I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra và các tác nhân ngoại lực.
- Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lí hoc, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt TĐ qua tranh ảnh, hình vẽ.
II. Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh thể hiện sự tác động của các quá trình ngoại lực.
III. Hoạt động dạy học:
6 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 16892 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
Kiến thức:
Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.
Phân tích được tác động của vận đọng theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt trái đất.
Kĩ năng:
Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt TĐ qua tranh ảnh, hình vẽ.
Thiết bị dạy học:
Một số tranh ảnh về tác động của nội lực lên địa hình bề mặt TĐ.
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Trình bày cấu tạo của TĐ?
Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?
Khởi động:
GV đặt câu hỏi: Dựa vào quan sát thực tế các em nhận thấy địa hình bề mặt TĐ như thế nào? (có đồng nhất không?)
Vậy nguyên nhân nào đã làm cho bề mặt địa hình TĐ biến đổi, trở nên đa dạng và phức tạp? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời cho câu hỏi này.
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc mục I trong SGK trả lời câu hỏi:
+ Khái niệm nội lực?
+ Nguyên nhân sinh ra nội lực?
- HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và giảng giải thêm để làm rõ khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực.
Hoạt động 2: Cả lớp
- GV: những vận động phát sinh từ bên trong TĐ chủ yếu là vận động dâng lên của vật chất nhẹ và lắng xuống của vật chất nặng. Ở những nơi vật chất nhẹ dâng lên thì mặt đất được nâng lên và ngược lại mặt đất hạ xuống ở những nơi vật chất nhẹ lắng xuống. Như vậy vận động nâng lên hạ xuống được gọi là vận động theo phương thẳng đứng.
- GV yêu cầu HS đọc mục II.1 SGK trả lời câu hỏi:
+ Những biểu hiện của vận động theo phương thẳng đứng? Hệ quả?
+ Hiện nay vận động thẳng đứng có còn xảy ra nữa không? Lấy ví dụ?
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Nhóm
- GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ và kênh hình trong SGK thảo luận nhóm (2 bàn 1 nhóm), trả lời những câu hỏi sau:
+ Thế nào là vận động theo phương nằm ngang?
+ Hiện tượng uốn nếp, đứt gãy? Lực tác động của quá trình uốn nếp, đứt gãy? Kết quả của các quá trình này? (Mỗi dãy làm về 1 hiện tượng)
- Đại diên các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung, góp ý.
- GV kết luận.
? Phân biệt các dạng địa hình: địa hào, địa lũy?
Nội lực:
Nội lực: là những lực phát sinh từ bên trong TĐ.
Nguyên nhân: Sự chuyển dịch của của các nguồn năng lượng, vật chất trong lòng TĐ.
Tác động của nội lực:
Vận động theo phương thẳng đứng:
Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ TĐ.
Làm thu hẹp, mở rộng diện tích lục địa (đại dương) tuy nhiên quá trình này diễn ra một cách chậm chạp và lâu dài.
Vận động theo phương nằm ngang:
- Làm cho vỏ TĐ bị nén ép, tách giãn… gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
a. Hiện tượng uốn nếp:
- Do tác động của lực nằm ngang
- Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao
- Đá bị xô ép, uốn cong thành nếp uốn
- Tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp
b. Hiện tượng đứt gãy:
- Do tác động của lực nằm ngang
- Xảy ra ở vùng đá cứng
- Đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch
- Tạo thành các địa hào, địa lũy
Củng cố, đánh giá:
- Câu hỏi mục II.2.b
Xác định các núi uốn nếp, những địa hào, địa lũy trên bản đồ tự nhiên thế giới và VN?
Hoạt động nối tiếp:
So sánh 2 quá trình uốn nếp và đứt gãy?
Làm bài tập 2 SGK.
Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất
Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
Kiến thức:
Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra và các tác nhân ngoại lực.
Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lí hoc, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
Kĩ năng:
Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt TĐ qua tranh ảnh, hình vẽ.
Thiết bị dạy học:
Tranh ảnh thể hiện sự tác động của các quá trình ngoại lực.
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt TĐ?
Khởi động:
Địa hình bề mặt TĐ đa dạng và pức tạp ngoài nguyên nhân do nội lực tác động còn chịu sự chi phối bởi các tác nhân ngoại lực? Vậy ngoai lực là gì? Ngoại lực và nội lực khác nhau như thế nào? Ngoại lực khiến cho bề mặt TĐ bị tác động như thế nào? Bài học hôm nay các em sẽ khám phá để trả lời những câu hỏi đó.
