Mô hình hai nguyên tử trung hòa tương tác với nhau bằng lực tương tác tĩnh điện được mô tả trên hình vẽ. Cho rằng khoảng cách giữa các nguyên tử lớn hơn rất nhiều kích thước của chúng R >> x1, x2 và các điện tích dương coi là cố định (các điện tích dương trong mô hình này ứng với hạt nhân hoặc lõi ion bên trong nguyên tử có khối lượng lớn, còn điện tích âm ứng với điện tử có khối lương nhỏ hơn rất nhiều so với hạt nhân nguyên tử do đó hạt nhân có thể coi là đứng yên và điện tử được coi là chuyển động) còn các điện tích âm dao động dọc theo đường nối tâm các nguyên tử. Coi các điện tích trong mỗi nguyên tử tương tác với nhau bằng lực đàn hồi với hằng số lực là c, còn các điện tích thuộc các nguyên tử khác nhau tương tác với nhau bằng lực hút hoặc đẩy tĩnh điện Coulomb. Hãy tìm tần số dao động bé của hệ?
29 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4763 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng trong một số bài tập Vật lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng trong một số bài tập Vật lý
(Bài giảng lớp bồi dưỡng giáo viên Vật lý hè 2009)
GS.TS. Bạch Thành Công
Hà nội 8- 2009
Năng lượng là thước đo lượng chuyển động của vật chất dưới mọi hình thức. Chuyển động của vật chất (trong một nghĩa rộng hơn là vận động) là vĩnh cửu có nhiều hình thức phong phú. Chuyển động cơ học chỉ là một dạng vận động khi vật thay đổi vị trí của mình trong không gian và năng lượng tương ứng với chuyển động đó được gọi là năng lượng cơ học. Chuyển động nhiệt là một hình thức khác và dạng năng lượng tương ứng là năng lượng nhiệt. Ngoài ra có các loại năng lượng khác: năng lượng điện từ, năng lượng hạt nhân, năng lượng liên kết hoá học... đó là các dạng năng lượng đặc thù ứng với các dạng vận động cụ thể của vật chất. Định luật bảo toàn năng lượng nói chung có thể được trình bày trong một số dạng cụ thể. Chúng ta sẽ xem xét các dạng đó và ứng dụng cho những bài tập cụ thể
A- TÓM TẮT LÝ THUYẾT
&1- Định luật bảo toàn cơ năng cho chất điểm
chuyển động trong trường thế
Cơ năng của chất điểm bao gồm động năng (năng lượng gắn với chuyển động của chất điểm) và thế năng (năng lượng gắn với cáu hình tương tác giữa các chất điểm).
-Động năng
Công thực hiện bởi lực lên chất điểm khối lượng m còn có thể biểu thị qua độ biến thiên của một dạng năng lượng của chuyển động cơ học gọi là động năng. Từ phương trình động lực học thứ hai của Newton ta có:
Mặt khác theo định nghĩa, công thực hiện bởi lực khi lực đó là m chất điểm dịch chuyển đi một khoảng vô cùng bé là . Ta có thể viết như sau:
Đại lượng (1)
được gọi là động năng của chất điểm đang chuyển động với vận tốc . Động năng là đại lượng có giá trị không âm, . Nếu dưới tác dụng của lực chất điểm chuyển động từ vị trí đến đi được một quãng đường hữu hạn thì công thực hiện bởi lực là :
(2)
Ở đây v2 là vận tốc của chất điểm tại vị trí r2, v1 là vận tốc của chất điểm tại vị trí r1. Biểu thức cuối cùng chính là nội dung của định lý động năng: độ tăng động năng của chất điểm trong một khoảng thời gian bằng công của lực đặt vào chất điểm trong khoảng thời gian đó.
- Thế năng
m
M
H. 1. Vật thử m trong trường lực của vật M
Thế năng là dạng năng lượng cơ học phụ thuộc vào cấu hình hình học của các vật tương tác. Các vật tương tác với nhau có thể do va chạm trực tiếp hoặc thông qua trường lực. Trường lực của vật M là khoảng không gian xung quanh vật M trong đó có lực do vật M sinh ra tác dụng vào bất kỳ vật m nào khác được nhúng vào không gian đó (H. 1).
