Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Người thu gom lợn (nội tỉnh) chủ yếu là người tại bản địa, bởi vì họ sẽ biết

được nhà nào nuôi lợn, lợn của nhà đấy có bình thường không? Địa bàn hoạt động của

họ thường là ở ngay trong xã, khi trong xã không còn lợn nữa thì họ mới phải buộc đi

mua ở các xã khác.

Thương lái ngoài tỉnh chủ yếu là nam giới, hầu hết xuất phát từ nông dân,

thường ở các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh Họ có vốn, có phương tiện vận

chuyển, rất linh hoạt và mềm dẻo trong việc xác định giá và phương thức thanh toán.

Họ có nhiều kinh nghiệm trong mua, bán hiểu tâm lý người chăn nuôi. Tuy nhiên hành

vi mua bán của thương lái này theo tín hiệu của thị trường tiêu thụ ngoại tỉnh dễ đẫn

đến tình trạng “ được mùa mất giá và mất mùa được giá”.

Phần lớn các hộ thu gom đều là những hộ có thu nhập khá, có kinh nghiệm

buôn bán thịt lợn trung bình 11 năm (ít nhất 4 năm, cao nhất 20 năm). Hoạt động thu

mua của thương lái diễn ra gần như liên tục trong năm.

Thương lái dựa vào các chi phí hoạt động của họ và giá cả thị trường tại thời

điểm bán để xây dựng giá bán. Chi phí vận chuyển, thuê lao động, kiểm dịch thú y .

