Xác lậ p va i trò và sự tha m gia c ủa m ọi ngư ờ i dân trong ho ạt đ ộng khuy ế n
nông, khuy ế n lâm.
* Lậ p kếho ạch và thống nh ấ t ti ến độ cho việ c tiế n hành lập k ếho ạch ho ạt đ ộng
khuyến nông, khuyế n lâ m thôn b ả n.
* Thành lậ p nhó m công tác PRA (lập kếho ạch) bằng cách chọn các thành viên
đại di ện cho người dân tha m gia vào nhó m công tác PRA (10-15) ngườ i đư ợc dân tín
nhiệ m, nhiều thành phầ n khác nhau, có hiểu biết nhi ều v ềthôn, b ả n mình, có cảnam,
nữ , già, tr ẻ.)
* Thu nh ập m ột s ố thông tin cơ b ản v ề kinh tế -xã hội của c ộng đồng
* Xem xét các tổchứ c cơ sởc ủ a c ộng đồng đểphát huy vai trò của các tổch ức
này trong quá trình tha m gia vào l ập k ế ho ạ ch phát triển thôn b ả n. Tóm lại trong bước
này, c ần ph ải xác đ ịnh vai trò của sựtha m gia;
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4347 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khuyến nông chuyên sâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người dân đánh
giá thực trạng về các tiềm năng: đất đai, lao động, vật nuôi, cây trồng và kiến thức của
cộng đồng.
- Bằng các công cụ và kỹ năng sử dụng công cụ của PRA đánh giá về thực trạng
kinh tế - xã hội (phân loại kinh tế hộ, các phương thức hoạt động sản xuất, sử dụng đất
đai, thực trạng y tế, giáo dục vv...)
- Bằng các công cụ và kỹ năng sử dụng công cụ PRA đánh giá và tập hợp được
các yêu cầu của người dân và cộng đồng về phát triển sản xuất, hoạt động khuyến
nông, khuyến lâm... Nói chung là những yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội thông
qua hoạt động khuyến nông, khuyến lâm địa phương.
Thực trạng của thôn bản là bức tranh toàn cảnh mô tả một cách chân thực về
tiềm năng, kinh tế, xã hội hiện tại của cộng đồng là cơ sở để xác định điểm yếu, thuận
lợi khó khăn đang tồn tại ở cộng đồng và căn cứ để tìm ra nhũng giải pháp cho hoạt
động khuyến nông, khuyến lâm trong lập kế hoạch ở bước sau. Thực trạng cũng có thể
nói là "chỗ đứng hiện tại" của cộng đồng và từ chỗ đứng hiện tại của mình, cộng đồng
có thể lấy đó làm căn cứ để xác định các hoạt động phát triển cộng đồng trong tương
lai.
3. Xây dựng mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho quá trình phát triển hoạt động
khuyến nông, khuyến lâm thôn bản.
Thực trạng là chỗ đứng hiện tại, mục tiêu là đích phải đến hoặc phải đạt được
trong tương lai (sau 1 năm hoặc 5 năm).
- Mục tiêu dài hạn: là mục tiêu xác định cho chỗ thời hạn kỳ kế hoạch (5 năm)
hoặc một giai đoạn dự án (3,4 hoặc 5 năm). Mục tiêu dài hạn là sự cụ thể hóa mong
muốn của cộng đồng trong tương lai xa, trong hoạt động dự án khuyến nông, khuyến
lâm khi đưa vào kế hoạch nên gọi là : kết quả cuối cùng cho thời hạn 5 năm hay giai
đoạn dự án. Nó là kết quả cuối cùng của một quá trình thực hiện kế hoạch, do vậy cần
được người dân tham gia, xác định hết sức cụ thể để làm căn cứ phấn đấu và cũng làm
căn cứ để đánh giá vào cuối kỳ kế hoạch.
17
- Mục tiêu ngắn hạn: Thường xác định cho 1 năm kế hoạch. Mục tiêu gắn hạn
cho một năm kế hoạch là cần phải xác định cụ thể vì đó là kết quả cuối cùng của 1
năm, là đích của việc thực hiện kế hoạch của cộng đồng phải đạt tới…
Mục tiêu ngắn hạn thường đặt cho từng nội dung cụ thể để dễ phấn đấu và đánh
giá vào cuối năm, nó cũng sẽ là căn cứ để xây dựng các hoạt động cho phù hợp nhằm
đạt được mục tiêu. Mục tiêu ngắn hạn là xác định kết quả cuối cùng cho sự phấn đấu
hàng năm của cộng đồng thường dựa trên: Mục tiêu dài hạn, khả năng và tiềm lực của
cộng đồng và phải được người dân tham gia đề xuất, thảo luận và nhất trí.