Trường lực là đồng nhất (hay còn gọi là trường đều) nếu lực F không phụ thuộc vào vị trí. Trường lực gọi là dừng nếu F không phụ thuộc thời gian (gọi tắt là trường lực dừng). Nếu trường lực dừng có công của lực thực hiện lên chất điểm chỉ phụ thuộc vảo vị trí của điểm đầu và điểm cuối mà không phụ thuộc vào hình dạng đường dịch chuyển thì trường lực đó gọi là trường thế và lực của trường đó gọi là lực thế. Điều đó cũng có nghĩa là công thực hiện bởi lực trường thế trên quãng đường khép kín là bằng 0. Cụ thể hơn, nếu vật dịch chuyển trong trường thế đi được một quãng đường khép kín 12341 (xem H. 2) thì:
(3)
Công thực hiện trên toàn bộ quãng đường là tổng các công thành phần:
Do đó:
1
2
4
3
H. 2. Quãng đuờng khép kín của vật chuyển động trong trường thế
z2
(1)
z1
(2)
q
r1
r2
z
O
H. 3. Vật chuyển động trong trường hấp dẫn từ điểm (1) đến điểm (2)
Lực trường thế còn gọi là lực bảo toàn (conservative force). Hai trường hợp trường thế quan trọng là trường hấp dẫn và trường lực đàn hồi.
a) Trường hấp dẫn
Ta xét một trường lực hấp dẫn quen thuộc, đó là trường lực hấp dẫn của Trái đất hay còn được gọi là trường trọng lực. Gần bề mặt Trái đất trường trọng lực có thể coi là đồng nhất. Ta chọn chiều dương trục OZ của hệ toạ độ Descartes hướng theo phương thẳng đứng lên trên thì trọng lực có các thành phần là (xem H.3):
(3)
Công mà trọng lực thực hiện được khi chất điểm dịch chuyển trong trường từ điểm 1 (độ cao z1) đến điểm 2 (độ cao z2) là :
(4)
Nếu vật dịch chuyển tiếp theo một đường cong nào đó từ điểm 2 về điểm 1 trở về vị trí ban đầu. Dễ thấy rằng:
(5)
Công mà trọng lực thực hiện khi chất điểm chuyển động toàn bộ theo quỹ đạo khép kín trở về vị trí ban đầu theo (4), (5) là :
Do đó trường trọng lực là trường thế.
b) Trường lực đàn hồi
Xét một lò xo đàn hồi được đặt trên mặt nằm ngang dọc theo trục Ox nêu trong thí dụ 1. Công của lực đàn hồi thực hiện được khi lò xo bị biến dạng và đầu tự do của lò xo bị dịch chuyển từ điểm x1 đến điểm x2, theo (5) là :
(6)
Rõ ràng là công này chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của dịch chuyển và ta cũng thấy ngay khi đầu tự do của lò xo từ vị trí x2 trở về trạng thái ban đầu x1 thì công của lực đàn hồi thực hiện được là :
Do đó công do lực đàn hồi thực hiện trên quãng đường khép kín x1x2x2x1 bằng 0.
Như vậy trường lực đàn hồi là trường thế.
Lực của trường tĩnh điện do vật tích điện không chuyển động tạo ra xung quanh nó tác động lên hạt tích điện đứng trong trường của nó (lực Coulomb) cũng là lực thế nên trường tĩnh điện cũng là trường thế.
* Thế năng trong trường thế
Trong trường hợp trường thế, công của lực chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối thì mỗi điểm của trường có thể đặc trưng bởi gía trị của một hàm U(x, y, z) sao cho hiệu giá trị của hàm đó tại các điểm 1 và 2 bằng công của lực thế dịch chuyển chất điểm từ điểm 1 đến điểm 2:
(6)
Hàm U có thứ nguyên năng lượng và phụ thuộc vào vị trí được gọi là hàm thế năng. Hàm đó phụ thuộc vị trí của chất điểm tương đối với vật nguồn sinh ra trường lực, do đó thế năng là dạng năng lượng phụ thuộc cấu hình của các vật tương tác.