trong quá trình mua bán chiếm 3,72% tổng chi phí. Chi phí giá đầu vào chiếm bình

quân 96,28 % tổng chi phí.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I, 62,87 % số chủ hộ có trình độ cấp II và 30,7 % chủ hộ có trình độ cấp III. Bình quân nhân khẩu/hộ là 4,53. Bình quân lao động nông nghiệp/hộ là 1,96 lao động. Qua khảo sát có 57,14% số hộ nuôi lợn nuôi giống lợn lai, 38,58% số hộ nuôi giống lợn nội, và số ít hộ nuôi lợn ngoại (4,28% ). Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, 70% người nuôi lợn mua con giống từ những nông dân khác tại chợ, 20% mua từ các trung tâm chăn nuôi và HTX, và 10% người nuôi lợn tự gây con giống để nuôi. * Chi phí sản xuất của người nuôi lợn Chi phí đầu vào: Bao gồm những chi phí để mua những sản phẩm cho sản xuất Lò giết mổ trong tỉnh N g ư ờ i tiêu d ù n g N g ư ờ i ch ă n n u ô i 59,5% B án lẻ n g o ài tỉn h L ò m ổ n g o ài tỉn h Thương lái ngoài tỉnh 31,5 % Thương lái trong tỉnh B án lẻ tro n g tỉn h Người chế biến Hộ giết mổ Tiêu thụ ngoại tỉnh Tiêu thụ nội tỉnh 17% 21,5% 7% 2% 58,0% 58,0% 1,5% 1,5% 2% 2% 7 % 7% 14,5%, 31,5% Cung cấp đầu vào 3 1 ,5 % 10 Trong đó chủ yếu là chi phí mua con giống, còn lại là các chi phí như chi phí thức ăn, thuốc thú y. Ngoài ra còn những khoản chi phí liên quan đến hoạt động nuôi và bán lợn của nông dân như: chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng chuồng trại, sửa chữa chuồng trại, chi phí lãi vay, chi phí vận chuyển, chi phí khác. Bảng 3.2. Chi phí sản xuất của người nuôi lợn Khoản mục Số tiền (đồng) BQ/đầu lợn móc hàm BQ/kg móc hàm Tỷ trọng (%) Mua con giống 408.000 7.791 17,91 Chi phí thức ăn 1.726.774 34.814 80,05 Thuốc thú y 14.433 291 0,67 Chi phí sửa chữa chuồng trại 12.697 256 0,58 Chi phí lãi vay 5.059 102 0,23 Chi phí vận chuyển 5.257 106 0,24 Chi phí khác (điện, nước) 6.249 126 0,28 Tổng chi phí 2.178.472 43.486 100 Năm 2012, tổng chi phí sản xuất của người nuôi lợn là 43.486 đồng/kg . Chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 80,05%, tiếp đến là chi phí con giống 17,91%, còn lại là các chi phí khác. Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt (Tính bình quân cho 1 hộ) Chỉ tiêu ĐVT Phương thức chăn nuôi Chung CN (1) BCN (2) TT (3) Hộ chăn nuôi Hộ 18 73 49 140 Số con XC BQ/lứa con 28,72 14,85 7,55 14,08 Trọng lượng XC BQ/con Kg/con 78,65 68,47 66,96 69,30 Thời gian nuôi BQ/lứa Ngày 101,86 108,00 110,34 106,73 Số lứa nuôi/năm Lứa 3,80 3,50 2,80 3,26 BQ số năm chăn nuôi lợn Năm 10,00 15,27 15,36 13,50 Người nuôi lợn bán theo hình thức bán móc theo con, trọng lượng xuất chuồng đối với lợn trung bình 69,30 kg/con, giá bán trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/con (khoảng 3,3 triệu đồng/con theo giá móc hàm). Các hộ đều bán cho người thu gom (thương lái trong và ngoài tỉnh) chiếm 38,5% sản lượng của chuỗi giá trị, hộ giết mổ địa phương chiếm 59,5% sản lượng của chuỗi giá trị và lò mổ chiếm 2% sản lượng của chuỗi giá trị Nhìn chung, quy mô chăn nuôi của các hộ nuôi lợn còn nhỏ lẻ, hoạt động nuôi lợn khá đơn giản, không cần nhiều vốn đầu tư, không đòi hỏi kỹ năng, tay nghề, trình 11 Thương lái ngoài tỉnh (14,5%) Lò mổ trong tỉnh (7 %) Người chăn nuôi trong cùng xã Người chăn nuôi trong cùng huyện Người chăn nuôi trong cùng Tỉnh THƯƠNG LÁI (trong tỉnh) độ của người chăn nuôi. Hoạt động đầu vào và đầu ra của người nuôi lợn cho thấy chưa có sự gắn kết giữa người chăn nuôi và người cung cấp con giống có chất lượng mà người nuôi lợn phải mua lợn giống trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Giữa