Báo cáo Chính sách lạm phát của Mỹ và Trung Quốc

Giá dầu đã đạt kỷ lục 99,29 USD vào ngày 21/11. Theo Hiệp hội ôtô Mỹ, thông thường giá xăng tăng 3 USD/gallon trong hầu hết các tháng 11 của mọi năm. Kể từ 1/9, các nhà vận tải của Mỹ đã 7 lần tăng giá vé để đánh bại tốc độ tăng giá nhiên liệu.

Tại một cuộc hội thảo tuần trước, Tom Horton, Giám đốc tài chính của AMR Corp., “cha đẻ” của hãng American Airlines, bình luận: “Giá dầu cao là một trong những thách thức hàng đầu với ngành công nghiệp”.

Chỉ số giá tiêu dùng là thước đo rộng nhất của chính phủ Mỹ đối với chi phí hàng hóa và dịch vụ.

Khoảng 60% của CPI bao gồm các dịch vụ từ chăm sóc y tế đến giá máy bay và vé xem phim. Tháng trước, quần áo, thuốc men, dịch vụ bệnh viện và cước phí hàng không cũng dẫn đầu trong bảng CPI.

 

doc62 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chính sách lạm phát của Mỹ và Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để có thể thực hiện những chính sách tài khóa của mình sao cho phù hợp nhất. 3.3. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED): Cục Dự trữ liên bang là cơ quan chỉ đạo của Hệ thống dự trữ liên bang, tức ngân hàng trung ương của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nó thi hành chính sách tiền tệ của đất nước bằng cách ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng và tiền tệ lưu thông. Cục Dự trữ liên bang điều hành các thể chế ngân hàng tư nhân, tìm cách giới hạn nguy cơ có hệ thống trên các thị trường tài chính và cung cấp một số dịch vụ tài chính nhất định cho chính quyền Hoa Kỳ, cho công chúng và cho các thể chế tài chính. Cục dự trữ liên bang là 1 cơ quan độc lập đối với quốc hội và tổng thống; nên cơ quan này cũng có quyền đưa ra những chính sách tiền tệ mà họ thấy phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau: Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia. Hình 18: Biêu tượng của FED và thống đốc hiện tại: Ben Bernanke – Nguồn: Ngoài ra, Cục dự trữ liên bang mỹ còn thực hiện những chính sách tiền tệ như sau: Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn. Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu Fed yâu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên. Thay đổi lãi suất của khoản vay từ Fed: Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Tình hình lạm phát ở Mỹ: Năm 2007: Ngày 14/12, Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,8%, cao hơn con số của tháng trước là 0,3%. Giá tiêu dùng tháng 11/2007 của Mỹ tăng kỷ lục trong hai năm qua, làm tăng thêm nguy cơ lạm phát đối với kinh tế nước này. Ngày 14/12, Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,8%, cao hơn con số của tháng trước là 0,3%. Chỉ số giá không bao gồm thực phẩm và năng lượng cũng leo thêm 0,3%. Trong khi đó, 80 nhà kinh tế học tham gia vào điều tra của Bloomberg dự đoán giá tiêu dùng chỉ tăng 0,6% và chỉ số giá không bao gồm thực phẩm và năng lượng chỉ tăng 0,2%. Theo một báo cáo khác của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), sản xuất công nghiệp trong tháng 11 cũng đã được mở rộng sau khi sụt giảm vào tháng 10. Con số lạm phát có thể giải thích quyết định của FED về việc cắt giảm lãi suất 1/4 điểm vừa qua. Các nhà đầu tư không thỏa mãn với mức cắt giảm không đủ đánh bại sự