột. Sau khi nghiệm thu cốt thép, ván khuôn ta tiến hành đổ cột bê tông lên ding dầm dìm dồn nén bê tông kết hợp vỗ mặt bảo đảm sự chắc khít. b.GiảI pháp lắp ghép ván khuôn dầm, sàn, cốt thép và đổ bê tông: Tổ đội ván khuôn tiến hành ghép dầm sàn, ghép ván thành ding những thanh lẹp đứng chống xiên, chống ngang, tăng đơ. Dưới đáy dầm được bố trí một hệ thống cột chống đứng, ván sàn được ghép thành từng mảng kích thước 400x600mm, phía dưới sàn được đỡ bằng nhưng thanh dầm trần nằm ngang. Tổ đội thép tiến hành bố trí sắt thép dầm, sàn làm vệ sinh và nhiệm thu cốt thép rồi tiến hành đổ bê tông. Bê tông được trộn tại công trường, được vận chuyển bằng máy cẩu, tiến hành đổ liên tục từ trong ra ngoàI song song với dầm chính mạch ngừng1/3 bản sàn, lưu ý khi đổ dầm, sàn phảI có con kê thép dầm, sàn là 2 cm để bảo vệ cốt thép. Sau khi đổ xong ta tiến hành nghiệm thu bê tông và bảo dưỡng. c.GiảI pháp kết cấu mái. MáI được lợp bằng tôn AUSTNAM. Bằng cách xây các vì kèo bổ cột các đầu. Sau đó hệ thống xà gồ bằng thép chữ C đỡ mái. Bên trên là bể nước được đổ để cách sàn 300mm. Công tác giám sát nghiệm thu công trình. - Là biện pháp cơ bản và quản trọng, đó là quá trình quan trọng nhằm đảm bảo thi công đúng thiết kế, đảm bảo mác vật liệu theo đúng yêu cầu, tiến độ đảm bảo chất lượng cao. Cơ sở chuẩn mực để tiến hành công tác trên bao gồm: - Hồ sơ thiết kế thi công của công trình. Nhưng yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể về kĩ thuật vật tư, thiết bị được thuyết minh trong hồ sơ dự thầu. Quy chuẩn xây dựng, quy phạm về kĩ thuật và các quá trình thi công hiện hành. - Công tác giám sát và nghiệm thu được thực hiện liên từng phần công việc nhằm đảm bảo liên tục, tiến hành một cách có hệ thống, nghiêm ngặt, khách quan không được sơ xót và không có tình trạng kiểm tra, giám sát qua loa. - Tổ chức hệ thống giám sát. Việc giám sát kĩ thuật được giao cho kĩ thuật tổ , đội nhặm phát hiện nhưng sai xót kịp thời tránh gây ra nhưng hậu quả đáng tiếc. - Mỗi công đoạn cần kiểm tra và nghiệm thu Nghiệm thu ván khuôn Nghiệm thu khối xây Nghiệm thu cốt thép Tiếp tục thi công khi đã được sự chấp thuận, và trước khi thi công phai kiểm tra chất lưưọng cát, đá, sỏi, xi măng, gạch ngói… 4. Công tác sửa chữa sai sót Trong quá trình thi công nếu sai sót chúng ta phảI tiến hành khắc phục và sử chữa. Nghiên cứu về mức độ sai sót, nguyên nhân và cách khắc phục tối ưu nhất. Nừu sai sót về khối lượng công việc, nhà thầu xin đáp ứng đầy đủ công nhân trang thiết bị theo yêu cầu chủ đầu tư. 5. Biện pháp bảo đảm nâng cao chất lượng công trình. Bất cứ một công trình nào thi chất lưưọng công trình vẫn đặt lên hàng đầu để bảo đảm uy tín cho công ty. Chất lượng công trình gồm những yếu tố sau: - Về nguyên vật liệu: Công ty phai có trách nhiệm cao trong việc lựa chọn đúng với thiết kế cụ thể Xi măng: Được sử dụng là loại xi măng bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế. Cát, đá : Được lựa chọn đúng chủng loại nhằm đảm bảo về độ sụt, sạch… Sắt, thép : Được mua theo đúng thiết kế, đạt chất lượng cao. Nhân lực: Công ty cổ phần xây lắp 01- Petrolimex sử dụng đội ngũ xây dựng đựoc