người chăn nuôi và các tác nhân thu gom cũng chưa hình thành được mối liên kết thực sự chặt chẽ, do đó khả năng thương lượng của người chăn nuôi ở mức thấp, phải chịu rủi ro lớn khi giá thị trường biến động 3.2.2.2. Thương lái (người thu gom) Người thu gom lợn (nội tỉnh) chủ yếu là người tại bản địa, bởi vì họ sẽ biết được nhà nào nuôi lợn, lợn của nhà đấy có bình thường không? Địa bàn hoạt động của họ thường là ở ngay trong xã, khi trong xã không còn lợn nữa thì họ mới phải buộc đi mua ở các xã khác. Thương lái ngoài tỉnh chủ yếu là nam giới, hầu hết xuất phát từ nông dân, thường ở các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà TĩnhHọ có vốn, có phương tiện vận chuyển, rất linh hoạt và mềm dẻo trong việc xác định giá và phương thức thanh toán. Họ có nhiều kinh nghiệm trong mua, bán hiểu tâm lý người chăn nuôi. Tuy nhiên hành vi mua bán của thương lái này theo tín hiệu của thị trường tiêu thụ ngoại tỉnh dễ đẫn đến tình trạng “ được mùa mất giá và mất mùa được giá”. Phần lớn các hộ thu gom đều là những hộ có thu nhập khá, có kinh nghiệm buôn bán thịt lợn trung bình 11 năm (ít nhất 4 năm, cao nhất 20 năm). Hoạt động thu mua của thương lái diễn ra gần như liên tục trong năm. Thương lái dựa vào các chi phí hoạt động của họ và giá cả thị trường tại thời điểm bán để xây dựng giá bán. Chi phí vận chuyển, thuê lao động, kiểm dịch thú y .. trong quá trình mua bán chiếm 3,72% tổng chi phí. Chi phí giá đầu vào chiếm bình quân 96,28 % tổng chi phí. Sơ đồ 3.2. Tỷ lệ cung cấp sản phẩm đầu ra của thương lái 12 Tuỳ theo đối tượng bán mà hình thức bán của các thương lái khác nhau. Có 65% thương lái mua lợn là do được nhắn gọi từ người chăn nuôi, 35% thương lái tự tìm kiếm mua sản phẩm, 15 % có thực hiện hợp đồng mua bán. Phổ biến là thanh toán tiền mặt trả trước 70,46 % còn lại mua chịu (thời gian nợ bình quân là 23,6 ngày). 3.2.2.3. Người giết mổ * Lò giết mổ: Lợn sau khi thu gom từ 5h đến 7h chiều hôm trước, lợn được tập trung lại để sáng sớm hôm sau giết mổ. Sau đó khoảng 3h sáng lò mổ bắt đầu hoạt động đến 5h sáng tất cả các công việc của lò mổ được hoàn tất. Bảng 3.4. Quy mô lò mổ (bình quân/lò mổ) Diễn giải ĐVT Số lượng 1. Diện tích khu tập trung m2 11.833 2. Khu giết mổ m2 501,66 3. Số đầu lợn/ngày con 14,14 4. Số người làm trực tiếp người 13 5. Số lao động gia đình người 1,4 Lò mổ mua lợn từ nông dân (2%), từ thương lái (7%), Giá mua dao động từ 40-50 ngàn đồng/kg lợn hơi. Tình hình hoạt động của lò mổ qua các năm được trình bày trong bảng 3.5. Bảng 3.5. Khả năng hoạt động của lò mổ qua các năm (Bình quân/lò mổ) Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 Khả năng giết mổ tấn/ngày 4,15 5,35 5,35 Thực tế giết mổ tấn/ngày 0,97 0,99 0,98 Số ngày hoạt động bình quân ngày/tháng 29,4 29,4 29,4 Hiệu suất giết mổ % 37,64 38,26 37,49 Trung bình 1 tháng lò mổ hoạt động 29 ngày, công suất giết mổ trung bình mỗi ngày từ 10-20 con/lò mổ. Lượng lợn giết mổ năm 2012 của lò giết mổ dao động khoảng 28-30 tấn/tháng. Tỷ lệ thịt lợn lột sau giết mổ trung bình là 71,58. Chi phí liên quan đến hoạt động giết mổ bao gồm chi phí vận chuyển, thuê lao động, chi phí kiểm dịch, thuế và lệ phí (nộp khoán), chi phí lãi vay, chi phí khấu hao Lò giết mổ trong tỉnh bán toàn bộ sản phẩm giết mổ được cho người bán lẻ trong tỉnh (chiếm 9% sản lượng của chuỗi). Giá bán trung bình dao động từ 60 - 75 ngàn đồng/kg (tháng 12/2012) tính theo gía lợn móc hàm, tỷ lệ thịt lợn lột sau giết mổ trung bình là 71,58%. Lò giết mổ nhận được thông tin giá cả thị