ảm đạm của nền kinh tế. Một số người không dám đặt cược vào quyết định cắt giảm lãi suất trong tháng giêng, trong khi hầu hết những người khác vẫn nhìn thấy triển vọng về việc giảm chi phí cho vay. “Không còn thắc mắc gì về việc các nhà hoạch định chính sách phải canh cánh nỗi lo về lạm phát và chắc chắn câu chuyện này sẽ khiến họ phải cân nhắc về tính thích hợp và mong muốn về việc cắt giảm sâu hơn”, David Resler, kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán quốc tế Nomura ở New York bình luận. Phản ứng đầu tiên của thị trường đối với báo cáo này là trái phiếu kho bạc sụt giảm, đưa lợi tức của trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất trong một tháng, có thời điểm lên đến 4,22%, thu lại một phần mất mát của mấy ngày trước. Đồng USD phục hồi trong khi cổ phiếu lại mất giá. Từ tháng 11 năm trước đến cùng kỳ năm nay, giá tiêu dùng đã tăng 4,3%; lãi suất cơ bản cũng đã tăng 2,3%, cao hơn mức 2,2% của tháng 10 so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá của tháng 11 là đỉnh cao nhất kể từ 9/2005. Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ cũng cho thấy giá năng lượng đã nhảy 5,7%, trong khi tháng trước chỉ tăng có 1,4%. Giá xăng leo thêm 9,3% và chi phí nhiên liệu tăng vọt 14,2%, mức cao nhất kể từ tháng 2/2003. Tại sở giao dịch hàng hóa New York, giá dầu thô trung bình của tháng đứng ở mức 94,63 USD, con số này của tháng 10 là 85,66 USD. Giá dầu đã đạt kỷ lục 99,29 USD vào ngày 21/11. Theo Hiệp hội ôtô Mỹ, thông thường giá xăng tăng 3 USD/gallon trong hầu hết các tháng 11 của mọi năm. Kể từ 1/9, các nhà vận tải của Mỹ đã 7 lần tăng giá vé để đánh bại tốc độ tăng giá nhiên liệu. Tại một cuộc hội thảo tuần trước, Tom Horton, Giám đốc tài chính của AMR Corp., “cha đẻ” của hãng American Airlines, bình luận: “Giá dầu cao là một trong những thách thức hàng đầu với ngành công nghiệp”. Chỉ số giá tiêu dùng là thước đo rộng nhất của chính phủ Mỹ đối với chi phí hàng hóa và dịch vụ. Khoảng 60% của CPI bao gồm các dịch vụ từ chăm sóc y tế đến giá máy bay và vé xem phim. Tháng trước, quần áo, thuốc men, dịch vụ bệnh viện và cước phí hàng không cũng dẫn đầu trong bảng CPI. Tháng thứ hai liên tục, giá thực phẩm, chiếm một phần năm trong CPI, tăng 0,3%. Giá của các dịch vụ cho thuê, chiếm 40% của CPI cơ bản, cũng tăng. Theo đó, giá thuê nhà tăng 0,3%, so với con số 0,2% của tháng trước. Bộ Lao động Mỹ công bố, giá bán buôn của tháng 11 tăng 3,2%, con số cao nhất trong 34 năm qua. Sự tăng tốc mạnh mẽ này do chi phí năng lượng cao kỷ lục trong một tháng kéo lên. Giá cả đang tăng nóng trong khi sự tăng trưởng kinh tế ì ạch sau một quý 3/2007 bùng nổ. Theo ước tính của các nhà kinh tế tham gia vào cuộc điều tra của Bloomberg công bố ngày 11/12, tổng thu nhập quốc nội của quý này sẽ tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp của Mỹ đã tăng 0,3% trong tháng 11/2007. Theo tính toán của các nhà kinh tế của Bloomberg, thước đo về lạm phát của FED, chỉ tính trong chi tiêu của người tiêu dùng và không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng, sẽ tăng 1,8% trong năm 2008, con số này của năm nay là 1,9%. Hình 19: sự thay đổi trong bảng cân đối tài khoản của FED – Nguồn: Hình 20: Mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007 – Nguồn: Điều tra của Bloomberg cũng cho thấy, tăng trưởng kinh tế trong quý này chỉ đạt tốc độ 1%, và mức độ tăng trưởng của quý I năm 2008 được ước tính chỉ eo hẹp ở mức 1,5% Năm 2008: Theo số liệu thống kê, giá cả ở Mỹ đã tăng 5,6%/năm trong tháng 7, mức tăng nhanh nhất trong vòng 17 năm qua. Hình 21: chỉ số lạm phát của Mỹ từ tháng 1/2008-1/2011 – Nguồn: Hình 22: chỉ số giá tiêu dung của Mỹ từ tháng 1/2001-1/2011 – Nguồn: Bộ Lao động Mỹ vừa công bố báo cáo cho biết giá nhiên liệu và lương thực, thực phẩm leo thang đã đẩy tỷ lệ lạm phát ở Mỹ trong tháng 6/08 tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 26 năm qua. Điều này càng chất thêm gánh nặng lên vai người tiêu dùng vốn đang phải chống chọi với tình hình kinh tế ngày càng khó khăn do một loạt cuộc khủng hoảng xảy ra cùng lúc. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ, thước đo mức độ lạm phát của chính phủ, trong tháng 6/08 đã tăng 1,1%, đẩy tỷ lệ lạm phát hàng năm từ mức 4,2% lên 5,0%, mức cao nhất kể từ năm 1982. Có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng trên, trước hết là giá năng lượng tăng tới 6,6%, giá xăng bán lẻ tăng 10,1%, giá dầu thô tăng 90% so với cách đây một năm. Trong tháng 6/08, chi phí vận chuyển ở Mỹ tăng 3,8%, giá hàng hóa nhìn chung tăng 1,9% trong lúc lương lại giảm 0,9% so với tháng 5/08, mức giảm lớn nhất trong 24 năm qua và giảm 2,4% so với cách đây một năm. Hình 23: CPI tại Mỹ - Nguồn: Phát biểu trong cuộc điều trần ngày thứ 2 tại Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cũng đã cảnh báo về chiều hướng lạm phát gia tăng trong thời gian gần đây, cam kết trong cuộc họp định kỳ sắp tới, FED sẽ có hành động để ngăn chặn chiều hướng xấu này. Ông Bernanke tỏ vẻ bi quan về thực trạng hiện nay của kinh tế Mỹ khi né tránh cụm từ "suy thoái" và cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang chậm lại, xuất khẩu không mấy khởi sắc, hoạt động trầm lắng ở khu vực bất động sản, chi tiêu tiêu dùng của người dân giảm sút, lạm phát sẽ tăng trong tương lai gần. Ông Bernanke còn phàn nàn về tình trạng đầu cơ dầu thô đang xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. Theo ông, giá dầu thô đứng ở mức rất cao nhưng các nguồn sản xuất không chấp nhận gia tăng sản lượng để cung ứng kịp thời cho thị trường và điều này đã làm cho thị trường nhiên liệu tiếp tục căng thẳng. Hình 24: Giá dầu (USD/thùng) giảm mạnh từ giữa năm 2008 do lượng cầu giảm khi kinh tế thế giới xấu đi. – Nguồn: Liên quan đến nguy cơ sụp đổ của hai định chế tài chính cho vay thế chấp là tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac, ông Bernanke cho biết từ cuối tuần qua cả Bộ Tài chính, FED, Chính phủ và Quốc hội đã khẩn trương phối hợp áp dụng những biện pháp chống đỡ khẩn cấp cho hai tập đoàn trên. FED đã khẩn trương bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để tránh nguy cơ mất tính thanh khoản của một số ngân hàng ... các biện pháp này đã có những dấu hiệu tích cực. Tuy vậy, ông cho rằng sự bất ổn trong nền kinh tế Mỹ vẫn tồn tại bởi giá nhà cử vấn đứng ở mức thấp, giá nhiên liệu, thực phẩm vẫn tăng vọt, số việc làm mới được tạo ra không mấy khả quan. Hình 25: Tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac – Nguồn: Trong khi đó, theo kết quả