bảo đảm chính quy chuyên nghành tại các trường đại học và trung học chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm chỉ đạo thi công cùng đội ngũ công nhân, thợ lành nghề có tay nghề cứng có trách nhiệm và yêu cầu cao trong sản xuất xây dựng. Máy móc, thiết bị thi công: Đạt chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, kĩ thuật phục vụ, có hiệu quả trong công việc. Thiết bị thi công như cốp pha, giàn giáo. 6. Tiến độ thi công. Sau khi nghiệm thu bản vẽ tính toán tiền lương về khối lượng công viêc khảo sát mặt bằng thi công, yêu cầu chất lượng và thời gian hoàn thành công trình và tính toán kinh nghiệm học tập, công trình được chọn tiến độ thi công từng hạng mục công trình. 7. Biện pháp bảo đảm tiến độ thi công. Căn cứ vào tổng tiến độ thi công ta tiến hành lập tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục công trình theo từng tuần, từng tháng, nhưng sai phạm về tiến độ phảI được xử lý nghiên cứu kĩ lưỡng về nguyên nhân. Trên cơ sở đó tìm ra giảI pháp khắc phục hữu hiệu nhất, thay đổi bổ xung biện pháp trình tự thi công, cách bố trí nguyên vật liệu, máy móc công nhân, kinh phí tăng thêm ca, kip đuổi kịp tiến độ. III. Biện pháp thi công cụ thể. Biện pháp thi công phần thân Biện pháp thi công phần thân bao gồm: Công tác thép, công tác ván khuôn, công tác đổ bê tông, xây tường hoàn thiện. Công trình thực tập bắt đầu từ cột dầm, sàn. Công tác cốt thép cột Sau khi đổ xong sàn tầng 04, cong tác bảo dưỡng bê tông đủ đến ngày bê tông đủ độ đông cứng(28 ngày), ta cho lắp dựng ván khuôn cột được gia công trước dựng lên để chờ một mặt, mối buộc thường làm L=30xd, cốt đai L=300mm, sau khi cho buộc xong ta chỉnh lại không để cho ván khuôn vặn phảI ngay ngắn thẳng đứng. Trước khi gia công ván khuôn lắp dựng ta dung một miếng bê tông đúc sẵn buộc vào cốt thép dung làm (a) bảo vệ. Đường kính thanh thép thay đổi so với thiết kế d=4mm đối với nhưng thanh thép có d>16mm. Với d=8-16 mm thì phạm vi thay đổi là d= 2mm. Cốt thép trước khi thi công đảm bảo sạch sẽ, không vẩy sắt, rỉ, rơI ra khi gõ búa. Các cốt đai phảI đều nhau. Giữa các nút uốn buộc trên cột loch nhau 90(độ), hay chéo nhau. Chiều dày đoạn móc uốn có l (mỏ)= 6,28xd. Thanh thép được hàn hồ quang theo kiểu hàn bó hoặc ốp, hai bên đặt hai thanh thép cùng đường kính bó chiều dàI đường hàn L=5-10 x d. Hàn hai bên có 4 đường hàn nên lmin=50 x d Với mối nối chịu kéo: l=30-50xd. Mối nối chịu nén l=20-30 x d, các mối nối ít nhất phảI buộc 3 chỗ. Trên đầu cột có cốt đai để khoá đầu cột. Trước khi nắp dựng cốt thép phải kiểm tra vị trí các cột. Có thể gia công khung sẵn để đưa vào ván khuôn. Công tác ván khuôn cột. Ván khuôn cột gồm 2 phần chủ yếu, phần khuôn tạo ra cột có hìng dạng kích thước theo thiết kế và phần gông để giữ ván khuôn ổn đinhj chắc chắn. Ván khuôn cột ghép sữn thành từng mảng liên kết với nhau bởi các chốt kích thước bằng kích thước của một mặt cột. Trước khi ghép các mặt với nhau ta có công tác vệ sinh ván khuôn cọ sạch bê tông cũ, bùn đất, cạnh ván sửa chữa không để cong vênh. Khi lắp ván khuôn cột ta thường cho 3 mảng liên kết với nhau trước bằng các chốt và thanh thép chữ V. Sau đó công nhân dựng rồi tiếp tục cho ghép tấm thứ 4, sau khi đã dựng xong phần cốt thép ở trong. Khi ghép mảnh ván theo hình dạng của cột thì dung gông cố định(gông bằng thép chữ V). Các gông cách nhau khoảng 0,5 m chân ván khuôn chừa một cửa nhỏ để làm vệ sinh trước khi đổ kich thước 30x40cm, có lắp đậy gia công sẵn. Sau đó xác định tim ngang và dọc của cột, vạch mặt cắt của cột lên mặt sàn. Dùng dây dọi kiểm tra tim và độ thẳng đứng của cột, sau đó dùng thanh chống xiên giữ cho cột thẳng đứng cố định ván khuôn cột, và dùng tăng đơ neo giữ phần trên đầu cột bằng dây thép phi 6. Chú ý: Trong công tác ván khuôn cột ta cần phảI lưu ý các yêu cầu sau. - Ván khuôn chặt khít. Các mảng ván khuôn phảI nhẵn. Lớp bê tông phảI đảm bảo đunga quy định kích thước, đúng yêu cầu thiết kế, đảm baỏ độ thẳng đứng không được vặn nghiêng. Sau khi đã làm nhưng phần việc cơ bản xong và cho công nhân tiến hành đổ bê tông. Bắc giang giáo cao bằng đầu cột sau đó dùng xô đổ, dùng đầm dùi đầm. Sau khi bê tông đạt cường độ thì tháo dỡ ván khuôn. Cách tháo: - Trước tiên là tháo dây neo, thanh chống gồng cột tháo, sau đó tháo những thanh giằng. - Tiếp tục tháo những tấm đóng một mặt rồi sau đó tháo cả 3 tấm còn lại Trước khi đổ bê tông ta cần đổ một xô xuống chân cột bằng vữa xi măng mác cao chông hiện tượng rỗ chân cột. Ván khuôn dầm. Cấu tạo. Ván khuôn có dạng hộp dàI, được ghép bởi hai mảng vàn thành và một mảng ván đáy liên kết nhau băng các chôt và thanh chữ V. Phương pháp lắp. Dầm chính: - Xác định tim dầm chính DảI và lót đặt chân cột. Đặt cột chống chữ T, đặt hai cột chống sát cột, cố định haicột chống bằng các thanh giằng chéo, đặt một số cột chống theo đường tim dầm, đặt lên vị trí định vị tạm thời một số cột chống sau đó lấy dây căng mặt bằng RảI ván đáy dầm trên xà đỡ cột chông chữ T và cố định hai đầu bằng các giằng. Đặt vị trí cột chống chữ T theo thiết kế. Đặt tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với ván đáy dầm cố định mép trên của tấm ván cho thăng bằng rồi dùng thanh choóng xiên gông hoặc bulông. Kiểm tra tim đầu dầm đIều chỉnh nêm để đáy dầm đúng độ cao. Dầm phụ Xác định tim dầm Dựng chống chữ T, dảI ván lót lắp ván thành. Kiểm tra tim, đIều chỉnh cột chống đúng độ cao. Sau khi lắp xong ván khuôn dầm chính, dầm phụ ta tiến hành giằng các cột chống bằng các thanh chéo. Ván khuôn sàn: Ván khuôn sàn gồm nhưng tấm tôn hình có kích thước 450-600mm chiều dàI 3000mm đặt trực tiếp lên các thanh đỡ ngang chữ U. Trước khi lắp ván khuôn sàn phảI kiểm tra độ phẳng độ cao của các thanh chữ U sau đó cho dảI các tấm tôn hình lên, sau đó dảI cát lấy mặt phẳng, nhưng thanh chống được chống bằng các giàn giáo bằng kim loại. Ván khuôn cầu thang. Phương pháp lắp : Trước hết đặt hệ thống chống đỡ và ván đáy. DảI các tấm tôn hình, đổ cát lấy mặt phẳng. Lắp đặt cốt thép rồi lắp đặt ván thành cầu thang, dầm chiếu tới chiếu nghỉ. Cố định ván khuôn bằng các thanh gông, thanh chống xiên thanh văng tạm. Trước khi lắp đặt ván khuôn cột dầm sàn ta cho lắp đặt ván khuôn cầu thang trước rồi đổ ngay( đổ từ trên xuống dưới). Ván khuôn lanh tô. Vì lanh tô là phần ăn vào tường để đỡ nhưng viên gạch ở phía trên phần cửa, vì vậy sau khi xây đến giới hạn chiều cao, người ta đúc sẵn nhưng tấm lanh tô rrồi cho lên lắp đặt cố định sau đó ở dưới dùng một cây chống gỗ chống lên. Hai đầu lanh tô kê lên các mố tường. Cách lắp đặt lanh tô thường vận lên bằng hệ thống giàn giáo. Ván khuôn Sêno. Khi xây tường tầng trên cùng đến độ cao đặt Sêno ta đặt nhưng tấm gỗ vào nhưng lỗ chừa sẵn ở trên tường. Sau khi đổ xong cột cho xây tưòng bao che, trêm những nêm gỗ để đIều chỉnh độ cao, đầu ngoàI của dầm gỗ để đỡ ván khuôn, đầu trong của dầm được neo giữ xuống sàn bằng các tăng đơ đIều chỉnh. ĐIều chỉnh độ cao của các dầm đỡ. DảI các tấm tôn hình. Lắp đặt ván khuôn thành trong thành ngoài. Cố định ván khuôn bằng nhưng thanh gồn thanh tạo. Ván khuốn thành trong được đặt bằng nhưng tấm vữa bê tông mác cao, có chiều dày bằng chiều dày đáy Sêno. Để đảm bảo sự ổn định của ván khuôn người ta dùng những thanh chống xiên. Đầu trên chống vào những dầm đỡ ván khuôn, đầu dưới chống vào gờ của sổ sau đó dùng thanh neo giữ cho hệ thống ván khuôn không bị lật. Công tác cốt thép. Cốt thép trước khi mang ra thi công đổ bê tông cần phảI gia công. Cách nắn thẳng. Kéo thẳng đối với thép cuộn bằng hệ thống cơ tay. Dùng vam búa để nắn những thanh có đường kính nhỏ, đối với nbhưng thanh lớn ta phảI sử dụng máy, với phi 30 trở lên ta phảI dùng máy Hồ quang. Phương pháp cắt. Ta dùng kìm cắt nhưng thanh có đường kính nhỏ hơn phi 10, những thanh có đường kính lớn ta phảI dùng máy. Phương pháp uốn. Dùng vam tay hoặc bàn uốn tuỳ theo đường kính của thép, chú ý đến độ giãn dàI tuỳ thuộc vào góc uốn. + Góc 90 (độ): L=1 x d. + Góc 45(độ): L=0,5 x d + Góc 180(độ): L=1,5 x d. Buộc thép. Chiều dàI đoạn nối và đường kính thanh nối theo quy định L=25-30 x d, hai thanh buộc vào nhau ít nhất là 3 đIểm buộc. Đối với thép dầm không được nối ở trên đoạn 1/3 đối với thép ở phần trên, và ở phần dưới không được nối ở giữa, đường kính chênh nhau không quá 4cm đối với phi >16mm đường kính chênh nhau không quá 2cm đối với phi từ 8-16mm, đối với mặt cắt không có quá 25% mối nối. GiảI pháp lắp dựng cốt thép dầm. Việc gia công lắp dựng tương tự như côt thép cột, được vận chuyên lên cao bằng máy vận thăng. Lắp dựng cốt thép dầm chính. Sau khi vận chuyển bằng vận thăng lên ta cho lắp ngay tại chỗ, các dầm tiến hành kê cao và lồng đai, dùng thép buộc mềm phi 1 các đai đầu dầm được hàn đính để giữ làm khung, khoảng cốt đai ở đầu dầm dày hơn, càng về giữa càng thưa dần, các đIểm nối móc chéo nhau, không được trùng nhau. Sau khi buộc xong các dầm chính ta cho buộc thép dầm dầm phụ bằng cách luồn qua các dầm chính và làm tương tự như dầm chính sau đó buộc con kê, vệ sinh ván khuôn sạch sẽ các dầm trước khi buộc xong tất cả mạng lưới dầm, sau đó ta dùng phương pháp đánh thụt. 1.10 GiảI pháp thi công lắp dựng cốt thép sàn. Việc gia công lắp dựng cốt thép sàn được thực hiện tại công trường. Sàn được thiết kế hai lớp thép phi 8, (a)=150. Việc vận chuyển thép được thực hiện bằng máy vận thăng. Thép sàn được công nhân đưa lên luồn quá dưới các dầm, sau đó buộc bằng thép phi 1, thép nằm dưới là thép chịu lực, thép nằm