Mốc tính thế năng có thể chọn tuỳ ý. Thật vậy, ta có thể chọn một hàm thế năng U’ khác U’ = U + C, trong đó C là một hằng số thì:
A12 = U1’ – U2’=U1-U2
Công thực hiện bởi lực thế không có gì thay đổi.
Biểu thức A12 = U1 – U2 thường đựơc phát biểu như công của lực thế dịch chuyển chất điểm từ điểm 1 đến điểm 2 bằng độ giảm thế năng của chất điểm trong dịch chuyển đó. Công của lực thế thực hiện được khi chất điểm có dịch chuyển vô cùng bé được viết trong dạng vi phân:
Biết dạng của U (x, y, z) ta có thể suy ra biểu thức của lực thế F. Sử dụng biểu thức cho vi phân của công và vi phân toàn phần của hàm đa biến U(x,y,z) ta có:
(7)
(8)
Mặt xác định trong không gian bởi điều kiện
U (x, y, z ) =C (C- là hằng số) (9)
gọi là mặt đẳng thế. Khi vật dịch chuyển trên mặt đẳng thế năng thì công của lực thế bằng không. Điều đó có thể thấy từ (9) nếu lấy vi phân hai vế thì:
M
H. 4. Truờng lực hấp dẫn có mặt đẳng thế là mặt cầu
A=DU=0 (10)
Hình 4 minh hoạ trường hợp trường lực hấp dẫn có mặt đẳng thức là mặt cầu vì mọi điểm cách tâm trường lực một khoảng r có thế năng như nhau:
Xét chất điểm chuyển động trong trường thế từ điểm 1 đến điểm 2, theo (6) công mà lực thế thực hiện được là :
A12 = U1 - U2
Mặt khác theo định lý động năng (2), độ tăng động năng của chất điểm khi chất điểm dịch chuyển từ điểm 1 đến điểm 2 dưới tác dụng của lực thế bằng công của lực thế tác dụng lên nó:
A12 = K2 – K1
Từ đó, ta có:
U1 + K1 = U1 + K2 = E
(11)
Hàm E là tổng động năng và thế năng của chất điểm và được gọi là cơ năng của nó. Dựa trên (11) ta có định luật bảo toàn cơ năng của chất điểm chuyển động trong trường thế: Cơ năng của chất điểm chuyển động trong trường thế được bảo toàn.
Ta có thể phát biểu định luật (11) dưới dạng khác thể hiện sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng của cơ năng chất điểm. Lấy gia số (11) ta được:
(12)
(12) có nghĩa là khi chất điểm chuyển động trong trường thế độ tăng động năng bằng độ giảm thế năng của nó.
Khi hạt chuyển động trong trường thế dạng đường cong thế năng sẽ quyết định tính chất của chuyển động (chuyển động trong một vùng không gian hạn chế hay toàn không gian, xem mục 4/ và thí dụ 1)
&2- Định luật bảo toàn cơ năng cho hệ vật lý cô lập (hệ kín)
Bây giờ ta xét một hệ vật lý gồm một số vật. Hệ là cô lập không tương tác với các vật khác ngoài hệ (hệ còn được gọi là hệ kín, xem H.5). Khi các phần tử của hệ cô lập này chuyển động, trong hệ có thể có ma sát và có thể có sự chuyển đổi từ năng lượng cơ học sang năng lượng nhiệt là m các vật nóng lên. Nói một cách khác là có sự chuyển đổi hình thức năng lượng bên trong hệ. Khi đó định luật bảo toàn năng lượng được viết như sau:
(13)
Eint – năng lượng bên trong (hay nội năng) của hệ vật. Nội năng của vật gồm động năng chuyển động và thế năng tương tác của các hạt bên trong vật.
Uhạt bên trong vật (14)
Ngoài ra có thể có sự chuyển đổi năng lượng cơ học thành các dạng năng lượng khác (năng lượng hoá học, năng lượng điện từ…) khi đó biểu thức tổng quát cho định luật bảo toàn năng lượng sẽ là :
(15)
biểu thị độ biến thiên của các dạng năng lượng khác
môi trường
hệ vật lý
H. 5. Hệ vật lý cô lập với môi trường xung quanh nó
ngoại
H. 6. Hệ vật lý mở chịu tác dụng của ngoại lực
Định luật bảo toàn năng lượng cho hệ vật lý cô lập được phát biểu như sau:
Trong một hệ cô lập năng lượng có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác nhưng năng lượng toàn phần của hệ thì không đổi.