thăm dò dư luận do hãng Zogby và Reuters phối hợp tiến hành và công bố mới đây cho thấy số người Mỹ tỏ ý không đồng tình với các chính sách kinh tế của chính phủ và quan ngại về mức độ lạm phát, sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ ngày một gia tăng. Chỉ có 10% số người được hỏi ý kiến có đánh giá tích cực về chính sách kinh tế của Mỹ, trong khi 75% số người trả lời cho rằng chính sách kinh tế đang bị sai đường. Đối với câu hỏi "bạn đánh giá thế nào vào chính sách kinh tế hiện nay", 89% ý kiến cho rằng chính sách hiện nay là không hợp lý hoặc yếu kém, so với mức 84% của kết quả thăm dò hồi tháng 6/08. Trong khi đó, 55% số người được hỏi cho rằng liệt chính sách kinh tế hiện vào mức độ "yếu kém". Với mức giá xăng tiêu chuẩn trung bình lên trên 4 USD/gallon (1 gallon =3,78 lít), có 59% số người được hỏi cho biết đang xem xét thay đổi mức độ sử dụng xe ô-tô, trong khi 35% cho biết sẽ cắt giảm các kỳ đi nghỉ xa. Cuộc thăm dò ý kiến trên của Zogby và Reuters cho thấy lòng tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm từ mức 90,4 điểm của tháng 6/08 xuống mức 88,7 điểm. Năm 2009: Mức đo chính về vấn đề lạm phát ở Hoa Kỳ cho thấy giá cả tăng 0,4% trong tháng 11/2009. Trong năm 2009, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng với tỷ lệ vừa phải là 1,8%. Hầu hết các kinh tế gia được các cơ quan truyền thông phỏng vấn nói rằng Quỹ Dự trữ Liên bang có thể sẽ giữ lãi suất bình ổn tại mức rất thấp như hiện nay, tức là từ 0% đến 0,25%. Theo thông cáo báo chí của Bộ Lao động Mỹ, tháng 11 năm nay, giá tiêu dùng ở Mỹ tăng 0,4% so với tháng 10. Số liệu này cũng trùng hợp với dự đoán trước đây của các nhà phân tích thuộc Bloomberg. Lạm phát trong tháng 11/2009 đạt 1,8%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng do giá năng lượng tăng 4,1%; ở đây nếu không tính đến năng lượng và thực phẩm thì giá cả trong tháng 11 không thay đổi so với tháng 10. Hàng tháng Bộ Lao động Mỹ có trách nhiệm chuẩn bị và công bố báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thuộc số những chỉ số quan trọng nhất của tình hình kinh tế Mỹ - giá trị của giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cố định (theo thứ tự là 40% và 60%) của tháng trước đó. Tình hình kinh tế mỹ tháng 9/09 Kinh tế gia đạt giải Nobel, ông Paul Krugman dự báo, tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn tăng, kinh tế thế giới còn khó khăn thêm một khoảng thời gian nữa, nhưng nước Mỹ sẽ thoát ra khỏi suy thoái kinh tế vào tháng 9/2009. Ông Krugman hiện là giáo sư tại trường đại học Princeton. Trong bài phát biểu mới nhất tại London School of Economics, ông nói: “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu suy thoái kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu có dấu hiệu kết thúc từ trong hè này. Mọi chuyện đang bớt xấu đi và có lý do để tin rằng chúng ta đang ổn định trở lại”. Thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm mạnh trong phiên giao dịch, tuy nhiên sau khi ông Krugman đưa ra bình luận của mình, S&P 500 đã lấy lại được phần nào số điểm đã mất. Chốt phiên, S&P 500 chỉ giảm 0,1% và đóng cửa tại mức 939,14 điểm. Ông Paul Krugman nhận định, dù kinh tế sau này có hồi phục thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn tăng và kinh tế thế giới sẽ vẫn khó khăn thêm một khoảng thời gian. Tháng 5/2009, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng lên mức 9,4%, mức cao nhất từ năm 1983. Ông Paul Krugman cho rằng nỗ lực ổn định thị trường của chính phủ đã mang lại kết quả tốt. Dù vậy các biện pháp trên khiến bảng cân đối kế toán phình to. FED đã hạ lãi suất về mức 0% đến 0,25% vào tháng 12/2008, chuyển sang chương trình tín dụng và mua trái phiếu Bộ Tài chính, chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp cũng như nợ của một số tổ chức bất động sản. Giá trị bảng cân đối kế toán của FED lên mức đỉnh cao 2.310 tỷ USD vào tháng 12/2008, giá trị này dao động quanh mức 2.100 tỷ USD trong 2 tháng qua. Ông Paul Krugman cho rằng việc giá trị bảng cân đối kế toán tăng cao như vậy cũng đáng lo ngại, tuy nhiên điều đó là cần thiết dù vẫn tồn tại câu hỏi về khả năng xu thế đó sẽ kéo dài đến khi nào. Năm 2010: Hiệp hội Quốc gia về Kinh tế Kinh doanh Mỹ (NABE) cho biết bảng xếp hạng dự báo của 51 thành viên trong Hiệp hội cho thấy, tình hình giảm phát còn đáng lo ngại hơn lạm phát. Quyết định mua 600 tỷ đôla trái phiếu kho bạc được Fed công bố ngày 03 tháng 11 nhằm kích thích nền kinh tế và ngăn chặn giá cả leo thang đã bị chỉ trích gay gắt cả trong và ngoài nước. Khoảng 1/3 chuyên gia của NABE cho rằng, chương trình mua sắm tài sản thứ hai của Fed giúp giảm bớt phần nào những rủi ro giảm phát, trong khi 33% các chuyên gia khác cùng chung quan điểm rằng chính sách này giúp giảm bớt nguy cơ lạm phát. NABE dự báo lạm phát tiêu dùng - chỉ số giá chi tiêu cá nhân không bao gồm thực phẩm và năng lượng sẽ tăng lên 1,5% vào cuối năm 2011 từ 1,0% dự kiến trong năm nay. Các chuyên gia NABE đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2010 và giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP trong năm 2011 là 2,6%. Nền kinh tế Mỹ mở rộng 2,7% từ 2,6% trong năm nay, vẫn dưới mức 3,5% mà các nhà kinh tế cho là cần thiết để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Các dự báo cũng cho thấy sự cải thiện dần dần trong thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp trong quý I năm 2011 vào khoảng 9,5%. Hình 26: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ - Nguồn: Thị trường nhà đất đã phục hồi như dự đoán, giá nhà đất trong năm 2011 sẽ tăng nhanh trở lại. Chi phí cuộc sống tại Mỹ tháng 4/2010 giảm lần đầu tiên trong hơn 1 năm. Thị trường vì thế dự đoán nhiều hơn vào việc FED sẽ duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục trong phần lớn năm 2010. Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2010 giảm 0,1% và ghi nhận tháng giảm đầu tiên từ tháng 3/2009. Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số giá tiêu dùng lõi không có nhiều thay đổi và như vậy có mức tăng trong 12 tháng thấp nhất trong 4 thập kỷ. Trong khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng 4/2010, chỉ số giá tăng 2,2% so với 1 năm trước sau khi tăng 2,3% trong tháng trước đó. Các chuyên gia phân tích dự đoán chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,4% trong khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng 4/2010. Chỉ số giá tiêu dùng lõi tháng 4/2010 tăng 0,9% so với cùng kỳ và có mức tăng thấp nhất tính từ tháng 1/1966, tháng trước