trường, nhu cầu thị trường từ đài phát thanh, truyền hình, thông tin trên báo và người tiêu dùng. 13 Hầu hết sản phẩm thịt lợn lò mổ cung cấp trong xã chiểm 65,52%, số sản phẩm trong xã do người bán lẻ lấy bán theo quầy, sạp tại các chợ địa phương (97%), một phần rất nhỏ (3%) bán trực tiếp cho người tiêu dùng, sản phẩm bán cho người tiêu dùng chủ yếu là bộ lòng hay một phần của bộ lòng phân nhỏ. * Hộ giết mổ Tùy theo khả năng bán hàng và điều kiện lao động, mà các hộ giết mổ có lượng đầu lợn mổ khác nhau. Mỗi thợ mổ lợn lành nghề có thể chỉ mất một giờ đồng hồ để mổ xẻ hoàn thiện một con lợn. Người mổ lợn thường bắt đầu ngày làm việc vào khoảng 3- 4 giờ sáng, công việc mổ lợn hoàn thành trước 5 giờ sáng. Sau khi giết mổ chủ yếu cung cấp cho người bán lẻ và người chế biến. Theo số liệu điều tra, bình quân mỗi hộ giết mổ giết mổ 3,32 con một ngày, trong đó có phần nhỏ hộ mổ lợn để bán lẻ (29,52%), còn lại là bán buôn. Các hộ hoạt động khá đều đặn, chỉ nghỉ khi gia đình có việc quan trọng như ma chay, cưới hỏi nên bình quân mỗi hộ hoạt động 22,74 ngày một tháng. Bảng 3.6. Sản phẩm và giá bán của hộ giết mổ Quy đổi BQ cho 100kg lợn hơi TT Sản phẩm Khối lượng (kg) Giá bán (1000đ)/kg Thịt móc hàm 71,58 1 Thịt thăn 4,17 90,5 2 Thịt mông 14,23 84,0 3 Thịt vai 13 74,0 4 Thịt ba chỉ 7,27 68,5 5 Xương sườn 6,13 70,0 6 Thịt chân giò 5,77 65,0 7 Đầu 7,00 25,0 8 Xương khác 5,17 20,0 9 Mỡ 8,83 18,0 10 Lòng 7,82 30,0 Trong đó:Tim, cật 0,71 110,0 Nguồn: Kết quả khảo sát (2012) Lợn thịt sau khi được giết mổ được chia ra thành các loại thịt khác nhau và được bán với các mức giá khác nhau. Tỷ lệ các phần thịt của con lợn, giá bán và giá trị thu được của các hộ thu gom, giết mổ, bán lẻ tính cho 100kg lợn hơi được thể hiện ở bảng 3.6. Chi phí lớn nhất trong tổng chi phí của các hộ giết mổ là giá mua đầu vào (96,14%), ngoài ra còn một số phụ phí như chi phí xăng xe, nhiên liệu và các chi phí khác..... 3.2.2.4. Người bán lẻ Đầu vào của thành viên bán lẻ chủ yếu là hộ giết mổ trong tỉnh và lò mổ. Số 14 người bán lẻ trực tiếp mua lợn từ người chăn nuôi làm các công đoạn giết mổ và bán lẻ chỉ khoảng 5,93%. Theo kết quả điều tra thì trung bình hộ bán lẻ bán được nửa con lợn mỗi ngày tương đương khoảng 35,8 kg thịt lợn móc hàm, Số ngày bán BQ/tháng của các hộ là tương đối cao 27,9 ngày. Trong tổng chi phí của người bán lẻ thì chi phí mua lợn móc hàm chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm 92,28% trong tổng chi phí. Mỗi ngày BQ khối lượng lợn móc được thu mua là 35,79 kg,với giá mua BQ là 62.840 đồng/kg. Bảng 3.7. Mức tiêu thụ thịt lợn tính bình quân cho 1 hộ bán lẻ Diễn giải ĐVT Số lượng 1. Khối lượng thịt bán BQ 1 ngày kg 35,8 2. Số ngày bán BQ/tháng ngày 27,9 3. Số tháng bán BQ/năm tháng 12 Do những người bán lẻ do không trực tiếp giết mổ để bán lẻ mà họ mua móc hàm từ những người giết mổ. Bảng 3.8 thể hiện doanh thu trung bình mỗi ngày những người bán lẻ thu được từ khối lượng móc hàm thu mua trung bình là 35,8 kg/ngày. Bảng 3.8. Doanh thu của người bán lẻ Tính bình quân/một ngày bán Chỉ tiêu Tỷ lệ % Khối lượng (kg) Đơn giá (1000đ/kg) Thành tiền (1000đ) Tỷ lệ móc hàm 35,8 Thịt mông 21,46 7,51 91,7 688,76 Thịt thăn 5,98 2,09 107,0 223,95 Thịt vai 20,2 7,07 86,5 611,56 Thịt ba chỉ 11,44 4,00 78,3 313,51 Xương sườn 9,42 3,30 88,2 290,80 Thịt chân giò 10,7 3,75 78,8 295,11 Xương khác 6,82 2,39 60,0 14,32 Mỡ 13,97 4,89 22,0 107,57 Tổng doanh thu 2.545,57 Lãi 2.545,57 –(68.100 x 35,8 kg) 107,590 Người bán lẻ không cần phải có nhiều vốn cũng có thể hoạt