Ví dụ 2:
Kết quả cuố i cùng của thôn B trong năm 2001:
1. Giữ và bảo vệ được (không có hiện tượng chặt phá, đốt..) 10 ha rựng tự
nhiên hiện có
2. Phủ xanh được 20 ha bằng biện pháp trồng rừng và xây dựng mô hình nông
lâm kết hợp.
3. Đưa được 50% diện tích vào trồng Ngô Đồng (Ngô lai có năng suất cao)
20% diện tích vào thử nghiệm giống lúa mới...
4. 50% lượt hộ gia đình được tập huấn kỹ thuật ( lúa mới, ngô mới, thú y,
nuôi cá...)
5. …………………….
4. Xác định các giải pháp để đạt được kết quả cuối cùng cho năm kế hoạch.
- Các giải pháp chính là các hoạt động cụ thể của cộng đồng sẽ làm để phấn đấu
đạt tới mục tiêu hay kết quả cuối cùng của năm kế hoạch.
- Các giải pháp thông thường được nhóm công tác PRA tập hợp sau quá trình
đánh giá thực trạng và xác định được mục tiêu bằng phương pháp PRA.
Ví dụ 1:
Thôn B có 100 ha đồi trọc, mỗi năm phấn đấu trồng được 20 ha
Kết quả cuố i cùng sau một kỳ kế hoạch (5 năm) của cộng đồng có thể xác
định cụ thể là phủ xanh toàn bộ đồi trọc bằng trồng rừng tất nhiên khi đánh giá
căn cứ vào mục tiêu này, không những, xem xét diện tích trồng rừng có đạt
không? Mà còn chất lượng, ra sao để phủ xanh được toàn bộ d iện tích đã xác
định).
18
- Các giải pháp được xây dựng cho từng nộ i dung hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm của thôn bản.
- Các nội dung hoạt động khuyến nông, khuyến lâm thường được tiến hành ở
địa bàn thôn, bản ở vùng đồi núi là:
- Phát triển lâm nghiệp (bảo vệ rừng tự nhiên, phục hồi rừng, trồng rừng...)
- Phát triển nông lâm trên đất dốc (trồng kết hợp cây công nghiệp, cây màu,
cây lâm nghiệp...)
- Phát triển vườn hộ (cây ăn quả, cây màu, cây thuốc...)
- Nâng cao năng suất lúa nước, cây ngô, màu vụ 2,3 trên đất lúa.
- Phát triển chăn nuôi (lợn, trâu, bò, gia cầm...)
- Phát triển nuôi cá, nuôi đặc sản (ba ba, tôm)
Các hoạt động khuyến nông khác có thể đưa vào kế hoạch
-Tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp
- Hoạt động thú y, bảo vệ thực vật...
- Xây dựng mô hình, thử nghiệm, tham quan học tập...
- Xây dựng tổ chức khuyến nông thôn bản
Thông qua sự tham gia của người dân (trong quá trình tiến hànhPRA), các nội
dung hoạt động cho khuyến nông, khuyến lâm đã được nội dung nêu ra, thảo luận,
nhóm công tác sẽ tập hợp và tiến hành làm 2 bước:
a. Tập hợp các nội dung hoạt động chính
b. Đưa ra để người dân thảo luận, xác định tầm quan trọng và tính cấp thiết của
các nội dung (bằng công cụ so sánh cặp đôi) để xếp ưu tiên việc tiến hành các hoạt
động khuyến nông, khuyến lâm của thôn bản.
5. Xác định khối lượng cho từng hoạt động
Khối lượng là chỉ tiêu hết sức cụ thể cho từng hoạt động, nhóm công tác lập kế
hoạch có thể đưa ra dự kiến của mình sau khi đã thảo luận với cán bộ thôn, bản và
người dân. Dự kiến khối lượng cho từng nội dung hoạt động cần được đưa ra thảo luận
và được thống nhất cao (trồng bao nhiêu ha rừng cho năm 2005, thử nghiệm bao nhiêu
ha giống lúa mới, ngô mới, trên bao nhiêu hộ gia đình?, xây dựng bao nhiêu mô hình,
bao nhiêu thử nghiệm khuyến nông, khuyến lâm...)
