Bài giảng Cho người bệnh thở oxy

Quy trình kỹ thuật thở oxy qua ống thông mũi hầu.

• 6.1. Chuẩn bị ngưười bệnh.

• - Giải thích và động viên để người bệnh yên tâm

• .- Đặt người bệnh ở tư thế nửa nằm

• nửa ngồi hoặc tư thế nằm ngửa thẳng

• kê gối dưới vai.

• 6.2- Chuẩn bị người điều dưỡng

• Điều dưỡng có đầy đủ mũ áo, khẩu

• trang, rửa tay thường quy.

• 6.3- Chuẩn bị phưương tiện

• và dụng cụ.

• * Dụng cụ sạch:- Bình đựng oxy:

• áp lực kế, lưu lượng kế (có thể dùng bao lông oxy), dây

dẫn oxy. Bình (lọ) làm ẩm oxy: Dùng nước cất hoặc nước

chín (lượng nước trong bình chiếm 1/2 thể tích bình).

• - Khay chữ nhật.- Băng dính, kéo cắt băng dính.- Túi đựng

đồ bẩn.• * Dụng cụ vô khuẩn:

• Hộp đựng ống thông

• Nelaton vô khuẩn cỡ

• số thích hợp:

• + Trẻ em cỡ số

• 8 hoặc 10.

• + Người lớn cỡ số

• 10 - 12 - 14.

• - Ống ngửi ôxy mũi

• 2 đường.

• - Mast thở oxy theo

• chỉ định

• - Hộp đựng bông, gạc,

• tăm bông. Dụng cụ thở

• oxy- Găng tay.

