Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ứng dụng tin học trong quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

DNVVN là đối tượng có những hạn chế nhất định như thiếu tri thức

về ngành, tập trung vào ngắn hạn, đầu tư nhỏ, nhân sự yếu kém. Ngoài ra,

các hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một nguyên

nhân làm cho các DNVVN khó trụ được để tiếp tục phát triển.

Thông qua các công cụ CNTT như website, phần mềm bán hàng, phần

mềm quản lý thông tin khách hàng DNVVN có thể nhanh chóng cung cấp

thông tin sản phẩm, tạo ra các dịch vụ mới, sản phẩm mới để tiếp cận một

thị trường mới, khách hàng mới hay chăm sóc các khách hàng cũ tốt hơn với

chi phí thấp nhất.

Cũng thông qua các phần mềm quản lý sản xuất, phân tích giá thành,

lợi nhuận DNVVN có thể tìm ra các chi phí không cần thiết hay các sản

phẩm sinh lời cao, từ đó thực hiện việc tối ưu hóa sản xuất, tối ưu hóa công

tác quản lý để có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ứng dụng tin học trong quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dụng tin học trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Chương 4. Đề xuất giải pháp phát triển ứng dụng tin học trong quản lý tại doanh nghiệp nhỏ và vừa 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan về DNNVV, tác giả tập trung vào các tài liệu liên quan đến ba nội dung: Lý luận chung về DNNVV; giải pháp phát triển DNNVV và ứng dụng CNTT trong DNNVV. Liên quan đến lý luận chung về DNNVV và các giải pháp phát triển DNNVV: Tác giả Trần Tố Linh (2014), trình bày lịch sử hình thành và phát triển của DNNVV ở Việt Nam, làm rõ những cơ hội và thách thức đối vời DNNVV hiện nay cùng một số giải pháp phát triển DNNVV. Liên quan đến phát triển DNNVV trong điều kiện hội nhập, Giáo sư Ari Kokko và Fredrik Sjöholm (2004) đã tìm cách trả lời câu hỏi: “Quá trình quốc tế hóa đã tác động ở mức độ nào đến các DNNVV của Việt Nam?”, tiến hành phân tích dữ liệu vi mô từ ba cuộc điều tra về các DNNVV trong các năm 1990, 1996 và 2002. Các kết quả cho thấy rằng rất ít DNNVV bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự quốc tế hóa của đất nước thông qua cạnh tranh với hàng nhập khẩu, quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài hay xuất khẩu trực tiếp. 6 Tác giả Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), trình bày tổng quan các vấn đề về DNNVV; Phân tích những cơ hội, thách thức và yêu cầu đặt ra đối với DNNVV của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các tác giả đã nên lên quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của DNNVV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phan Thế Công (2016), nghiên cứu quá trình Việt Nam tham gia vào TPP, phân tích những cơ hội cũng như thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện các cam kết trong hiệp định này. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nhập cuộc một cách mạnh mẽ, tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế thách thức để cạnh tranh tốt và hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay nói chung và tham gia TPP nói riêng. Có hai đề tài cấp Bộ có liên quan đến DNNVV được tác giả nghiên cứu: Phạm Quang Trung (2008) đã chỉ ra những nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNNVV, thông qua việc phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội, để kiến nghị các biện pháp tăng cường năng lực cạnh tranh cho DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phạm Thị Minh Nghĩa(2008), đã tổng hợp nhữngc những đặc điểm chung của DNNVV, các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của DNNVV, kinh nghiệm về phát triển DNNVV trong điều kiện đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ đề