6. Xác định thời gian cho các hoạt động
19
Thời gian tiến hành các hoạt động cũng cần phải xác định rõ và phù hợp với
yêu cầu của người dân và quan trọng là phủ hợp với lịch mùa vụ của địa phương. Xác
định được thời gian cho các hoạt động cụ thể sẽ giúp, nhóm khuyến nông viên thôn bản
lên được kế hoạch tiến độ. Các tổ chức khuyến nông các cấp cơ sở phối hợp cho việc
theo dõi và hỗ trợ cho cộng đồng thực hiện kế hoạch (hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, vật
tư, cây con, vốn vay theo dõi, giám sát, đánh giá... cho kịp thời vụ và đúng với yêu cầu
của người dân).
Thời gian cần cho một hoạt động nên xác định:
- Khi nào bắt đầu?
- Khi nào kết thúc?
- Khi nào tiến hành tổng kết, đánh giá?
7. Xác định nguồn lực và trách nhỉệm cho từng hoạt động
Nguồn lực và trách nhiệm thực hiện cho từng hoạt động là một nội dung hết sức
quan trọng trong việc lập kế hoạch hàng năm cho hoạt động khuyến nông, khuyến lâm
ở thôn, bản.
Thông thường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn thôn, bản
có sự góp phần của 3 nguồn lực: i) Nguồn lực từ người dân/hộ gia đình; ii) nguồn lực
vì cộng đồng thôn bản; iii) Nguồn lực từ Nhà nước/Dự án. Cũng trên cơ sở nguồn lực
mà xác định trách nhiệm cho các bên trong việc thực hiện từng nội dung hoạt động
khuyến nông, khuyến lâm tại thôn, bản.
Trong quá trình sử dụng phương pháp PRA để xây dựng kế hoạch hoạt động
khuyến nông, khuyến lâm thôn bản, vấn đề xác định nguồn lực và xác định trách nhiệm
cho 2 bên: người dân và Nhà nước có ý nghĩa rất lớn.
a. Đây là một dịp thảo luận với người dân để đi đến thống nhất, người dân thôn
bản không những tham gia vào quá trình lập kế hoạch mà còn có trách nhiệm đóng góp
nguồn lực và thực hiện kế hoạch để nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm, đảm bảo tính bền vững chỉ hoạt động khuyến nông, khuyến lâm ở địa
phương.
b. Người dân xác định được trách nhiệm của mình trong việc tham gia giải
quyết các vấn đề của riêng mình và của cộng đồng sẽ là yếu tố cơ bản để xã hộ i hóa,
toàn dân hóa được hoạt động khuyến nông địa phương.
Ý nghĩa lớn như vậy cho nên khi xác định nguồn lực và trách nhiệm cần
làm cho người dân thôn, bản thấy rõ vai trò của mình: là vai trò làm chủ và sẵn
sàng đảm nhận trách nhiệm về mình, huy động tiềm lực cá nhân, hộ gia đình đóng góp
để thực hiện tốt và có kết quả từng nội dung hoạt động, góp phần cải thiện điều kiện
kinh tế - xã hội trong cộng đồng.
Phương châm chung của việc xác định nguồn lực trong phát triển nông thôn nói
chung và hoạt động khuyến nông, khuyến lâm nói riêng là : Dân làm Nhà nước hỗ trợ
hoặc Nhà nước và nhân dân cùng làm.
20
Trên cơ sở chỉ đạo phương châm này, và trên cơ sở của các chính sách, chủ
trương của nhà nước dự án, nhóm công tác sẽ cùng với dân thảo luận cụ thể nguồn lực
và trách nhiệm cho từng nội dung hoạt động, làm rõ phần nào là nguồn lực từ dân,
phần nào là nguồn lực từ dân là chủ yếu nhà nước hỗ trợ thêm hoặc theo chính sách trợ
giá; phần nào nhà nước hỗ trợ là chủ yếu, dân đóng góp thêm...
Bảng 4.2. Một số chính sách hỗ trợ Bộ NN& PTNT
chương trình phát triển Nông thôn miền núi
Nguồn lực/ trách nhiệm
Hoạt động/ nguồn lực
Dân/ cộng đồng Nhà nước / Dự án
* Trồng rừng
- Hạt giống, túi bầu, phân
bón
- Cây con trồng rừng
* Trồng cây ăn quả
*Giống lúa ngô mới
* Huấn luyện, chuyển
giao kỹ thuật
- Làm vườn ươm, sản xuất
ở hộ gia đình
- Mua cây con trả 30% giá
1 cây
Mua cây giống trả 30%
giá 1 cây
- Mua theo giá dịch vụ
- Tham gia
- Hỗ trợ hạt giống, túi bầu,
phân bón
- Dự án sản xuất cây con
cung cấp và thu lại 30% giá 1
cây
- Trợ giá tùy theo mỗi loạ i
-Tổ chức lớp học, hướng dẫn
và cung cấp tài liệu kỹ thuật
8. Lập kế hoạch sơ bộ về hoạt động khuyến nông, khuyến lâm/năm
Sau khi đã cùng với người dân và cán bộ của cộng đồng thảo luận và xác định
được 7 vấn đề nêu trên, nhóm công tác lên kế hoạch sơ bộ và trình bày trước một cuộc
họp dân toàn cộng đồng.
Mục đích trình bày kế hoạch này trước dân để thống nhất lại:
a. Toàn bộ các hoạt động cần phải làm trong 1 năm đã được dân nêu ra và đã
thảo luận.
b. Các giải pháp cụ thể để thực hiện các nộ i dung hoạt động.
c. Thời gian thực hiện các giải pháp đã chọn lựa;
d. Thống nhất về nguồn lực và trách nhiệm cho từng hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm ở thôn, bản.
Đây là dịp để cho người dân xem xét lại một lần nữa về vai trò, trách nhiệm của
mình không những đã tham gia vào quá trình làm kế hoạch mà còn đóng góp ý kiến để
chỉnh sửa lại kế hoạch một cách hợp lý với khả năng, nguồn lực của mình, phấn đấu
thực hiện nó để đạt được đến kết quả cuối cùng (mục tiêu) mà họ đã thống nhất phấn
đấu.
21
Trong lần họp thôn này, nhóm công tác cần hướng dẫn cộng đồng bầu nhóm
quản lý để quản lý và điều hành hoạt động khuyến nông, khuyến lâm theo kế hoạch đã
lập ra.
Nhóm quản lý gồm có 3 thành viên: Nhóm trưởng (thường là trưởng thôn)
và 2 khuyến nông viên thôn bản
Trách nhiệm của nhóm:
- Quản lý và điều hành các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm theo tiến độ kế hoạch
hoạt động khuyến nông, khuyến lâm đã lập ra.
- Làm đầu mối liên hệ với mọi hoạt động hỗ trợ từ các cấp tổ chức khuyến nông nhà
nước / Dự án để thực hiện hoạt động khuyến nông, khuyến lâm ở thôn bản.
- Tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức khuyến nông mở và tổ chức chuyển
giao kỹ thuật về khuyến nông, khuyến lâm cho người dân.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Có tinh thần tự nguyện phục vụ nông dân/ cộng đồng.
- Được dân tín nhiệm
- Có trình độ nhất định về văn hóa, kỹ thuật canh tác
- Có thời gian tham gia các lớp tập huấn và giao tiếp với người dân .
Bảng 4.3. Mẫu kế hoạch hoạt động khuyến nông thôn, bản hàng năm
Mục tiêu dài hạn
Kết quả mong đợi năm 200...
Nguồn lực/ trách nhiệm Nội dung hoạt
động/ giải
pháp
Khối lượng
thực hiện
(ha, hộ...)
Thời gian
Hoạt động
Người dân Bên ngoài
Hiện trạng năm 200..
2.5.2.3. Bước 3: Thẩm định kế hoạch hoạt động khuyến nông, khuyến lâm thôn,
bản.
Kế hoạch hoạt động khuyến nông, khuyến lâm thôn, bản sau khi đã thống nhất
lần cuối với toàn bộ cộng đồng được gọi là kế hoạch sơ bộ về hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm thôn, bản. Nhóm quản lý thôn, bản sẽ gửi lên trạm khuyến nông huyện để
khuyến nông cấp huyện và tỉnh tổ chức thẩm định.