pdf12 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Cho người bệnh thở oxy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHO NGƯỜI BỆNH THỞ OXY MỤC TIÊU 1- Nêu được định nghĩa liệu pháp oxy, các nguyên nhân làm cho người bệnh bị thiếu oxy, các dấu hiệu, triệu chứng chính của thiếu oxy. 2- Trình bày được nguyên tắc cơ bản khi sử dụng liệu pháp oxy. 3- Thực hiện được quy trình cho người bệnh thở oxy bằng phương pháp ống thông mũi hầu, thở oxy mũi 2 đường, sử dụng mặt nạ. • 1. Định nghĩa: • Liệu pháp oxy là biện pháp cung cấp khí thở có nồng độ oxy lớn hơn 21%. • 2. Nguyên nhân làm cho cơ thể bị thiếu oxy. • 2.1. Các chướng ngại vật đường hô hấp. • - Khối u đường thở. • - Dị vật đường thở: Sặc thức ăn, nước ... • - Do co thắt, phù nề, dịch tiết bít tắc đường thở. • Ví dụ: Viêm tiểu phế quản co thắt, hen phế quản, bạch hầu họng - thanh quản. • 2.2. Hạn chế hoạt động của lồng ngực. • - Do thần kinh: Làm liệt cơ hô hấp. • + Chấn thương cột sống cổ - ngực. • + Viêm não, xuất huyết não, màng não. • - Do chấn thương lồng ngực: Làm tổn thương cơ hô hấp, xương sườn. • - Do bệnh lý phổi, màng phổi: Các trường hợp viêm phổi, màng phổi làm tràn khí, tràn dịch màng phổi, lao phổi. • 2.4. Các bệnh làm rối loạn quá trình vận chuyển khí trong cơ thể. • Thiếu máu: Đặc biệt là • - Thiếu máu cấp tính. • - Thiếu máu nặng. • Tuần hoàn: • - Suy tim: Suy tim cấp, suy tim độ II - III. • - Trụy tim mạch. • 3. Các dấu hiệu, triệu chứng chính của thiếu oxy máu. • - Khó thở: Người bệnh cảm thấy khó chịu phải ngồi dậy để thở, có cảm giác nghẹt thở. • - Trẻ em nhịp thở nhanh. • - Người bệnh biểu hiện lo âu, hốt hoảng, bồn chồn. • - Vật vã kích thích. • - Giảm trí nhớ. • - Giảm thị lực: nhìn mờ, nhìn đôi • - Giảm trương lực cơ và sự phối hợp của các cơ. • - Trong giai đoạn đầu: Mạch, huyết áp, nhịp thở tăng để đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ thể. • - Giai đoạn sau: Người bệnh xuất hiện tím tái rõ (trẻ em có dấu hiệu rút lõm lồng ngực) có rối loạn nhịp thở, huyết áp giảm, mạch nhanh. • 4. Các nguyên tắc khi tiến hành liệu pháp oxy. • 4.1. Liệu pháp oxy được tiến hành theo chỉ định của thầy thuốc. • - Phương pháp thở oxy. • - Thời gian thở oxy. • - Lưu lượng oxy: Là thể tích oxy cần cung cấp cho người bệnh trong thời gian 1 phút. • + Thở oxy qua ống thông mũi hầu: 1 - 5 lít/ phút. • + Thở oxy qua mặt nạ: 8 - 12 lít/ phút. • - Đậm độ: Nồng độ oxy trong khí thở (tỷ lệ %). • + Thở oxy qua ống thông mũi hầu: 22% - 30%. • + Thở oxy qua mặt nạ: 35% - 60% • - Độ ẩm: Tỷ lệ phần trăm hơi nước trong khí thở. • - Phương pháp làm ẩm: Sục khí oxy qua lọ nước sạch. • 4.2. Đảm bảo vệ sinh phòng chống nhiễm khuẩn. • - Sử dụng các dụng cụ sạch, dụng cụ vô khuẩn đúng quy định. • - Luôn giữ cho ống thông khô, nếu thời gian thở oxy kéo dài cần thay đổi sonde, bên lỗ mũi của người bệnh 8h/lần (đối với trường hợp thở oxy qua ống thông mũi hầu). • - Đảm bảo vệ sinh răng miệng cho người bệnh 3 - 4h/lần. • 4.3. Phòng tránh khô niêm mạc đường hô hấp. • - Thực hiện tốt việc làm ẩm oxy. • - Đảm bảo đủ lượng nước uống hàng ngày cho người bệnh. • 4.4. Phòng cháy nổ. • - Treo biển “Cấm lửa”, “Không hút thuốc” ở khu vực có bình, hệ thống oxy. • - Nhắc nhở người nhà người bệnh không sử dụng các chất dễ cháy ở phòng có hệ thống oxy: Hút thuốc, diêm, bếp... • - Bình đựng oxy để nơi khô ráo, sạch sẽ, gọn gàng và phải được cố định chắc chắn. • - Khi cần vận chuyển bình oxy phải sử dụng xe đẩy riêng, di chuyển nhẹ nhàng. • 5- Các phương pháp thở oxy. • - Thở oxy bằng ống thông mũi hầu. • - Sử dụng mặt nạ. • - Thở oxy mũi 2 đường • - Lều oxy. • - Lồng ấp. • 6. Quy trình kỹ thuật thở oxy qua ống thông mũi hầu. • 6.1. Chuẩn bị ngưười bệnh. • - Giải thích và động viên để người bệnh yên tâm • .- Đặt người bệnh ở tư thế nửa nằm • nửa ngồi hoặc tư thế nằm ngửa thẳng • kê gối dưới vai. • 6.2- Chuẩn bị người điều dưỡng • Điều dưỡng có đầy đủ mũ áo, khẩu • trang, rửa tay thường quy. • 6.3- Chuẩn bị phưương tiện • và dụng cụ. • * Dụng cụ sạch:- Bình đựng oxy: • áp lực kế, lưu lượng kế (có thể dùng bao lông oxy), dây dẫn oxy. Bình (lọ) làm ẩm oxy: Dùng nước cất hoặc nước chín (lượng nước trong bình chiếm 1/2 thể tích bình). • - Khay chữ nhật.- Băng dính, kéo cắt băng dính.- Túi đựng đồ bẩn. • * Dụng cụ vô khuẩn: • Hộp đựng ống thông • Nelaton vô khuẩn cỡ • số thích hợp: • + Trẻ em cỡ số • 8 hoặc 10. • + Người lớn cỡ số • 10 - 12 - 14. • - Ống ngửi ôxy mũi • 2 đường. • - Mast thở oxy theo • chỉ định • - Hộp đựng bông, gạc, • tăm bông. Dụng cụ thở • oxy- Găng tay. • 6.3- Kỹ thuật tiến hành. • 6.3.1. Phương pháp thở oxy mũi hầu • 1) Rửa tay, đội mũ, mang khẩu trang, • mang dụng cụ đến giường bệnh. • 2) Thông báo và giải thích cho người bệnh • và gia đình. • 3) Vệ sinh mũi miệng cho người bệnh. • 4) Mang găng tay, hút đờm dãi nếu có. • 5) Nối ống thông vào hệ thống oxy, Mở • khoá oxy, kiểm tra sự hoạt động của toàn • bộ hệ thống, đảm bảo sự thông suốt của • hệ thống oxy . • 6) Khoá hệ thống oxy và tháo rời ống khỏi • dây dẫn oxy. • 7) Đo ống thông từ cánh mũi đến dái tai, • đánh dấu bằng băng dính và làm trơn ống • thông bằng nước chín hoặc nước cất. • 8) Từ từ đưa ống thông vào một bên mũi • người bệnh đến vạch đánh dấu. • 9) Dùng đè lưỡi mở miệng và đèn soi kiểm • tra vị trí đầu ống thông. • 10) Cố định ống thông vào mũi, má bằng băng dính. • 11) Nối đầu ống thông với hệ thống dây dẫn oxy, điều chỉnh oxy theo y lệnh • 12) Giúp người bệnh nằm tư thế thích hợp. • 13) Theo dõi tình trạng người bệnh. • 14) Thu dọn dụng cụ, rửa tay. • 15) Ghi phiếu theo dõi chăm sóc: • 6.3.2. Phương pháp thở oxy mũi 2 đường ( gọng kính) • Từ bước 1-5 giống thở oxy • mũi hầu • 6) Điều chỉnh lưu lượng oxy • theo y lệnh • 7) Đưa ống thông vào 2 mũi • người bệnh. • 8) Cố định ống thông bằng • cách vòng qua tai lên đỉnh đầu • hoặc xuống dưới cằm người bệnh • 9) Giúp người bệnh nằm tư thế • thích hợp • 10) Theo dõi tình trạng người bệnh. • 11) Thu dọn dụng cụ, rửa tay • 12) Ghi phiếu theo dõi chăm sóc • 6.3.3. Thở oxy qua mặt nạ • Từ bước 1-5 như trên. • 6) Điều chỉnh lưu • lượng oxy theo y lệnh. • 7) áp mặt nạ từ phía • mũi xuống miệng, • điều chỉnh mặt nạ • cho khít với mặt người bệnh. • 8) Cố định băng co giãn • quanh đầu người bệnh, • không chặt quá làm người • bệnh khó chịu và cũng không • lỏng quá dễ xê dịch khỏi vị trí đúng. • 9) Giúp người bệnh nằm tư thế thích hợp • 10) Theo dõi tình trạng người bệnh. • 11) Thu dọn dụng cụ, rửa tay • 12) Ghi phiếu theo dõi chăm sóc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_cho_nguoi_benh_tho_oxy.pdf
Tài liệu liên quan