Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu TNHS không? Gải thích rõ tại sao?
Sauk hi thực hiện hành vi đâm B một nhát, do thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. Như vậy A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người. Ta có thể thấy ở những dấu hiệu cơ bản sau:
+ Việc chấm dứt không thưc hiện tiếp hành vi giết B xảy ra khi A đang ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành ( chưa hoàn thành về hành vi, chưa hoàn thành về hậu quả chết người: B chưa chết).
+ Việc chấm dứt không tiếp tục đâm B và bỏ chạy là do A tự nguyện và dứt khoát. Mặc dù A biết rằng không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp hành vi giết B. Nhận thấy ở đây, A đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội và hoàn toàn là do động lực bên trong ( sợ vì nhìn thấy B ra nhiều máu).
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6018 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống liên quan đến tội giết người được qui định tại Điều 93 bộ luật hình sự 1999, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Theo các ý kiến thống nhất hiện nay, tội giết người xâm phạm quyền sống của con ngươì. Trong số các quyền nhân thân, quyền sống của con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quia nhất, không một quyền nào có thể so sánh được. Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Khi quyền sống của con người bị xâm phạm thì mục tiêu phấn đấu của loài người sẽ trở nên vô nghĩa; động lực phát triển của xã hội sẽ bị triệt tiêu. Thêm vào đó, con người còn là chủ thể của quan hệ xã hội, nếu quyền sống của con người bị xâm phạm thì các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Chính vì những lí do trên mà mục tiêu bảo vệ quyền sống của con người luôn được đặt lên hàng đầu đối với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại và mọi chế độ. Cũng vì ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quyền sống của con người mà trong BLHS năm 1999, ngay sau các tội phạm an ninh quốc gia, nhà làm luật đã qui định các tội xâm phạm nhân thân. Trong số các tội xâm phạm nhân thân thì tội giết người được qui định đầu tiên và là một trong ba tôi có hình phạt nghiêm khắc nhất- tử hình.
Thực tế xã hội hiện nay cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là trong giai đoạn thời kì kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế thế giới thì các loại tội phạm nói chung cũng như cũng như tội giết người nói riêng càng trở nên phức tạp hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của viêc phòng chống tội phạm, dưa trên kiến thức về lí luận và thực tiễn , em đã mạnh dạn chọn đề tài số 6 cho bài tập lớn học kì môn Luật hình sự Việt Nam. Đây là tình huống liên quan đến tội giết người được qui định tại Điều 93 BLHS 1999
Do kiến thức lí luận và thực tế còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
BÀI TẬP SỐ 6
Vì ghen tuông, A có ý đinh giết B. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B ba nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án xác đinh A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS
Câu hỏi:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.
Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?
Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án .
Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao?
Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi nhưng do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên hình phạt đối với A là 13 năm tù. Hình phạt tòa tuyên đối với A có đúng không? Giải thích rõ tại sao?
Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao?
Theo Điều 93 BLHS, tội giết người là hành vi cố ý tước đoat sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật, do đó trực tiếp xâm phạm quyền được sống của con người. Về mặt khách quan, tội giết người được thể hiện ở hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật bằng mọi thủ đoạn và mọi phương tiện gây nên hậu quả cho xã hội.
Hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác thường được thực hiện bằng hành động và bằng phương tiện rất đa dạng không thể kể hết như bắn, chém, đâm, đầu độc…Và cũng có thể được thể hiên bằng không hành động.
Hậu quả trực tiếp của tội giết người thông thường là người chết ( trong trường hợp giết người hoàn thành), nhưng cũng có trường hợp nạn nhân chỉ bị thương hoặc cố tật ( trong trường hợp giết người chưa đạt), nạn nhân chỉ bị giật mịnh như: bị bắn lén, không trúng hoặc có người khác bắt tay súng, đạn nổ lên trời ( giết chưa đạt đã hoàn thành)
Hành vi cố ý giết người của A trong tình huống trên đặt ra những vấn đề sau:
1/ Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người
Theo cách phân loại tội phạm của BLHS Việt Nam, tội phạm tuy có chung các dấu hiệu ( tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính chịu hình phạt) nhưng những hành vi pphamj tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Chính vì sự khác nhau như vậy mà vấn đề phân hóa và cụ thể hóa hình phạt được đặt ra như là nguyên tắc của luât hình sự Việt Nam. Theo khoản 2 Điều 8 BLHS, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được qui định trong bộ luật, tôi phạm được phân chia thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đăc biêt nghiêm trọng. Mỗi loại tội được gắn với một khung hình phạt khác nhau ( khoản 3 Điều 8).
Nguyên tắc phân loại tội phạm phải dựa trên khung hình phạt được ghi trong một điều luật của Bộ luật hình sự, mà không phải dựa trên mức án cụ thể mà tòa án tuyên phạt. Trường hợp của A đã được tòa án xác định là phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS: “… bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” . Như vậy, căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt thì tội giết người mà A đã thực hiện là loại tội phạm rất nghiêm trọng. “ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến mười lăm năm tù”
2/ Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?
