Bài giảng sự nhân lên của virut trong tế bào. Virut gây bệnh - Ứng dụng của virut trong thực tiễn

GV: Thông báo HS

VR sau khi xâm nhiễm vào tbvc phát triển theo 2 hướng:

- Chu trình sinh tan : khi virut nhân lên phá vỡ tế bào và giải phóng ồ ạt ra, virut này gọi là virut độc.

- Chu trình tiềm tan: virut nhân lên không phá vỡ cấu trúc mà nó sống ôn hòa trong tế bào chủ, virut này gọi là virut ôn hòa.

- Khi gặp điều kiện thuận lợi chu trình sinh tan sẽ chuyển sang chu trình tiềm tan.

GV:Tiếp tục nêu câu hỏi:

- Theo em, mức độ nhân lên của virut trong tế bào vật chủ diễn ra ntn?

 

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 16134 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng sự nhân lên của virut trong tế bào. Virut gây bệnh - Ứng dụng của virut trong thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/ 4/ 2011 Ngày dạy: ....../ ...../ 20 ..... Tiết dạy: 31 TÊN BÀI DẠY: Bài 30, 31 SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO. VIRUT GÂY BỆNH - ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải: 1. Về kiến thức: - Trình bày tóm tắt 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào. - Phân biệt được chu trình sinh tan và tiềm tan. - Hiểu được các con đường lây nhiễm HIV và các giai đoạn bệnh phát triển. - Nêu được tác hại của virut đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng. - Nêu được nguyên lí và các ứng dụng trong thực tiễn của kĩ thuật di truyền có phagơ. 2. Về kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực - Phát triển kĩ năng so sánh, tư duy trừu tượng. 3. Về thái độ: - Có thái độ không xa lánh những người có HIV. - Ý thức hơn trong vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh phóng to chu trình nhân lên của virut trong tế bào. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Trọng tâm: - Chu trình nhân lên của virut. - Đặc điểm lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1-2phút) Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ:( 5-7 phút) - H1: Nêu cấu tạo của virut? - Hp: Vì sao nói virut là trung gian giữa vật sống và không sống? 3. Bài mới(38 phút) * ĐVĐ: Virut không có cấu tạo tế bào, không có quá trình chuyển hóa vật chất và trao đổi năng lượng, chúng phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào vật chủ nên ở virut người ta thường dùng thuật ngữ "nhân lên" thay cho thuật ngữ "sinh sản".Vậy sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ diễn ra ntn? * Vào bài: * Hoạt động I: Tìm hiểu chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ( 10 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV: Giới thiệu chu trình nhân lên của phagơ và yêu cầu HS cho biết: - Chu trình nhân lên của virut trong tế bào gồm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? - Trong giai đoạn hấp phụ, VR thực hiện những hoạt động gì? - VR có thể bám đặc hiệu lên loại tế bào mà nó kí sinh là nhờ yếu tố nào? - Sự bám đặc hiệu của VR lên bề mặt tế bào vật chủ có ý nghĩa gì? - Quá trình xâm nhập của phagơ và VR ĐV có gì khác nhau? - Trong giai đoạn sinh tổng hợp VR đã tổng hợp được những vật chất nào? - Những nguyên liệu mà VR sử dụng có nguồn gốc từ đâu? - Quá trình lắp ráp diễn ra ntn? - Đến giai đoạn phóng thích, VR hoạt động ntn? - Làm thế nào VR phá vỡ được tế bào vật chủ để chuôi ra ngoài? GV: Sau khi HS phát biểu, nhận xét, khái quát lại kiến thức. GV: Thông báo HS VR sau khi xâm nhiễm vào tbvc phát triển theo 2 hướng: - Chu trình sinh tan : khi virut nhân lên phá vỡ tế bào và giải phóng ồ ạt ra, virut này gọi là virut độc. - Chu trình tiềm tan: virut nhân lên không phá vỡ cấu trúc mà nó sống ôn hòa trong tế bào chủ, virut này gọi là virut ôn hòa. - Khi gặp điều kiện thuận lợi chu trình sinh tan sẽ chuyển sang chu trình tiềm tan. GV:Tiếp tục nêu câu hỏi: - Theo em, mức độ nhân lên của virut trong tế bào vật chủ diễn ra ntn? GV: Yêu cầu HS trả lời câu lệnh SGK: - Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tbvc nhất định? ( vd: HIV chỉ nhiễm vào tế bào của hệ miễn dịch mà không nhiễm vào tb gan, còn virut gây viêm gan B thì ngược lại) 5 gđ: hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp và phóng thích. virut bám một cách đặc hiệu lên thụ thể của tế bào chủ. Nhờ có gai glicôprôtêin. Mỗi loại VR chỉ kí sinh trong một loại tế bào vật chủ nhất định. Phagơ: E lizôzim phá hủy thành tb để bơm axit nuclêic vào tế bào vật chủ còn vỏ nằm lại bên ngoài. VR ĐV: đưa cả nuclêôcapsit vào tbvc sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic. Axit nuclêic và prôtêin của VR. Do tbvc cung cấp. Vỏ prôtêin lắp ráp với a. nu để tạo thành VR hoàn chỉnh. VR phá vỡ thành tbvc và ồ ạt chui ra ngoài. VR có hệ gen mã hóa enzim lizôzim làm tan thành tbvc. Từ một axit nuclêic, khi vào trong tbvc có thể tổng hợp ra hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con virut mới. Do trên bề mặt tb có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại vrrut. I. Chu trình nhân lên của virut: 5 giai đoạn 1. Sự hấp thụ 2. Xâm nhập 3. Sinh tổng hợp 4. Lắp ráp 5. Phóng thích ( Nội dung phiếu học tập số 1) * Hoạt động II: Tìm hiểu HIV/ AIDS (5-7 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế và đọc SGK trả lời các câu hỏi: - HIV là gì? Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người? Hội chứng này dẫn đến hậu quả gì? - Như vậy AIDS là gì? - HIV có thể lây nhiễm vào cơ thể qua những con đường nào? - Quá trình phát triển của bệnh chia làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đọan nào? GV: Treo bảng và yêu cầu HS hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - Từ cách lây nhiễm của AIDS, hãy cho biết biện pháp phòng tránh AIDS ? GV: Yêu cầu HS trả lời câu lệnh SGK: - Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao? - Tại sao có nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV? Điều đó nguy hiểm ntn đối với xã hội? - Cần phải có thái độ ntn đối với những người nhiễm HIV? - HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. - Vì HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tb của hệ thống miễn dịch ( tế bào limphô T4 và đại thực bào). - Hậu quả: Làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể gây ra bệnh AIDS. Là hội chứng suy giảm miễn dịch do HIV gây ra. 3 con đường: máu, tình dục, mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con qua thai nhi và cho con qua sữa mẹ. HS nhìn SGK trả lời. HS nhìn SGK hoàn thành Sống lành mạnh, không tiêm chích ma túy, thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế (không dùng chung kim tiêm),... những người tiêm chích ma túy và gái mại dâm thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. - Vì thời gian ủ bệnh của HIV rất lâu, có thể đến 10 năm. Sau khi phơi nhiễm (cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh), người bệnh bị sốt nhẹ, đau đầu đôi khi nổi hạch trong thời gian ngắn nên rất dễ nhầm với các bệnh khác. Sau thời kì này là đến giai đoạn không biểu hiện triệu chứng. Chỉ khi nào cơ thể bị suy giảm miễn dịch trầm trọng, các VSV cơ hội mới tấn công cơ thể để gây triệu chứng AIDS. - Khi còn chưa biểu hiện triệu chứng, người bệnh có thể không biết mình đã bị nhiễm HIV nên không có biện pháp phòng ngừa, dễ lây cho người thân và cộng đồng. Người bị nhiễm HIV cũng là bệnh nhân nên họ cũng có quyền được chăm sóc và chữa trị như những bệnh nhân khác. Không phân biệt đối xử, trái lại cần động viên họ vượt qua mặc cảm. II. HIV/ AIDS: 1. Khái niệm : sgk 2. Ba con đường lây truyền HIV: SGK 3. Ba giai đoạn phát triển bệnh: Các giai đoạn Thời gian Triệu chứng Sơ nhiễm 2 tuần - 3 tháng không biểu hiện hoặc biểu hiện nhẹ Không triệu chứng 1 -10 năm Số lượng tế bào limphô T4 giảm Biểu hiện AIDS Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sốt kéo dài, sút cân, mất trí... và có thể dẫn đến cái chết. 4. Biện pháp phòng trừ: SGK * Hoạt động III: Tìm hiểu các virut kí sinh ở VSV, thực vật và côn trùng.(5-7 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV: Cho HS hoàn thành nội dung PHT số 3 GV: cùng với hs giải đáp lệnh SGK (?) Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi vi khuẩn đang đục( do chưá nhiều vi khuẩn) trở nên trong? (?) Vì sao virut kí sinh ở thực vật không tự xâm nhập vào trong tế bào? Tham khảo sgk hoàn thành nội dung PHT Do nhiễm phagơ. Phagơ nhân lên trong tế bào chủ, phá vỡ tế bào. Tế bào chết lắng xuống làm cho môi trường trở nên trong. Vì thành tế bào thực vật rất dày và không có thụ thể cho virut bám vào nên chúng không tự xâm nhập vào mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết trầy xứơc. III. Các virut kí sinh ở VSV, thực vật và côn trùng: 1. Virut kí sinh ở VSV 2. Virut kí sinh ở thực vật 3. Virut kí sinh ở côn trùng ( Nội dung đáp án phiếu học tập số 3) Hoạt động IV: Tìm hiểu một số ứng dụng của virut Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV giới thiệu hình 31 SGK (?) Việc sử dụng thuốc trừ sâu từ virut có ưu điểm gì? Ưu điểm: Không gây độc cho người, động vật và côn trùng. Dế sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ, không gây ô nhiễm môi trường. IV. Ứng dụng của virut trong thực tiễn: 1. Sản xuất các chế phẩm sinh học: như Inteferon 2. Sản xuất thuốc trừ sâu từ virut trong nông nghiệp. 