Sử dụng "Lược đồ thống nhất I-ta-li-a" Kết hợp với nội dung SGK để trình bày diễn biến quá trình thống nhất Italia.
+ Tháng 4 - 1859 chiến tranh giữa liên quân Pi-ê-môn-tê - Pháp với Áo bắt đầu dưới sự hỗ trợ của đoàn quân tình nguyện Ga-ri-ban-đi đẩy quân Áo vào tình thế khó khăn, tháng 3 - 1860 các vương quốc miền Bắc sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
+ Tháng 4 – 1860, khởi nghĩa nhân dân ở đảo Xi-xi-lia bùng nổ, đòi lật đổ chính quyền tay sai Áo thống nhất đất nước. Ga- ri- ban- đi cùng đội quân “áo đỏ” đổ bộ lên đảo giải phóng miền Nam Italia, sau đó miền Nam I-ta-li-a sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê (10- 1860) thành lập vương quốc I-ta-li-a.
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 12342 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỷ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN DẠY
Ngày 28 tháng 3 năm 2011 Ngày 30 tháng 3 năm 2011
Bài 33 Tiết PPCT: 42+43
HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN
Ở CHÂU Âu VÀ MĨ GIỮA THẾ KỶ XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Cuộc vận động thống nhất Đức, Italia: con đường thống nhất “từ trên xuống” và “từ dưới lên”; kết quả, ý nghĩa
- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa nội chiến ở Mĩ.
- Giải thích được tại sao cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia và nội chiến ở Mĩ lại là cuộc Cách mạng tư sản.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó khẳng định tính chất đó chính là những cuộc Cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau.
- Kỹ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh.
- Vẽ lược đồ quá trình thống nhất Italia, Đức
3. Thái độ
Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.
II. CHUẨ BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Thầy:
- Lược đồ quá trình thống nhất Đức, Italia và nội chiến ở Mĩ.
- Tranh ảnh những nhân vật lịch sử có liên quan đến thời kỳ này.
2. Trò:
- Sưu tầm tranh, ảnh về những nhân vật lịch sử có liên quan đến thời kỳ này
- Vẽ lược đồ trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định lớp (1’) sĩ số, nề nếp tác phong...
Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi 1: Nêu mốc thời gian và những thành tựu chủ yếu của Cách mạng công nghiệp Anh?
Câu hỏi 2: Hệ quả của Cách mạng công nghiệp?
3. Dẫn dắt vào bài mới
Trong các thập niên 50 - 60 của thế kỷ XIX nhiều cuộc Cách mạng tư sản liên tục nổ ra dưới những hình thức khác nhau ở Châu Âu và Bắc Mĩ đã khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chấm dứt cuộc đấu tranh "Ai thắng ai" giữa thế lực phong kiến lạc hậu, bảo thủ với giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia và nội chiến Mĩ? Diễn biến diễn ra như thế nào? Tính chất, ý nghĩa ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Bi-xmác, đại diện quân phiệt Phổ thống nhất nước Đức bằng 3 cuộc chiến tranh
20’
*Hoạt động 1
- Vì sao thống nhất đất nước trở thành yêu cầu cấp bách của Đứctừ giữa thế kỷ XIX?
*Cả lớp và cá nhân
(Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Đức giữa thế kỷ XIX và trình bày trên lược đồ quá trình thống nhất nước Đức)
- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.
+ Đến giữa thế kỷ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng, Đức từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp.
+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, là trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
=> Yêu cầu cấp bách lúc này là thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng phân tán, chia rẽ.
1. Cuộc đấu tranh thống nhất Đức
- Tình hình nước Đức:
+ Giữa thế kỷ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp.
+ Nước Đức bị chia cắt thành nhiều vương quốc nhỏ...
=> Yêu cầu đặt ra là phải thống nhất đất nước.
- Quá trình thống nhất đất nước được thực hiện bằng con đường chiến tranh - "Từ trên xuống", thông qua vai trò của quý tộc Phổ - đại diện là Bi- xmác.
- Giới thiệu tranh chân dung và đánh giá vai trò của Bi-xmac.
- Dựa vào bản đồ trình bày lại quá trình thống nhất Đức
Theo dõi lược đồ, lập bảng niên biểu
- Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực "Từ trên xuống" thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác.
+ Năm 1864, Bi-xmác tấn công Đan Mạch
+ Năm 1866, Bi-xmác gây chiến tranh với Áo.
+ Năm 1871, Bi-xmác gây chiến với Pháp.
+ Đầu năm 1871, hoàn thành hoàn thành thống nhất Đức, thành lập Đế chế.
+ Tháng 4-1871, Hiến pháp mới ban hành, liên bang Đúc gòm 22 bang và 3 thành phố tự do.
- Tính chất: là cuộc CMTS
Bá tước Ca-vua
Ga-ri-ban-đi
15’
*Hoạt động 2
- GV nêu câu hỏi: Tình hình I-ta-li-a trước khi thống nhất đất nước và yêu cầu lịch sử đặt ra.
