Ngân sách trung ương hỗ trợ 06 triệu đồng/hộ. Đối với những hộ dân thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách trung ương hỗ trợ 07 triệu đồng/hộ. Các địa phương có trách nhiệm hỗ trợ thêm ngoài phần ngân sách trung ương hỗ trợ và huy động cộng đồng giúp đỡ các hộ làm nhà ở.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra an sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA AN SINH XA HỘI
ĐỀ BÀI
Câu 1: Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia.
Câu 2: Vì sao xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững.
BÀI LÀM
Câu 1: Một số văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia:
* Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về một số vấn đề đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. (ngày 20 tháng 7 năm 2004).
Nội dung chính: (gồm 8 điều)
+ Điều 1.Thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nnà ở và nước sinh họat cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế-xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.
+ Điều 2. Về chính sách:
.Đối với sản xuất:
Mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ. Căn cứ quỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ và khả năng của ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào với mức cao hơn.
Việc hỗ trợ đất sản xuất và đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc Khơme nghèo do đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nhà nước sẽ có chính sách riêng.
Về nhà ở: Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ (kể cả đồng bào dân tộc Khơme) hiện chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá tạm bợ và đã hư hỏng, dột nát thì thực hiện phương châm: Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ và cộng đồng giúp đỡ.
Về hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt:
Đối với các hộ đồng bào dân tộc ở phân tán vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt ngân sách Trung ương hỗ trợ 0,5 tấn xi măng/hộ để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc hỗ trợ 300.000 đồng /hộ để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt.
Đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% cho các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên; hỗ trợ 50% đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương khi xây dựng các công trình cấp thoát nước sinh hoạt tập trung cho các đồng bào phải bảo đảm tính bền vững và hiệu quả.
+ Điều 3. Quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có hoặc chưa đủ sản xuất , đất ở bao gồm: đất công nhà nước thu hồi theo quy hoach. Đất thu hồi từ các nông trường, lâm trường hiện đang quản lí nhưng sử dụng kém hiệu quả. Khai hoang đất trống đồi chọc…
+ Điều 4. Hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở.
Ngân sách Trung ương hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở, bao gồm: Khai hoang, đền bù khi thu hồi đất, nhận chuyển lại cuả hộ có nhiều đất với mức bình quân 5 triệu đồng/ha. Các tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương của mình mà có quy định cụ thể.
Các Nông trường, Lâm trường được giao nhiệm vụ tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất thì cũng được ngân sách Trung ương hỗ trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha; đồng thời hỗ trợ vốn làm đường giao thông, đầu tư lưới điện và xây dựng công trình thuỷ lợi nhỏ.
+ Điều 5. Nguồn vốn thực hiện
Ngân sách Trung ương bảo đảm các khoản chi theo định mức hỗ trợ quy định tại Quyết định này.
Ngân sách địa phương bố trí kinh phí không dưới 20% so với số vốn Ngân sách Trung ương bảo đảm, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện mục tiêu, chính sách này.
+ Điều 6. Tổ chức thực hiện: ủy ban nhân dân các cấp và các bộ ngành đoàn thể có liên quan.
+Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở các tỉnh Tây Nguyên mua trả chậm nhà ở.
+ Điều 8. Bộ trưởng các Bộ, Thủ tướng cơ quan ngang Bộ, Thủ tướng cơ quan thuộc Chính Phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
* Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010.
+ Điều 1: Phê duyệt Chương trình Phát tnển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) với những nội dung chủ yếu như sau:
Mục tiêu tổng quát: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Với 5 nguyên tắc chỉ đạo và quyết định gồm phạm vi đối tượng sau:
Phạm vi Chương trình: thực hiện ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ.Đối tượng của Chương trình:Các xã đặc biệt khó khăn; các xã biên giới, an toàn khu; thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp ... (gọi tắt là thôn,bản) đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II; từ năm 2006, xét đưa vào diện đầu tư Chương trình đối với các xã chưa hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; xét bổ sung đối với các xã đặc biệt khó khăn và thôn, bản đặc biệt khó khăn Ở các xã khu vực II theo quy định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và đưa vào diện đầu tư từ năm 2007.
Gồm 4 nhiệm vụ chủ yếu; được thực hiện từ năm 2006-2010. Nguồn vốn được lấy từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và huy động đóng góp tự nguyện khác.
+ Điều 2: Tổ chức thực hiện:
- Ủy ban dân tộc là các cơ quan thường trực trương trình có 6 nhiệm vụ chính: Giúp Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Chương trình và chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương quản lý chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và các dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế và đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng và Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Nghiên cứu đề xuất các hình thức ghi công, biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Chương trình.