&3- Định luật bảo toàn năng lượng trong dạng tổng quát
Bây giờ ta xét hệ vật lý đứng trong môi trường (xem H.6). Nếu có các lực mà các vật của môi trường tác dụng xuyên qua biên giới hệ (ngoại lực) và thực hiện công trên các vật trong hệ thì hệ không phải là cô lập nữa. Công của ngoại lực ngoại sẽ bằng đúng độ biến thiên năng lượng của hệ và phương trình (13) được viết lại là :
Angoại = (16)
(16) có nghĩa là nếu ngoại lực thực hiện lên hệ một công Angoaị thì năng lượng tổng cộng trong hệ dưới mọi dạng sẽ tăng một lượng đúng bằng công Angoại . Hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp ngược lại khi mà hệ tác dụng các lực xuyên qua biên giới thực hiện công lên các vật của môi trường và năng lượng của hệ giảm đi một cách tương ứng. Khi đó công A là âm ứng với sự giảm năng lượng của hệ. Do đó để tổng quát ta có thể bỏ ký hiệu “ngoại lực” đi và viết:
( 17a)
Vì là độ biến thiên của năng lượng cơ học (17a) có thể được viết là
( 17b)
Trong (17a, b ) ta qui ước rằng khi A > 0 ngoại lực của môi trường thực hiện công lên hệ. Còn nếu A < 0, hệ thực hiện công lên môi trường. (17a, b) có thể coi là một cách phát biểu về định luật bảo toàn năng lượng dạng tổng quát: năng lượng không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Một dạng riêng của (17) khi độ biến thiên của dạng năng lượng khác là nhiệt lượng mà hệ nhận được do môi trường cung cấp -, còn cơ năng của hệ không đổi. Đó chính là nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học
(18)
Công thức (18) có ý nghĩa là : Nhiệt lượng cung cấp cho hệ bằng tổng độ thay đổi nội năng của hệ và công hệ thực hiện (nếu A>0 hệ sinh công tác động lên môi trường còn A<0 ứng với trường hợp môi trường sinh công tác động lên hệ).
Nếu các biến thiên trong (17 b) là nhỏ ta chia cho khoảng thời gian xảy ra biến thiên và xét trong giới hạn :
(19)
(19) có ý nghĩa là công suất do ngoại lực thực hiện và nhiệt lượng cung cấp cho hệ trong 1 đơn vị thời gian tác dụng lên hệ bằng sự thay đổi năng lượng cơ học và nội năng của hệ trong của một đơn vị thời gian đó. Nếu hệ kín thì vế trái của (19) bằng 0; . Thí dụ 3 minh họa cho trường hợp này.
& 4- Sử dụng đường cong thế năng cho chuyển động của hạt trong trường thế để khảo sát tính chất của chuyển động
Ta có thể sử dụng đường cong thế năng để khảo sát chuyển động của hạt trong trường thế. Phương pháp này trực quan và giúp chúng ta phân tích chuyển động của hạt một cách tổng thể.
x
x1
x
x2
x0
E
U
F
F
H. 7 Hạt trong hố thế 1 chiều
4.1/ Chuyển động dao động của hạt trong không gian hạn chế
Trước tiên ta xét chuyển động của hạt trong trường thế một chiều (thế năng chỉ là hàm của biến x). Hàm thế năng có một cực tiểu và năng lượng cơ học E được bảo toàn và là một hằng số dương cắt đường cong thế năng tại điểm x1, x2 (xem H. 7)
; (19)
Chuyển động của hạt chỉ có thể xảy ra trong vùng không gian hạn chế mà ở đó , còn lực thế phụ thuộc toạ độ hạt và bằng:
Lực có hướng như trên hình vẽ và luôn có xu thế kéo hạt về vị trí cân bằng x0 – vị trí có thế năng nhỏ nhất. Chuyển động của hạt là chuyển động tuần hoàn có chu kỳ bằng hai lần khoảng thời gian chuyển động từ x1 đến x2. Thí dụ điển hình của trường hợp này là dao động điều hoà với hàm thế dạng parabol .