trên là thép cấu tạo. Thép phi 1 buộc thành từng bó. Khống chế lớp bảo vệ bằng các con kê gia công sẵn, bằng vữa xi măng mắc cao có chiều dày 20mm. Khống chế chiều dày giữa các lớp mô men và cốt théo sàn bằng cách hàn gá các hệ thống khung rồi cho buộc. Dùng thép sàn tạo thành hệ thống mạng lưới cứng tam giác a x b =1 x 1 mm bằng cách hàn thêm thanh chéo phi 8, L= 1,5 m. Khi đổ bê tông sàn dùng các tấm tôn hình làm đường đI lại để chống lại sự cong vênh bẹp xuống của thép mô men làm mát tính năng chịu lực. Trước khi đổ bê tông muốn buộc thép cho chính xác giữa các cấu kiện ta nên dùng cữ đánh dấu vào các thép dầm. 1.11Công tác đổ bê tông. I. Vật liệu dùng cho bê tông Xi măng: Xi măng dùng đổ máI là xi măng Pooc land PC 30 Bỉm sơn. Xi măng chở đến công trường đều là xi măng có giấy chứng nhận, đều lấy mẫu kiểm tra tính đồng đều khi giãn nở thể tích. Xác định độ dẻo tiêu chuẩn và thời gian đông kết của xi măng theo quy định hiện hành. Xi măng đã được bảo quản 03 tháng thì phảI kiểm tra lại cường độ. Cốt liệu. Cốt liệu nhỏ: Cát dùng cho công trường có đường kính 5mm trở xuống. Cát không lẫn nhưng hạt sỏi đá dăm, không lẫn nhiều bụi, bùn, đất sét, hàm lượng tạp chất không vượt quá 2%, hàm lượng mica không vượt quá 1%, cát ngoàI bãI khi trở đến công trường kho ráo. Cốt liệu lớn: Đá công trường trở về sạch sẽ không dính bùn đất, rác, lá cây, gỗ mục… Vì mác bê tông 200 nên tỷ lệ đất phù xa không quá 2%, lượng lưu huỳnh không quá 1%, lượng nham thạch xấu không quá 10%. Nước: Nước dùng cho toàn bộ công trường là nước máy do trường cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thương mại cấp, qua hệ thống sủ lý rất đảm bảo. Phụ gia: Chất phụ gia cho công tác đổ bê tông được nhập về từ các nơI đảm bảo nhãn hiệu chất lượng Hoa Kì. Mỗi Mét khối be tông tiêu chuẩn phụ gia là 0,3 Lít, với bê tông mác 200 khi trộn trong máy ta cho vào. II. Thi công bê tông. Công tác chuẩn bị trước khi đổ. Chuẩn bị vật liệu: Trước khi đổ bê tông vật liệu chuẩn bị tót đảm bảo chất lượng yêu cầu. Dọn sạch ô đổ: Ô đổ được dọn sạch cho người quét hết những rác bẩn trên nền bê tông Kiểm tra ván khuôn: Vị trí tim, cốt, kích thước, hình dạng, giàn giáo, chống đỡ, dọn sạch rác bẩn, đất trong ván khuổn trước khi đổ cho tưới nước, nếu có chỗ hở phảI trám lại, tránh khi đổ mất nước. Kiểm tra cốt thép: Chủ yếu là vị trí quy cách, số lượng cốt thép cho cạo sạch dầu bẩn bám trên cốt thép các con kê phảI cho đặt đúng quy định, kiểm tra chỗ trôn sẵn hay chờ sẵn. Chuẩn bị máy móc, nhân lực, phương tiện vận chuyển: Các đường vận chuyển như đIện nước… đều cho bố trí phù hợp với công tác thi công. Tính toán liều lượng pha trộn: Tỉ lệ của thành phần của hoõn hợp bê tông là lượng sỏi cát, xi măng trong một mét khối bê tông. Bê tông thi công theo mác 200. Tỉ lệ pha trộn một mẻ: X= C= N= Đ= Trộn và vận chuyển vữa bê tông. Yêu cầu đối với vữa bê tông: Bê tông phảI được trộn đều, đảm bảo đồng nhất về thành phần, vữa đảm bảo đúng độ sụt để lấp kín ke hở giữa các thanh cốt thép và ván khuôn. Cân đong vật liệu: Vật liệu xi măng tính thep kg/ bao, nước tính theo lít, cát đá tính theo mét khối, được đong bằng các