22
Mục đích của bước này là tổ chức khuyến nông cấp huyện và cấp tỉnh xem xét
lại tính khả thi của bản kế hoạch của thôn, bản:
* Về khối lượng
* Về nguồn lực/trách nhiệm của nhà nuớc/dự án
* Có thể bổ sung một số hoạt động khuyến nông, khuyến lâm từ nhà nước (như
các chương trình khuyến nông từ cấp tỉnh hoặc cấp Trung Ương.
Sau khi xem xét, cấp huyện gặp lạ i nhóm quản lý thôn, bản và người dân (cuộc
họp dân) trình bày kết quả thẩm định của mình để thảo luận thống nhất với dân lần cuối
trước khi kế hoạch trở thành kế hoạch chính thức trình duyệt.
Quá trình thẩm định sẽ dược tiến hành như sau:
(Theo cách làm của Chương trình Bộ NN&PTNT)
Thành viên nhóm thẩm định: Cán bộ dự án khuyến nông huyện, xã, nhóm quản lý thôn
bản
Nội dung thẩm định:
* Căn cứ vào kế hoạch sơ bộ soát lại khả năng nhà nước/dự án thông qua chính sách và
quy định về hỗ trợ để điều chỉnh cho phù hợp.
Đề xuất thêm các hoạt động, chủ yếu là các hoạt động từ bên ngải để hỗ trợ hoạt
động khuyến nông - khuyến lâm thôn, bản.
- Xem xét lại các chỉ số, chỉ tiêu tính toán của kế hoạch.
- Xem xét lại phân bố thời gian cho các nội dung hoạt động.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nhóm quản lý & khuyến nông thôn bản.
Sau khi thẩm định họp dân để báo cáo và thống nhất với dân lần cuối cùng
3.6. Đánh giá chương trình khuyến nông
3.6.1. Ý nghĩa của việc đánh giá chương trình khuyến nông
Đánh giá còn gọi là "b ình giá - thành quả", ta thường dùng danh từ tổng kết tổng
kết là tổng hợp tình hình diễn biến trong quá trình thực hiện một chương trình, cách
làm, cách khắc phục những vướng mắc khó khăn, xem xét những gì dẫn đến thành
công hoặc thất bại, những kinh nghiệm từ đó rút ra những kết luận có ý nghĩa nguyên
lý về thực tiễn: Sẽ làm gì, làm như thế nào, những điều kiện gì cần có để làm nhằm đạt
được kết quả tốt hơn trong tương la i. Nghiên cứu thiết lập một lúc hoạch đánh giá hay
một kế hoạch tổng kết và tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá - tổng kết, có thể được
coi như một phần quan trọng của toàn bộ quá trình khuyến nông.
23
- Theo J.Seepersad và TH.Hendereon, đánh giá là một hoạt động của chúng ta
làm hàng ngày, bởi vì chúng ta luôn luôn phát hiện chính giá trị của những vấn đề
chúng ta làm, hay kinh nghiệm. Ví dụ chúng ta đánh giá lương thực chúng ta ăn, công
việc chúng ta làm, những chương trình phát thanh chúng ta nghe...
Đánh giá khuyến nông có thể định nghĩa như một qua trình liên tục và có hệ
thống để đánh giá giá trị hoặc giá trị tiềm năng của chương trình khuyến nông.
- Theo E.Grober và V.Hoffmann, đánh giá nhằm mục đích đưa ra được những
vấn đề chỉ những khả năng cải tiến hoạt động khuyến nông. Nó so sánh tình trạng ban
đầu với tình trạng hiện nay trong đó đã có đến mức nào, hoặc không có tác động của
hoạt động khuyến nông.