phát triển ứng dụng tin học tại DNNVV được tác giả quan tâm tìm hiểu hơn cả: Trong giáo trình trọng điểm “Hệ thống thông tin quản lý”, Trần Thị Song Minh(2012) cùng tập thể tác giả với sáu phần và hai mươi chương nội dung đã bao quát hầu hết các vấn đề liên quan đến HTTTQL trong tổ chức, doanh nghiệp. Nguyễn Đức Nhân, Phạm Văn Tuân (2014), trình bày về tầm quan trọng và thực trạng ứng dụng tin học trong quản trị nguồn nhân lực tại các DNNVV ở Việt Nam; các tiêu chuẩn cần có của một phần mềm Quản trị 7 nguồn nhân lực hiệu quả; đề xuất giải pháp đối với việc tin học hóa Quản trị nguồn nhân lực cho các DNNVV ở Việt Nam. Tác giả TS. Trương Văn Tú (2015) trình bày về thành phần, phân loại và vai trò của HTTTQL trong tổ chức, doanh nghiệp; chỉ ra cách thức mà các HTTT tham gia vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vai trò của HTTT đối với tổ chức doanh nghiệp được thể hiện thông qua các khía cạnh: giúp cắt giảm chi phí, tạo sự khác biệt, tạo sự đổi mới, tăng cường sự liên minh với đối tác và hỗ trợ khách hàng. Tác giả cũng đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu của nước ngoài về chủ đề DNNVV: Matthias Fink, Sascha Kraus(2009), thông qua một cuộc điều tra thực tế nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, tác giả cung cấp tổng quan nghiên cưu về doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiến thức chuyên sâu về về các vấn đề liên quan đến quản lý doanh nghiệp cùng nhiều khuyến nghị phát triển công cụ và chiến lược quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt hiệu quả cao. Chủ đề về HTTT và phát triển HTTT quản lý đã được nhiều tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm và đã đạt được nhiều thành công đang ghi nhận. Các ấn phẩm phân tích về nguồn gốc của HTTT có “Principles of information systems” của Frank Moisiadis, rohan Genrich, George reynolds (2010), Ralph M.Stair (2014). Nhiều nhất là các nghiên cứu về HTTT quản lý “Management information system” Hittesh Gupta (2011); Stephen Haag and Maeve cummings (2012); Kenneth Laudon and Jane P.Laudo (2013). Các nghiên cứu trên đã đưa ra khái niệm về HTTT và HTTT dựa trên máy tính. Các tác giả đã đạt được sự thống nhất hay “quy ước ngầm” là nói đến HTTT nghĩa là nói đến HTTT dựa trên máy tính. Các thành phần tạo nên HTTT quản lý và quy trình xây dựng một HTTT quản lý cũng được trình bày khá rõ nét trong các ẩn phẩm của James A.O’Brien and George M.Marakas (2006); D.P. Goyal (2006); Hittesh Gupta (2011). Ngoài ra, các công trình nghiên cứu trên còn đề cập đến các vấn đề như Kenneth Laudon and Jane P.Laudon (2013) đã trình bày cách cài đặt một HTTT để đưa vào sử dụng, duy trì và nâng cấp hệ thống trong quá trình sử dụng. 8 Như vậy, với chủ đề về phát triển ứng dụng tin học trong doanh nghiệp, các tác giả đã làm rõ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải ứng dụng tin học trong quản lý doanh nghiệp; trình bày thực trạng cũng như đễ xuất giải pháp phát triển ứng dụng tin học trong quản lý doanh nghiệp nói chung và các lĩnh vực hẹp hơn như quản lý kế toán hay đối tượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ. Trong các bài báo cáo khoa học cũng đã đưa ra thực trạng yếu kém về thông tin quản lý và sự cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin quản lý tại các DNNVV. Mặc dù vậy, có thể vì nhiều lý do khách quan, các tác giả đã không xem xét hay tính toán lượng hóa những lợi ích đem lại cho doanh nghiệp từ việc hiện đại hóa hệ thống thông tin. Về tồn tại: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về DNNVV vẫn còn bỏ ngỏ một mảng đề tài về tin học hóa và tin học ứng dụng quản lý. Thứ hai, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến đề tài hoặc chưa được đề cập, hoặc mới đề cập một cách khái lược, thiếu hẳn tính chuyên sâu cần được điều chỉnh bổ sung. Cuối cùng, trên một số nội dung liên quan đến đề tài, quan điểm của các nhà nghiên cứu có khi không thống nhất, đòi hỏi tác giả phải có những kiến giải riêng của mình. 7. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu Tác giả tổ chức sử dụng phiếu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa trên nhiều địa bàn khác nhau với số phiếu thu về hợp lệ là 215; phỏng vấn 23 lãnh đạo doanh nghiệp đang sử dụng giải pháp phần mềm quản trị dành cho doanh nghiệp cỡ vừa để đánh giá hiệu quả và lợi ích của giải pháp. Kết hợp với nguồn số liệu sơ cấp, là các nguồn dự liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu; văn bản tài liệu có liên quan đá được công bố. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tại bàn; Phương pháp khảo sát: sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiệp; Phương pháp nghiên cứu định lượng; Phương pháp nghiên cứu định tính; 9 Phương pháp chuyên dụng của tin học kinh tế trong xây dựng giải pháp ứng dụng tin học trong quản lý. CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Trong chương này, tác giả trình bày nghiên cứu tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và vấn đề hoàn thiện quản lý trong các doanh nghiệp loại này trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế hiện nay 1.1 Khái niệm và các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế xã hội của Việt Nam Các DNNVV giúp giải quyết nhiều việc làm và cung cấp một khối lượng lớn hàng hóa và dịch vụ cho xã hội; góp phần giảm bớt chênh lệch giàu nghèo; với số lượng lớn và ngành nghề đa dạng DNNVV giúp huy động nguồn tiết kiệm đáng kể để đầu tư thúc đẩy sự phát triển kinh tế. 1.1.4 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 1.1.4.1 Về điểm mạnh và lợi thế Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có nhiều điểm mạnh và lợi thế như: khả năng thoả mãn nhu cầu hữu hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sử dụng nhiều lao động với trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt là rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trường; Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường;... 1.1.4.2 Điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa 10 Điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa là thiếu các nguồn lực để thực hiện các ý tưởng kinh doanh lớn, hoặc các dự án đầu tư lớn, các dự án đầu tư công cộng. DNNVV không có các lợi thế kinh tế theo quy mô. Đồng thời, các DNNVV do rất dễ khởi nghiệp nên cũng phải chịu nhiều loại rủi ro trong kinh doanh. 1.2 Giải pháp phát triển ứng dụng tin học tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập quốc tế DNVVN là đối tượng có những hạn chế nhất định như thiếu tri thức về ngành, tập trung vào ngắn hạn, đầu tư nhỏ, nhân sự yếu kém. Ngoài ra, các hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một nguyên nhân làm cho các DNVVN khó trụ được để tiếp tục phát triển. Thông qua các công cụ CNTT như website, phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý thông tin khách hàng DNVVN có thể nhanh chóng cung cấp thông tin sản phẩm, tạo ra các dịch vụ mới, sản phẩm mới để tiếp cận một thị trường mới, khách hàng mới hay chăm sóc các khách hàng cũ tốt hơn với chi phí thấp nhất. Cũng thông qua các phần mềm quản lý sản xuất, phân tích giá thành, lợi nhuận DNVVN có thể tìm ra các chi phí không cần thiết hay các sản phẩm sinh lời cao, từ đó thực hiện việc tối ưu hóa sản xuất, tối ưu hóa công tác quản lý để có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình. Các giải pháp cụ thể phát triển ứng dụng tin học trong quản lý DNNVV sẽ được tác giả trình bày chi tiết tại chương 4 của luận án này. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM Trong chương này tác giả trình bày một số vấn đề có tính phương pháp luận ứng dụng tin học trong doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý 2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý 11 Hệ thống thông tin là tập hợp các yếu tố có quan hệ với nhau cùng thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ việc ra quyết định, phân tích tình hình, lập kế hoạch và điều hành việc thực hiện kế hoạch. 2.2 Các giai đoạn của quy trình phát triển hệ thống thông tin quản lý Quá trình phát triển hệ thống thông tin là một quá trình có tính cấu trúc chặt chẽ, bước nọ nối tiếp bước kia. Có nhiều cách để phân chia quá trình phát triển hệ thống thông tin thành những giai đoạn nhỏ. Theo một cách được nhiều học giả chấp nhận, một quá trình phát triển hệ thống thông tin bao gồm 5 giai đoạn chủ yếu sau: Xác định, lựa chọn và lập kế hoạch cho hệ thống; Phân tích hệ thống; Thiết kế hệ thống; Triển khai hệ thống; Bảo trì hệ thống 2.3 Quan điểm về ứng dụng tin học trong quản lý Tin học hóa không phải chỉ là phép cộng cơ học máy tính với hệ thống quản lý truyền thống mà phải tuân theo các nguyên tác và phương pháp nhất định. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, để tránh những lãng phí không cần thiết cho việc đầu tư tin học nên thực hiên theo phương châm bốn bước là “Nghĩ lớn, Bắt đầu nhỏ, Sử dụng ngay, Tăng dần đều”. 2.4 Các nguyên tắc ứng dụng tin học trong doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nguyên tắc “Tiết kiệm chi phí” - Nguyên tắc “Đơn giản và dễ sử dụng” - Nguyên tắc “Thực hiện ứng dụng tin học từng bước” - Nguyên tắc “Hệ thống mở” 2.5 Các giai đoạn phát triển ứng dụng tin học trong doanh nghiệp * Giai đoạn 1: Đầu tư cơ sở về ứng dụng tin học Bắt đầu khi doanh nghiệp mới thành lập, bao gồm các trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực *Giai đoạn 2: Đầu tư phát triển ứng dụng tin học để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 12 Giai đoạn này triển khai khi các quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ hiện tại đã không còn đáp ứng được các nhu cầu hoạt động, bắt đầu gây cản trở và có thể tác động xấu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. * Giai đoạn 3: Đầu tư hệ thống thông tin quản lý tổng thể Khi doanh nghiệp đã trang bị được các hệ thống thông tin hỗ trợ tác nghiệp, cùng với quá trình phát triển, mở rộng của mình, những đòi hỏi mới trong quản lý và kinh doanh dẫn đến nhu cầu cần phải tích hợp, liên kết các hệ thống thông tin riêng lẻ, đơn nhất thành một hệ thống tổng thể, toàn diện. * Giai đoạn 4: Đầu tư ứng dụng tin học để biến đổi doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh Là sự phát triển cao hơn của giai đoạn đầu tư hệ thống thông tin quản lý tổng thể cùng với sự xuất hiện của các hệ thống thông tin có hàm lượng trí tuệ nhân tạo cao như hệ thống hỗ trợ ra quyết định, hệ thống hỗ trợ lãnh đạo. 2.6 Các phương pháp tin học hóa quản lý 2.6.1 Phương pháp tin học hóa từng phần Người ta chọn ra một số bộ phận trong toàn bộ hệ thống quản lý, thường là các bộ phận có quá trình xử lý thông tin phức tạp nhất để đưa các công cụ tin học vào giải quyết. Còn các bộ phận khác vẫn tiến hành theo phương pháp truyền thống. 