Báo cáo Đánh giá sơ bộ về rừng giá trị Bảo tồn cao trong hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam (8/2006)

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH .iii

DANH MỤC CÁC BẢNG .iv

DANH MỤC CÁC PHỤLỤC . iv

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT.v

LỜI CẢM ƠN .vi

1.0 GIỚI THIỆU.1

1.1 MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊBẢO TỒN.1

1.2 CẤU TRÚC CỦA TÀI LIỆU .2

2.0 BỐI CẢNH.3

2.1 HÀNH LANG XANH.3

2.2 DỰÁN HÀNH LANG XANH .4

2.3 DỰÁN EO-STEM .4

3.0 ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊBẢO TỒN HÀNH LANG XANH .6

3.1 PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ HÀNH LANG XANH.6

3.2 CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CẤP CẢNH QUAN .7

3.2.1 Hệthống Thông tin Địa Lý (GIS) .7

3.2.2 Viễn thám.7

3.3 HỆSỐMÔ TẢCẢNH QUAN SINH LÝ.8

3.3.1 Bảo vệlưu vực đầu nguồn .8

3.3.2 Tính thống nhất của các nguồn tài nguyên mặt nước .8

3.3.3 Tính thống nhất của rừng .9

3.3.4 Giá trị đa dạng sinh học.9

3.4 HỆSỐ ĐIỀU CHỈNH KHOANH VÙNG .10

3.4.1 Độcao của rừng .10

3.4.2 Các Khu Bảo tồn .10

3.4.3 Các giá trịsửdụng của cộng đồng.10

3.5 NGUY CƠ.11

3.5.1 Nguy cơtừcác con đường.11

3.5.2 Nguy cơkhác .11

3.6 TỔNG HỢP CÁC HỆSỐ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊBẢO TỒN.12

3.6.1 Mô hình Đánh giá Giá trịBảo tồn .12

3.6.2 Sốliệu Có sẵn .12

3.6.3 Xếp hạng các hệsố đối với Hành Lang Xanh .16

4.0 KẾT QUẢ.18

4.1 HỆSỐMÔ TẢCẢNH QUAN SINH LÝ.19

4.2 HỆSỐ ĐIỀU CHỈNH KHOANH VÙNG .22

4.3 NGUY CƠ.23

4.4 TỔNG HỢP CÁC HỆSỐ.25

4.5 TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ.27

Báo cáo số6 EO-STEM ii Hatfield

5.0 THẢO LUẬN .30

5.1 DIỄN GIẢI CÁC GIÁ TRỊBẢO TỒN .30

5.2 HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN TIỀM NĂNG.31

5.3 NHỮNG HẠN CHẾ.32

6.0 CÁC CÔNG VIỆC TRONG TƯƠNG LAI.34

7.0 TÀI LIỆU THAM KHẢO .35

8.0 KẾT LUẬN .36

pdf50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá sơ bộ về rừng giá trị Bảo tồn cao trong hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam (8/2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiến hành trong gói Công việc số 2 của EO-STEM: Phát triển và Trình diễn Các Sản phẩm và dịch vụ Quan Sát trái đất Phục vụ Công tác Lập kế hoạch Bảo tồn Đa dạng Sinh học. Báo cáo này được thực hiện nhằm hoàn tất các nghĩa vụ trong hợp đồng công ty Hatfield Consultants Ltd với Cơ quan Vũ trụ Canada (Hợp đồng số 9F028-4-5007/01). Báo cáo số 6 EO-STEM 6 Hatfield 3.0 ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ BẢO TỒN HÀNH LANG XANH Có rất nhiều phương pháp lựa chọn những khu đất cần bảo tồn hoặc có tầm quan trọng về mặt xã hội. Rừng được xác định là có giá trị bảo tồn cao nơi mà các giá trị về mặt môi trường hoặc kinh tế xã hội được đánh giá là có tầm quan trọng. Khái niệm HCVF ở Việt Nam đã được Edward Pollard dự thảo (2004); Bộ công cụ HCVF đã định nghĩa các giá trị bảo tồn như sau: Có liên quan đến các chức năng của rừng ở cấp địa phương, khu vực hoặc toàn cầu. Những chức năng này là rõ ràng, chẳng hạn bảo vệ rừng đầu nguồn hoặc duy trì nguồn tài nguyên lương thực cho người dân địa phương. Nhưng những chức năng này cũng bao gồm các yếu tố bên trong chẳng hạn như có một cộng đồng các loài đặc hữu hiện chưa có giá trị kinh tế rõ ràng nhưng rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sống. Các