đó, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,1% so với cùng kỳ. Các hãng bán lẻ Mỹ như Wal-Mart hiện đang giảm giá để tăng doanh số, người tiêu dùng Mỹ hiện đang đối đầu với tỷ lệ thất nghiệp gần 10% và tỷ lệ thu hồi nhà tăng mạnh. Khủng hoảng nợ châu Âu, sau khi đẩy đồng USD tăng giá mạnh và hạn chế đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, sẽ tiếp tục khiến giá cả đi xuống ở thời điểm tỷ lệ lạm phát vốn đã ở mức thấp. Đồng USD hiện đã rời khỏi mốc cao nhất trong 4 năm so với đồng euro bởi dự đoán các nhà hoạch định chính sách khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đưa ra các biện pháp để bảo vệ cho đồng tiền này. Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm đến ngày thứ 2, chỉ số S&P 500 giảm 0,5% và đóng cửa tại mức 1.115,05 điểm. Những chính sách tài khóa của Mỹ về tình trạng lạm phát Đối với nhiều quốc gia, lạm phát là 1 điều tồi tệ cho nền kinh tế và chính phủ luôn cố gắng đưa ra những chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở mức thấp nhất. Nhưng với nền kinh tế Mỹ - lạm phát là 1 tín hiệu mừng cho họ (theo Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ - FED, ông Ben S. Bernanke cho biết hôm 13/1) Quay về thời kì Tổng thống Bush còn đương nhiệm – từ 20/1/2001 đến 20/1/2009 – đó là thời kì mà nền kinh tế Mỹ lạm phát cao. Vậy Bush đã đưa ra những chính sách gì, Cục dự trữ liên bang đã làm gì, quốc hội đã thông qua những dự luật nào để đưa Mỹ khỏi lạm phát? Ta tạm nhìn lại thời gian khủng hoảng của Mỹ dưới thời Bush như sau: Mỹ chịu gánh nặng của hai cuộc chiến tranh tại Iraq và Afganistan (sau sự kiện 11 tháng 9). Điều này trực tiếp làm tăng thâm hụt ngân sách; Thâm hụt cán cân thương mại và nợ nước ngoài của Mỹ (nhất là với Trung Quốc) đã tăng trong suốt 3 thập kỷ, nhưng nhanh nhất là đến cuối năm 2008. Nợ ròng đầu tư nước ngoài của Mỹ vào 2008 là 3.47 ngàn tỷ USD, tăng 1.33 ngàn tỷ, hay 62% so với cuối năm 2007. Đó là mức tăng cao nhất kể từ năm 1976. Nếu xét tổng số nợ của Mỹ so với GDP, thì bức tranh cho thấy sự bấp bênh về tài chính rõ hơn nhiều. Trong thập kỷ 80, dưới thời Regan, tổng số nợ của Mỹ so với tỷ lệ của GDP bị đẩy từ 150% lên đến xấp xỉ 240%. Con số này tăng lên rất ít trong suốt 2 nhiệm kỳ của Clinton, tới gần 250%. Nhưng nó lại bị đẩy lên dưới thời của Bush, đạt tới 350% vào năm 2008, vượt xa đỉnh cao trong lịch sử là 300%, khi xảy ra cuộc đại khủng hoảng 1929-1930. Chính quyền Mỹ đã ra tay như thế nào? Có thể thấy, từ năm 2001 cho đến hết năm 2007, tình hình lạm phát tại Mỹ thay đổi qua các năm như sau: năm 2000 và năm 2006, tỷ lệ lạm phát đứng ở mức khá cao 3,4%, tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 1,6% và đến năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên 4,1%. Có thể thấy, từ năm 2001 cho đến hết năm 2007, tình hình lạm phát tại Mỹ thay đổi qua các năm như sau: năm 2000 và năm 2006, tỷ lệ lạm phát đứng ở mức khá cao 3,4%, tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 1,6% và đến năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên 4,1%. Hình 27: Biểu đồ về sự thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ kể từ năm 2000 - Nguồn: Bộ Lao động Mỹ Nền kinh tế Mỹ qua hai tháng đầu năm 2008 vẫn phải đương đầu với tình trạng lạm phát