2.6.2 Phương pháp tin học hoá đồng bộ Công cụ tin học được ứng dụng một cách đồng bộ trong tất cả các khâu của hệ thống quản lý. Một cơ sở dữ liệu thống nhất cho toàn bộ hệ thống quản lý cũng được thiết lập, đảm bảo không có sự trùng lắp thông tin như thường thấy trong các hệ thống quản lý thủ công hoặc hệ thống tin học hoá từng phần. 2.7 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả ứng dụng tin học trong doanh nghiệp Để tính lợi ích hữu hình (lợi ích trực tiếp – Pt) của hệ thống thông tin tức là ta đi tính giá trị của hệ thống thông tin. Giá trị của hệ thống thông tin là sự thể hiện bằng tiền tập hợp những rủi ro mà tổ chức tránh được và những cơ hội thuận lợi mà tổ chức có được nhờ hệ thống thông tin. 13 Ngoài lợi ích hữu hình ra hệ thống thông tin còn có cả những lợi ích vô hình (hay lợi ích gián tiếp – Pg) mà không thể đo, đếm được bằng tiền. 2.8 Chi phí cho hệ thống thông tin Tương tự như lợi ích của hệ thống, một hệ thống thông tin có cả chi phí hữu hình và chi phí vô hình, những chi phí không thể đo đếm được bằng tiền. Chi phí hữu hình cũng như chi phí vô hình lại được phân thành hai loại: Chi phí cố định và chi phí biến động. 2.9 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin quản lý Chỉ tiêu 1. Xác định hiệu quả bằng phương pháp so sánh giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của hệ thống trước và sau khi ứng dụng tin học. Chỉ tiêu 2. Xác định hiệu quả kinh tế của hệ thống bằng phương pháp tính giá trị hiện tại ròng của dự án(NPV) Chỉ tiêu 3. Xác định hiệu quả bằng phương pháp tính tỷ lệ hoàn vốn nội bộ(IRR) 2.10 Cơ sở lý luận về các nhân tổ tác động đến mức độ ứng dụng tin học tại doanh nghiệp Mức độ ứng dụng tin học tại doanh nghiệp nhỏ và vừa thể hiện ở: Thứ nhất, là việc khai thác các chức năng, tiện ích của máy tính và mạng máy tính trong quản lý hoạt động sản xuất và quản trị kinh doanh. Thứ hai, là số lượng các phần mềm ứng dụng trong quản lý đã được triển khai sử dụng tại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng tin học tại doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể có nhiều yếu tố: Nhận thức về lợi ích đem lại của việc ứng dụng tin học có tác động thuận chiều tới mức độ ứng dụng (Margi Levy and Philip Powell, 2004). Nhận thức về rủi ro đó là những quan điểm, đánh giá của nhà quản lý về những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi ứng dụng tin học (Michael Morrell, 2002; Margi Levy and Philip Powell, 2004). 14 Những khó khăn khi triển khai ứng dụng tin học tại doanh nghiệp sẽ có tác động ngược chiều đến mức độ ứng dụng tin học tại doanh nghiệp đó (Amanda Freeman and Liam Doyle, 2010; Margi Levy and Philip Powell, 2004). CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM Ở chương này, trên cơ sở một cuộc điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện với 215 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước, tác giả trình bày thực trạng ứng dụng tin học trong quản lý doanh nghiệp hiện nay. Tác giả cũng tiến hành phân tích mô hình và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng tin học trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiên nay. 3.1 Khái quát về cuộc điều tra Đối tượng điều tra là DNNVV hoạt động trong lĩnh vực tin học, điện tử viễn thông, xây dựng, thương mại, dịch vụ và lĩnh vực khác. Địa bàn phân bổ có đại diện ở cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Tổng số phiếu phát ra là 300, tổng số phiếu thu về là 215. Để có được sự đánh giá thống kê mang tính đặc trưng, tác giả đã tiến hành phân nhóm các doanh nghiệp điều tra theo ngành và khu vực. 3.2 Tính cấp thiết của việc tin học hóa quản lý doanh nghiệp Ba lý do của việc ứng dụng tin học trong quản lý thu được qua khảo sát có tỷ lệ doanh nghiệp ủng hộ cao nhất đó là: theo xu hướng phát triển của ứng dụng CNTT trong quản lý (68.93%); Tiết kiệm chi phí về nhân lực (53.18%); Số lượng dữ liệu phát sinh quá nhiều (52.87%). Doanh nghiệp điều tra có quan điểm khác nhau về lý do của việc ứng dụng tin học trong quản lý theo khu vực địa lý. Nhìn chung thì các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ có quan điểm tương đối giống nhau về lý do chính của việc ứng