Các tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội cần xét đến khi có mặt của bệnh viện với số lượng CBCNV, bệnh nhân tập trung lại một khu vực.
Tác động trước tiên là làm phát sinh các chất thải (khí, lỏng, rắn, sự cố) gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, khi tập trung các bệnh nhân mang bệnh lại một khu vực thì nguy cơ lây lan mầm bệnh ra cộng đồng là không thể tránh khỏi. Đặc biệt là các bệnh ở khoa truyền nhiễm, nếu không kiểm soát chặt chẽ thì nguy cơ lây lan cho CBCNV, cho người nhà thăm nuôi. Ngoài ra, nếu xử lý không triệt để các nguồn thải, các chất thải phát tán ra môi trường xung quanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho cộng đồng. Do đó, Chủ dự án cần phải lưu ý vấn đề này nhằm kiểm soát nghiêm ngặt nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho CBCNV và cộng đồng dân cư xung quanh.
92 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ khi bệnh viện đi vào hoạt động đến suốt quá trình hoạt động.
Đánh giá tác động
Qua Bảng 3-3 cho thấy: trong nước thải bệnh viện các chỉ tiêu (giá trị max) như: Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, Amoni, Photphat và Coliform vượt Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quy định. Cụ thể mức độ vượt và cơ chế tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện như sau:
- Chỉ tiêu SS vượt Quy chuẩn 2,7 lần. Tác động của chất rắn lơ lửng làm tăng độ đục của nguồn nước. Độ đục cao sẽ giảm khả năng lan truyền của ánh sáng, làm giảm độ oxy hòa tan trong nước.
- Chỉ tiêu BOD5 vượt 6,4lần; COD vượt Quy chuẩn 4,5 lần: Các chỉ tiêu này biểu hiện hàm lượng các hợp chất hữu cơ trong nước thải cao. Sự có mặt của các chất hữu cơ trong nước sẽ xảy ra quá trình các vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan trong nước để phân hủy các chất hữu cơ này. Qua đó, sẽ dẫn đến việc suy giảm nồng độ ôxy hòa tan. Lượng ôxy hòa tan giảm sẽ gây tác động đến quá trình hô hấp của hệ sinh thái dưới nước làm giảm khả năng phát triển, mức độ nặng sẽ gây chết và phân hủy tiếp tục gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
- Chỉ tiêu Amôni vượt 3,53 lần; Photphat vượt 1,3 lần. Đây là các chỉ tiêu thể hiện hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước thải cao. Qua đó các loại rong, tảo sẽ phát triển nhanh chóng gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Tác động kéo theo là các loại rong, tảo sẽ chết và phân hủy làm tăng hàm lượng hợp chất hữu, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
- Chỉ tiêu Coliform vượt 400.000 lần. Nước có nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh thường là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ. Vi khuẩn thương hàn có thể sống 4 tuần trong giếng, 25 ngày trong nước hồ và nước sông. Vi khuẩn gây bệnh lỵ có thể sống 6 - 7 ngày trong nước sau đó có thể lây lan bệnh tật cho con người,...
Coliform là nhóm vi khuẩn đường ruột hình que, hiếu khí hoặc kỵ khí hay nhóm tùy nghi và đặc biệt là Escherichia coli (E. coli), E. coli là một vi khuẩn có nhiều trong phân tươi người, động vật. Ngoài ra E. coli còn tìm thấy trong môi trường đất và nước bị nhiễm phân.
E. coli sinh nội độc tố thông qua sự sản sinh các nội độc tố kém chịu nhiệt (LT - Lable toxins), nội độc tố chịu nhiệt (ST - Stable toxins). Nhóm này xâm nhập vào tế bào và tạo khuẩn lạc dày trên niêm mạc ruột.
Nguồn nước mưa chảy tràn qua khu vực:
Tổng lượng nước mưa đổ vào khu vực khi Dự án đi vào hoạt động tương tự như tính toán ở trên (mục 3.1.1.1.a). Ở giai đoạn này, do một phần lớn diện tích đã có mái che và hầu hết đã được bê tông hoặc nhựa hóa, các chất thải trong bệnh viện luôn phải thu gom nhằm đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Do đó, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa sẽ được giảm đi đáng kể, Chủ dự án sẽ xây dựng hệ thống tiêu thoát đảm bảo nhằm không gây ngập úng cục bộ trong khuôn viên Bệnh viện.
