Tiết BÀI TẬP VỀ CON LẮC ĐƠN
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức về chu kì, tần số của con lắc đơn, viết phương trình dao động điều hoà của con lắc đơn; Vận dụng kiến thức về sự biến thiên của chu kì con lắc đơn vào nhiệt độ.
2. Kĩ năng: Học sinh vận đụng các công thức về con lắc đơn để giải một số bài toán cơ bản liên quan.
3. Giáo dục thái độ:
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Bài tập có chọn lọc và phương pháp giải;
2. Học sinh: Giải trước một số bài toán theo yêu cầu của giáo viên
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2856 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ học Vật lý lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết BÀI TẬP
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức về dao động điều hoà, mối quan hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều, mối liên hệ giữa v,x, A; chu kì, tần số trong dao động điều hoà.
2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức cơ bản về dao động điều hoà, các đại lượng đặc trưng để giải các bài tập cơ bản liên quan.
3. Giáo dục thái độ:
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Một số bài tập có chọn lọc và phương pháp giải.
2. Học sinh: Những bài tập do giáo viên yêu cầu về nhà làm.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về chu kì, tần số trong dao động điều hoà;
*Giáo viên yêu cầu học sinh nêu biểu thức về mối liên hệ giữa v,x, A;
*Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều;
Giáo viên đặt vấn đề, nêu mục tiêu của tiết học.
*Học sinh tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh lắng nghe, nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.
Hoạt động 2: Hình thành phương pháp lập phương trình dao động điều hoà.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh chép để bài tập:
*Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phương trình dao động dưới dạng tổng quát: x =Acos(wt + j);
+Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm, tìm biên độ dao động;
+ Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm pha ban đầu từ điều kiện đầu của bài toán.
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân viết phương trình dao động của vật.
*Giáo viên khắc sâu trong giá trị pha ban đầu trong các trường hợp đặc biệt.
Bài tập 1: Một vật dao động điều hoà, biết rằng khi đi qua vị trí có li độ x = 3cm thì vận tốc của vận có giá trị là 40pcm/s. Biết tần số góc của dao động là 10p rad/s. Lập phương trình dao động, lấy gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
*Học sinh làm việc theo nhóm, tìm biên độ dao động từ hệ thức liên hệ: A2 = x2 + = 5cm
*Học sinh làm việc cá nhân tìm pha ban đầu:
t = 0:
*Học sinh viết được phương trình dao động của vật:
x = 5cos(10pt - ) (cm)
Hoạt động 3: Xác định thời gian và thời điểm vật đi qua toạ độ x.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều;
*Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập:
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán;
*Giáo viên định hướng:
Phương pháp 1:
+Viết lại phương trình bằng cách chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí M theo chiều dương;
*Giáo viên phân tích để dẫn dắt học sinh nắm được: Thời gian ngắn nhất để vật qua vị trí có li độ 5cm là theo chiều dương;
*Giáo viên trình tự phân tích và dẫn dắt học sinh giải, tìm yêu cầu của bài toán;
*Giáo viên nhấn mạnh, cần phải chú ý dấu của vận tốc, để loại nghiệm, nếu không thì xuất hiện thêm hệ nghiệm vật đi qua vị trí trên theo chiều ngược lại;
*Giáo viên hướng dẫn để học sinh tìm giá trị bé nhất của thời gian t.
Phương pháp 2:Sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều;
*Giáo viên trình tự dẫn dắt học sinh thiết lập biểu thức tính thời gian vật đi từ vị trí này đến vị trí kia:
t = với T là chu kì dao động;
*Giáo viên yêu cầu học sinh xác định góc quay của vector;
*Giáo viên yêu cầu học sinh thay vào để tìm kết quả;
*Giáo viên khắc sâu các giá trị đặc biệt để học sinh nắm vững khi tính kết quả
*Học sinh nhắc lại
*Học sinh chép bài tập theo yêu cầu của giáo viên;
Một vật dao động điều hoà với phương trình:
x = 10cos(10pt - ) (cm)
Xác định thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ xM = - 5cm đến vị trí có li độ x = 5cm.
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận phương pháp;
+ Với sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh thiết lập được: t = 0:
*Học sinh ghi nhận phương pháp và thiết lập được:
=> t = (s)
Chọn t bé nhất khi k = 0. Vậy t = (s)
*Học sinh ghi nhận phương pháp;
*Học sinh vẽ vector quay biểu diễn dao động;
*Học sinh xác định góc quay của vector để thiết lập được biểu thức tính thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí có li độ xM = -5cm đến vị trí có li độ xN = 5cm:
t = (s)
Hoạt động 4: Củng cố bài học và định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước khi thiết lập phương trình dao động điều hoà;
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp tìm thời gian ngắn nhất khi vật đi từ vị trí M đến vị trí N.