hộc chế tạo sẵn, có kích thước tính theo tỉ lệ trộn. Trộn bê tông: Bê tông trộn ở công trường được trộn bằng máy, bằng thung đổ nghiêng được, dung tích 200ml, ta cho vật liệu hỗn hợ xi măng, cát, đá, vào thing rồi cho đổ vào máy đang quay, sau đó đổ nước phụ gia vào máy, quay 22 vòng, đủ được độ sụt, lẫn độ đồng đều, nếu kéo dàI vượt quá từ 3-5 phút thì hiều quả sẽ kém đi. Trong quá trình trộn, thời gian nghỉ quá 1 giờ, ta đổ nước rửa sạch. Vận chuyển hỗn hợp bê tông: bê tông sau khi được đưa vào máy trộn đúng thời gian và số vòng quay, sau đó quay ngược máy trộn ở miệng máy, có các sô chuyên dụng được chế ạo bằng cao su chờ sẵn. Ơ dưới có một tấm thép hình có độ phẳng để đựng bê tông khi vương ra ngoài. Sau khi bê tông đã đầy sô ta cho máy móc cẩu, cẩu lên sàn. Công trình được sử dụng hai máy cẩu với hệ thống ròng dọc ở trên được treo vào hai thanh chéo, và một sợi dây buộc trùng, nbeo vào vị trí cố định. Một người công nhân đứng trên có đeo dây bảo hiểm kéo bê tông vào sàn. Tiếp đó là hai công nhân dùng đòn khiêng vào đổ. Đưopưng vận chuyển được giảI bằng những tấm tôn hình. Đổ bê tông. Chỉ dẫn chung: Trước khi đổ bê tông ta có công tác kiểm tra hình dáng, kích thước, vị trí, độ hở của các khe rãnh ván khuôn, cột chống, công tác sàn. Kiểm tra kích thước hình dạng, vị trí chủng loại cốt thép, nếu rỉ thi phảI cho người đánh. Trong quá trình đổ bê tông thường xuyên kiểm tra giàn giáo,v ấn khuôn, thanh chống, tất cả nhưng sai sót phảI cho sửa chữa ngay. Bê tông gánh đến nơI đổ, một người công nhân chuyên cầm xẻng xúc đến các dầm và cho đầm dùi luôn. Một người công nhân khác dùng thước và bàn xoa cán phẳng sau đó dùng đầm bàn kéo đI kéo lại đến lúc nào bê tông đạt cường độ thì mới thôi. Trước khi đổ bê tông mẻ trộn đầu tiên phảI đúc mẫu sau đó ghi mác ngày tháng mang đI kiểm định. Trước khi dổ ta chỉnh lại hệ thống con kê cho ngay ngắn, đảm bảo đúng (a) bảo vệ. Đổ xong một khoảng ta cho trộn vữa xi măng mác cao láng chống thấm ngay. Mạch ngừng khi đổ bê tông: Không được ngừng tuỳ tiện, phảI đổ khá liên tục, hướng đổ bê tông sàn song song với dầm chính lên khớp nối bê tông bố trí khoảng 1/3 đến 2/3 nhịp dầm chính. Khi bê tông đổ ta cho đổ phần mô men trước. Bảo dưỡng bê tông: Sau khi đổ bê tông từ 2-3 giờ ta cho che đậy mặt bê tông rồi cho bảo dưỡng, nước tưới cần thiết là 3 ngày đêm đối với công trình về mùa hè. Trong mọi trường hợp phảI tưới nước cho bê tông không bị trắng mặt, nước tưới như nước trộn bê tông. Đổ bê tông Sê nô: Ta cho đổ bê tông phần nền trước ăn khớp cùng với dầm sau đó dùng đầm bàn kéo lấy măt bằng, sau một thời gian bê tông đông kết, ta cho tiếp tục ghép ván thành rồi dùng biện pháp đổ bằng cách lấy các thanh thép chọc xuống cho bê tông xuống khi bê tông đủ cường độ thi thôi. Nghiệm thu sản phẩm bê tông: Khi kiểm tra nghiệm thu các kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ cần kiểm tra qua các khâu chuẩn bị chế taọ hỗn hợp vật liệu tạo hình đến việc dưỡng hộ bê tông. Kiểm tra chất lượng vật liệu để sản xuất bê tông, chất lượng cốt thép, các đIều kiện bảo quản vật liệu, kiểm tra các bộ phận công trình nền móng, ván khuôn, giàn