3.1.1.2. Đánh giá các nguồn gây tác động do chất thải rắn
a. Trong giai đoạn thi công xây dựng:
* Chất thải rắn xây dựng:
- Nguồn gốc phát sinh: xà bần do giải phóng mặt bằng, đất đá rơi vãi trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ; đất đá thải ra từ quá trình đào hố móng, các loại bao bì đựng vật liệu xây dựng, sắt thép vụn...
- Thành phần: đất, đá, gạch ngói vỡ, gỗ cốp pha, bao bì vật liệu, đinh, sắt thép vụn...
- Tải lượng: Lượng chất thải rắn này rất khó xác định chính xác tải lượng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp thi công, ý thức của công nhân thi công và chất lượng vật liệu...
* Chất thải rắn sinh hoạt:
- Nguồn phát sinh: Từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân trên công trường.
- Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, cọng rau, vỏ hoa quả, giấy vụn, các loại bao bì, vỏ hộp...
- Tải lượng: Lượng rác thải sinh hoạt tính trung bình từ 0,4÷0,5 kg/người/ngày (theo tài liệu Quản lý chất thải rắn của GS Trần Hiếu Nhuệ biên soạn, Nhà xuất bản Xây dựng), với tổng số cán bộ, công nhân trên công trường bình quân khoảng 100 người. Vậy, tổng lượng rác thải phát sinh trên công trường có thể tính được khoảng 40 - 50 kg/ngày.
Như vậy, chất thải rắn sinh ra trong giai đoạn này bao gồm chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn sinh hoạt của công nhân. Lượng chất thải này nếu để phát tán tự do ra môi trường sẽ làm mất mỹ quan khu vực. Tuy nhiên, phần lớn chất thải rắn xây dựng có khả năng tận dụng, tái sử dụng, Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp thu gom tận dụng hoặc xử lý thích hợp. Tác động này sẽ chấm dứt khi kết thúc quá trình thi công.
b. Trong giai đoạn Dự án đi vào hoạt động:
Nguồn phát sinh:Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện có thể phân chia thành 2 nhóm theo tính chất ô nhiễm và biện pháp xử lý:
- Chất thải rắn sinh hoạt : Nguồn chất thải rắn này có thành phần chủ yếu là các loại giấy loại, giấy gói văn phòng phẩm thải loại các loại (trong hoạt động văn phòng), bao bì PE các loại vật dụng, hàng hóa vỡ vụn,... Nói chung, đây là nguồn rác thải sinh hoạt thuần tuý, không chứa các chất có tính độc hại. Với quy mô của Dự án là 500 giường bệnh thì có tối đa 500 bệnh nhân và 500 người nhà, cộng với khoảng 700 CBCNV nên tổng cộng có 1.700 người/ngày. Theo định mức cứ 01 người sẽ làm phát sinh 0,4kg rác thải sinh hoạt/ngày. Do đó lượng rác thải sinh hoạt thải ra hàng ngày khoảng 680kg/ngày.
Chất thải rắn y tế bao gồm:
+ Các vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất tiết của bệnh nhân như: băng, gạc, bông, găng tay, đồ vải, dây chuyền máu, các loại ống thông, bơm kim tiêm, giấy thấm, các mô bị cắt bỏ,...
+ Chất thải phóng xạ: các loại phim, các hợp chất khác...
+ Chất thải hóa học: các loại dược phẩm bị thải bỏ, quá hạn, các hóa chất dùng trong xét nghiệm, dung môi dùng để diệt khuẩn y tế, dung dịch làm sạch, khử khuẩn...
Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế (Vụ điều trị) tại 24 bệnh viện năm 1998, lượng chất thải y tế ở bệnh viện trung bình là 0,73kg/giường bệnh/ngày, trong đó 0,11 kg/giường bệnh/ngày là chất thải y tế nguy hại. Như vậy, với quy mô 500 giường bệnh lượng rác thải của Dự án sẽ là 365kg/ngày, trong đó 55kg/ngày là chất thải y tế nguy hại.
- Theo một số kết quả điều tra năm 1998-1999 của Dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và WHO. Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam được thống kê như sau:
Bảng 3-4. Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam
TT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
1
Giấy các loại
3
2
Kim loại, vỏ hộp
0,7
3
Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm
3,2
4
Bông băng
8,8
5
Chai, túi nhựa các loại
10,1
6
Bệnh phẩm
0,6
7
Rác hữu cơ
52,57
8
Đất đá và các vật rắn khác
21,03
Như vậy tổng lượng chất thải phát sinh trong bệnh viện là:
625kg + 365kg = 990kg/ngày. Trong đó, có khoảng 55kg là chất thải y tế nguy hại.
Trong thành phần chất thải nguy hại, đáng chú ý là lượng chất thải nguy hại chứa kim loại nặng. Các kim loại nặng thường tồn tại ở nhiều nơi, trong nhiều vật chất và rất khó để thống kê đầy đủ về nguồn gốc, thành phần và lượng phát sinh. Hiện nay ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể về các chất thải nguy hại có chứa kim loại nặng trong bệnh viện. Tuy nhiên, tham khảo một số tài liệu cho thấy chất thải nguy hại chứa kim loại nặng trong bệnh viện như Thủy ngân (Hg) trong nhiệt kế, nước rửa phim chứa bạc (Ag) và một số kim loại khác. Ngoài ra các vật liệu chứa kim loại nặng như thuốc hết hạn sử dụng, các loại ống thủy tinh.
Đối tượng và quy mô bị tác động:
- Đối tượng bị tác động: Môi trường nước, môi trường đất, con người và động thực vật.
- Quy mô tác động: Trong khu vực bệnh viện và vùng lân cận.
Tác động: Rác thải y tế là loại rác thải rất nguy hiểm, nếu không được thu gom, phân loại và xử lý tốt thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tác động rất nguy hiểm đến những người tiếp xúc. Các hóa dược phẩm gây nhiễm độc, gây ăn mòn, gây các tổn thương trên da, mắt hoặc niêm mạc đường thở, thương tổn hay gặp nhất là bỏng. Các kim loại nặng thường không hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các sinh vật, thường tích lũy theo chuỗi thức ăn, thâm nhập vào cơ thể người và sinh vật gây rối loạn và phát sinh bệnh lý,...Đặc biệt các bệnh phẩm có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nếu thải bỏ bừa bãi mà không kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ lây lan cho những người khác. Do đó, khi đi vào hoạt động, Chủ dự án sẽ có biện pháp thích hợp để xử lý loại chất thải này.
3.1.1.3. Đánh giá tác động của các nguồn phát sinh bụi và khí thải
a. Trong giai đoạn GPMB và xây dựng các hạng mục Dự án:
Nguồn phát sinh:
- Trong giai đoạn thi công xây dựng, nguồn phát sinh bụi và khí thải chủ yếu phát sinh từ các phương tiện, máy móc thi công sử dụng nhiên liệu làm phát sinh bụi và khí thải trên công trường và trên các tuyến đường vận chuyển;
Các tác động được đánh giá chi tiết và cụ thể như sau:
- Các phương tiện giao thông vận tải sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu diezel, (trong đó chủ yếu là dầu diezel) sẽ thải ra môi trường một lượng khí thải chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CO, CO2, SO2, VOC...