*Giáo viên yêu cầu học sinh về chuẩn bị nội dung cho tiết học tiếp theo.
*Học sinh làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh ghi nhận nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
Tiết BÀI TẬP VỀ CON LẮC LÒ XO
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Học sinh vận dụng công thức tính chu kì, tần số của con lắc lò xo. Hoàn thiện phương pháp thiết lập phương trình dao động điều hoà, đặc biệt là đối với con lắc lò xo; Vận dụng kiến thức để tìm chiều dài cực đại và cực tiểu của con lắc lò xo trong quá trình dao động điều hoà; Xác định độ lớn của lực đàn hồi và lực kéo về..
2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng kiến thức để giải các bài toán về con lắc lò xo..
3. Giáo dục thái độ:
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Chuẩn bị nội dung, phương pháp và bài tập có chọn lọc;
2. Học sinh: Giải trước các bài tập do giáo viên yêu cầu.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát – Đề xuất vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính tần số góc, chu kì, tần số của con lắc lò xo;
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính lực đàn hồi, lực kéo về (lực phục hồi hay lực gây ra dao động điều hoà).
*Giáo viên đặt vấn đề, nêu mục tiêu bài học;
*Học sinh làm việc cá nhân, tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh tiếp thu và nhận thức nội dung bài học.
Hoạt động 2: Phương pháp thiết lập phương trình dao động của con lắc lò xo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp thiết lập phương trình dao động điều hoà;
x = Acos(wt - j)
+ Tìm A; w; j
*Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày phương pháp xác định các đại lượng. Các giá trị đặc biệt của j;
*Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập;
+Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để tìm kết quả của bài toán.
*Giáo viên định hướng;
+Tìm w = ;
+ Tìm biên độ: A2 = x2 + => A.
+ Tìm pha ban đầu từ điều kiện đầu t = 0.
*Viết phương trình dao động dưới dạng tường minh;
*Giáo viên khắc sâu các giá trị đặc biệt của pha ban đầu;
.*Học sinh làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi theo dẫn dắt của giáo viên;
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận phương pháp;
*Học sinh chép đề bài tập: Một con lắc lò xo có khối lượng của vật là m = 100g, lò xo có độ cứng là k=100N/m.Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng 8cm rồi truyền cho nó vận tốc 60pcm/s. Viết phương trình dao động của lò xo. Lấy gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
*Học sinh làm việc theo nhóm, trình tự giải theo dẫn dắt của giáo viên;
+ w = = 10p (rad/s)
+ A2 = x2 + => A = 10cm
t = 0:
*Thay vào thì được phương trình dao động điều hoà cần tìm: x = 10cos(10pt + ) (cm)
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận kiến thức.
Hoạt động 3: Xác định chiều dài của con lắc lò xo trong quá trình dao động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh viết biểu thức chiều dài của con lắc lò xo tại vị trí có li độ x trong quá trình dao động trong trường hợp con lắc treo thẳng đứng;
=> + Trong trường hợp con lắc nằm ngang;
+ Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong hai trường hợp trên.
*Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và tìm ra phương pháp giải;
*Giáo viên định hướng:
- Xác định độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng;
- Độ dài cực đại của lò xo: lmax = lo + Dl + A;
- Độ dài cực tiểu của lò xo:lmin = lo +Dl – A.
*Giáo viên nhấn mạnh: Vậy, muốn tìm chiểu dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động thì ta phải tìm biên độ dao động của vật.
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, tìm lại công thức tính chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động trong trường hợp con lắc lò xo nằm ngang.
*Học sinh làm việc theo nhóm, xác định chiều dài của con lắc lò xo khi vật ở li độ x trong hai trường hợp:
+ Con lắc lò xo treo thẳng đứng;
+ Con lắc lò xo nằm ngang;
=> Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình vật dao động.
*Học sinh chép bài tập: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 400 N/m,chiều dài tự nhiên của lò xo là 40cm.Đầu trên của lò xo được giữ cố định, đầu dưới được treo vào một vật có khối lượng 0,4kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 3 cm rồi truyền cho vật một vận tốc 40pcm/s. Xác định chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động.
*Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và tìm kết quả theo dẫn dắt của giáo viên;
+Độ dãn của lò xo ở vị trí cân bằng được tính từ điều kiện cân bằng của một chất điểm: Dl = ;
+ Xác định biên độ dao động của vật từ hệ thức độc lập: A2 = x2 +
+ Sử dụng công thức để tìm chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động.
*Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên. Kết quả:
- Độ dài cực đại của lò xo: lmax = lo + A;
- Độ dài cực tiểu của lò xo:lmin = lo – A.
Hoạt động 4: Xác định lực tác dụng lên con lắc lò xo trong quá trình dao động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm và biểu thức tính độ lớn của lực đàn hồi, từ đó suy ra biểu thức tính độ lớn cực đại và cực tiểu của lực đàn hồi trong quá trình dao động của con lắc lò xo;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, nhắc lại khái niệm lực kéo về (lực phục hồi hay lực gây ra dao động điều hoà) và biểu thức tính giá trị khi vật ở li độ x. Từ đó suy ra biểu thức tính độ lớn cực đại và cực tiểu của lực kéo về.
*Giáo viên yêu cầu học sinh chép đề bài tập;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
*Giáo viên định hướng:
+Tìm độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng;
+Biểu thức tính độ lớn của lực đàn hồi của con lắc lò xo treo thẳng đứng trong trường hợp chọn chiều dương hướng lên;
+Biểu thức tính lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình vật ;
+Viết biểu thức tính lực phục hồi của lò xo trong quá trình dao động;
+ Suy ra độ lớn lực phục hồi cực đại và cực tiểu trong quá trình dao động của vật.
*Học sinh làm việc theo nhóm, tái hiện kiến thức để nhắc lại khái niệm về lực đàn hồi và biểu thức tính độ lớn của lực đàn hồi.
*Học sinh thảo luận theo nhóm, tìm biểu thức tính lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của con lắc lò xo trong quá trình dao động.
*Học sinh làm việc cá nhân, nhắc lại khái niệm về lực phục hồi và đặc điểm của lực phục hồi. Biểu thức tính lực phục hồi của con lắc lò xo khi vật ở li độ x.
*Học sinh chép đề bài tập. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 400 N/m,chiều dài tự nhiên của lò xo là 40cm.Đầu trên của lò xo được giữ cố định, đầu dưới được treo vào một vật có khối lượng 0,4kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 3 cm rồi truyền cho vật một vận tốc 40pcm/s. Chọn chiều dương hướng lên.
1.Xác định lực đàn hồi và lực phục hồi khi vật ở vị trí có li độ x = -3cm;
2. Xác định độ lớn cực đại và cực tiểu của lực đàn hồi của lò xo trong quá trình vật dao động.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
Tiết BÀI TẬP VỀ CON LẮC ĐƠN
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức về chu kì, tần số của con lắc đơn, viết phương trình dao động điều hoà của con lắc đơn; Vận dụng kiến thức về sự biến thiên của chu kì con lắc đơn vào nhiệt độ.
2. Kĩ năng: Học sinh vận đụng các công thức về con lắc đơn để giải một số bài toán cơ bản liên quan.
3. Giáo dục thái độ:
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Bài tập có chọn lọc và phương pháp giải;
2. Học sinh: Giải trước một số bài toán theo yêu cầu của giáo viên
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính chu kì, tần số của con lắc đơn;
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại biểu thức sự phụ thuộc chiều dài của vật dẫn vào nhiệt độ;
*Giáo viên đặt vấn đề, nêu mục tiêu tiết học.
*Học sinh làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh tiếp thu và nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.
Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức tính chu kì, tần số của con lắc đơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh chép bài tập 1;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán.
*Giáo viên định hướng:
+Viết công thức tính chu kì dao động T1 của con lắc đơn có chiều dài l1;
+ Viết công thức tính chu kì dao động T2 của con lắc đơn có chiều dài l2.
+Viết công thức tính chu kì dao động T của con lắc đơn có chiều dài l = l1 + l2.
=> Tìm mối liên hệ giữa T và T1, T2 => kết quả.
*Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 2;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán;
*Giáo viên định hướng:
+ Viết biểu thức tính chu kì con lắc đơn có chiều dài l1.
+ Viết biểu thức tính chu kì chiều dài con lắc đơn có chiều dài l2;
+Viết biểu thức tính chu kì con lắc đơn có chiều dài l1 + l2 và l1 – l2;
+ Tìm mối liên hệ chu kì các con lắc đơn => Kết quả.
*Giáo viên khắc sâu phương pháp để học sinh vận dụng những bài toán tương tự.