x
U
E
Umin
Umax
I
II
III
x3
x2
x1
O
H. 8 Hạt trong trường thế với hàm thế năng có cực đại, cực tiểu.
Hàng rào thế
x
U
E2
E1
Umin
H. 9 Chuyển động của hạt có thể hữu hạn hoặc vô hạn tuỳ theo năng lượng.
4.2/ Trường hợp thứ hai: Đường cong thế năng một chiều có cả cực tiểu lẫn cực đại (xem H. 8).
Đường đẳng năng lượng E = const cắt đường cong thế năng tại ba điểm x1, x2, x3. Ta có thể chia chuyển động của hạt ra là m ba vùng I, II, III, trong đó:
I - vùng hạt chuyển động hữu hạn trong hố thế .
II - hàng rào thế III - vùng chuyển động vô hạn.
Trong vùng I hạt chuyển động trong hố thế tương tự như trường hợp 1, toạ độ hạt bị hạn chế bởi điều kiện . Vùng II và vùng III được ngăn cách bởi một rào thế năng có độ cao Umax-E. Trong khung cảnh của cơ học cổ điển, hạt với năng lượng E không thể chuyển động từ vùng I sang vùng III. Nếu hạt ban đầu ở vô cực có năng lượng (thế năng ở vô cực coi như bằng không) và chuyển động theo chiều âm của trục OX thì x3 chính là điểm dừng của hạt. Hạt không thể chuyển động từ vùng III sang vùng I mà chỉ có thể đổi hướng vận tốc của nó từ ngược chiều sang cùng chiều với hướng dương của trục OX.
4.3/ Trường hợp hàm thế năng có dạng như H. 9
Tuỳ theo giá trị của hằng số cơ năng E = const mà chuyển động của hạt có thể là vô hạn hoặc hữu hạn.
E > 0 chuyển động có thể xảy ra trong không gian vô hạn (thí dụ khi E = E2 trên H. 9).
E < 0 chuyển động chỉ xảy ra trong vùng không gian hữu hạn (thí dụ khi E = E1 như trên H. 9).
Thí dụ 1
Một hạt khối lượng m chuyển động trong trường thế một chiều với thế năng có dạng (A là constant). Haỹ tìm chu kỳ của chuyển động như hàm của năng lượng cơ học E và chỉ số mũ n. Trường hợp nào thì chu kỳ của chuyển động không phụ thuộc vào năng lượng.
Giải
Hạt chuyển động trong trường thế nên năng lượng cơ học được bảo toàn:
Chuyển động của hạt bị hạn chế trong không gian một chiều giữa hai điểm có tọa độ - xo và xo (xem hình vẽ).
từ đó ta được phương trình
Chu kỳ của chuyển động sẽ là
Tại điểm (điểm quay trở lại) vận tốc của hạt bằng không do đó
O
X
xo
-xo
E=const
E
U(x)
Tích phân theo u cho ta một hằng số phụ thuộc n và qui luật phụ thuộc của chu kỳ chuyển động vào năng lượng có dạng:
Dễ thấy răng trường hợp n=2 (trường hợp dao động tử điều hòa). Tích phân theo u cho ta và . Khi đó T không phụ thuộc vào năng lượng dao động và có dạng quen thuộc cho dao động tử điều hòa (con lắc lò xo)
Thí dụ 2
Mô hình hai nguyên tử trung hòa tương tác với nhau bằng lực tương
tác tĩnh điện được mô tả trên hình vẽ. Cho rằng khoảng cách giữa các nguyên
R
x1
+e
-e
+e
-e
x2
m
m
m
m
tử lớn hơn rất nhiều kích thước của chúng R >> x1, x2 và các điện tích dương coi là cố định (các điện tích dương trong mô hình này ứng với hạt nhân hoặc lõi ion bên trong nguyên tử có khối lượng lớn, còn điện tích âm ứng với điện tử có khối lương nhỏ hơn rất nhiều so với hạt nhân nguyên tử do đó hạt nhân có thể coi là đứng yên và điện tử được coi là chuyển động) còn các điện tích âm dao động dọc theo đường nối tâm các nguyên tử. Coi các điện tích trong mỗi nguyên tử tương tác với nhau bằng lực đàn hồi với hằng số lực là c, còn các điện tích thuộc các nguyên tử khác nhau tương tác với nhau bằng lực hút hoặc đẩy tĩnh điện Coulomb. Hãy tìm tần số dao động bé của hệ?