Đánh giá có 4 chức năng rõ rệt:
a. Giúp đỡ cán bộ khuyến nông (CBKN) cải tiến công tác: Chức năng của cán
bộ khuyến nông? CBKN có quan trọng? Đã giúp ích gì cho những thành viên của
những "nhóm nông dân mục tiêu" đã cải thiện được đời sống vật chất và tinh thần của
nông dân như thế nào?
b. Kiểm tra chương trình khuyến nông:
Chỉ ra cho cơ quan khuyến nông những khó khăn, vướng mắt việc thực hiện
chương trình, phát hiện những nguyên nhân và kiến nghị những biện pháp để cải tiến
tình hình.
c. Khuyến cáo những người làm kế hoạch khuyến nông; xem xét lại những quan
điểm và giả thiết đã làm cơ sở cho việc thiết lập chương trình phát triển khuyến nông,
cho phép đưa ra những chủ trương và biện pháp mới thiết thực sát với sự diễn biến của
thực tiễn phát triển nông nghiệp và nông thôn.
d. Khuyến cáo những người có trách nhiệm lãnh đạo đường lố i chính trị: lý giải
những ảnh hưởng về kinh tế - xã hội, những khó khăn vướng mắc của mọi chương
trình phát triển nông nghiệp trên bình diện chính trị, khả năng điều chỉnh chương trình
khuyến nông tiếp tục đầu tư chương trình tiếp theo hay đình chỉ chương trình.
- Theo giáo sư, Ngô khắc Nguyên, tác giả cuốn khuyến nông học (Đài Loan), “
bình giá, thành quả” (đánh giá) có nghĩa là tìm hiểu công tác giáo dục khuyến nông nào
đó đã đạt được kết quả nhiều hay ít và dùng cách nào để bình giá kết quả ấy? Nếu
ngành giáo dục khuyến nông đã thực sự cải thiện được những hành vi của nông dân, thì
đã cải thiện đến mức độ nào? Làm thế nào để trắc độ (đo lường) sự cải thiện đó trong
thái độ, kiến thức kỹ thuật mới mẻ của nông dân? Tất cả những công tác ghi trên đều
nằm trong phạm vi bình giá - thành quả". Bản báo cáo công tác hàng năm có thể đề cập
đến việc nông dân đã thực hiện được bao nhiêu lần các phương pháp mới, nhưng rất
khó phán đoán được có thể là do sự chỉ dẫn của nhân viên khuyến nông hay không? Vì
thế "bình giá- thành quả là một công tác tối quan trọng, cũng là 1phương pháp xác định
giá trị của công tác khuyến nông vậy.
24
Cũng theo giáo sư Ngô Khắc Nguyên, 'bình giá - thành quả" đối với ngành
khuyến nông có 10 điểm như sau:
a. Chỉ rõ kế hoạch khuyến nông đã tiến hành thuận lợi hay ngưng trệ/
b. Chỉ rõ kế hoạch đã tiến hành đúng đường lối hay không?
c. Chỉ rõ hiệu quả của kế hoạch.
d. Cải tiến mức kỹ xảo của nông dân (trước đây thái độ và tập quán làm ăn của
nông dân như thế nào? Nay được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông đã sửa đổi cho
hay hơn, cho thích hợp hơn ra sao?
e. Quyết định trọng tâm công tác.
g . Gây tín nhiệm và làm cho nông dân thoả mãn.
h . Chứng minh giá trị của công tác khuyến nông.
i. Gây ý thức cho các thành phần khác ở địa phương tham gia công tác khuyến
nông.
k. Phương pháp "b ình giá" có thể giúp ta tuyển chọn đề tài giáo dục khuyến
nông theo một tiêu chuẩn khách quan và thích hợp.
l. Có thể bảo đảm việc hoàn tất các kế hoạch giáo dục khuyến nông.
3.6.2. Đối tượng và qui trình đánh giá khuyến nông
3.6.2.1. Đối tượng đánh giá khuyến nông
Khuyến nông là một ngành giáo dục ngoài học đường, nên có thể áp dụng được
những nguyên lý và nguyên tắc của ngành giáo dục chính quy trong học đường. Đối
tượng của đánh giá giáo dục học đường không phải chỉ riêng thành tích học tập của học
sinh mà còn bao gồm cả các phương tiện khác nữa như khả năng của Giáo sư, trang bị,
quy chế và tổ chức giáo dục hành chính học đường.
Ngành giáo dục khuyến nông cũng thế, đối tượng của sự đánh giá không chỉ
riêng, về sự 'biến đổi nhận thức, hành vi của nông dân, sự biến đổi về năng suất cây
trồng, vật nuôi mà thôi, mà còn bao gồm cả các phương tiện tổ chức,'hành chính, kế
hoạch, phương pháp ...Phải phân tích những ưu khuyết điểm của những phương diện
trên với tinh thần khoa học khách quan, rút ra những kết luận chính xác nhằm làm cho
việc xây dựng các chương trình khuyến nông tiếp theo được tốt hơn.