ý tưởng được bao trùm trong HCVF cung cấp một khung khá đơn giản cho việc kết hợp các yếu tố môi trường và xã hội vào một giá trị; tuy nhiên, việc triển khai đánh giá HCVF thì không đơn giản vì hàng loạt các số liệu có liên quan và đòi hỏi phải có sự kết hợp các yếu tố. Đánh giá sinh học Trung Trường Sơn (Tordoff et al. 2004), ban đầu xác định Hành Lang Xanh là một ưu tiên bảo tồn, cũng đưa ra một phương pháp tiếp cận có sự kết hợp các tập hợp số liệu khác nhau để đánh giá các giá trị bảo tồn; Bản đánh giá Sinh học Trung Trường Sơn không đưa ra các tham chiếu rõ ràng đối với các khái niệm HCVF. Phần 3.1 mô tả phương pháp tiếp cận tổng quan được sử dụng để đánh giá các giá trị bảo tồn đối với Hành Lang Xanh; Phần 3.2 mô tả các công cụ được sử dụng; và phần 3.3 đến 3.6 mô tả các hệ số đánh giá tầm quan trọng và các phương pháp một cách chi tiết hơn. 3.1 PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ HÀNH LANG XANH HLX thực hiện các hoạt động bảo tồn cần phải dựa trên việc phân tích giá trị bảo tồn có hệ thống. Phương pháp này do nhóm công tác dự án EO-STEM phát triển để đánh giá các giá trị bảo tồn tại HLX dựa trên thông lệ phân tích đa tiêu chí (hỗ trợ ra quyết định), thường được tiến hành bằng hệ thống GIS trên máy vi tính. Phân tích đa tiêu chí cung cấp một cơ chế chính thức cho việc kết hợp và xử lý “các lớp” thông tin để đưa ra các khuyến nghị giải quyết những câu hỏi phức tạp; để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo Malczewski (1999). Một ví dụ về đánh giá đa tiêu chí là Bản Đánh giá Sinh học Trung Trường Sơn (Tordoff et al. 2003); Báo cáo đánh giá của dự án EO-STEM đối với HLX cũng tương tự như đối với việc đánh giá sinh học Trung Trường Sơn, nhưng với quy mô về không gian của đánh giá EO-STEM thì chi tiết hơn và thực hiện các phân tích bổ sung. Đánh giá HLX cũng nỗ lực tuân thủ các khái niệm về HCVF và giải quyết các giá trị bảo tồn trong khuôn khổ HCVF. Hơn nữa, một nỗ lực được đưa ra nhằm đảm bảo rằng các bước đánh giá HLX được xác định rất rõ ràng, cho phép sự tham gia và chỉnh sửa của các bên có liên quan. Đánh giá HLX được dựa trên 2 nhóm hệ số chính: 1. Hệ số mô tả cảnh quan sinh lý – mô tả các lĩnh vực sinh học và lý tính của các quy trình cảnh quan có tầm quan trọng trong việc bảo tồn tính thống nhất cảnh quan; và Báo cáo số 6 EO-STEM 7 Hatfield 2. Hệ số điều chỉnh khoanh vùng – một nhóm các hệ số đại diện đánh giá các giá trị con người bao gồm tầm quan trọng tương đối giữa các thành phần của cảnh quan, các giá trị bảo tồn và các ưu tiên quản lý. Ngoài các hệ số này, các quyết định khoanh vùng bảo tồn cũng dựa trên các hệ số về những mối đe doạ do con người tác động vào thiên nhiên và đe doạ các giá trị bảo tồn đã được nhận diện. Những hệ số đe doạ này chủ yếu là do gần với những hoạt động của con người (lấn đất để canh tác nông nghiệp và tác động của những con đường) cũng được trình bày trong bối cảnh trên. 3.2 CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CẤP CẢNH QUAN 3.2.1 Hệ thống Thông tin Địa Lý (GIS) Hệ thống GIS có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, nhưng một trong những thế mạnh chính của GIS là lập mô hình không gian. Phần mềm GIS hiện đại cho phép người sử dụng mô tả đặc trưng địa hình sử dụng các mô hình dữ liệu véc tơ và dữ liệu quét. Mô hình dữ liệu véc-tơ cho phép người sử dụng trình bày các đặc trưng riêng biệt và theo một chủ đề bằng việc sử dụng các điểm, đường và hình đa giác. Mô hình dữ liệu quét sử dụng các ảnh kẻ ca rô để trình bầy các dữ liệu liên tục và theo chủ đề theo các lớp hoặc bề mặt của các giá trị số. Các lớp số liệu quét có thể sử dụng để lập mô hình số, khi các lớp có thể được xử lý bằng các hàm và toán tử trong máy tính quét hoặc khung đại số lập bản đồ. Khả năng xử lý mạnh và hiệu quả thực là hữu dụng khi phân tích các đặc điểm cảnh quan. Trong bối cảnh bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học, có thể đặt các mức xếp hạng giá trị bảo tồn cao, trung bình và thấp đối với từng lớp riêng lẻ, đặt trọng số cho chúng theo tầm quan trọng, và kết hợp chúng với các lớp được tạo ra mà có thể sử dụng để hướng dẫn các nhà ra quyết định trong quá trình khoanh vùng. Một lợi ích nữa của phương pháp này là các trọng số có thể được điều chỉnh trong quá trình ra quyết định nhằm kiểm nghiệm và trình diễn các kịch bản khác nhau. GIS được biết đến như là một công cụ hiệu quả đối với việc lập mô hình không gian trong đánh giá và khoanh vùng bảo tồn cấp cảnh quan; tuy nhiên, việc kết hợp các dữ liệu khác nhau đòi hỏi phải có sự quan tâm và lập kế hoạch cẩn thận. 3.2.2 Viễn thám Viễn thám cung cấp một viễn cảnh độc đáo của bề mặt trái đất. Viễn thám có thể cung cấp ảnh diện rộng, bất kể ranh giới hành chính. Các máy viễn thám vệ tinh quang học hiện đại chụp ảnh định dạng số và chia thành nhiều phần trong dải điện từ (các lớp năng lượng phản chiếu khác nhau) tạo thành ảnh với nhiều thông tin hơn mắt người thường có thể thấy. Những thông tin này có thể được phân tích và xử lý để tạo lập bản đồ mặt đất, và nếu kết hợp với kiểm tra thực địa, những thông tin này có thể rất chính xác và tiết kiệm chi phí hơn khi so với các cuộc điều tra thực địa quy mô lớn trên cùng một diện tích. Báo cáo số 6 EO-STEM 8 Hatfield Viễn thám đã được sử dụng trong dự án EO-STEM để phân loại rừng trong Hành Lang Xanh; Việc phân loại rừng, sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo, sẽ có giá trị là một đầu vào cho việc đánh giá giá trị bảo tồn. 3.3 HỆ SỐ MÔ TẢ CẢNH QUAN SINH LÝ Đối với đánh giá Hành Lang Xanh, nhóm công tác Hatfield đã định nghĩa một tập hợp các hệ số mô tả cảnh quan sinh lý, nhằm mục đích phân định các mặt của giá trị bảo tồn cảnh quan. Có 4 hệ số mô tả cảnh quan sinh lý sau đây, sẽ được thảo luận chi tiết hơn: ƒ Bảo vệ lưu vực đầu nguồn; ƒ Tính thống nhất nguồn tài nguyên mặt nước; ƒ Tính thống nhất của rừng; và ƒ Giá trị đa dạng sinh học. 3.3.1 Bảo vệ lưu vực đầu nguồn Rừng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái trên phương diện điều hoà khí hậu và thuỷ văn; cụ thể là rừng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đất. Thảm thực vật có thể làm giảm xói mòn trực tiếp do mưa, và sự kết hợp giữa rễ cây và các thành phần khác của thực vật có thể bảo vệ đất, góp phần ngăn chặn lở đất. Chức năng bảo vệ lưu vực đầu nguồn của rừng có thể xem xét ở 2 mức độ: mức độ địa phương nơi mà độ che phủ rừng có thể ngăn chặn lở đất và xói mòn đất canh tác và đất thổ cư; và ở mức độ lớn hơn nơi mà xói mòn và phù sa của hệ thống sông ngòi có thể gây ảnh hưởng đến nông nghiệp, ngư nghiệp và hệ sinh thái vùng duyên hải và hệ sinh thái biển. Giá trị của rừng đối với việc duy trì tính thống nhất của lưu vực đầu nguồn còn