Trả lời
Giải
Thế năng tương tác của các hạt trong hệ là tổng của thế năng tương tác tĩnh điện Coulomb (ta ký hiệu là ucoul) và thế năng đàn hồi. Từ hình vẽ trên ta có biểu thức cho ucoul
Sử dụng điều kiện, R >> x1, x2 và khai triển vào chuỗi theo bậc bé của ta được:
Bỏ qua hằng số trong thế năng tương tác (vì thế năng được xác định chính xác tới một hằng số). Ta có
Động năng của hệ
Vì trườn của các lực tương tác là trường thế nên năng lượng bảo toàn E=const. Do đó lấy đạo hàm theo thời gian t ta được
Đặt
Hệ phương trình này có thể giải dễ dàng cho
Lời giải cho độ dịch chuyển của các điện tích âm là
Có thể lựa chọn điều kiện ban đầu khi t=0
Từ đó ta được các hằng số pha ban đầu và biên độ dao động
Năng lượng của hệ hai nguyên tử như hai lưỡng cực điện tương tác sẽ là
C1
ro
R
m
C2
+ +
+ +
+
+ +
+ +
+ +
+ +
+ +
+ +
+ +
+ +
+ +
+ +
+ +
+
Ta cũng thấy năng lượng cơ học cổ điển của hệ (năng lượng tương tác lưỡng cực –lưỡng cực) tỉ lệ với trong đó R là khoảng cách giữa hai nguyên tử trung hòa, dấu âm có ý nghĩa là năng lượng hút. Biểu thức này cung cho ta thấy thế năng hút trong các tinh thể khí trơ sẽ nhỏ hơn rất nhiều thế năng hút trong tinh thể ion (tỉ lệ 1/R)
Thí dụ 3: Máy phát điện Faraday
Máy gồm một đĩa dẫn điện bán kính r0 đặt trong từ trường với cảm ứng từ vuông góc với mặt đĩa. Một điện cực trượt c1 được đặt ở bờ đĩa và điện cực trượt thứ hai c2 được đặt ở trục quay của nó. Một vật nặng khối lượng M treo trên một dây dẫn quấn quanh đĩa khi được thả xuống sẽ tạo một mômen quay cho đĩa. Người ta nhận thấy nếu đĩa quay với vận tốc góc không đổi sẽ có 1 dòng 1 chiều lớn chạy qua điện trở R. Hỏi:
a) Giải thích tại sao lại có dòng điện vào, đưa ra biểu thức sự phụ thuộc
của cường độ dòng điện vào vận tốc góc của sự quay đĩa.
b) nếu dây rất dài, hệ sé đạt tới vận tốc góc không đổi . Tìm sự phụ thuộc của và dòng liên quan với nó.
Giải
a) Đây là trường hợp có chuyển hóa năng lượng cơ học thành năng lượng điện và nhiệt năng: độ giảm thế năng của vật M bằng động năng quay của đĩa kim loại và nhiệt lượng tỏa ra trong mạch điện. Khi đĩa đạt tới vận tốc góc không đổi
thì độ giảm thế năng của vật M trong 1 đơn vị thời gian sẽ bằng công suất nhiệt của dòng điện tỏa ra trên điện trở R.
C1
ro
R
m
+ + +
+ + +
+ + +
+ + +
+ + +
+ + +
+ + +
C2
-e
Trước hết ta tìm cường độ dòng điện qua R. Xét điện tử ở khỏang cách r tới trục quay. Điện tử trong đĩa quay có vận tốc dài là do đó nó chịu tác dụng của lực Lorent (CGS).