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- HS đọc mục I SGK trả lời câu hỏi:
+ Khái niệm ngoại lực?
+ Các yếu tố của ngoại lực?
+ Nêu những tác động của ngoại lực đến bề mặt TĐ mà em quan sát được?
- HS trả lời GV kết luận.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ trong SGK quan sát hình 9.1 và 1 số hình mẫu khác:
+ Nêu khái niệm, nguyên nhân và kết quả của quá trình phong hóa lí hoc?
+ tại sao khi nhiệt độ thay đổi đột ngột đá lại bị nứt vỡ? (vì các khoáng vật cấu tạo đá có hệ số giãn nở khác nhau, nhiệt dung khác nhau… Khi thay đổi nhiệt độ chúng dãn nở, co rút khác nhau làm cho đá bị phá hủy, nứt vỡ)
+ Tại sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh? (ở nơi khí hậu khô nóng sự thay đổi nhiệt ngày và đêm lớn, bề mặt đất ban ngày rất nóng, ban đêm lại rất lạnh. Sự thay đổi lúc giãn nở lúc co lại của các khoáng vật khiến cấu tạo cơ học của đá dễ bị phá hủy; ở miền lạnh, đá bị phá hủy do thể tích nước thay đổi khi chuyển hóa từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn (đóng băng)
Hoạt động 3:
- GV: đá và khoáng vật có thành phần hóa học khác nhau phong hóa hóa học chính là quá trình phá hủy, làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- HS dựa vào sgk trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân của quá trình phong hóa hóa học?
+ dựa vào kiến thức hóa học giải thích tại sao nước tự nhiên có khả năng hoạt động hóa học?(1 bộ phận trong nước phân li thành các ion H+ và OH-, đặc biệt khi trong nước có CO2 hòa tan)
+ Phong hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở đâu?
+ Thế nào là quá trình Cacxtơ?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 9.2 cho biết kết quả của quá trình Cacxtơ?
+ Nêu ví dụ về dạng địa hình Cacxtơ – hang động ở nước ta mà em biết?
Hoạt động 4:
- HS đọc mục II.1.c và quan sát hình 9.3 SGK trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là phong hóa sinh học?
+ Sự lớn lên của rễ cây ảnh hưởng như thế nào đến đá? (rễ cây cắm sâu vào các khe nứt trong đá, khi lớn dần lên cũng khiến khe nứt bị mở rộng)
- GV: sự bài tiết của sinh vật tạo ra khí CO2 axit hưu cơ cũng phá hủy đá về mặt hóa học.
Kết luận: GV yêu cầu HS từ những kiến thức vừa học rút ra khái niệm quá trình phong hóa?
? Tại sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt TĐ? ( Ở bề mặt TĐ, đá trực tiếp nhận được năng lượng từ bức xạ mặt trời và là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển)
Ngoại lực:
- Là những lực có nguồn gốc bên ngoài.
- Nguyên nhân: do nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
Tác động của ngoại lực:
Quá trình phong hóa:
Phong hóa lí học:
Khái niệm: SGK
Nguyên nhân: sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng, sinh vật…
Kết quả: Đá bị nưt vỡ, thay đổi kích thước nhưng không thay đổi thành phần hóa học
Phong hóa hóa học:
Khái niệm: SGK
Nguyên nhân: do tác động của nước, các chất khí hòa tan trong nước, các chất do sinh vật bài tiết…
Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá hủy, biến đổi thành phần, tính chất hóa hoc.
+ Phong hóa hóa học tạo nên dạng địa hình Cacxtơ (hang động)
Phong hóa sinh học:
Khái niệm: SGK
Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật
Quá trình phong hóa là sự phá hủy làm thay đổi đá, khoáng vật về kích thước, thành phần hóa học.
- Có 3 loại phong hóa.
Củng cố, đánh giá:
Lập bảng so sánh các quá trình phong hóa theo mẫu sau:
Các quá trình phong hóa
Khái niệm
Tác nhân chủ yếu
Kết quả
Phong hóa lí hoc
Phong hóa hóa học
Phong hóa sinh học
Hoạt động nối tiếp:
Hoàn thành bài tập phần củng cố.
Chuẩn bị bài mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Địa 10 bài Tác động của nội lực đến bề mặt trái đất.doc