động được, từ mối quen biết hoặc uy tín làm ăn, người bán lẻ có thể mua chịu, hoặc chỉ thanh toán một phần tiền thịt lợn móc hàm cho người giết mổ bán buôn, số còn lại sẽ thanh toán nốt vào cuối ngày. Đây là một thuận lợi lớn cho người bán lẻ. 3.2.2.5. Người chế biến Các hộ làm chế biến thịt có kinh nghiệm là 7 năm, chủ yếu làm thủ công, khách hàng chủ yếu của họ là người dân trong địa phương, trung bình một tháng làm 26 ngày, 15 nguyên liệu được dùng cho 1 ngày là 5kg thịt thăn khối lượng bán ra /ngày là 4kg thành phẩm giò, chả. Tuy nhiên, hiện nay các hộ chế biến hầu hết làm tự phát, không đăng ký kinh doanh, sản phẩm không có tem nhãn, không đăng ký các chỉ tiêu chất lượng và sản phẩm cũng không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng. 3.2.2.6. Người tiêu dùng Điều tra 160 hộ (Điều tra kết hợp 140 chăn nuôi và tiêu dùng, 20 hộ tiêu dùng), hộ có quy mô nhỏ và vừa chiếm 35% trong tổng thể trong đó hộ quy mô nhỏ (≤ 3 người) là 56 người và quy mô trung bình (trong khoảng 3-5 người) là 75 người, còn số hộ có quy mô lớn (>5 người) chiếm tỉ lệ ít. Độ tuổi trung bình của người nội trợ đạt tới 40,48 tuổi, nghề nghiệp chủ yếu của người nội trợ chủ yếu là SXNN, chiếm tỷ lệ 85% trên, chiếm tỷ lệ thấp nhất là làm dịch vụ buôn bán và nghỉ hưu (0,5%). Qua tính toán dựa trên mức độ thường xuyên mua các loại thịt của hộ và khối lượng thịt lợn tiêu dùng trung bình theo tháng của hộ được trình bày bảng 3.9. Bảng 3.9. Mức tiêu dùng thịt lợn bình quân của hộ Chỉ tiêu ĐVT Chung Chia theo quy mô hộ(người) ≤ 3 4-5 > 5 TDBQ Kg/người /tháng 1,99 2,61 1,79 1,65 Tỷ lệ % số hộ mua Thịt mông % 75,00 30,83 23,33 20,83 Thịt chân giò % 22,50 7,50 10,00 5,00 Thịt ba chỉ % 73,33 34,17 24,17 15,00 Thịt vai % 27,50 13,33 6,67 7,50 Thịt nạc % 52,50 25,00 16,67 10,83 Khác % 44,17 17,50 8,33 18,33 Mức tiêu dùng thịt lợn bình quân của mỗi người theo tháng là 1,99 kg/người/tháng với nhóm có quy mô hộ nhỏ là 2,61 kg/người/tháng cao hơn so với 1,79 kg/người/tháng nhóm quy mô trung bình và 1,646 kg/người/tháng. Điều này cho ta biết được khi quy mô hộ tăng lên thì tiêu dùng thịt lợn của hộ tăng lên nhưng mức tiêu dùng cho thịt lợn của từng cá nhân trong hộ giảm đi. 3.2.2.7. Thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn * Thuận lợi (i) Người nuôi lợn: Người nuôi lợn có được những thuận lợi như: Tận dụng được nguồn thức ăn trong gia đình (45% số trường hợp), lợn là loài vật dễ nuôi, dễ ăn, (15%), dễ bán sản phẩm (7%), lợi nhuận cao, giúp cho hộ tăng thu nhập (5%) và một số thuận lợi khác như đầu ra được ổn định, tận dụng lao động nhàn rỗi. 16 (ii) Thương lái: Phần lớn các thương lái nhận thấy nguồn cung cấp lợn từ người nuôi ổn định (30%), dễ mua bán (15%), thương lái nắm bắt được thông tin thị trường (20%), ngành chăn nuôi lợn của địa phương đang phát triển tạo điều kiện kinh doanh của thương lái ổn định và tiếp tục được duy trì (20%). (iii) Người giết mổ: Các lò giết mổ có được thuận lợi, nguồn cung cấp lợn ổn định (100% trường hợp), dễ tiêu thụ (100%), lò giết mổ ở xa khu dân cư nên đảm bảo được vệ sinh môi trường cho địa phương (50%), thuận lợi trong vận chuyển lợn (50%). (iv) Người bán sỉ, bán lẻ: Người bán lẻ, bán sỉ thịt có được thuận lợi do đầu ra ổn định, dễ tiêu thụ (70% số trường hợp), mặt bằng kinh doanh ổn định (50%), có nguồn cung cấp thịt từ lò mổ đúng chất lượng (40%), giá thịt lợn ổn định (40%), sản phẩm an toàn hơn các sản phẩm thịt khác (30%). * Khó khăn (i) Người nuôi lợn: Giá con giống cao (25% số trường hợp), dịch bệnh (51,42%), giá