phụ thuộc vào các đặc điểm lý tính cụ thể của cảnh quan. Dữ liệu không gian đòi hỏi đánh giá tính thống nhất của lưu vực đầu nguồn bao gồm: ƒ Độ cao – đất ở độ cao hơn có thể dễ bị xói mòn hơn; ƒ Độ dốc – đất ở độ dốc hơn thường dễ bị xói mòn và lở hơn; ƒ Loại đất – có những loại đất nhất định dễ bị xói mòn hơn; và ƒ Lượng mưa – lượng mưa cao hoặc chu kỳ mưa nhiều hơn có thể làm tăng rủi ro xói mòn và lở đất. 3.3.2 Tính thống nhất của các nguồn tài nguyên mặt nước Những khu rừng tự nhiên lân cận sông có thể được xem là có giá trị đa dạng sinh học lớn hơn những khu rừng ở xa sông. Những khu rừng có thể bảo vệ nguồn cung nước cho địa phương và cải thiện đa dạng sinh học của hệ sinh thái sông ngòi, vì vậy những khu ven sông có giá trị bảo tồn đáng kể. Báo cáo số 6 EO-STEM 9 Hatfield Để xác định rừng có giá trị cấp cảnh quan trong việc đảm bảo tính thống nhất của nguồn tài nguyên mặt nước, các số liệu không gian đòi hỏi phải bao gồm các sông ngòi và rừng tự nhiên, vì vậy, việc phân tích không gian nhằm xác định vị trí gần của rừng với sông ngòi là một yếu tố cơ bản để đánh giá các giá trị bảo tồn. 3.3.3 Tính thống nhất của rừng Việc mất rừng tại Đông Nam Á hiện đang là một vấn đề quan trọng trong công tác bảo tồn, và những khu rừng cấp cảnh quan lớn ngày càng trở nên hiếm hơn. Pollard (2004) đã xác định giá trị của "những khu rừng lớn" có thể chứa đựng những tập hợp sống của tất cả (hoặc phần lớn) các loài. Giá trị bảo tồn thì quan tâm đến các khu rừng lớn nhiều hơn là quan tâm đến các loài; giá trị bảo tồn nhằm xác định rừng hiện đang ở trạng thái tự nhiên, có nghĩa là, rừng chưa bị tác động của con người chẳng hạn làm đồn điền, khai thác gỗ công nghiệp, lấn đất làm ruộng và xây dựng đường xá. Những khu rừng lớn hơn, trên phương diện quy mô, về bản chất có tầm quan trọng hơn trong công tác bảo tồn; tuy nhiên, bản đánh giá này phụ thuộc nhiều vào số liệu về rừng đã có sẵn. Cơ sở của những hệ số mô tả được sử dụng trong đánh giá Hành Lang Xanh là bất kỳ diện tích rừng nào có thể hình thành một phần quan trọng trong cảnh quan rừng lớn hơn, và cung cấp sự kết nối quan trọng giữa các khu rừng tự nhiên, bất kỳ diện tích rừng địa phương nào, là một phần của cảnh quan rừng lớn hơn cũng có thể có giá trị bảo tồn lớn hơn. Dữ liệu không gian đòi hỏi mô tả tính thống nhất của rừng cấp cảnh quan bao gồm thông tin về độ che phủ rừng tự nhiên và diện tích không có rừng đại diện cho 'ma trận cảnh quan'. Phân tích không gian đóng vai trò thiết yếu trong việc quyết định bối cảnh của từng vị trí có rừng và mức độ tạo thành một phần của diện tích rừng lớn hơn (chẳng hạn, mức độ kết nối của rừng địa phương với cảnh quan xung quanh nó). 3.3.4 Giá trị đa dạng sinh học Rừng có chứa đựng nhiều giá trị đa dạng sinh học cấp toàn cầu, khu vực hoặc quốc gia được xem là một ưu tiên bảo tồn cao. Trọng tâm được đặt vào giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa cấp toàn cầu trên phương diện quý hiếm và nguy cấp, như đã được định nghĩa trong hầu hết các Sách đỏ của IUCN mới đây về các loài quý hiếm và nguy cấp. Giá trị đa dạng sinh học được xác định thông qua những thông tin trực tiếp (ví dụ, thông qua thông tin phân phối không gian về đa dạng sinh học từ những cuộc điều tra đa dạng sinh học), nơi mà thông tin về vị trí của mỗi quan sát tích cực từng loài cá thể được ghi chép lại. Một