*Học sinh chép bài tập 1: Tại một nơi trên Trái Đất, người ta thực hiện dao động điều hoà với con lắc đơn. Nếu chiều dài con lắc đơn là l1 thì chu kì dao động là T1 = 3s, nếu chiều dài con lắc đơn là l2 thì chu kì dao động là T2 = 4s. Hỏi nếu thực hiện dao động với chiều dài con lắc đơn là l = l1 + l2 thì chu kì dao động của con lắc là bao nhiêu?
*Học sinh làm việc theo nhóm, trên cơ sở định hướng của giáo viên;
*Kết quả: T =
*Học sinh làm việc cá nhân, thay số và tìm được kết quả T = 5s.
*Học sinh chép đề bài tập 2: Hai con lắc đơn có chiều dài l1 và l2 và có chu kì dao động T1 và T2 tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8m/s2. Biết rằng con lắc đơn có chiều dài l1 + l2 có chu kì dao động là 2,4s và con lắc đơn có chiều dài l1 - l2 có chu kì dao động là 0,8s. Tính l1, l2, T1, T2.
*Học sinh làm việc theo nhóm để tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán;
*Kết quả là:
*Học sinh làm việc cá nhân, tìm kết quả theo yêu cầu.
*Kết quả đúng: T1 = 1,79s; T2 = 1,6s;
l1 = 0,8m; l2 = 0,64m
Hoạt động 3: Tìm hiểu những bài toán liên quan đến sự biến thiên của chu kì giá trị nhỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại biểu thức tính gia tốc trọng trường ở vị trí có độ cao h.
*Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 3;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán;
*Giáo viên định hướng:
+ Viết công thức tính chu kì To của con lắc đồng hồ khi ở mặt đất;
+ Viết công thức tính chu kì Th của con lắc đồng hồ khi ở độ cao h;
+ Tìm mối liên hệ giữa To và Th, và so sánh;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm, biện luận thời gian chậm của đồng hồ trong một ngày đêm.
*Giáo viên khắc sâu phương pháp giải các bài toán có dạng tương tự.
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại biểu thức về sự phụ thuộc của chiều dài vật rắn vào nhiệt độ.
*Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 4;
*Giáo viên phân tích, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán;
*Giáo viên định hướng:
+ chu kì con lắc đồng hồ ở 20oC;
+ Chiều dài con lắc đồng hồ ở 80oC
=> Chu kì con lắc ở 80oC
+ So sánh chu kì con lắc đồng hồ ở 20oC và ở 80oC
=> Thời gian đồng hồ nhanh hay chậm trong một chu kì.
Từ đó suy ra trong một ngày đồng hồ nhanh hay chậm bao nhiêu.
*Giáo viên khắc sâu phương pháp.
*Học sinh tái hiện kiến thức trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên: g = go
*Học sinh chép đề bài tập 3: Người ta đưa một đồng hồ quả lắc từ mặt đất lên độ cao h = 5km. Mỗi ngày đêm đồng hồ chạy chậm lại bao nhiêu? Biết bán kính của Trái Đất là R = 6400km.
*Học sinh làm việc theo nhóm, theo dẫn dắt của giáo viên:
To = 2p; Th = 2p;
=> > 1 => Th > To
Vậy đồng hồ chạy chậm lại.
Trong mỗi chu kì, đồng hồ chạy sai một lượng:
DT = Th – To = To.
Trong một ngày đêm, đồng hồ chạy sai môt lượng:
Dt = DT = tDT =24.3600. = 67,5s
*Học sinh tái hiện kiến thức trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh chép bài tập 4: Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở 20oC. Ở nhiệt độ 80oC thì đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu trong một ngày đêm. Biết hệ số nở dài của dây treo là = 1,8.10-5K-1.
*Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận để tìm kết quả bài toán theo trình tự dẫn dắt của giáo viên.
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận kiến thức.
Hoạt động 4: Củng cố bải học và định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên củng cố lại các kiến thức về dao động của con lắc đơn;
+ Khắc sâu phương pháp viết phương trình dao động con lắc đơn, sự phụ thuộc chu kì con lắc đơn vào vị trí , nhiệt độ.
*Yêu cầu học sinh về làm các bài tập cơ bản liên quan đến con lắc đơn và chuẩn bị nội dung cho tiết học sau.
*Học sinh ghi nhận kiến thức và phương pháp theo trình tự dẫn dắt của giáo viên;
*Học sinh ghi nhận nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
Tiết ÔN TẬP CHƯƠNG I
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Ôn tập lại những kiến thức về dao động điều hoà, con lắc lò xo, con lắc đơn, sự tổng hợp dao động, dao động tắt dần và dao động cưỡng bức.