Cũng như những hoạt động khác của con người trong xã hội, hành vi phạm tội diễn ra theo quá trình nhất định. Người cố ý phạm tội luôn mong muốn thực hiện được trọn ven quá trình đó để đạt mục đích của mình, Nhưng trong thực tế có những trường hợp vì nguyên nhân ngoài ý muốn, người phạm tội đã không thực hiện được toàn bộ quá trình đó mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có sơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm hình sự( TNHS) của người phạm tội, luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm : chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành ( Điều 17 và Điều 18 BLHS).
Ở đây, vì ghen tuông, A có ý định giết B. Như vậy A giết B với mục đích trả thù để thỏa mãn sự ghen tuông của mình. Ý đinh giết B của A đã được chuẩn bị từ trước ( tức là đã được lên kế hoạch từ trước), thể hiện ở một chuỗi những hành động được thực hiện rất tuần tự như sau: “ Rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút giao đâm B ba nhát”, nhưng tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi.
Từ những chi tiết trên, ta có thể xác định rằng hành vi phạm tôi của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Vì: Về mặt lí luận thì phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là người phạm tội đã thực hiên hết những hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành, nhưng vì nguyên nhân khách quan hậu quả không xảy ra, tức là chưa đạt về hậu quả nhưng đã hoàn thành về hành vi. Người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi là dấu hiệu khách quan của cấu thành, tức là cấu thành tội phạm qui định bao nhiêu hành vi khách quan thì người phạm tội đã thực hiện hết.
Ở đây, hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm tội giết người mà A đã thực hiện đó là: rút dao và đâm B ba nhát. Hành vi này thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội, thể hiện ở chỗ nó gây ra và đe dọa gây ra thiệt hại về tính mạng và sức khỏe cho B ( B bị chảy nhiều máu và ngất đi). Vậy là với hành động dùng dao đâm B ba nhát, A đã thực hiện hành vi tước đoat tính mạng của B ( đã đâm) là hành vi được mô tả trong cấu thành tôi phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS. Tuy đã thực hiên được hành vi đâm B nhưng B lại không chết, tức là hậu quả chết người chưa xảy ra. Về mặt tâm lí,A mong muốn hậu quả chết người xảy ra ( mong B chết), và nghĩ rằng hậu quả đó đã xảy ra, nhưng trên thực thì B vẫn còn sống. Như vậy dựa vào dấu hiệu hành vi và dấu hiệu về tâm lí của A mà ta có thể khẳng đinh rằng hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tôi chưa đạt đã hoàn thành.
3/ Hãy chỉ ra đôi tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án.
Đối tượng tác động cuả tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiêt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Trong vụ án này, mục đích của A là giết B để trả thù, B chính là đối tượng mà A hướng tới, vậy B chính là đối tượng tác đông của tôi giết người mà A thực hiện, gây tổn hại đến sức khỏe và tinh mạng của B. Việc xác định chính xác đối tượng tác đông có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và ý nghĩa trong viêc quyết định hình phạt.
Để thực hiện được thành công ý định giết người của mình, A đã dùng dao làm công cụ gây án.
4/ Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu TNHS không? Gải thích rõ tại sao?
Sauk hi thực hiện hành vi đâm B một nhát, do thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. Như vậy A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người. Ta có thể thấy ở những dấu hiệu cơ bản sau:
+ Việc chấm dứt không thưc hiện tiếp hành vi giết B xảy ra khi A đang ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành ( chưa hoàn thành về hành vi, chưa hoàn thành về hậu quả chết người: B chưa chết).
+ Việc chấm dứt không tiếp tục đâm B và bỏ chạy là do A tự nguyện và dứt khoát. Mặc dù A biết rằng không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp hành vi giết B. Nhận thấy ở đây, A đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội và hoàn toàn là do động lực bên trong ( sợ vì nhìn thấy B ra nhiều máu).
Theo luật hình sự Việt Nam, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đươc miễn TNHS về tội định phạm, nên A sẽ được miễn TNHS về tội giết người. Bởi về mặt chủ quan: A hoàn toàn tự nguyện từ bỏ hẳn ý định phạm tội cuẩ mình, không còn mong muốn thư hiện việc giết B đến cùng. Xét về mặt khách quan thì hành vi tự ý nửa chừng chấm dưt việc phạm tội chưa có tính nguy hiểm đầy đủ của loại tội A định phạm- tội giết người.
Tuy nhiên trên thực tế, hành vi của A là đã đâm B, gây hậu quả B chảy nhiều máu với tỷ lệ thương tật là 21%, có nghĩa là A đã thực hiện đầy đủ các yếu tố của tội cố ý gây thương tích cho người khác ( Theo khoản 1 Điều 104 BLH). Vậy là A chỉ được miễn TNHS về tội giết người nhưng phải chịu TNHS về tôi cố ý gây thương tích cho người khác. Khi quyết định hình phạt A sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999.
5/ Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi nhưng do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt Tòa án quyết đinh đối với A có đúng không? Giải thích rõ tại sao?