phương pháp thay thế gián tiếp để đánh giá giá trị đa dạng sinh học cảnh quan là thông qua đánh giá môi trường sống của rừng, ví dụ lập bản đồ sử dụng ảnh viễn thám. Dữ liệu không gian được dùng để đánh giá các giá trị đa dạng sinh học là các số liệu điều tra đa dạng sinh học (với số liệu vị trí của từng quan sát), hoặc các bản đồ môi trường sống của rừng phân biệt các loại rừng tự nhiên "giàu đa dạng sinh học". Báo cáo số 6 EO-STEM 10 Hatfield 3.4 HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH KHOANH VÙNG Ba hệ số điều chỉnh khoanh vùng có giá trị bảo tồn được xây dựng bởi nhóm công tác Hatfield trong đánh giá HLX bao gồm: ƒ Độ cao của rừng; ƒ Các khu bảo tồn; và ƒ Giá trị sử dụng của cộng đồng. Thêm vào đó, các số liệu liên quan đến các nguy cơ cũng được xây dựng, bao gồm những nguy cơ quan trọng do những con đường dẫn đến những khu vực đó. 3.4.1 Độ cao của rừng Bản đánh giá sinh học Trung Trường Sơn (Tordoff et al. 2003) đã xác định các môi trường sống của rừng đất thấp (dưới 300 mét) được coi là một ưu tiên bảo tồn, dựa trên đánh giá rằng những khu rừng quý hiếm (trên phương diện độ cao) có giá trị cao hơn. Đối với bản đánh giá HLX, một phương pháp tương tự đã được xác định nhằm bổ sung giá trị bảo tồn đối với các khu rừng đất thấp thông qua hàng loạt độ cao khác nhau. Để xác định các giá trị bảo tồn đối với rừng đất thấp, những số liệu cần có là diện tích rừng tự nhiên và độ cao. 3.4.2 Các Khu Bảo tồn Việc quan tâm đến công tác quản lý bảo tồn thực tế có thể làm tăng giá trị của rừng nếu khu rừng đó nằm gần những khu bảo tồn hiện có; Điều này có thể có liên quan đến chi phí thực thi công tác bảo vệ và lợi ích của vùng đệm. Kết quả là, rừng sẽ có giá trị gia tăng do nằm gần những khu bảo tồn hiện có. Số liệu không gian cần có để tạo ra hệ số điều chỉnh này là đường ranh giới của các khu bảo tồn hiện hữu. Thêm vào đó, cần phải phân tích không gian để xác định khoảng cách đến các khu bảo tồn. 3.4.3 Các giá trị sử dụng của cộng đồng Theo Khung HCVF, các khu rừng có tầm quan trọng trong việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương được đánh giá là có giá trị bảo tồn cao hơn; những khu rừng này bảo vệ sự sống còn cơ bản và an ninh cho các cộng đồng địa phương. Những nhu cầu này có thể liên quan đến việc khai thác rừng lấy lương thực, nhiên liệu và thuốc thang một cách bền vững. Đối với việc đánh giá HLX, một loạt các số liệu thống kê địa phương có thể hữu ích trong việc xác định hệ số điều chỉnh khoanh vùng này, ví dụ thu nhập và tỷ lệ thu nhập từ rừng của mỗi hộ gia đình, tuy nhiên, khó có thể thu thập được những số liệu thống kê này. Thêm vào đó, ở HLX có nhiều xã chiếm diện tích tương đối lớn, trong đó có thể có những khác biệt đáng kể trong giá trị rừng cộng đồng. Báo cáo số 6 EO-STEM 11 Hatfield Nếu không có sẵn số liệu từ địa phương hoặc số liệu không phù hợp, thì nên sử dụng phương pháp thu thập những số liệu cần có bằng cách tiến hành đánh giá lập bản đồ có sự tham gia của cộng đồng địa phương nhằm thu thập 'kiến thức truyền thống' có liên quan đến lịch sử định cư, việc sử dụng đất của cộng đồng, và việc sử dụng đa dạng sinh học của cộng đồng; đánh giá lập bản đồ như vậy có thể cho phép xác định những khu rừng có tầm quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương. 3.5 NGUY CƠ Các hệ số còn lại trong bản đánh giá HLX