giáo, các tri tiết chờ sẵn, kiểm tra cường độ của bê tông, phảI lấy mẫu thí nghiệm, mỗi nhóm thí nghiệm gồn 3 mẫu lấy cùng một lúc, ở mỗt chố số lượng lấy thí nghiệm khác nhau. Các lỗ rãnh phảI chừa lại theo thiết kế. Kiểm tra lại chất lượng bề mặt bê tông. Các sai phạm thường gặp và cách sửa chữa. Những sai phạm thường gặp: Trộn bê tông không đúng liều lượng do vậy khi trộn phảI cân đong vật liệu bằng các dụng cụ quy định chính xác, là các thung chế sẵn. - Đổ bê tông quá thời gian cho phép và không ổn định: việc này thường sảy ra khi việc bố trí dây chuyền không tốt, trộn bê tông quá nhiều, đổ và đầm không kịp do mất đIện đột xuất hoặc hư hỏng ván khuôn cốt thép bất ngờ, phải dừng lại để sửa chữa. Khi đổ xong ngừng đột ngột phảI đánh sơn bề mặt. Cường độ không đạt mức cần thiết. Hiện tươngk này xảy ra khi không đảm bảo đúng liều lượng pha trộn, đầm không kĩ, dưỡng hộ không đúng quy định. Không đảm bảo chiều dày lớp bê tông. Bê tông bị rỗ hoặc xốp: Do đầm không kĩ xi măng không đủ bao quanh vật liệu, ván khuôn không khít kín, nước xi măng bị chảy đI, cốt thép dày không chú ý đầm chặt kĩ, hoặc dùng đá quá to, đàm sót hay chiề cao đủ lớn gây nên hiện tượng phân tầng. Kết cấu bê tông bị rạng nứt: Do sự co ngót của bê tông do đặt sai vị trí cốt thép. Cách sửa chữa: Sử lý chỗ hỏng, trước khi sửa phảI đục bỏ bê tông bị hỏng, đục thành mạch nhám răng cưa, rửa sạch tưới nước bề mặt đục, đánh rỉ phần cốt thép bị lộ ra, sau đó đổ bê tông vào, sửa chữa bằng cách ép vữ hoặc phun vữa, trát vữa đặc. 8.an toàn trong công tác thi công bê tông: a.khu vực làm việc. -không đựơc lấy gạch đá hoặc những dụng cụ không đảm bảo kê lót dưới giáo. Những nơI đổ bê tông cao hơn 2 m phảI làm giàn giáo có tay vịn . Khi đang đổ bê tông thì không đực qua lại phiá dưới ,phảI có biển cấm. b.Anh toàn khi xử dụng vật liệu. PhảI kiểm tra dụng cụ khi làm, nếu có hiện tưởng lỏng thì không được dùng, không được vất dụng cụ từ trên xuống dưới, khi đổ bê tông xong phảI thu xếp gọn gàng,sạch sẽ. Bao xi măng không được trồng quá 2 m, không được dựa vào tường , phảI cách tường 0,6 -> 1 m để làm lối đI lại. c.An toàn khi vận chuyển bê tông -Các đường vận chuyển bê tông trên cao cho các xe thô sơ như xe bò lên vận thăng phảI có dụng cụ che chắn cẩn thận bằng những tấm ván gỗ .Khi cho cẩ lên cao không được đứng dưới xô be tông phòng hiện tượng đứt dây cẩu. d.An toàn cho công tác đổ, đầm bê tông Công nhân san đầm bê tông phảI đI ủng cao su chống nước , cách đIện, mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay, đội mũ cứng. e.An toàn khi dưỡng hộ bê tông. -Công nhân có sức khoẻ , quen trèo cao , không bố trí những người thiếu máu, đau thần kinh làm việc. Khi tưới bê tông phảI có mũ nón , phảI đI giày dép , khi tưới bê tông trên cao phảI đeo dây an toàn . 1.12 An toàn trong công tác tháo dỡ ván khuôn Việc tháo dỡ ván khuôn, chỉ đượ choàn thành sau một thời gian dưỡng hộ, bê tông đảm bảo cường độ đủ chịu lực , tảI trọng cho bản thân và tảI trọng tĩnh gây ra.Khi thaó dỡ giàn giáo, ván khuôn các kết cấu bê tông cốt thép phức tạp như dầm, tuân thủ nghiêm ngặt, bộ phận nào tháo trước, bộ phận nào tháo sau, tháo đối xứng tháo dần dần, nhẹ tay hạ các con nêm làm nhiều lần.Trong tháo dỡ ván khuôn, đề phòng ván khuôn rơI vào đầu làm hỏng ván khuôn, gẫy giàn giáo, không vứt bừa bãI để rơI xuống.Khi tháo dỡ ván khuôn, người không có phận sự miễn vào, ván khuôn tháo ra cho công nhân phân loại và xếp đống gọn gàng không gây trở ngạ giao thông.