Hành vi giết người của A đã được A thực hiện, nhưng vẫn chưa xảy ran hậu quả chết người. Như đã phân tich ở phần 2, hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Luật hình sự Việt Nam chỉ coi là có hành vi phạm tội và lúc đó trách nhiệm hình sự mới có thể đặt ra khi người phạm tội đã bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội, và như vậy phạm tội chua đạt đã hoàn thành tuy là chưa thực hiện tội phạm được đến cùng nhưng vẫn phải chịu TNHS, vì về khách quan, A đã có hành vi nguy hiểm cho xã hôị và về chủ quan, việc dừng lại ở giai đoạn chưa đạt là do nguyên nhân ngoài ý muốn ( A tưởng rằng B đã chết) còn bản thân người phạm tội ( A) vẫn mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng.
Về nguyên tắc, người phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS như trường hợp tội phạm đã hoàn thành, theo cùng điều luật, cùng tôi danh và cùng trong phạm vi khung hình phạt mà điều luật đó qui định. Đối với phạm tội chưa đạt, luật hình sự Việt Nam không đặt vấn đề giới hạn những trường hợp phải chịu TNHS mà xác định mọi trường hợp phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS vì người phạm tội đã có hành vi trực tiếp xâm hại khách thể, trực tiếp đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội ( Điều 1b BLHS 1999).
Trường hợp của A đã thực hiện hành vi phạm tội giết người mặc dù chưa gây ra hậu quả chết người. Tòa án đã xác đinh A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, mưc hình phat mà Tòa tuyên đối với A là 13 năm tù thì chưa hợp lí.
Vì: Quyết đinh hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt là một trường hợp quyết định hình phạt đặc biệt. Do vậy, khi quyết định hình phạt ngoài việc tuân thủ các qui định chung về các căn cứ quyết đinh hình phạt, Toàn án phải tuân thủ các qui định đặc thù áp dụng riêng cho trường hợp phạm tội chưa đạt. Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải tuân thủ các điều cua BLHS về tội phạm chưa đạt đồng thời phải tuân theo giới hạn giảm nhẹ hình phạt đươc qui định bổ sung cho trường hợp phạm tội chưa đạt.
Căn cứ vào quyết đinh hình phạt tại khoản 3 Điều 52 BLHS 1999: “ Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có qui định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoăc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biêt nghiêm trọng; nếu là thù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật qui định”. Như vậy, ở vụ án này A được Toàn án xác đinh phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 có khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm. Theo nguyên tắc quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt tại khoản 3 Điều 52 thì hình phạt mà A phải nhận là không quá ba phần tư mức cao nhất của khung hình phạt mà Điều 93 qui định, tức là không quá 11 năm 3 tháng. Nhưng ở đây Tòa lại tuyên phạt A 13 năm là không đúng với nguyên tắc quyết đinh hình phạt.
6/ Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thêm cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao?
Theo Điều 5 của BLHS của nước CHXHCN Việt Nam qui định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Những người phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam đều bị coi là tội phạm và phải chịu những hình phạt qui định trong BLHS Việt Nam, không kể người thực hiện đó là người nước ngoài, người Việt Nam hay người không quốc tịch. Tội phạm được coi là thực hiên trên lãnh thổ Việt Nam khi hành vi phạm tội bắt đầu và kết thúc ở Việt Nam, hành vi phạm tội bắt đầu ở Việt Nam kết thúc ở nước ngoài hay bắt đầu ở nước ngoài và kết thúc ở Việt Nam.
Đối với trường hợp của A, hành vi giết người xảy ra tai Hà Nội ( tức là bắt đầu và kết thúc ở Viêt Nam) và tuy là người nước ngoài nhưng A chỉ là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội nên A không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao ( quyền này chỉ được áp dung đối với người đứng đầu nhà nước, người đứng đầu Chính phủ, các đại sứ…) vì thế mà A phải bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam.
KẾT LUẬN
Khép lại vụ án trên ta có thể rút ra những kết luận sau: Giết người là một hành vi gây xâm hại rất lớn tới tính mạng và sức khỏe của con người, hành vi đó có thể gây nên những hậu quả khó có thể lường trước được cho cá nhân con người và cho toàn xã hội. Vì thế mỗi người cần phải có ý thức hơn trong việc phòng chống tội phạm giết người. Và khi đưa ra xét xử các vụ án liên quan đến loại tội phạm này, Tòa án cũng cần có những kết luận chính xác hơn trong việc định tội và đinh khung hình phạt để phạt đúng người đúng tội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trường ĐH Luật Hà Nội, tập I, 2007. Nxb Công an nhân dân
Tìm hiểu tội phạm trong BLHS năm 1999, Đinh Văn Quế- Thạc sĩ luật học-TANDTC, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2001.
Định tội danh và quyết định hình phạt, TS. Dương Tuyết Miên, Nxb Lao động xã hội.
Bình luậ khoa học BLHS Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia 1999.
Giáo trình luật hình sự Việt Nam- phần các tội phạm- ĐHQG Hà Nội-Khoa luật, Nxb ĐHQG Hà Nội 2007.
Tội giết người và đấu tranh phòng chống tội phạm giết ngưởi Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Đỗ Đức Hà, Nxb Tư pháp 2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình huống.doc