cả đầu ra không ổn định, bị người mua ép giá, thiếu kỹ thuật nuôi đặc biệt là kỹ thuật nuôi lợn vỗ béo cũng là những khó khăn hiện tại của những hộ nuôi (ii) Thương lái:Tình trạng dịch bệnh (55% trường hợp), việc liên kết với các thương lái chưa chặt chẽ (25%), thương lái thiếu vốn (15%). (iii) Người giết mổ: Do điều kiện kinh tế trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm của Nhà nước, địa phương cao (50%), chất lượng lợn chưa được ổn định (50%). (iv) Người bán sỉ, bán lẻ: hầu hết phục vụ cho những đối tượng có thu nhập cao (40%), sản phẩm thịt lợn chưa có thương hiệu, uy tín nên khó cạnh tranh (20%). 3.2.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị lợn Nghệ An 3.2.3.1. Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần Nghiên cứu chọn 4 kênh thị trường để phân tích kinh tế của chuỗi giá trị. Kênh 2 là kênh tiêu thụ có nhiều tác nhân tham gia có giá bán cuối cùng bình quân là 72.871 đồng/kg,đã đạt được giá trị gịa gia tăng là 6.873đồng/kg và lợi nhuận trong kênh 2 của tác nhân cuối cùng trong chuỗi là 3.548 đ/kg thịt lợn. Bảng 3.10 và bảng 3.11 cho thấy có sự khác nhau về giá bán của thịt lợn ở các kênh thị trường, tại kênh hàng có nhiều tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân chỉ đảm nhiệm một chức năng nhất định. Ngược lại tại kênh hàng có ít tác nhân tham gia mỗi tác nhân phải đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, hộ sản xuất ngoài chức năng chăn nuôi lợn còn đóng vai trò người thu gom, người giết mổ kiêm công việc của người bán lẻ. Vì vậy, mức chênh 17 lệch giá trị gia tăng của các kênh đều được quyết định bởi sự có mặt của ít hay nhiều tác nhân. Tại kênh 1, giá bán sản phẩm thịt lợn cuối cùng không thay đổi so với kênh 2, nhưng do sự vắng mặt của tác nhân thương lái nên khoản chi phí trung gian kênh 1 chi ra thấp hơn đã làm tăng giá trị gia tăng của tác nhân cuối cùng lên thành 9.632 đồng/kg. Giá trị lợi nhuân/chi phí trong kênh hàng này tăng lên 8,7%. Giá bán ở kênh thị trường ngoài tỉnh (kênh 3 và 4 - bảng 3.11) trung bình giá bán ở tác nhân cuối cùng của chuỗi khoảng 96,322 đồng/kg, gấp 1,3 lần giá bán thịt lợn ở tại tỉnh Nghệ An (kênh 1 và 2, bảng 3.10). Bảng 3.10. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ở kênh thị trường trong tỉnh Khoản mục Người nuôi lợn TL trong tỉnh Người giết mổ BL trong tỉnh Tổn Kênh 2: Người nuôi lợn – Thu gom trong tỉnh - Lò giết mổ trong tỉnh - Người bán lẻ trong tỉnh Giá bán (đ/kg) 48.320 53.500 60.755 72.871 CF đầu vào/CF trung gian (đ/kg) 42.358 48.747 56.714 65.998 Giá trị gia tăng(đ/kg) 5.962 4.753 4.041 6.873 21.629 Chi phí tài chính khác (đ/kg) 1.128 1.108 1.852 3.325 GTGT thuần (đ/kg) 4.834 3.845 2.189 3.548 14.216 Lợi nhuận/Chi phí (%) 11,11 7,3 3,7 5,1 Kênh 1: Người nuôi lợn – Hộ giết mổ trong tỉnh - Người bán lẻ trong tỉnh Giá bán (đ/kg) 49.120 55.755 72.871 CF đầu vào/CF trung gian (đ/kg) 42.358 49.590 63.239 Giá trị gia tăng(đ/kg) 6.762 6.165 9.632 22.559 Chi phí tài chính khác (đ/kg) 1.128 1.852 3.779 GTGT thuần (đ/kg) 5.634 4.313 5.853 15.800 Lợi nhuận/Chi phí (%) 12,95 8,3 8,7 3.2.3.2. Phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân Kênh thị trường 1,2,3 và 4 có đặc điểm chung là người bán lẻ góp phần tạo nên giá trị gia tăng cho kênh thị trường là cao nhất lần lượt là 42,70%, 31.26%, 28,69% và 33,54%. Tiếp đến là người nuôi lợn (kênh 1) 27,11%; 29,97% kênh 2, thương lái ngoài tỉnh (kênh 3) 23,87%; Nhưng phần lợi nhuận lại phân phối cho lò giết mổ lại thấp nhất 18,38% (kênh 2), 15,02% (kênh 1), và tỷ lệ phân phối lợi nhuận cho người bán lẻ vẫn đạt tỷ lệ cao nhất so với các tác nhân trong toàn chuỗi. Phần lợi nhuận cho người nuôi lợn kênh 3,4 giảm xuống còn 23,14% kênh 3 và 25,22% kênh 4. Thương lái trong tỉnh kênh 3 bị phân phối lợi nhuận giảm xuống còn 12,59%. Mặc dù giá trị gia tăng của người nuôi lợn tạo ra là khá cao nhưng tỷ lệ lợi 18 nhuận/chi phí lại thấp, sản lượng lợn hơi được quy ra móc hàm chỉ được 2,244 tấn, lợi nhuận thu được trong năm chỉ giao động trong khoảng 10.847.496 đồng (kênh 2,3,4) đến 12.642.696 đồng (kênh 1). Sản lượng trung bình của người nuôi lợn rất thấp so với các tác nhân khác chỉ bằng 2% của lò giết mổ trong tỉnh và cao nhất bằng 26% sản lượng của người bán lẻ trong tỉnh vì vậy lợi nhuân của người nuôi lợn chỉ chiếm một phần không đáng kế trong tổng số lợi nhuận các kênh trong thị trường (0,65%; 0,79%; 1,69% và 9,17%). Bảng 3.11. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ở kênh thị trường ngoài tỉnh Khoản mục Người nuôi lợn TL trong tỉnh TL ngoài tỉnh LGM ngoài tỉnh BL ngoài tỉnh Tổng Kênh 3: Người nuôi lợn – Thương lái trong tỉnh - Thương lái ngoài tỉnh - Lò giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ Giá bán (đ/kg) 48.320 52.430 65.813 74.570 92.322 CF đầu vào/CF trung gian (đ/kg) 42.358 48.747 58.509 69.702 83.544 Giá trị gia tăng(đ/kg) 5.962 3.683 7.304 4.868 8.778 30.595 Chi phí tài chính khác (đ/kg) 1.128 1.052 3.642 1.958 1.923 GTGT thuần (đ/kg) 4.834 2.631 3.662 2.910 6.855 20.892 Lợi nhuận/Chi phí (%) 11,11 5,28 5,8 4,0 8,0 Kênh 4: Người nuôi lợn - Thương lái ngoài tỉnh - Lò giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ Giá bán (đ/kg) 48.320 63.769 70.322 92.322 CF đầu vào/CF trung gian (đ/kg) 42.358 57.992 64.668 83.544 Giá trị gia tăng(đ/kg) 5.962 5.777 5.654 8.778 26.171 Chi phí tài chính khác (đ/kg) 1.128 2.169 1.785 1.923 GTGT thuần (đ/kg) 4.834 3.608 3.869 6.855 19.166 Lợi nhuận/Chi phí (%) 11,11 5,9 5,7 8,0 * Đánh giá kết quả hoạt động của các tác nhân trong chuỗi Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường nội tỉnh là 22.559 đồng/kg (kênh 1) gấp 1,02 lần tổng giá trị gia tăng kênh 2 (21.629đ/kg). Tại thị trường nội tỉnh người bán lẻ tạo nên giá trị gia tăng cao nhất so với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị, dao động từ 6.873 đến 9.623 đồng/kg. Tại kênh 1 hộ chăn nuôi là tác nhân tạo nên giá trị gia tăng đứng thứ 2 của chuỗi (đạt 6.762 đồng/kg), tăng 1,13 lần so với kênh 2. Hộ giết mổ cũng tạo ra được giá trị gia tăng lên đến 6.165 đ/kg. Do đây là kênh phân phối ngắn và các hộ giết mổ tại gia đình kiêm luôn cả thu gom và bán lẻ nên các khoản chi phí liên quan đến thu mua, giết mổ thấp hơn các lò giết mổ. Lò giết mổ trong tỉnh là tác nhân tạo nên giá trị gia tăng thấp nhất trong kênh nội tỉnh đạt 4.041 đồng/kg, tuy nhiên mức 19 độ hoạt động của lò giết mổ thường xuyên và với sản lượng lớn/mỗi lần giết mổ nên tác nhân cũng thu được giá trị tích cực trong hoạt động của toàn chuỗi. 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn 3.