3.6.2.2. Qui trình đánh giá chương trình khuyến nông
* Giai đoạn I
- Quan sát thực tế, xác nhận hoàn cảnh kinh tế xã hội của cộng đồng nông dân
trước khi phổ biến và thực hiện chương trình khuyến nông. Ghi nhận rõ những đặc
điểm trong hệ thống sinh thái và hệ thống xã hội, những tập quán, cách làm ăn, những
hành vi của nông dân trước đây. Phải xem lạ i các tài liệu điều tra và ghi chép sổ tay
ban đầu của cán bộ khuyến nông.
* Giai đoạn II
- Quan sát sự diễn biến của tình hình trong khi phổ biến và thực hiện chương
rình khuyến nông.
25
* Giai đoạn III
- Thời kỳ một số hoặc toàn thể hộ nông dân đã đạt những mục tiêu khuyến nông
nó đã đề ra.
Trong giai đoạn II và gia i đoạn III, cần xác định rõ những điểm chính sau đây :
a. Mục tiêu và kế hoạch khuyến nông đã đề ra.
- Có phù hợp không? Có căn cứ đúng nhu cầu của nông dân hay không? Mức
độ, số liệu - Sự phản ứng của nông dân đối với kế hoạch. khuyến nông ra sao?
Chứng cứ, số liệu.
Ưu, khuyết điểm, giá trị của kế hoạch, có thể tiếp tục tồn tại được không?
b. Những phương pháp khuyến nông đã áp dụng
Lớp huấn luyện, các hình thức sinh hoạt khuyến nông (nói chuyện, hội thảo,
sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ khuyến nông, tham quan, trình d iễn, triển lãm, chiến
dịch, tài liệu, dụng cụ nghe nhìn, công cụ...) những khó khăn trở ngạ i về nhân sự,
kinh phí, chính sách, cách khắc phục.
c. Nhân viên khuyến nông
Những hoạt động cụ thể của các bộ khuyến nông xã, sự phối hợp hoạt động với
mạng lưới nông dân tiên tiến. Những lớp tu nghiệp mà cán bộ khuyến nông cấp trên.
Kết quả? Sự đãi ngộ, thù lao thi hành chính sách khuyến nông đối với nhân viên
khuyến nông?
d. Tổ chức hành chính.
Tổ chức hành chính có được phục vụ được tốt chương trình kế hoạch khuyến
nông đã đề ra không? Có đủ điều kiện thích hợp về tài chính, về phương tiện, về nhân
sự, về chính sách đối với vùng hoặc tiểu vùng sinh thái nhân văn, trong đó chương
trình vạch kế hoạch khuyến nông được thực thi không?
3.6.3. Phương pháp đánh giá chương trình khuyến nông
3.6.3.1. Những nguyên tắc cơ bản.
1 Chính xác: khi áp dụng những phương pháp đánh giá cần phả i trắc ghiệm
chính xác những sự việc của nông dân đã làm, như thế kết quả mới phản ánh được
thực trạng của nông dân.
2. Tin cậy: Lựa chọn mẫu cho kỹ và chỉ tin vậy có thể đủ tiêu biểu cho nhóm
nông dân - mục tiêu để đánh giá trong trường hợp cùng một sự việc xảy ra nhiều lần
kết quả đánh giá bắt buộc phải giống nhau.
3. Khách quan: Cần phả i khách quan khi tiến hành công việc đánh giá và sưu
tập tài liệu, không thể vì tư tưởng thành tích, hoặc vì sự giải thích của người phụ trách
mà biến đổi kết quả của sự đánh giá.
4. Những thiết kế và phương pháp đánh giá phải thực dụng và cân nhắc kỹ càng
về nhân lực, tài lực và giá trị kết quả.
5. Đơn giản: Chỉ nên dùng đồ biểu và kỹ thuật đơn giản để dễ thống kê.
3.6.3.2. Một số phương pháp đánh giá chương trình khuyến nông
26
1. Khảo sát kỹ thuật và kết quả trên thực địa rộng: Điều tra nghiên cứu trên diện
rộng kết quả của việc thực hiện chương trình, trình độ áp dụng kỹ thuật mới, phần trăm
số hộ thực hiện, vì sao có nhiều hộ chưa thực hiện? Rút ra nhận xét, kinh nghiệm.