Đinh đóng vào các tấm gỗ phảI dùng búa đập quặt lại… 1.13- Biện pháp kĩ thuật hoàn thiện. Thi công và trình tự thi công, phần hoàn thiện: Sau khi nghiệm thu phần thân xong sẽ tiến hành thi công phần hoàn thiện theo trình tự sau: - Xây tường từ tần trot đến tầng 5 kết hợp với hệ thống cửa. Trát tường phía ngoàI từ trên xuống dưới . TRát xà , dầm từ trên cao xuống . Trát tường phía trong từ trên xuống dưới. Ôp khu vệ sinh . Nhát từ trên xuống dưới Thi công sơn bả và lắp đặt thiết bị đIện nước. Thi công ngoại thất , sân vườn, rãnh thoát nước, đường GiảI pháp kĩ thuật cho công tác xây. Yêu cầu vật liệu: Tường xây gạch đặc và gạch thông tâm, mác 75, vữa tam hợp mác 50. Riêng xi măng dùng để thiết kế mác vữa là PC 30 Bỉm Sơn, được tâp kết trong công trường và bảo quản bằng kho kín trên kê giá cách mặt đất 0.5 m, chiều cao không quá 10 bao, mỗi lô không quá 0,7 m, thời gian lưu kho không quá một tháng. Cát sử dụng nguồn cát sông . Nguồn nước do nhà trường cung cấp đảm bảo độ sạch Thành phần cấp phối vữa được thiết kế và niêm yết trên bảng của công trường để công nhân thực hiện dưới sự giám sát của A và B Các tường xây 220 xây 5 dọc một ngang , mạch vữa từ 0,8 -> 1,2 mm Trước khi xây tường, các trục tường phảI được kiểm tra kích thước, vị trí tổ hợp máy đo đạc và thược thép, công nhân trang bị dao xây,nivô, dây mức, các góc tường bó trí thợ giỏi đứng ở góc và được các cán bộ kĩ thuật thường xuyên kiểm tra, gạch tưới nước chống sự mất nước đột ngột cho vữa xây, với các tầng cao gạch được vận chuyển bằng xe cảI tiến lên vận thăng, vữa được trộng bằng máy , mỗi mẻ trộn V= 250 l, vận chuyển lên bằng thùng kín không để mất nước và rơI vãI dọc đường . Chiều cao xây tường không quá 2 m đối với tường xây 220 , 1,5 m đối với tường 110.Tại các góc chừa mỏ đật , không để mỏ lanh. GiảI pháp kĩ thuật cho công tác trát tường. Theo thiết kế tường được chát 1,5 cm, vữa mác 50.Yêu cầu vật liệu tương tự như vữa xây Để vữa không bị mất nước đột ngột, trước khi trát tiến hành vệ sinh bề mặt , dùng bàn chảI sắt tạo nhám phun nước tưới ẩm trước, đắp mốc khống chế chiều dày, dùng thước cán phẳng doa nhẵn. Yêu cầu lớp vừa trát không bị lằn ,không bị xốp , rạn nứt chân chim , bề mặt nhẵn tạo mỹ thuật cao. Chú ý :Trước khi trát phảI tưới nước vào tường chống lại sự cháy của mặt trát. Với tường phía ngoàI được trát theo trình tự từ trên xuốn dưới. Đối với tường theo thiết kế ốp gạch men khu vệ sinh, sau khi trát lót sẽ dùng bay khía khía để tạo độ nhám cho các lớp ốp sau này. Dể tạo năng suất tiến hành phân chia từng tuyến cho phù hợp để công nhân thao tác. Phía ngoàI công trình công nhân thao tác sẽ rào lan can tạm để đảm bảo anh toàn. GiảI pháp kĩ thuật cho công tác trát dầm ,trần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC496.doc
Tài liệu liên quan