dụng tin học trong quản lý. Xét về chi tiết, với các lý do “Theo xu thế phát triển của ứng dụng CNTT trong quản lý”, “số lượng dữ liệu quá nhiều” và “đáp ứng nhu 15 cầu phát triển trong tương lai”, ta thấy số lượng doanh nghiệp dịch vụ đồng ý nhiều hơn là doanh nghiệp sản xuất. 3.3 Thực trạng ứng dụng tin học trong quản lý tại doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.3.1 Thực trạng sử dụng phần mềm ứng dụng trong quản lý Tại Hà Nội, Quảng Ninh và một số tỉnh miền Nam, tỷ lệ doanh nghiệp cao đã sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, tính lương, quản lý khách hàng và phần mềm quản lý văn bản, tài liệu. Chiếm tỷ lệ cao và đều ở cả ba khu vực các doanh nghiệp đã trang bị và sử dụng phần mềm quản lý kế toán (trung bình là 88.4%). Hà Nội có mức độ ứng dụng tin học trong quản lý cao hơn cả, kế đến là một số tỉnh miền Nam và cuối cùng là các doanh nghiệp ở Quảng Ninh. Sự khác biệt trong việc sử dụng phần mềm quản lý của doanh nghiệp thuộc hai ngành sảnh xuất và dịch vụ là không rõ rệt đối với phần mềm quản lý kế toán và phần mềm quản lý nhân sự. Với phần mềm quản lý khách hàng, các doanh nghiệp dịch vụ có số phần trăm đã sử dụng cao hơn hẳn doanh nghiệp sản xuất(75%> 62%). 3.3.2 Mức độ sử dụng máy tính, mạng máy tính tại doanh nghiệp Mức độ sử dụng nhiều máy tính, mạng máy tính nhằm đáp ứng nhu cầu soạn thảo và lưu trữ văn bản là khá đồng đều ở cả 3 khu vực, đều đạt trên 75%. Nhu cầu sử dụng nhiều máy tính để khác thác các dịch vụ của mạng internet có sự khác nhau ở ba khu vực. Chiếm tỷ lệ cao nhất là các doanh nghiệp Hà Nội, thứ đến là Quảng Ninh và cuối cùng là một số tỉnh miền Nam. Về mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính để khai thác sử dụng các phần mềm ứng dụng trong quản lý, kết quả thống kê tương đồng với kết quả đã trình bày trong mục 3.3.1 với con số thấp nhất thuộc về các doanh nghiệp Quảng Ninh- một trung tâm kinh tế mới với thời gian phát triển chưa lâu. Đánh giá sự khác nhau trong việc khai thác sử dụng máy tính và mạng máy tính giữa doanh nghiệp sản xuất và doang nghiệp dịch vụ: Các doanh 16 nghiệp dịch vụ sử dụng máy tính và mạng máy tính có mức độ cao hơn các doanh nghiệp sản xuất trong việc khai thác các dịch vụ của mạng internet và sử dụng phần mềm văn phòng nhưng lại thấp hơn một chút trong việc sử dụng các phần mềm ứng dụng trong quản lý. 3.3.3 Giải pháp được doanh nghiệp lựa chọn để trang bị phần mềm quản lý Giải pháp mua phần mềm có sẵn là giải pháp được hầu hết doanh nghiệp lựa chọn cho dù thống kê theo khu vực hay theo ngành. Việc lựa chọn giải pháp mua phần mềm có sẵn có ưu điểm chính là giúp tiết kiệm chi phí. Giải pháp đi thuê phát triển phần mềm hay tự phát triển phần mềm có nhiều ưu điểm và lợi ích nhưng đòi hỏi một chi phí tài chính rất lớn cũng như là một tiềm lực đủ mạnh về công nghệ thông tin. Tỷ lệ khá thấp số doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tự phát triển hay thuê phát triển phần mềm đã minh chứng cho nhận định này của tác giả. 3.3.4 Đánh giá lợi ích sử dụng phần mềm ứng dụng trong quản lý Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của doanh nghiệp về mức độ lợi ích của việc sử dụng phần mềm quản lý đều ở mức khá cao. Mặc dù sự chênh lệch là không nhiều nhưng các doanh nghiệp ở Hà Nội có xu hướng đánh giá lợi ích của việc ứng dụng tin học trong quản lý cao hơn các doanh nghiệp ở hai khu vực còn lại. 3.3.5 Một số thách thức khi ứng dụng tin học trong quản lý tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp sản xuất cũng như dịch vụ phải đối mặt đến từ sự thiếu và yếu về trình độ tin học của đội ngũ nhân viên. Hai thách thức tiếp theo đó là: Đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ tin học và cần chi phí