+ Thành phần: Bụi và khí thải phát sinh chủ yếu từ các máy ủi, máy xúc sử dụng nhiên liệu là dầu diezel và ô tô vận chuyển vật liệu xây dựng, các thiết bị máy móc vào khu vực. Thành phần các khí thải chủ yếu bao gồm: Bụi, COx, NOx, SO2…
+ Tải lượng: Tải lượng chất ô nhiễm rất khó xác định được chính xác và thường phụ thuộc vào khối lượng cần vận chuyển, chất lượng đường sá, chất lượng kỹ thuật của xe, lưu lượng xe qua lại…
Có thể xác định tải lượng các chất ô nhiễm theo Hệ số ô nhiễm do USEPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và WHO thiết lập tính toán tải lượng các chất ô nhiễm đối với các loại phương tiện như sau:
Bảng 3-5. Hệ số ô nhiễm của các loại xe chạy dầu diezel
Phương tiện
Đơn vị (U)
Bụi (kg/U)
SO2 (kg/U)
NOx (kg/U)
CO (kg/U)
VOC (kg/U)
Xe tải, trọng tải < 3,5T
1000km
0,2
1,16S
0,7
1
0,15
tấn dầu
3,5
20S
12
18
2,6
Xe trọng tải 3,5T - 16T
1000km
0,9
4,29S
11,8
6
2,6
tấn dầu
4,3
20S
55
28
12
Xe trọng tải > 16T
1000km
1,6
7,26
18,2
7,3
5,8
tấn dầu
4,3
20S
24,81
20
16
Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution - Part I - WHO, Geneva, 1993.
Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (%), S=0,5% đối với dầu Diezel, tỷ trọng dầu Diezel là 870 kg/m3.
- Lượng dầu thi công phụ thuộc vào các phương tiện sử dụng, quy mô công trình, ....nên khó có thể xác định chính xác được số lượng cụ thể. Căn cứ vào điều kiện thực tế, ước tính khối lượng dầu phục vụ cho giai đoạn thi công khoảng là 20.000lít = 20m3. Vậy khối lượng dầu Diezel sử dụng là: 870 kg/m3 x 20m3 = 17,4 tấn.
- Trong quá trình thi công Dự án sử dụng các loại xe có tải trọng 3,5÷16 tấn, các loại máy xúc, máy ủi động cơ chạy dầu Diezel hiện nay có tải trọng từ 10– 16T. Do đó, áp dụng Bảng 3-5 tính cho loại phương tiện có trọng tải 3,5 - 16T, có thể tính được tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện như sau:
Bảng 3-6. Tải lượng ô nhiễm từ các phương tiện vận tải trong
quá trình thi công
TT
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(kg/tấn)
Khối lượng dầu diezel(tấn)
Tổng lượng chất
ô nhiễm (kg)
1
Bụi
4,3
17,4
74,82
2
SO2
5
17,4
87
3
NOx
55
17,4
957
4
CO
28
17,4
487,2
5
VOC
12
17,4
208,8
- Ngoài ra, lượng bụi còn phát sinh từ các hoạt động thi công khác như: quá trình vận hành các máy móc thiết bị, quá trình nhập nguyên vật liệu, trộn vữa, khoan, cưa, vệ sinh công trình,…
- Nhìn chung, tác động do việc sử dụng nhiên liệu để vận hành các máy móc thiết bị làm phát sinh bụi và khí thải hiện nay xem như bất khả kháng.
- Thời gian tác động diễn ra trong suốt quá trình san gạt mặt bằng thi công Dự án. Chủ dự án và đơn vị thi công sẽ có những biện pháp thích hợp để giảm thiểu.
Đối tượng và qui mô tác động: Môi trường không khí, CBCNV làm việc trên công trường và người dân ở khu vực lân cận; Trong phạm vi khu vực thi công, khu vực lân cận và trên các tuyến đường giao thông.
Đánh giá tác động:
Hoạt động của các phương tiện GTVT và vận hành các loại máy móc cơ giới trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng làm gia tăng tải lượng và thành phần các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, làm giảm chất lượng môi trường không khí khu vực.