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Trong 3 năm qua diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn hơn và kéo dài, mưa đầu mùa bất thường, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn lợn. 3.3.2. Nhóm yếu tố đầu vào - Giống và công tác chọn giống: Chất lượng không rõ nguồn gốc. Kết quả điều tra 45% mua ở chợ, 18% mua ở cơ sở chọn giống, 25% mua ở nông dân khác - Thức ăn: Hộ sản xuất chủ yếu chăn nuôi bán công nghiệp chiếm 52,5%, chăn nuôi truyền thống chiếm 42,5%, chăn nuôi công nghiệp chiếm 5%. Các hộ sử dụng thức ăn phối trộn chiếm 30%, sử dụng hỗn hợp 12,5 %, tận dụng chiếm 52,5%. - Dịch bệnh và phòng trừ dịch bệnh: Khả năng kiểm soát dịch bệnh vẫn gặp khó khăn vì các hộ chăn nuôi 100% đều tập trung trong khu dân cư/ - Quy mô chăn nuôi: Chăn nuôi theo quy mô nhỏ thường là các hộ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, phụ phẩm nông nghiệp được nấu chín. Cách thức này rất mất thời gian, tốn chi phí nhiên liệu mà lợn lại tăng trọng chậm. 3.3.3. Nhóm yếu tố thị trường - Nhu cầu thị trường: Theo số liệu điều tra người chăn nuôi lợn trung bình mỗi hộ gia đình mua thịt ít nhất 2 lần/tuần, mỗi lần 0,3 -0,5 kg (bình quân cả hộ nghèo). - Sự biến động giá cả thịt lợn: Khi giá thịt lợn tăng cao thì người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu cho tiêu thụ thịt lợn và thay vào đó là sẽ thay thế thịt lợn bằng các loại thực phẩm thay thế như cá, thịt gia cầm,. 3.3.4. Thu nhập của người tiêu dùng Đối với những hộ có thu nhập từ 1–3 triệu đồng thì tiêu dùng thịt lợn chiếm 18,51 % tổng chi tiêu trong gia đình. Còn đối với các hộ có mức thu nhập từ 3–5 triệu đồng thì chi tiêu cho thịt lợn chiếm tới 37,86 % trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình. 3.3.5. Thị hiếu của người tiêu dùng Trong các ngày lễ hoặc Tết cổ truyền, lượng cầu thịt lợn thường tăng đột biến so với ngày thường. 3.3.6. Sự tác động của thông tin Hiện nay vấn nạn chất tạo nạc ảnh hưởng lớn tới ngành chăn nuôi nước ta. Nó gây ra tâm lý hoang mạng ở người tiêu dùng khiến cho họ dè dặt trong khi mua thịt 20 lợn, có khi là dẫn tới tẩy chay thịt lợn. 3.3.7. Phân phối lợi ích giữa các tác nhân: Trong chuỗi giá trị từ người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng, thực chất hộ bán lẻ và hộ giết mổ bán buôn đang thu được nhiều lợi ích lại chịu ít rủi ro. 3.4. Rủi ro của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn Kết quả điều tra về mức độ rủi ro của các đơn vị này cho thấy loại rủi ro chủ yếu mà họ gặp phải đều liên quan đến rủi ro trong kinh doanh như tài chính, gián đoạn kinh doanh do lợn bị dịch bệnh hoặc thiên tai. Rủi ro gián đoạn kinh doanh là loại rủi ro tương quan, có tính ảnh hưởng xâu chuỗi, liên quan mật thiết đến hoạt động sản xuất của người chăn nuôi. 3.5. Liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị Các tác nhân cũng đã có sự chia sẻ thông tin sản xuất thị trường với các mức độ khác nhau, từng bước tạo cho mình những bạn hàng tin cậy bằng sự tín nhiệm của mình. Bảng 3.12. Liên kết thông tin giữa các tác nhân trong CGT sản phẩm thịt lợn Tiêu chí Người sản xuất Thu gom Người giết mổ Bán lẻ Thông tin và trao đổi thông tin Nắm bắt thông tin thị trường từ: các tác nhân đầu vào, đầu ra, từ hoạt động của các nông dân khác trong vùng. Thông tin đầu vào, đầu ra nhận được từ: các tác nhân đầu ra, chợ, xuống địa bàn nắm thông tin. Thiết lập thông tin với tác nhân đầu vào và đầu ra để chủ động được nguồn hàng cung cấp. Dựa vào các thông tin thị trường tại nơi phân phối. Phương thức trao đổi thông tin và quan hệ giao dịch Dựa vào mối quan hệ quen biết trong quá trình mua bán. Mức độ tín nhiệm trong mua bán. Điện thoại, trực tiếp và từ lần giao dịch trước. Điện thoại hoặc trực tiếp trao đổi thông tin trong quá trình giao dịch. Khối lượng thịt lợn trong giao dịch Bán toàn bộ sản phẩm làm ra khi thoả thuận được giá bán, bán tại cửa chuồng, trại. Mua bán theo định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfttla_ktnn_pham_thi_tan_6238_2005366.pdf
Tài liệu liên quan