- Bộ kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ phối hợp với bộ tài chính và Ủy ban dân tộc bố chí nguồn ngân sách trung ương và phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương trình cho các Bộ, địa phương.
- Bộ tài chính có nhiệm vụ: Phối hơp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các dự án của Chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn của Chương trình theo thẩm quyền. Phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ có liên quan thực hiện chương trình.
- Các Bộ, cơ quan Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ mục tiêu của Chương trình có trách nhiệm tổ chức, xây dựng và chỉ đạo phối hơp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để đạt mục tiêu Chương trình.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Chương trình có nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình trên địa bàn theo kế hoạch, đúng quy định, bảo đảm chất lượng, chống thất thoát và tiêu cực. Chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả của Chương trình.
- Ban Chỉ đạo của Chính phủ phối hơp với các cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc vận động hưởng ứng tham gia Chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.- Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương có nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi để toàn xã hội cùng tham gia hưởng ứng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
+ Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quyết định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. + Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
* Quyết định Số: 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của thủ tướng chính phủ về chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở.
Nội dung chủ yếu:
+ Điều 1. Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống; góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
+ Điều 2: Đối tượng và phạm ve áp dụng: là hộ nghèo, chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá tồi tàn và không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Phạm vi cư trú: cư trú tại khu vực không phải là đô thị trên phạm vi cả nước.
+ Điều 3: Nguyên tắc hỗ trợ.
- Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để xây dựng nhà ở theo đối tượng quy định.
- Bảo đảm công khai, công bằng và minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24m2; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.
+ Điều 4. Mức hỗ trợ, mức vay và phương thức cho vay
- Mức hỗ trợ:
Ngân sách trung ương hỗ trợ 06 triệu đồng/hộ. Đối với những hộ dân thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách trung ương hỗ trợ 07 triệu đồng/hộ. Các địa phương có trách nhiệm hỗ trợ thêm ngoài phần ngân sách trung ương hỗ trợ và huy động cộng đồng giúp đỡ các hộ làm nhà ở.
- Mức vay và phương thức cho vay:
Mức vay: hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng từ Ngân sách Chính sách Xã hội để làm nhà ở. Mức vay tối đa 08 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay;
Phương thức cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phương thức ủy thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay. Đối với phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc quản lý vốn bằng tiền, ghi chép kế toán và tổ chức giải ngân đến người vay do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện.
+ Điều 5. Số lượng hỗ trợ và nguồn vốn thực hiện
- Dự kiến hỗ trợ 500000 hộ
- Nguồn vốn thực hiện từ ngân sách địa phương; ngân sách chính sách xã hội; vốn huy động từ quỹ ngày vì người nghèo; vốn huy động của cộng đồng dòng họ; đối với các địa phương có rừng, có quy hoạch, kế hoạch khai thác gỗ hàng năm được duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khai thác gỗ theo quy định để hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở.
+ Điều 6. Cách thức thực hiện
- Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở.
- Cấp vốn làm nhà ở.
- Thực hiện xây dựng nhà ở
+ Điều 7. Thời gian và tiến độ thực hiện
+ Điều 8. Tổ chức thực hiện:
- Bộ, ngành Trung ương (Bộ Xây dựng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức thực hiện chương trình theo quy định.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện công khai, tổ chức giám sát, kiểm tra theo định kì.
- Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phát huy cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", phối hợp với Chính phủ và chính quyền các cấp trong việc vận động tạo thêm nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
+ Điều 9. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo
+ Điều 10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
* Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của thủ tướng chính phủ về tín dụng đối vơi học sinh, sinh viên.
Nội dung chủ yếu:
+ Điều 1. phạm vi áp dụng: áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường.
+ Điều 2. Đối tượng được vay vốn: Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động
- Học sinh sinh viên là thành viên của hộ gia đình nghèo theo tiêu chuẩn của pháp luật hoặc gặp khó khăn về tài chính do tai nạn bệnh tật.
+ Điều 3. phương thức cho vay: thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội
Giao ngân hàng chính sách xã hội thực hiện việc cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên.
+ Điều 4. Điều kiện cho vay: học sinh, sinh viên có đủ các điều kiện của khoản 2 và có xác nhận của trường đối với sinh viên năm 2 không bị xử phạt hành chính do cờ bạc nghiện hút; sinh viên mới trúng tuyển phải có giấy báo trúng tuyển.
+ Điều 5 mức vốn cho vay: tối đa là 800000 nghìn đồng/tháng/sinh viên.
+ Điều 6. Thời hạn cho vay tính từ ngày đối tượng nhận vốn vay bắt đầu nhận vốn cho đến khi trả hết nợ được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn phát tiền là từ khi bắt đầu cho vay cho đến khi kết thúc thời gian học. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
+ Điều 7. Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay ưu đãi đối vơi học sinh, sinh viên là 0.5%/tháng.
- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.
+ Điều 8. Hồ sơ vay vốn, trình tự thủ tục cho vay, trả nợ:
Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, trả nợ bảo đảm đơn giản, dễ dàng, dễ thực hiện.
+ Điều 9. Trả nợ gốc và tiền lãi vay.
- Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
- Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học.
- Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng.
+ Điều 10. Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn: Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn.
+ Điều 11. Điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn khoản nợ và chuyển nợ quá hạn.
+ Điều 12. Xử lí rủi ro, nguyên nhân khách quan: được thực hiện theo quy định về quy chế xử lí nợ rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội.
+ Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn nhà nước để cho học sinh, sinh viên vay và kinh phí cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý để Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho học sinh, sinh viên vay vốn.
- Bộ giáo dục đào tạo, bộ lao động, thương binh và xã hội cùng các bộ ngành phối hợp thực hiện.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo pháp luật.
- Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức huy động vốn, phối hợp chặt chẽ với các trường học tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên nhận tiền vay và đóng học phí.
+ Điều 14. Xử lí vi phạm: Các tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định tại Quyết định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Điều 15.
- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007 và thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Ngoài ra còn có nhiều chương trình, dự án khác của chính phủ thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo nhưng vì điều kiện có hạn nên em không thể trình bày vào bài.
CÂU 2: Xóa đói giảm nghèo giúp đảm bảo an sinh xã hội bền vững những nguyên nhân cơ bản sau:
Xóa đói giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội và các chương trình xóa đói giảm nghèo tạo ra một tấm lưới toàn diện bảo vệ cho các thành viên trong xã hội. Trong đó xóa đói giảm nghèo hướng tới đối tượng là những người dễ bị tổn thương nhất trong cuộc sống. Đó là tất cả những người nghèo. Nếu như chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện khá hoàn thiện với những người được hưởng lương. Còn đối với các đối tượng lao động là nông dân và lao động tự do, chính sách bảo hiểm xã hội thường không hoàn chỉnh và được thực hiện muộn hơn. Trong khi đây là những đối tượng có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương trước những biến cố bất thường của cuộc sống. Do đó chương trình xóa đói giảm nghèo có vai trò rất quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội. Xóa đói giảm nghèo không chỉ đơn thuần là những biện pháp giúp người nghèo thoát nghèo mà một phần quan trọng không kém là ngăn cho những người hiện không nghèo khỏi bị rơi vào cảnh nghèo. Qua đó góp phần làm giảm những đối tượng cần trợ giúp.
Xóa đói giảm nghèo góp phần bảo đảm an sinh xã hội một cách lâu dài và bền vững. Nếu như đối tượng được hưởng lợi từ bảo hiểm xã hội chủ yếu là các tâng lớp dân cư có mức thu nhập bậc trung; Còn với chính sách cứu trợ xã hội, mặc dù người nghèo là một trong những diện được hưởng nhiều, nhưng các trợ giúp này thường có tính tức thì và ngắn hạn. Vì vậy xóa đói giảm nghèo được coi là giải pháp có tính dài lâu và bền vững giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cho cuộc sống của mình, góp phần tạo ra mạng lưới an sinh toàn diện cho mỗi quốc gia.
Về lâu dài, xóa đói giảm nghèo góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp an sinh xã hội. Khi tỉ lệ người nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít người cần tới sự trợ giúp của chính sách an sinh xã hội. Xóa đói giảm nghèo tạo điều cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập thông qua các biện pháp chủ yếu như: tín dụng ưu đãi cho người nghèo. Hiểu được một trong những nguyên nhân chính dẫn tới đói nghèo là thiếu vốn sản xuất. Và việc cung cấp vốn cho người nghèo tạo điều kiện cho họ tăng gia sản xuất, tăng thêm thu nhập. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất đối với những nước nông nhiệp, các chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như xây dựng đường xá, trường học, trạm điện, trạm bơm nước, công trình thủy lợi…giúp đảm bỏa nâng cao mức sống. Tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh, nhà ở.... Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ khác giúp ổn định, nâng cao đời sống cho người nghèo, giảm tỉ lệ đói nghèo. Qua dó gánh nặng chi tiêu cho các trợ cấp an sinh xã hội sẽ được giảm xuống.
Xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách an sinh xã hội tăng chất lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp an sinh xã hội. Khi đói nghèo giảm và xã hội giàu có hơn, các quỹ an sinh xã hội sẽ dồi dào hơn trong khi đối tượng cần trợ cấp cũng giảm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài kiểm tra an sinh xã hội.DOC