Bài giảng Bệnh Đỏ mắt

B2- VIÊM CỦNG MẠC:

Có thể dẫn đến huỷ hoại tổ chức trầm trọng, gây đau nhức và có thể đe doạ đến thị lực.

Thường gặp phụ nữ, tuổi từ 40-60. Thường có bệnh toàn thân.

50% bệnh gặp ở 2 mắt với chảy nước mắt và sợ ánh sáng.

95 % của Viêm CM là viêm CM trước, trong đó VCM lan toả chiếm # 40% ( dạng nhẹ nhất), VCM dạng hạt chiếm # 45%.

VCM hoại tử hiếm gặp, đau nhiều và kèm theo triệu chứng viêm trầm trọng hơn. Dạng này có thể dẫn đến mỏng củng mạc và thủng nhãn cầu (Scleromalacia perforans)

 

doc9 trang | Chia sẻ: Chử Khang | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bệnh Đỏ mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỎ MẮT Th.S Võ thị Hoàng Lan Bộ Môn Mắt ĐHYD TP.HCM Mục tiêu học tập: Trình bày được các hình thái lâm sàng và các nguyên nhân gây đỏ mắt Phát hiện được các tổn thương trong các hình thái đỏ mắt Nêu được xử trí bau đầu của 1 số nguyên nhân đỏ mắt thường gặp Nội dung: KIẾN THỨC: 1. GIẢI PHẨU HỆ THỐNG MẠCH MÁU KẾT MẠC: Cấp máu cho KM mi có nguyên uỷ là cung mí ngoại biên và cung bờ mí Cung mạïch nông cuả ĐM mi trước tạo thành ĐM KM trước, thông nối với những mạch máu KM sau ( xuất phát từ cung mạch ngoại biên). Nhánh xuyên của ĐM mi trước xuyên qua củng mạc vào cơ thể mi góp phần tạo ra cung ĐM mống mắt lớn. 2. PHÂN LOẠI ĐỎ MẮT: - Đỏ mắt kiểu cương tụ kết mạc: đỏ sậm ở cùng đồ và nhạt màu dần khi đến gần rìa giác - củng mạc. Nhỏ Epinephrine 0,1% mạch máu KM sẽ co lại và cương tụ sẽ biến mất. Gặp trong viêm kết mạc. - Đỏ mắt kiểu cương tụ rìa: đỏ sậm ở quanh rìa và nhạt dần khi đến cùng đồ. Thuốc co mạch không có tác dụng. Gặp trong các bệnh Glaucoma, viêm mống mắt, viêm mốngmắt- thể mi, viêm loét giác mạc. - Đỏ mắt có phù nề kết mạc. Gặp trong viêm kết mạc dị ứng, viêm bao Tenon. 3. CÁC HÌNH THÁI LÂM SÀNG: A. ĐỎ MẮT, KHÔNG ĐAU, KHÔNG GIẢM THỊ LỰC: A1- XUẤT HUYẾT DƯỚI KẾT MẠC: Xuất huyết dưới KM tự phát do thành mạch dễ vỡ Xuất huyết dưới KM do chấn thương : Chấn thương trực tiếp nhãn cầu: bỏng mắt + dị vật Chấn thương gián tiếp vùng mặt, sọ não Tăng áp lực hệ tĩnh mạch: chân thương ngực, sinh khó ĐIỀU TRỊ: Máu tự hấp thu trong vòng 1-2 tuần. Thuốc nhỏ mắt có chứa Héparine (DIOPARIN) A2- VIÊM KẾT MẠC: [1, 97-98] 1. Dấu chứng chức năng: Cảm giác cộm, nóng , ngứa, nặng mi Khó chịu như có dị vật trong mắt. Sợ ánh sáng, chảy nước mắt Có thể gặp ở 1 hoặc 2 mắt. Cảm gíac đau : khi có biến chứng GM Thị lực không giảm nếu VKM đơn thuần. 2. Dấu chứng thực thể: Đa tiết: lõang nhày mủ màu trắng sữa, vàng , xanh nhạt giả mạc hiếm khi có Phù km nhãn cầu, KM như nhung, mất độ trong bóng Giãn mạch : xung huyết ở KM mi, cùng đồ, giảm dần khi tới rìa. A3- MỘNG THỊT: [2, 100-101] Là tăng sinh xơ - mạch lành tính có dạng hình quạt ở kết mạc khe mi, tấn công vào Giác mạc. Thường gặp ở bệnh nhân vùng nhiệt đới hay bệnh nhân tiếp xúc với tia cực tím. Hay tái phát. Triệu chứng: đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, cảm giác như có dị vật trong mắt, mờ mắt nếu gây ra loạn thị GM, song thị nếu ảnh hưởng đến các cơ vận nhãn. Điều trị: Mang kính mát chống tia cực tím, gió ,cát tiếp xúc vào mắt Vệ sinh mắt Phẩu thuật chỉ đặt ra khi ảnh hưởng đến thị lực, vận nhãn và nên giải thích kỹ lưỡng về khả năng tài phát của bệnh. B. ĐỎ MẮT, ĐAU NHỨC, KHÔNG GIẢM THỊ LỰC: B1- VIÊM THƯỢNG CỦNG MẠC [2,120-121] VTCM đơn thuần: Thường là 1 phản ứng viêm lành tính ở người trẻ, có xu hướng tự giảm đi sau 7-10 ngày và hay tái phát. Dấu chứng chức năng: chảy nước mắt và sợ ánh sáng, thường không nhìn mờ Dấu chứng Thực thể: Mạch máu cương tu và phù KMï ở 1 khu vực hay lan toả VTCM dạng hạt: 5% có bệnh của hệ tạo keo ( viêm khớp dạng thấp) 7% bị nhiễm Herpes Zoster trước đó 3% có bệnh Gout Dấu chứng chức năng: chảy nước mắt và sợ ánh sáng nhưng nặng nề hơn, có khả năng ảnh hưởng đến thị lực. Dấu chứng Thực thể: Một hạt nổi gồ lên nằm dưới KM, có tân mạch xung quanh, rất đau. Phù nề thượng CM quanh rìa, có thể gây biến chứng GM ( thẩm lậu nông, giữa nhu mô, phù GM) nhưng hiếm khi gây tân mạch Phần lớn VTCM giảm bệnh sau 3-6 tuần không có biến chứng nhưng # 7% có thể gây ra Viêm màng bồ đào. B2- VIÊM CỦNG MẠC: Có thể dẫn đến huỷ hoại tổ chức trầm trọng, gây đau nhức và có thể đe doạ đến thị lực. Thường gặp phụ nữ, tuổi từ 40-60. Thường có bệnh toàn thân. 50% bệnh gặp ở 2 mắt với chảy nước mắt và sợ ánh sáng. 95 % của Viêm CM là viêm CM trước, trong đó VCM lan toả chiếm # 40% ( dạng nhẹ nhất), VCM dạng hạt chiếm # 45%. VCM hoại tử hiếm gặp, đau nhiều và kèm theo triệu chứng viêm trầm trọng hơn. Dạng này có thể dẫn đến mỏng củng mạc và thủng nhãn cầu (Scleromalacia perforans) B3. VIÊM BAO TENON: Đỏ mắt kèm theo phù nề kết mạc nhãn cầu. Đôi khi KM nhãn cầu phòi ra ngoài khe mi. Vận nhãn ít hạn chế. Nếu có hạn chế vận nhãn có thể có kết hợp với viêm tổ chức hốâc mắt. Thị lực thường không bị hạn chế. C. ĐỎ MẮT, ĐAU NHỨC, GIẢM THỊ LỰC: C1-GLAUCOMA GÓC ĐÓNG Dấu chứng lâm sàng: Chức năng: Đau nhức. Nhìn mờ. Thấy quầng nhiều màu sắc quanh nguồn sáng. Buồn nôn và nôn. Thực thể: NA cao > 25mmHg® phù GM. Đồng tử giãn méo, pxas kém. Tp nông, thủy dịch vẩn đục nhẹ. Thị tk có thể bị phù nề. Chẩn Đoán (+) : soi góc tiền phòng : đóng. Sơ cứu: Thuốc nhỏ co đồng tử: PILOCARPIN 1-2% - 4lần/ ngày Acetazolamide 0,25g/v 2-4 viên/ ngày Giảm đau, an thần Chuyển tuyến chuyên khoa. C2- VIÊM LOÉT GIÁC MẠC Dấu chứng lâm sàng: Chức năng: Lúc đầu mắt cộm, xốn, cảm giác như có dị vật dưới mi. Đau lan ra cả hốc mắt, Sợ sáng và chảy nước mắt, mi co quắp. Nhìn mờ Thực thể: Mi sưng Kết mạc đỏ, cương tụ mạnh ở vùng rìa màu đỏ tím. Các tổn thương ở giác mạc: Thẩm lậu quanh vết loét màu xám, mờ đục Nhuộm Fluorescéine tổn thương bắt màu xanh lá cây lợt/nếu có loét Tiền phòng mất tính trong suốt do thuỷ dịch bị đục, đôi khi có mủ ở tiền phòng. Mủ này thường vô trùng Mốùng mắt sắc bóng bình thường. 