3. Tác hại của SDL trưởng thành và ấu trùng SDL
3.2. Tác hại của ấu trùng SDL
Nang ấu trùng sán dây lợn có thể thấy ở bất cứ nơi nào trong cơ thể vật chủ.
- Nang ấu trùng ở mô dưới da: Tạo thành các nốt có thể sờ thấy, di động, đôi khi ngứa.
- Nang ấu trùng ở mô cơ: Có thể không có triệu chứng gì hoặc có hiện tượng mỏi cơ
- Nang ấu trùng ở não: Gây tăng áp lực sọ, động kinh, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, liệt hoặc có thể đột tử.
- Nang ấu trùng trong mắt: Rối loạn thị giác tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt, có thể giảm thị lực, mù.
- Nang ấu trùng ở tim:
+ Nếu ấu trùng ở cơ tim: Có thể làm tim đập nhanh, tiếng tim biến đổi, bệnh nhân khó thở ngất xỉu.
+ Nếu ấu trùng ở van tim sẽ gây hẹp van tim
15 trang |
Chia sẻ: Chử Khang | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sán dây lợn (Toenia solium), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Sán dây lợn
(Toenia solium)
2I. Mục tiêu
1. Mô tả được đặc điểm sinh học, chu kỳ của sán dây lợn.
2. Phân tích được yếu tố nguy cơ nhiễm sán trưởng thành
là do ăn thịt lợn chưa chín và yếu tố nguy cơ nhiễm ấu
trùng sán là do nuốt phải trứng sán dây lợn.
3. Giải thích được những tác hại do sán dây lợn trưởng
thành và ấu trùng sán dây lợn gây ra.
4. Trình bày được các phương pháp chẩn đoán bệnh sán
dây lợn trưởng thành và bệnh ấu trùng sán dây lợn.
5. Phân tích được nguyên tắc điều trị và các biện pháp
phòng bệnh sán dây lợn
3II. Nội dung
1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của sán dây lợn (SDL)
1.1. Đặc điểm hình thể
- Sán dây lợn dài 2-3 m (có thể tới 8 m), màu
trắng, cơ thể gồm 900 đốt, đầu rất nhỏ, đường kính
đầu 1mm) có vòng móc và 4 hấp khẩu. Cổ dài 5mm.
Đốt già KT 10-12 x 5-6 mm, đốt già có chứa tử cung
ở trong. Tử cung chia 12 nhánh .
- Trứng hình tròn màu vàng, vỏ có 2 lớp, bên
trong có nhân hoặc ấu trùng 6 móc, đường kính 30-
35 m
- Nang ấu trùng hình hạt gạo mọng nước màu
trắng đục. KT 15 x 7-8 mm.
4HÌNH ĐẦU SDL VÀ SDB
5Chu kỳ của sán dây lợn
6Hình thể của đốt sán dây lợn
7Hình thể của trứng sán dây lợn
81. Đặc điểm sinh học, chu kỳ
của sán dây lợn (SDL)
1.2. Chu kỳ
Người
Lợn Ngoại cảnh
92. Dịch tễ sán dây lợn
2.1. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm Sán dây lợn
2.1. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm Sán dây lợn
* Yếu tố nguy cơ nhiễm sán trưởng thành là do ăn thịt lợn
chưa chín
* Yếu tố nguy cơ gây nhiễm ấu trùng SDL là do nuốt phải
trứng sán dây lợn.
2.2. Đặc điểm dịch tễ SDL Việt Nam
- Bệnh ít gặp so với các bệnh giun, thường chỉ gặp ở miền núi,
tỉ lệ nhiễm sán ở miền núi là 6 %, ở đồng bằng 2%
- Tỷ lệ mắc ở nam giới nhiều hơn nữ (nam giới chiếm 75%,
nữ giới là 25%).
10
3. Tác hại của SDL trưởng thành
và ấu trùng SDL
3.1. Tác hại của SDL trưởng thành
SDL chiếm thức ăn của người bệnh và tiết ra chất độc gây
độc cho cơ thể: Người mắc sán trưởng thành có thể thấy đầy
hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau thượng vị, đi lỏng từng đợt, có lúc
chán ăn, ăn không ngon hoặc ngược lại có khi đói cồn cào, ăn
nhiều, sút cân.