Lực này tương đương với lực điện trường
khi cường độ điện trường bằng
hướng ra ngoài. Như vậy, hiệu điện thế giữa c2, c1
(c1 âm hơn, c2 dương hơn).
Dòng điện qua điện trở R có cường độ
b) Công suất tổn hao P trên điện trở R
Động năng của đĩa
với I0 là mômen quán tính của đĩa. Khi đạt vận tốc góc không đổi , động năng đĩa không đổi, công suất tổn hao lúc đó
bằng sự thay đổi thế năng của quả nặng M trong 1 đơn vị thời gian
C
F
R
r
B- BÀI TẬP
Bài tập 1
m
Một hạt khối lượng m chuyển động theo quỹ đạo là đường tròn bán kính R dưới tác dụng của lực xuyên tâm F(r). Tâm của trường lực C nằm trên đường tròn. Hỏi qui luật sự phụ thuộc của lực vào khoảng cách r từ hạt tới tâm trường lực.
Trả lời
Bài tập 2
Chất siêu dẫn là vật liệu nghịch từ lý tưởng mà ở mọi chỗ bên trong nó cảm ứng từ bằng 0 ( ). Nếu ta hạ thấp một nam châm vĩnh cửu nhỏ với khối lượng m = 3g, mô ment từ M=0.1A m2 xuống gần mặt phẳng nằm ngang của chất siêu dẫn thì nam châm vĩnh cửu đó nổi lơ lửng gần mặt nằm ngang đó (đó chính là hiệu ứng Meisner). Hày đánh giá độ cao H mà nam châm vĩnh cửu nổi trên mặt chất siêu dẫn.
Bài giải
Nam châm nhỏ có thể coi như một lưỡng cực từ với mô men lưỡng cực là . Lực tương tác giữa nam châm nhỏ và chất siêu dẫn có thể tính dựa trên phương pháp ảnh. Mặt chất siêu dẫn có thể coi như một tấm gương phẳng và mô men lưỡng cực ảnh có hướng giống như sao cho đường sức từ song song với bề mặt chất siêu dẫn (có như vậy hai lưỡng cực từ mới đẩy nhau)
2h
Superconductor
Năng lượng tổng cộng của một nam châm vĩnh cửu nhỏ (lưỡng cực từ) dễ thấy gồm năng lượng tương tác lưỡng cực-lưỡng cực cộng thế năng hấp dẫn. Năng lượng tương tác lưỡng cực-lương cực có dạng (xem Tập bài giảng hè 2008)
là véctơ nối tâm của hai lưỡng cực từ .Do đó năng lượng tổng cộng của nam châm nhỏ là :
(viết trong hệ SI)
Trạng thái cân bằng ứng với cực tiểu năng lượng:
(viết trong hệ SI)
Trạng thái cân bằng ứng với cực tiểu năng lượng:
Đặt số vào ta được h=1.06 cm
Bài 3.
Một quả cầu (quả cầu 1, xem hình vẽ) khối lượng M chuyển động với vận tốc v0 trên một mặt nằm ngang nhẵn, va chạm với hai quả cầu giống nhau có cùng khối lượng m=2kg và được nối với nhau bằng một lò xo không khối lượng, độ cứng là k=1 kg/s2. Cho rằng va chạm là đàn hồi, tức thời và xuyên tâm.
a) Tìm khối lượng nhỏ nhất của quả cầu 1 để nó có thể va chạm với hệ hai quả cầu một lần nữa.
Thời gian trôi qua giữa hai va chạm đó là bao nhiêu?
M
m
m
1
2
3
V0
Bài giải.
a) Sau va chạm thứ nhất quả 1 chuyển động với vận tốc không đổi v1, quả 2 và quả 3 dao động. Để va chạm lần thứ hai, tọa độ quả cầu 1 và quả cầu 2 phải bằng nhau ở thời điểm nào đó muộn hơn. Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng, động lượng cho hệ kín cho va chạm thứ nhất
Ta có nghiệm
và
Sau khi va chạm, quả 1 chuyển động với v1=const, vị trí của nó sau khi va chạm (tính từ điểm va chạm)
Vận tốc khối tâm của qủa 2, 3 sau va chạm
3
m
m
2
vc
c
x2c
x3c
Hệ hai quả cầu 2, 3 cũng là hệ kín do đó khối tâm của hệ chuyển động đều vc=const.