2. Các xét nghiệm: Soi tươi Nuôi cấy Kháng sinh đồ Sơ cứu: Thuốc nhỏ mắt kháng sinh, giảmđau, an thần Chống chỉ định: thuốc nhỏ CORTICOIDES Chuyển tuyến chuyên khoa C3-VIÊM MỐNG MẮT THỂ MI (Viêm màng bồ đào trước) Chức năng: Tam chứng cổ điển của VMBĐ trước gồm tam chứng : đau, đỏ và sợ ánh sáng Đặc biệt: có phản ứng thể mi/ viêm thể mi Thực thể: Tủa nhỏ sau GM & fibrin rải rác trên nội mô GM. GM có thể bị phù cấp tính do loạn năng nội mô. Tiền phòng co ùđáp ứng dữ dội & TYNDALL nhiều mức độ. Trường hợp nặng có thể fibrin đóng cục trong thuỷ dịch và có mủ TP. Đôi khi fibrin taọ thành 1 màng nằm ngang đồng tử hay bít kín đồng tử khiến cho mống mắt bị đẩy phồng lên ( mống cà chua). Mạch máu mống mắt có thể bị giãn; đôi khi gây ra xuất huyết TP tự phát. Có thể xuất hiện những tế bào ở dịch kính trước Sơ cứu: Thuốc nhỏ ATROPIN !% Thuốc nhỏ kháng viêm STEROID hay NONSTEROID Giảm đau, an thần Chuyển tuyến chuyên khoa 4. HƯỚNG XỬ TRÍ CHUNG CHO CÀC TÌNH TRẠNG ĐỎ MẮT: A. Đỏ mắt không giảm thị lực: - Tra thuốc - Khám chuyên khoa B. Đỏ mắt có giảm thị lực: chuyển chuyên khoa Mắt THÁI ĐỘ: Đỏ mắt là một triệu chứng của nhiều bệnh, do đó cần tìm nguyên nhân để điều trị. Phải chuyển chuyên khoa tất cả các trường hợp có đau và giảm thị lực KỸ NĂNG Khai thác những triệu chứng đi kèm theo đỏ mắt như mờ mắt, đau nhức, tính chất của tiết tố. Xác định: Cương tụ kết mạc Cương tụ rìa Xuất huyết kết macï Xác định hình thái đỏ mắt Ra quyết định xử trí tương ứng với mỗi loại hình thái lâm sàng dựa vào bảng tóm tắt sau: Chẩn đoán Đỏ mắt Đau Thị lực Giác mạc Điều trị XHDKM ++++ - B/ thường Trong suốt Dioparin Viêm KM +++ đỏ ở cùng đồ Rát, cộm như có cát B/thường hay ¯ ít B/thường KS - chống dị ứng Viêm Thượng CM- VCM ++ lan toả có dạng hạt Cộm Đau++ Bình thường ¯ ít Bình thường Corticoit NSAIDS Viêm GM ++ đỏ quanh rìa Cảm giác có dị vật ¯¯¯ Sang thương (+) KS - chống vivus Viêmmống mắt cấp +++ đỏ quanh rìa +++ ¯¯¯¯ lắng đọng sau GM Corticoit NSAIDS Glaucome cấp +++ đỏ quanh rìa ++++ ¯¯¯¯ Phù GM lan toả Pilocarpin Pthuật TÀI LIỆU THAM KHẢO: Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Như Quang, Giáo trình Nhãn Khoa, trang 97-98 Pavan-Langston, Manual of Ocular Diagnosis and Therapy 1991, trang 120-121

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_benh_do_mat.doc
Tài liệu liên quan