đầu tư lơn. 3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng tin học trong quản lý tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Mức độ ứng dụng tin học tại doanh nghiệp nhỏ và vừa thể hiện ở: Thứ nhất, là việc khai thác các chức năng, tiện ích của máy tính và mạng máy 17 tính trong quản lý hoạt động sản xuất và quản trị kinh doanh. Thứ hai, là số lượng các phần mềm ứng dụng trong quản lý đã được triển khai sử dụng tại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mô hình lý thuyết qua tổng hợp tác giả đưa ra như sau: Hình: Mô hình đánh giá nhân tổ ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng tin học tại DNNVV Kết quả phân tích - Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đối với mô hình 1 với biến phụ thuộc là Mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính trại DNNVV như sau: Bảng: Kết quả kiểm định mô hình 1 Mô hình 1 Mô hình kiểm soát Mô hình đầy đủ Năm thành lập -.073 -.134 Lĩnh vực kinh doanh -.066 -.046 Quy mô .011 -.022 Vùng miền -.290*** -.263*** Khó khăn(F9) .121 Nhận thức về lợi ích Nhận thức về rủi ro Khó khăn khi triển khai ứng dụng tin học Mức độ ứng dụng tin học tại Doanh nghiệp nhỏ và vừa Các yếu tố đóng vai trò biến kiểm soát: Quy mô DN; Lĩnh vực hoạt động; Vùng; Năm thành lập 18 Nhận thức về lợi ích (F13) .327*** Nhận thức về rủi ro (F14) -.051 R2 (điều chỉnh) .006 .163 F của mô hình 3.696*** 5.222*** F đối với thay đổi R2 6.689*** - Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính của mô hình 2 với biến phục thuốc là số lượng phần mềm ứng dụng trong quản lý đã triển khai tại DNNVV: Bảng: Kết quả kiểm định mô hình 2 Mô Hình 2 Mô hình kiểm soát Mô hình đầy đủ Năm thành lập -.128 -.203** Lĩnh vực kinh doanh .046 .067 Quy mô .033 .010 Vùng miền .029 .045 Khó khăn(F9) -.094 Nhận thức về lợi ích (F13) .458*** Nhận thức về rủi ro (F14) .114 R2 (điều chỉnh) 0.01 0.253 F của mô hình 0.938 8.355*** F đối với thay đổi R2 17.819*** Kết luận tổng quát về hai mô hình nghiên cứu - Có hai nhân tố có tác động mang ý nghĩa thống kê đến mức độ ứng dụng tin học tại doanh nghiệp nhỏ và vừa: là nhận thức về lợi ích và năm thành lập - Các nhân tố còn lại của mô hình có tác động không mang ý nghĩa thống kê đến mức độ ứng dụng tin học tại doanh nghiệp nhỏ và vừa là lĩnh vực kinh doanh; quy mô doanh nghiệp và yếu tố vùng miền 19 - Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình triển khai ứng dụng tin học không có tác động mang ý nghĩa thống kê - Nhận thức về rủi ro gặp phải khi triển khai ứng dụng tin học tại doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê. CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Trong chương này tác giả đề xuất một giải pháp phần mềm phát triển các ứng dụng tin học trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả cũng trình bày việc phân tích và thiết kế giải pháp cũng như đánh giá hiệu quả của giải pháp trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp Việt Nam 4.1 Một số giải pháp ứng dụng tin học trong doanh nghiệp nhỏ 4.1.1 Trang bị phần cứng Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều máy tính (>2) thì để tiết kiệm chi phí có thể sử dụng giải pháp máy tính ảo Ncomputing. Chia nhỏ môi trường sử dụng của một máy tính để bàn thành một mô hình hợp nhất Client-server. Giải pháp này giúp chia sẻ phần công suất chưa được sử dụng cho nhiều người dùng khác. Ngoài ra sẽ giúp cắt giảm được 75% chi phí phần cứng, 75% chi phí bảo dưỡng và 90% chi phí tiêu thụ điện năng. 4.1.2 Trang bị phần mềm văn phòng cơ bản Phần mềm tối thiểu mà mỗi doanh nghiệp cần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ung_dung_tin_hoc_trong_quan_ly_tai_cac_doanh_nghiep_nho_va_vua_o_viet_nam_4988_1916309.pdf
Tài liệu liên quan