là nguy cơ đe doạ các giá trị bảo tồn. Các nguy cơ được coi là những vấn đề quan trọng trong quá trình lập kế hoạch khoanh vùng bảo tồn, nhưng không phải là hệ số mô tả giá trị bảo tồn thực sự. Đối với HLX, Hệ số nguy cơ được chọn được liệt kê dưới đây, tuy nhiên không được kết hợp vào việc đánh giá giá trị bảo tồn HLX; những hệ số này có thể được sử dụng trong quá trình ra quyết định nhằm hỗ trợ lập các trọng số cho các giá trị. 3.5.1 Nguy cơ từ các con đường Khoảng cách của các con đường gần với rừng có giá trị bảo tồn cao là một vấn đề quan trọng đối với các nhà ra quyết định; dựa vào các đánh giá của họ, khoảng cách gần đường có thể làm tăng hoặc giảm ưu tiên bảo tồn trong quá trình khoanh vùng. Nguy cơ từ việc cải thiện khả năng tiếp cận đến những khu rừng do có các con đường đã làm tăng chi phí giám sát và dẫn đến một quyết định phải tập trung bảo vệ những khu vực khác. Giải pháp thay thế là, ưu tiên bảo tồn có thể là việc chủ động tích cực giảm tác động của những con đường, cần tính đến những khu vực riêng biệt đã được tự bảo vệ bởi sự khó tiếp cận những khu vực đó. Số liệu không gian được sử dụng để mô tả hệ số điều chỉnh này là: ƒ Các con đường hiện có – với sự khác biệt từ loại hình đường xá (ví dụ, đường được lát hoặc không lát); và ƒ Các con đường theo quy hoạch. 3.5.2 Nguy cơ khác Các nhà ra quyết định có thể xem xét một loạt các nguy cơ khác; dựa vào số liệu có sẵn, các nguy cơ khác có thể bao gồm: ƒ Xây dựng thuỷ điện; ƒ Các hoạt động khai thác gỗ và khai thác mỏ; ƒ Cường độ săn bắt; ƒ Khai hoang lấy đất canh tác nông nghiệp; và ƒ Mật độ dân cư. Báo cáo số 6 EO-STEM 12 Hatfield 3.6 TỔNG HỢP CÁC HỆ SỐ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN Phần này trình bày một mô hình phân tích được xây dựng riêng cho việc đánh giá các giá trị bảo tồn của HLX, trong đó kết hợp các số liệu có sẵn đối với các hệ số trên nhằm cung cấp một giá trị bảo tồn tổng quát. Phần này cũng trình bày cách xếp hạng mỗi hệ số và cơ hội lập thứ tự ưu tiên đối với các hệ số này thông qua các trọng số. Cuối cùng, phần này còn cung cấp các chi tiết kĩ thuật đối với các phương pháp được sử dụng để lập các hệ số đầu vào trong mô hình. 3.6.1 Mô hình Đánh giá Giá trị Bảo tồn Hình 2 cho thấy sơ đồ tổng hợp các hệ số mô tả cảnh quan sinh lý và hệ số điều chỉnh khoanh vùng được sử dụng trong đánh giá giá trị bảo tồn HLX. Giá trị bảo tồn tổng quát của mỗi vị trí ở HLX là tổng số các điểm được cho đối với mỗi hệ số. Hệ số được xếp hạng Cao, Trung Bình và Thấp trên phương diện giá trị bảo tồn, sẽ cho tương ứng số điểm là 3, 2 và 1; vị trí cũng có điểm số là 0 đối với một hệ số cụ thể. Tầm quan trọng tương đối của mỗi hệ số trong bản đánh giá cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định; vì vậy, mô hình đánh giá được thiết kế nhằm cho phép lập trọng số đối với từng hệ số hay đặt trọng số cho mỗi lớp hệ số (Hệ số mô tả cảnh quan sinh lý và Hệ số điều chỉnh khoanh vùng). Đường kẻ đỏ chỉ ra các cơ hội đối với các bên tham gia có thể áp dụng các trọng số cho các phần khác nhau của mô hình, vì vậy làm tăng tầm quan trọng hoặc tính thích hợp của hệ số đó - các trọng số không được áp dụng trong phân tích hiện hữu này. Các hệ số mô tả cảnh quan sinh lý (X) và các hệ số điều chỉnh khoanh vùng (Y) là trọng tâm (phần lõi) của mô hình, mà chính nó là sự kết hợp của bộ các hệ số. Số liệu đa dạng sinh học được thu thập trong dự án HLX được sử dụng để cung cấp bối cảnh bổ sung và có tầm quan trọng trong quá trình ra quyết định. Một số hệ số khác phụ thuộc vào việc bị che dấu, loại bỏ những khu vực nhất định (ví dụ, cho giá trị 0) dựa vào một ngưỡng. Ví dụ, đối với hệ số độ cao của rừng, tất cả những khu rừng có độ cao trên một ngưỡng nhất định sẽ bị che dấu /loại khỏi phân tích này. Những khu vực có nguy cơ bị đe doạ là những khu vực có rủi ro bị tác động tiêu cực lớn nhất. Nơi các số liệu về mối nguy cấp được trình bày như là bản đồ, chúng có thể được sử dụng để cung cấp những viễn cảnh bổ sung vào giá trị bảo tồn cùng với sự tham vấn của các bên tham gia. 3.6.2 Số liệu Có sẵn Trong đánh giá HLX, có một số hạn chế về số liệu có sẵn để sử dụng trong mô hình; Bảng 1 trình bày các số liệu có sẵn. Ngoại trừ các ảnh vệ tinh và các sản phẩm phái sinh, thì nguồn số liệu, tuổi và độ chính xác của số liệu của tập hợp số liệu của tỉnh là chưa được biết đến; Sự không chắc chắn này cần phải được tính đến khi diễn giải kết quả đầu ra của mô hình. Tỷ lệ xích của bản đồ nguyên gốc của phần lớn số liệu là không rõ, vì vậy tỷ lệ xích của mô hình độ cao (20 m) được sử dụng như là 'tỷ lệ xích cơ bản' cho mục đích thống nhất sử dụng phân tích GIS theo số liệu quét. Báo cáo số 6 EO-STEM 13 Hatfield Hình 2 Mô hình Đánh giá HCVF Hành Lang Xanh. NOTE: Xếp hạng từng hệ số theo điểm Cao, Trung bình, và Thấp và đặt trọng số cho từng hệ số trong khi kết hợp chúng có thể được thay đổi; việc xếp hạng và lập trọng số cuối cùng có thể được thực hiện với sự tham vấn của các bên tham gia. Ngoài ra, độ bao phủ địa hình của các lớp số liệu chưa hoàn thiện đối với toàn tỉnh. Độ bao phủ của số liệu vệ tinh SPOT-5 có được từ dự án EO-STEM bao gồm HLX và phần lớn Tỉnh, nhưng một số diện tích không được đưa vào bản đồ rừng. 3 diện tích bị loại bỏ khỏi báo cáo phân tích là: một phần diện tích nhỏ phía viễn đông của tỉnh đến đông bắc của thành phố Đà Nẵng; một phần diện tích nhỏ phía viễn tây của tỉnh dọc theo ranh giới với tỉnh Quảng Trị; và một phần lớn hơn diện tích đất thấp tới phía bắc và tây của thành phố Huế, mà phần lớn là không có rừng. Những diện tích này được minh hoạ tại Hình 3. Bảng 1 liệt kê các số liệu có sẵn được dùng trong đánh giá các giá trị bảo tồn, bao gồm chi tiết về bên cung cấp số liệu, tỷ lệ xích bản đồ trong quá trình lập, và mô tả tóm tắt về lớp số liệu. Báo cáo số 6 EO-STEM 14 Hatfield Hình 3 Diện tích Hành Lang Xanh và độ bao phủ của ảnh Vệ tinh SPOT-5, Dự án EO-STEM. Báo cáo số 6 EO-STEM 15 Hatfield Bảng 1 Tổng hợp các số liệu có sẵn và việc sử dụng nó để đánh giá HCVF Hành Lang Xanh. Lớp số liệu Bên cung cấp Tỷ lệ xích Mô tả / Đánh giá Độ che phủ rừng EO-STEM 1:50,000 Phân loại việc sử dụgn rừng tự nhiên, rừng trồng và đất không có rừng sử dụng ảnh vệ tinh SPOT-5 2004 và 2005. • Đánh giá chính xác Tham khảo tài liệu kỹ thuật EO-STEM để biết thêm chi tiết (Hatfield 2006) Sử dụng đất Tỉnh 1:50,000 Rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng. • Tuổi của tập hợp số liệu không rõ (tập hợp số liệu được Tỉnh đánh giá lại vào cuổi tháng 6/2006) Thuỷ văn Tỉnh 1:50,000 Sông, suối, hồ • Nguồn gốc ban đầu và tuổi của tập hợp số liệu không rõ • Sông ngòi không hình thành một mạng lưới kết nối - số liệu sông và suối được sáp nhập để hoàn thiện mạng lưới