- Sử dụng "Lược đồ thống nhất I-ta-li-a" Kết hợp với nội dung SGK để trình bày diễn biến quá trình thống nhất Italia.
+ Tháng 4 - 1859 chiến tranh giữa liên quân Pi-ê-môn-tê - Pháp với Áo bắt đầu dưới sự hỗ trợ của đoàn quân tình nguyện Ga-ri-ban-đi đẩy quân Áo vào tình thế khó khăn, tháng 3 - 1860 các vương quốc miền Bắc sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
+ Tháng 4 – 1860, khởi nghĩa nhân dân ở đảo Xi-xi-lia bùng nổ, đòi lật đổ chính quyền tay sai Áo thống nhất đất nước. Ga- ri- ban- đi cùng đội quân “áo đỏ” đổ bộ lên đảo giải phóng miền Nam Italia, sau đó miền Nam I-ta-li-a sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê (10- 1860) thành lập vương quốc I-ta-li-a.
+ Năm 1870, Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, Rô-ma thuộc về I-ta-li-a.
- So sánh sự thống nhất Đức, Ý.
* Cả lớp và cá nhân
(Biết được vài nét về I-ta-li-a giữa TK. XIX, trình bày theo lược đồ quá trìh thống nhất I-ta-li-a, ý nghĩa của cuộc đấu tranh thống I-ta-li-a)
- Quan sát lược đồ, nhận xét, dánh giá vai trò của Ga-ri-ban-đi.
- Dựa vào SGK và vốn hiểu biết qua bài học giải thích cuộc đấu tranh thống nhất Ý mang tính chất một cuộc Cách mạng tư sản, vì đã lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ Italia, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Quá trình thống nhất Ý là “từ dưới lên”
2. Cuộc đấu tranh thống nhất Italia
- Giữa TK.XIX, I-ta-li-a bị chia cắt thành 7 vương quốc nhỏ, chịu sự thống trị của đế quốc Áo (trừ Pi-ê-môn-tê).
- Quá trình thống nhất I-ta-li-a từ năm 1859 đến 1870, gắn liền với vai trò của tầng lớp quý tộc tư sản hóa (đại diện là Ca-vua), sau đó là người anh hùng dân tộc Ga-ri-ban-đi .
- Kết quả: I-ta-li-a thoát khỏi sự thống trị của Áo, thống nhất đất nước, mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển.
- Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản
Lin-côn
35’
*Hoạt động 3
- Cho HS quan sát trên lược đồ nước Mĩ giữa thế kỷ XIX trong SGK và giới thiệu cho HS thấy được sự mở rộng đất đai nước Mĩ giữa thế kỷ XIX.
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Mĩ trước khi nội chiến?
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến?
- GV kết hợp giới thiệu hình 62 "Tổng thống Lin-côn (người ngồi bên trái) thẩm duyệt bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ" với nội dung về Lin-côn trong SGK.
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc nội chiến?
* Cá nhân và cả lớp
(Biết được vài nét về tình hình nước Mĩ vào giữa TK.XIX, trình bày được diễn biến chính của cuộc nội chiến trên lược đồ và hiểu rõ ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Mĩ)
- Khái quát tình hình kinh tế nước Mĩ giữa thế kỷ XIX. Từ đó rút ra nguyên nhân của cuộc nội chiến
- Quan sát ảnh chân dung Tổng thống Lin-côn, đánh giá vai trò của tư sản và trại chủ miền Bắc và miền Trung
- Tóm lược diễn biến của cuộc nội chiến
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
3. Nội chiến ở Mĩ
- Giữa thế kỷ XIX, kinh tế Mĩ tồn tại hai con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa; miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ.
+ Chế độ nô lệ miền Nam cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt.
- Diễn biến
+ Ngày 12/4/1861, nội chiến bùng nổ
+ Ngày 01/1/1863, Lin- côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ.
+ Ngày 09/4/1865, nội chiến kết thúc. Thắng lợi thuộc về quân đội của Liên bang do Tổng thống Lin-côn đứng đầu
- Ý nghĩa:
+ Cuộc nội chiến 1861-1865 có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản lần thứ 2 ở Mĩ.
+ Xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
4. Sơ kết bài học: 5’
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học. Nguyên nhân và diễn biến cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia và nội chiến Mĩ? Tại sao đó lại là những cuộc cách mạng tư sản?
- Giáo viên khẳng định đến đây CMTS đã cơ bản hoàn thành ở Châu Âu.
5. Dặn dò, bài tập 1’
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Lập bảng thống kê các hình thức cách mạng Tư sản theo nội dung sau:
Tên cuộc cách mạng
Hình thức
Thời gian
Kết quả, ý nghĩa
V. Rút kinh nghiệm:
Giữa thế kỷ XIX kinh tế Mỹ tồn tại hai con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa
Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa
miền Nam kinh tế đồn điền nhờ vào bóc lột nô lệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Sử 10 bài Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mỹ cuối thế ký XIX.doc