Tọa độ của quả cầu 2, 3 trong hệ tọa độ khối tâm là x2c, x3c
Biên độ dao động A được tìm từ định luật bảo toàn năng lượng : năng lượng ban đầu của khối lượng trong hệ qui chiếu khối tâm bằng năng lượng của lò xo
Trong hệ qui chiêú phòng thí nghiệm
Để xảy ra va chạm lần thứ 2 giữa quả cầu 1 và quả cầu 2 thì x1 = x2 :
Ta có thể giải phương trình trên bằng phương pháp đồ thị (xem hình vẽ)
b) Thời gian giữa các va chạm
Bài tập 4
h
Trên hai sợi dây nhỏ có treo một hòn bi (quả cầu đồng chất) bán kính r=1cm (xem hình vẽ).Người ta quay hòn bi là m hai sợi chỉ xoắn lại. Khi quay được n=20 vòng thì hòn bi nâng cao lên được h=1,2 cm. Sau đó người ta thả hòn bi ra đồng thời hai sợi chỉ được nhả ra và hòn bi trở lại độ cao ban đầu. Hỏi vận tốc tâm hòn bi và tần số quay của nó khi hòn bi trở về vị trí ban đầu.
Trả lời
Bài tập 5 (Chuyển động của hạt dưới tác dụng của lực Yukawa)
Hạt với khối lượng m chuyển động theo đường tròn bán kính R dưới tác dụng của lực xuyên tâm :
a/ Hãy xác định điều kiện cho hằng số a để quỹ đạo tròn là ổn định
b/Hãy tính tần số của dao động xuyên tâm bé theo các hướng xuyên tâm của quỹ đạo tròn.
Bài giải
Trong trường xuyên tâm mô men động lượng được bảo toàn. Chuyển động của hạt là chuyển động trong một trường lực xuyên tâm (trường thế) với thế năng U(r) và năng lượng tổng cộng (xem bài tập 1)
Số hạng thứ hai và ba đóng vai trò của một thế xuyên tâm hiệu dụng:
Lực thế xuyên tâm chính là gradient của thế năng U(r):
Quỹ đạo là ổn định khi thế năng ở điểm r=R là cực tiểu:
Sử dụng dạng tường minh của thế năng hiệu dụng ta được:
Từ đó
Thay giá trị đó vào phương trình cho đạo hàm bậc 2 ta được:
Như vậy để trạng thái là cân bằng cần có a > R
b/ Ta tìm phương trình cho dao động xuyên tâm với độ lệch bé từ vị trí cân bằng . Khai triển thế năng hiệu dụng ở gần cực tiểu:
Chú ý rằng đạo hàm bậc nhất của thế năng bằng 0 tại cực tiểu, ta được năng lượng tổng cộng gần cực tiểu thế năng là :
Đạo hàm theo thời gian ta được phương trình dao động bé:
Với tần số dao động tìm từ
Bài tập 6
Cho rằng mặt trời và trái đất là các vật đen lý tưởng trong không gian trống rỗng (bỏ qua ảnh hưởng của các vật thể vũ trụ khác). Nhiệt độ mặt trời là TS = 6000 K và cho rằng sự truyền nhiệt của các đại dương và bầu khí quyển là rất tốt để nhiệt độ bề mặt trái đất là đồng nhất. Bán kính trái đất RE=6,4.106m,
bán kính mặt trời là RS=7.108m, khoảng cách giữa trái đất mặt trời là d=1,5.1011m.Khối lượng mặt trời là MS=2.1030kg.
a/ Hãy tìm nhiệt độ của trái đất.
b/Hãy tìm áp suất của bức xạ mặt trời lên trái đất và lực của bức xạ mặt trời tác dụng lên trái đất.
c/ Ở khoảng cách nào cách mặt trời thì hạt kim loại có thể bị nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy của kim loại đó là Tm=1550 K.
Trả lời: a/ ; b/;;
là hằng số Stephan Boltzmann
c/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng trong một số bài tập Vật lý.docx