cao hơn bao giờ hết bởi giá dầu tăng kỷ lục đã khiến giá xăng và dầu đốt nóng tăng cao. Trong khi đó FED chưa đưa ra mục tiêu kiềm chế lạm phát cụ thể, lạm phát hơn 2% đang được coi là có dấu hiệu nguy hiểm Hình 28: Thâm hụt ngân sách tại Mỹ - Nguồn: Nguồn: Bộ Lao động Mỹ Như đã nêu, vào sau quý I/2005, tình hình đã thay đổi. Cân đối vĩ mô bị xấu đi nghiêm trọng, thể hiện bởi con số vay nợ của Chính phủ Mỹ, thâm hụt ngoại thương, và nợ nước ngoài của Mỹ so với tỷ lệ GDP tăng lên. Đến lượt nó, sự mất cân đối kinh tế vĩ mô lại ép Fed tăng lãi suất cơ bản lên liên tiếp 0.25% sau mỗi lần điều chỉnh. Tuy vậy, đồng USD vẫn tiếp tục bị sụt giá so với các ngoại tệ mạnh khác trong suốt các năm 2005 -2008, kéo theo sự giao động mạnh của giá cả trên thị trường vốn, ngoại hối, năng lượng, và nhất là thị trường cho các giao dịch tương lai Hôm 31/1/2006, Tổng thống Mỹ George Bush đã có bài phát biểu tại phố Wall (New York) về thực trạng kinh tế đất nước, đồng thời nêu các ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế. Theo ông Bush, từ tháng 8/2003 tới nay, nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 7,2 triệu việc làm mới. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2006 là 4,5%, thấp hơn đáng kể so với mức thất nghiệp trung bình 5,1% của năm 2005 và của nhiều năm trước. Mức lương thực tế theo tuần tăng 1,7% trong cả năm 2006. Tỷ lệ này tăng ổn định và nhanh hơn mức tăng trung bình trong những năm thập niên 90 của thế kỷ trước. Thu nhập bình quân của mỗi gia đình lao động Mỹ tăng thêm 1.030 USD/năm; thu nhập cá nhân sau khi trừ thuế tính theo đầu người cũng tăng trên 2.800 USD (tăng 9,6%). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong 11 tháng đầu năm 2006 đạt 1,3 nghìn tỷ USD. Những dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng và sức ép lạm phát giảm đã khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ngày 31/1 đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 5,25% trước. Đây là cuộc họp thứ 5 liên tiếp FED đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất kể từ tháng 8/2006 do các dữ liệu của chính phủ cho thấy GDP của Mỹ đã tăng nhanh hơn dự đoán ở mức 3,5% trong quý IV/2006, chủ yếu nhờ tiết kiệm chi tiêu, giá xăng dầu giảm và tiền lương tăng. Như vậy trong cả năm 2006, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 3,4%, cao hơn 0,2% so với năm 2005 và là mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2004. Nhiều nhà phân tích đã phải chuyển dự đoán FED sẽ cắt giảm ba lần lãi suất trong năm 2007 sang việc FED sẽ giữ nguyên lãi suất trong một giai đoạn nhất định. Theo FED, các chỉ số gần đây cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ vững hơn và thị trường nhà đất dường như có dấu hiệu ổn định trở lại. Kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng vừa phải trong một vài tháng tới. Thị trường chứng khoán phố Wall đã có phản ứng tích cực sau quyết định giữ nguyên lãi suất của FED, do đã có câu trả lời cho hai mối quan tâm chủ chốt của thị trường. Đó là kinh tế Mỹ vẫn lành mạnh và sức ép lạm phát dịu bớt. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones đã tăng gần 100 điểm lên 12.621,69 điểm khi thị trường đóng cửa giao dịch phiên cuối cùng của tháng 1. Nhìn chung các thị trường chứng khoán Mỹ đã có sự khởi đầu tốt đẹp ngay từ tháng đầu tiên của năm, với chỉ số Dow Jones tăng 1,28%, còn hai chỉ số Nasdaq và S & P 500 cũng tăng tương ứng 2,01% và 1,41%. Tuy nhiên, việc FED quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% lại làm đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác trong. Tỷ lệ lãi suất của Mỹ thấp nhất vào năm 2003, sau đó hạ và tăng dần lên đến mức đỉnh điểm 5,25% vào nửa cuối năm 2006 cho đến ngày 18/9/2007. Hình 29: Tốc độ tăng trưởng GDP và lã suất của Mỹ - Nguồn: Bộ Lao động Mỹ Sau đó khi thị trường tín dụng đầy khó khăn và thị trường nhà đất suy yếu, ngày 18/9/2007 FED mở đầu đợt cắt giảm lãi suất, từ đó cho đến nay FED đã cắt giảm lãi suất 5 lần, tổng mức cắt giảm là 2,25%. Nhiều khả năng FED sẽ còn tiếp tục cắt giảm lãi suất để ngăn nguy cơ suy thoái. Một số chuyên gia lo ngại rằng nếu FED tiếp tục cắt giảm lãi suất, sẽ có nguy cơ xảy ra bong bóng tài sản trong tương lai. Ưu tiên thúc đẩy đàm phán thương mại Với mục tiêu cân bằng ngân sách, Tổng thống Bush tiếp tục đề xuất các chủ trương hỗ trợ phát triển kinh tế và hạn chế chi tiêu, áp dụng những biện pháp cải cách nhằm ngăn chặn thất thu thuế từ một số chương trình xã hội. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, ông Bush kêu gọi Quốc hội gia hạn "quy chế đàm phán thương mại nhanh", sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 6/2007, đồng thời trao thêm quyền hạn cho ông trong các cuộc đàm phán tự do thương mại. Theo quy chế này, Quốc hội chỉ có quyền chấp thuận hay bác bỏ, chứ không được sửa đổi từng điều khoản của các hiệp định thương mại mà Chính phủ đã ký với nước ngoài. Tổng thống Bush hy vọng việc gia hạn đặc quyền này sẽ góp phần tăng thêm cơ hội làm việc cho người lao động Mỹ và giúp các quốc gia đối tác thương mại của Mỹ ''tiến nhanh hơn tới các mục tiêu tự do và công bằng thương mại''. Ông Bush ủng hộ các nỗ lực nhằm nhanh chóng nối lại vòng đàm phán Doha về tự do thương mại toàn cầu, bị ngừng trệ từ tháng 7 năm ngoái do các đối tác thương mại chủ chốt không tìm được tiếng nói chung trong một số vấn đề quan trọng. Liên quan đến lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, Tổng thống Bush một lần nữa nêu lại kế hoạch giảm 20% lượng xăng dầu tiêu thụ trong vòng 10 năm và giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào nguồn năng lượng nhập khẩu. III. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC: Giống nhau: Cả hai cường quốc khi đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao đều chọn giảm phát là cắt giảm chi tiêu của chính phủ và tăng lãi suất nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Khác nhau: TRUNG QUỐC MỸ Nơi đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ và tài khóa: Thủ tướng chính phủ FED Quốc Hội Tổng Thống Chính sách kìm hãm lạm phát : Thông qua các bước nhỏ như sau: Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc Hạ nhiệt nhà đất Tăng cường kiểm soát giá – nhất là giá lương thực thực phẩm Tăng mức phạt hành vi thao túng giá tối đa Đẩy mạnh nguồn cung các loại hàng hóa thiết yếu và tài trợ các doanh nghiệp khó khăn về vốn, kiềm chế thanh toán bằng tiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách lạm phát của mỹ và trung quốc.doc
Tài liệu liên quan