thuỷ lợi Đường xá Tỉnh 1:50,000 Chỉ có các con đường hiện có • Nguồn gốc ban đầu và tuổi của tập hợp số liệu không rõ • Việc phân loại đường xá không rõ Kinh tế-xã hội EO-STEM 1:50,000 Số liệu thống kê kinh tế xã hội tại cấp tỉnh được Sở Tài Nguyên Môi trường cung cấp: • Số làng xã • Tổng số hộ • Dân số • % nghèo đói • Lâm sản ngoài gỗ (NTFP) tiềm năng (cao, TB, thấp) • Sử dụng/phụ thuộc vào rừng (cao, TB, thấp) Độ cao EO-STEM 1:50,000 Mô hình Độ cao Số hoá (DEM) được Tỉnh lập số liệu đường mức số hoá. Cần phải xử lý và điều chỉnh. • Nguồn ban đầu và tuổi của tập hợp số liệu chưa rõ • Vấn đề chât lượng liên quan đến các đường mức không kết nối Độ dốc EO-STEM 1:50,000 được tính toán bằng DEM Độ dốc bằng độ tại mỗi ô định vị Lượng mưa Tỉnh Không áp dụng Số liệu bảng về lượng mưa trung bình hàng tháng của ba trạm thuỷ văn Tỉnh. • Không có toạ độ đối với các vị trí của trạm. Số liệu về đa dạng sinh học HLX Không áp dụng Vị trí các khu vực trong các bản điều tra đa dạng sinh học và danh sách các loài: chim, thực vật và cây, linh trưởng, lưỡng cư và bướm. • Không có toạ độ vị trí từng quan sát riêng biệt • Thiếu số liệu về sự hiện diện và thiếu vắng Đơn vị rừng Tỉnh 1:50,00 Các đơn vị quản lý rừng • Tuổi của tập hợp số liệu chưa rõ Báo cáo số 6 EO-STEM 16 Hatfield 3.6.3 Xếp hạng các hệ số đối với Hành Lang Xanh Từng hệ số đầu vào riêng lẻ được xếp hạng dựa trên các đánh giá của chuyên gia; có tham khảo thêm tài liệu Tordoff et al. (2003) đối với độ cao của rừng. Việc xếp hạng đối với mỗi hệ số mô tả cảnh quan và hệ số điều chỉnh khoanh vùng được nêu trong Bảng 2; mỗi hệ số đầu vào được xếp hạng Cao, Trung bình hoặc Thấp về mặt giá trị bảo tồn. Bảng 2 Xếp hạng hệ số mô tả cảnh quan và hệ số điều chỉnh khoanh vùng bảo tồn. Xếp hạng Giá trị Đơn vị Ghi chú Cao (3) TB (2) Thấp (1) Không (0) Hệ số mô tả cảnh quan Độ cao mét (trên mực nước biển) 493- 1,780 170-493 18-170 0-18 Độ dốc độ 25-88 14-25 2-14 0-2 Tính thống nhất lưu vực đầu nguồn (Xếp hạng độ cao + độ dốc) 5-6 3-4 0-2 0 Tính thống nhất các nguồn tài nguyên nước mặt (gần song ngòi) mét Che dấu rừng tự nhiên 0-500 500- 1,500 1,500- 3,000 >3,000 Tính thống nhất của rừng % có rừng Đa dạng sinh học (độ che phủ của rừng) không áp dụng Giàu Trung bình Nghèo Khác Hệ số điều chỉnh khoanh vùng Độ cao của rừng mét (trên mực nước biển) Che dấu rừng tự nhiên <300 300-700 700- 1,200 >1,200 Khu bảo tồn mét 0-1000 1,000- 2,500 2,500- 5,000 >5,000 Các đường chính 0-500 500- 1500 1,500- 3,000 >3,000 Đường xá (khoảng cách từ) mét Các đường phụ - - 0-500 - Các nguy cơ khác mét Che dấu khu vực không có rừng 0-500 500- 1,500 1,500- 3,000 >3,000 Tất cả các hệ số đầu vào được giả định có tầm quan trọng như nhau trong báo cáo đánh giá này và vì vậy các hệ số đều không có trọng số. Nhằm xếp hạng từng hệ số cụ thể, cần có phân tích GIS như được mô tả dưới đây: Bảo vệ lưu vực đầu nguồn: Tính thống nhất của lưu vực đầu nguồn là tổng số của xếp hạng độ cao và độ dốc. Mặc dù vậy, nó được tính theo hệ thống phân loại rừng đầu nguồn chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định thông số này, số liệu về đất và giá trị lượng mưa không được tính trong thông số này. Số liệu về đất hiện không có sẵn trong lĩnh vực nghiên cứu này và các giá trị về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDanhGiaSoBoVeRung.pdf
Tài liệu liên quan