2. Khảo sát tỉ mỉ từng trường hợp: một số đơn vị nông hộ? Trại gia đình tiêu
biểu, kinh
nghiệm làm ăn của đơn vị.
3. Phỏng vấn: Cần xác định các đối tượng cần phỏng vấn và phân loại: nông dân
tiến tiến, nông dân chậm tiến, nông dân trung bình, đại diện các tổ chức quần chúng,
đại diện các cấp bộ Đảng và chính quyền. Phỏng vấn về thực hiện mục tiêu và các biện
pháp của chương trình khuyến nông.
4. Trưng cầu ý kiến: đối với toàn bộ chương trình, đối với từng loại phương
pháp khuyến nông. Có thể trung cầu ý kiến tại nhiều buổi họp phạm vi hẹp hoặc rộng,
bằng phát biểu nói hoặc phát phiếu. Trong những bản ghi trắc nghiệm, nên dùng những
chữ đơn giản như ‘có’, 'không', "không ý kiến", hai tụ do giải đám, để trả lời. Khi dùng
phương pháp này cần chú ý:
+ Nội dung thật đơn giản, nhưng cụ thể và khách quan
+ Không ám chỉ giải đáp để tránh sai lầm.
+ Từ ngữ rõ ràng, không hàm nhiều ý nghĩa
+ Yêu cầu người trả lời, giải đáp đúng sự thật.
Cần phối kết hợp nhiều phương pháp. Luôn luôn chú ý việc đánh giá đối chiếu
với những mục tiêu và những biện pháp đã đề ra trong kế hoạch khuyến nông.
3.6.3.3. Đánh giá cấu thành và đánh giá tổng họp
Đánh giá cấu thành (structure) và đánh giá tổng hợp hay là tổng kết một chương
trình (évaluation fmale) được Taylor (l976) định nghĩa như sau (l); đánh giá cấu thành
nhằm xác định và sửa chữa thiếu sót trong suốt trạng thái phát triển của một chương
trình.
"Đánh giá tổng hợp" nhằm xác định giá trị. Của việc thực hiện một chương trình
khuyến nông đối chiếu với bản dự thảo cuối cùng của chương trình khuyến nông đã
được quyết định.
Đánh giá cấu thành được tiến hành trước khi hoàn thành chương trình và trong
quá trình hoàn thành chương trình. Những đánh giá cấu thành cung cấp những thông
tin phản hồi và những yếu kém của chương trình có thể làm nhẹ hoặc giúp điều chỉnh
những giai đoạn còn lạ i của chương trình
Thí dụ một chương trình khuyến nông mà kế hoạch thực hiện gồm ba bước: Sau
mỗi bước đều có tiến hành đánh giá đối chiếu với mục tiêu và biện pháp đã đề ra. Ta
thường nói là sơ kết nhưng phương pháp sơ kết thường làm là quá sơ sài trong mỗi
bước, lại đã tiến hành nhiều phương pháp khuyến nông như mở lớp huấn luyện, tổ
chức nhiều buổi trình diễn tham quan, triển lãm... Sau mỗi chương trình hoạt động đó
27
đều cần tiến hành đánh giá đối chiếu với mục tiêu đã đề ra (mục tiêu cần đạt được của
một lớp học, của một buổi trình diễn, của một buổi đi tham quan, của một cuộc triển
lãm...). Những đợt đánh giá đó gọi là đánh giá cấu thành. Kết thúc một chương trình
khuyến nông (có thể là 6 tháng, 1 năm, 3 năm) là đánh giá tổng hợp.
Như vậy đánh giá cấu thành có thể tiến hành thường xuyên liên tục. Đánh giá
tổng hợp tiến hành khi kết thúc chương trình, rút kinh nghiệm cho các chương trình sau
được tiến hành có hiệu quả hơn. Trong quá khứ người ta thường quan tâm đến đánh giá
tổng kết. Nhưng ngày nay, thực sự người ta rất coi trọng các đánh giá cấu thành để kịp
thời khắc phục nhũng khuyết nhược điểm và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHUYEN_NONG_CHUYEN_SAU.pdf