2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức trong chương để giải một số bài tập liên quan.
3. Giáo dục thái độ:
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Nội dung ôn tập, phương pháp ôn tập, những bài tập vận dụng kiến thức ôn tập.
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức và phương pháp ôn tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Tái hiện lại kiến thức về dao động điều hoà.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên cho phương trình dao động điều hoà:
x =Acos(wt + j)
Yêu cầu học sinh viết biểu thức vận tốc, gia tốc tức thời tại thời điểm t, từ đó suy ra các giá trị cực đại và cực tiểu của các đại lượng;
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại biểu thức liên hệ giữa v, x, A;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng biểu thức liên hệ để tìm biểu thức tính vận tốc, li độ tại thời điểm t.
*Giáo viên khắc sâu phương pháp và cách vận dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều.
*Học sinh tái hiện lại kiến thức để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
* v = -wAsin(wt + j)
* a = -w2Acos(wt + j) = -w2x
*Học sinh tái hiện lại kiến thức, trả lời câu hỏi của giáo viên: A2 = x2 +
*Học sinh làm việc theo nhóm, tìm biểu thức tính vận tốc tại li độ x và tìm li độ tại thời điểm vật có vận tốc v.
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận phương pháp.
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức về con lắc đơn và con lắc lò xo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh con lắc đơn và con lắc lò xo.
+ Chu kì;
+ Tần số;
+ Điều kiện để hệ dao động điều hoà.
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại biểu thức tính năng lượng trong dao động điều hoà.
*Giáo viên dẫn dắt học sinh vận dụng biểu thức về sự bảo toàn cơ năng để tìm vận tốc, li độ của vật tại thời điểm t;
Đại lượng
Con lắc lò xo
Con lắc đơn
Chu kì
T = 2p
T = 2p
Tần số
f =
f =
Điều kiện để dđđh
Masat có thể bỏ qua
Biên độ góc nhỏ.
*Học sinh nhắc lại biểu thức:
W = kA2 = mw2A2
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận phương pháp.
Hoạt động 3: Tái hiện lại sự tổng hợp dao động và dao động cưỡng bức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên cho bài toán: Một vật đồng thời thực hiện hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số: x1=A1cos(wt + j1); x2 =A2cos(wt + j2)
*Giáo viên yêu cầu học sinh viết công thức tính biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp.
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm và đặc điểm của dao động tắt dần và dao động cưỡng bức.
*Hiện tượng đặc biệt nào xảy ra đối với dao động cưỡng bức? Định nghĩa và nêu đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng cơ.
*Học sinh tiếp thu và nhận thức vấn đề;
*Học sinh tái hiện kiến thức, nhắc lại công thức tính biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp.
*Học sinh làm việc theo nhóm, tái hiện kiến thức để nêu các trường hợp đặc biệt xảy ra.
*Học sinh làm việc cá nhân, tái hiện lại kiến thức về dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng cơ để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức: Giải một số bài tập định lượng cơ bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, giải và tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán;
*Giáo viên định hướng:
+ Khi vật ở vị trí cân bằng, các lực nào tác dụng lên vật, viết điều kiện cân bằng của một chất điểm;
+ Viết phương trình dao động của vật cần phải xác định những đại lượng nào?
+ Làm thế nào để xác định được tốc độ góc;
+Biên độ dao động được xác định bằng cách nào.
+Làm thế nào để xác định giá trị của pha ban đầu.
+Làm thể nào để xác định được vận tốc của vật tại vị trí có động năng bằng thế năng.
+Viết biểu thức tính năng lượng của dao động điều hoà, từ đó tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán.
*Học sinh chép đề bài tập 1: Một lò xo có độ cứng k=100N/m. Đầu trên của lò xo được giữ cố định, đầu dưới của lò xo treo vào một vật có khối lượng m=100g.
1. Xác định độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng.
2. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 3cm rồi truyền cho nó một vận tốc 40pcm/s. Viết phương trình dao động của vật, lấy gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
3. Xác định vận tốc của vật tại vị trí vật có động năng bằng thế năng.
4. Tính năng lượng của hệ dao động.
*Học sinh tìm độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng;
*Học sinh làm việc theo nhóm, tìm các đại lượng để viết được phương trình chuyển động của một chất điểm;
*Học sinh vận dụng biểu thức tính năng lượng để tìm kết quả;
*Học sinh vận dụng được sự bảo toàn cơ năng để xác định vị trí và vận tốc của vật tại vị trí có động năng bằng thế năng;
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………………...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập cơ học lớp 12.doc