Khi bắt đầu có đốt già rụng ra theo phân thì các triệu
chứng trên giảm.
Sán ký sinh lâu ngày sẽ làm cho người bệnh dần dần thấy
yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu,...Khoảng 25% số bệnh
người bị bệnh sán dây có huyết áp hạ, thiếu máu. Đôi khi sán
còn gây tắc hoặc bán tắc ruột
11
3. Tác hại của SDL trưởng thành
và ấu trùng SDL
3.2. Tác hại của ấu trùng SDL
Nang ấu trùng sán dây lợn có thể thấy ở bất cứ nơi nào trong
cơ thể vật chủ.
- Nang ấu trùng ở mô dưới da: Tạo thành các nốt có thể sờ
thấy, di động, đôi khi ngứa.
- Nang ấu trùng ở mô cơ: Có thể không có triệu chứng gì
hoặc có hiện tượng mỏi cơ
- Nang ấu trùng ở não: Gây tăng áp lực sọ, động kinh, giảm
trí nhớ, rối loạn tâm thần, liệt hoặc có thể đột tử.
- Nang ấu trùng trong mắt: Rối loạn thị giác tuỳ theo vị trí
của ấu trùng trong mắt, có thể giảm thị lực, mù.
- Nang ấu trùng ở tim:
+ Nếu ấu trùng ở cơ tim: Có thể làm tim đập nhanh, tiếng
tim biến đổi, bệnh nhân khó thở ngất xỉu.
+ Nếu ấu trùng ở van tim sẽ gây hẹp van tim
12
Ấu trùng sán dây lợn ở cơ đenta
13
4. Chẩn đoán bệnh
4.1. Chẩn đoán bệnh SDL trưởng thành: Chủ yếu dựa vào xét
nghiệm phân tìm đốt sán
(chú ý là đốt sán rụng 5-6 đốt dính nhau). Rất hãn hữu
mới thấy trứng sán trong phân, chỉ khi đốt sán vỡ vì một lý do
nào đó
4.2. Chẩn đoán bệnh ấu trùng Sán dây lợn
Sinh thiết các nang ấu trùng dưới da, chụp CT scaner khi
có biểu hiện nang ấu trùng ở não. Trường hợp ấu trùng ở mắt
có thể soi đáy mắt. Ngoài ra có thể kết hợp các phản ứng miễn
dịch huỳnh quang, LSA.
14
5. Điều trị
5.1. Điều trị bệnh Sán dây lợn trưởng thành
* Nguyên tắc
- Dùng thuốc ít độc, dễ uống, có hiệu quả cao
- Phải tuân thủ đúng các bước điều trị, cách uống thuốc thì
mới tẩy ra được đầu sán
Niclosamid(Yomesal) viên 500 mg
Praziquantel( Biltricid ) viên 600 mg:
5.2. Điều trị bệnh ấu trùng Sán dây lợn
* Nguyên tắc: Bệnh ấu trùng SDL rất nguy hiểm nên khi
phát hiện ra ấu trùng phải điều trị ngay. Nếu bệnh nhân có cả sán
trưởng thành thì tẩy sán trước rồi mới điều trị bệnh ấu trùng SDL
để chặn nguy cơ nhiễm ấu trùng
Praziquantel:
Albendazol
15
6. Phòng bệnh
* Nguyên tắc phòng bệnh
- Tác động vào nguồn bệnh bằng cách điều trị bệnh nhân
- Giữ vệ sinh môi trường, không nuôi lợn thả rông
- Giữ vệ snh cá nhân, vệ sinh ăn uống
* Biện pháp phòng bệnh
- Tuyên truyền, GDSK về tác hại của SDL và cách phòng chống
bệnh SDL cho cộng đồng
- Kiểm tra sát sinh tại các lò mổ gia súc để loại trừ những con lợn
bị bệnh lợn gạo
- Không ăn thịt lợn tái dưới mọi hình thức, trước khi ăn các loại
rau quả tươi, sống phải rửa kỹ bằng nước sạch nhiều lần
- Phát hiện và điều trị người có sán dây lợn
- Vệ sinh môi trường: Không đại tiện bừa bãi, không nuôi lợn thả
rông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
bai_giang_san_day_lon_toenia_solium.pdf