4. Củng cố và dặn dò: ( 5-8 phút) a. Củng cố : - Tại sao nói virut là dạng kí sinh nội bào bắt buộc? Kể tên 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tbvc? - Ở ngoài cơ thể sống virut có tồn tại được không? (Không tồn tại được lâu vì virut không có khả năng trao đổi chất và năng lượng) b. Dặn dò: - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi SGK - Đọc bài tiếp theo và làm BTVN 5. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................ ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Các giai đoạn Đặc điểm Hấp phụ Gai glicôprôtêin hoặc protein bề mặt của virut bám một cách đặc hiệu lên thụ thể của tế bào chủ. Xâm nhập: - Đối với virut thực vật (phagơ): - Đối với virut động vật: bơm axit nuclêic vào trong tbc, vỏ capsit rỗng nằm lại bên ngoài. đưa cả nuclêôcapsit vào tbc, sau đó "cởi vỏ" để giải phóng axit nuclêic vào tbc. Sinh tổng hợp Sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin của virut. Lắp ráp Lắp vỏ prôtêin và axit nuclêic để tạo thành virut hoàn chỉnh. Phóng thích Virut phá vỡ tế bào chủ và ồ ạt chui ra ngoài. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Nhóm virut gây bệnh Tác hại Cách phòng tránh ViruTt kí sinh ở VSV ( Phagơ) Gây những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp vi sinh. - đảm bảo vô trùng trong sản xuất. - giống vi sinh vật phải sạch virut. - tuyển chọn giống vi sinh vật kháng virut. Virut kí sinh ở thực vật Gây nhiều bệnh cho thực vật như: xoăn lá cây cà chua, thân cây bị lùn hay còi cọc,...-> Giảm năng suất cây trồng. - Vệ sinh đồng ruộng. - Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh. - Tạo giống sạch virut. Virut kí sinh ở côn trùng - Làm chết côn trùng có ích. - Côn trùng mang virut trở thành vật trrung gian truyền bệnh nguy hiểm cho người và động vật. - Mắc màn khi ngủ. - Phun thuốc diệt muỗi. - Kiểm soát những nơi muỗi đẻ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ. Các giai đoạn Đặc điểm Hấp phụ .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Xâm nhập: - Đối với virut thực vật (phagơ): - Đối với virut động vật: .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Sinh tổng hợp .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Lắp ráp .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Phóng thích .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... PHIẾU HỌC TẬP SỐ2: Hoàn thành nội dung có trong bảng sau Các giai đoạn Thời gian Triệu chứng Sơ nhiễm ............................... ............................... ................................................................................................................ ................................................................................................................ Không triệu chứng ............................... ............................... ................................................................................................................ ................................................................................................................ Biểu hiện AIDS ............................... ............................... ............................... ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Nêu tác hại và đề xuất cách phòng tránh virut Nhóm virut gây bệnh Tác hại Cách phòng tránh Virut ở VSV ( Phagơ) ................................................... .................................................. .................................................. .................................................. .................................................. .................................................. ................................................................................... .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. Virut kí sinh ở thực vật ................................................... .................................................. .................................................. .................................................. .................................................. ................................................................................... .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. Virut kí sinh ở côn trùng .................................................. .................................................. ................................................... .................................................. .................................................. .................................................. .................................................. .................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. ..................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án Sinh 10 bài Sự nhân lên của virus trong tế bào - Ứng dụng của virus trong thực tiễn.doc