Khí thải tác động xấu đến sức khoẻ của những người CBCNV làm việc trên công trường và người dân sinh sống xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Tuy nhiên, do số lượng máy móc thiết bị hoạt động trên công trường không nhiều và không cùng một lúc nên tải lượng và nồng độ khí thải phát sinh sẽ nhỏ hơn nhiều so với tính toán. Khí thải chỉ tác động trong phạm vi xây dựng công trình, đối với các khu vực xung quanh mức độ tác động là rất thấp.
b. Trong giai đoạn Dự án đi vào hoạt động:
Trong giai đoạn Dự án đi vào hoạt động, các hoạt động có thể làm phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:
- Hoạt động chụp X.Quang gây ô nhiễm phóng xạ trong môi trường không khí;
- Hoạt động của máy phát điện dự phòng khi mất điện;
- Hoạt động của các phương tiện của các CBCNV và người bệnh;
Các tác động này được đánh giá chi tiết, cụ thể như sau:
* Tác động do tia phóng xạ:
- Nguồn phát sinh: Chất phóng xạ phát sinh từ các phòng chiếu, chụp X.Quang.
- Đối tượng và quy mô bị tác động: Đối tượng chịu tác động trực tiếp là nhân viên phòng chụp, bệnh nhân tại Khoa chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện. Bên cạnh đó, sự rò rỉ phóng xạ ở khu vực X.Quang có tính chất tích lũy và gây tác động tiềm tàng.
- Đánh giá tác động: Hoạt động chụp X.quang trong bệnh viện sử dụng tia X hay tia Röntgen, đây là một sóng điện từ có bước sóng trong khoảng 10 nanômét đến 100 picômét (tức là tần số từ 30 PHz đến 3EHz). Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất (như cơ thể người) nên thường được dùng trong chụp ảnh y tế. Do tia X là một dạng tia phóng xạ, có khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng có thể nguy hiểm cho sức khỏe con người nên những người tiếp xúc với hoạt động chụp X.quang sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nếu không có biện pháp quản lý thích hợp.
Những tác động mang tính tức thời là có thể gây đau đầu, buồn nôn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, di truyền của con người. Liều suất tuỳ thuộc vào quy định kỹ thuật trong phòng chụp, thời gian chụp. Do vậy, việc chú trọng đảm bảo nguyên tắc vận hành cũng như các yêu cầu ngăn cách trong kết cấu xây dựng phòng chụp, quản lý cường độ, thời gian chụp là rất cần thiết để phòng ngừa các khả năng gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động.
* Đánh giá tác động do khí thải từ máy phát điện dự phòng:
Việc sử dụng máy phát điện dự phòng chạy dầu diezel sẽ phát sinh bụi khói, SO2, NO2, CO…
Tải lượng các chất ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng phụ thuộc và đặc tính kỹ thuật của máy phát điện, thời gian hoạt động và lượng nhiên liệu tiêu thụ.... Do chỉ hoạt động khi mất điện nên rất khó xác định chính xác số liệu. Tuy nhiên, có thể xác định tải lượng các chất ô nhiễm theo Hệ số ô nhiễm khi đốt dầu diezel trong khí thải của máy phát điện như sau:
Bảng 3-9. Hệ số ô nhiễm khi đốt dầu diezel (kg/1000 lít)
TT
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
1
Bụi khói
1,79
2
SO2
18,81x S
3
NO2
8,63
4
CO
0,24
Nguồn: Air Pollution, McGraw- Hill Kogakuska, Ltd, 1974
Ghi chú: S là thành phần lưu huỳnh trong dầu, S = 0,5%
* Đánh giá các nguồn từ các phương tiện giao thông ra vào Bệnh viện:
- Nguồn tác động: Các phương tiện giao thông ra vào Bệnh viện bao gồm: phương tiện của các CBCNV, của người nhà và bệnh nhân, phương tiện vận chuyển dược phẩm, các dụng cụ thiết bị cung cấp cho Bệnh viện....Hoạt động của các phương tiện này sẽ làm phát sinh các loại chất thải như: bụi, NO2, CO, CO2, SO2, VOC, ...
Tải lượng phụ thuộc vào mật độ các phương tiện ra vào Bệnh viện nhiều hay ít. Tính toán lượng phát thải các khí thải này tương tự đã nêu tại Bảng 3-5
- Đối tượng và qui mô bị tác động: Môi trường không khí và con người; Trong phạm vi khu vực bệnh viện và trên các tuyến đường giao thông.
- Đánh giá tác động: Vào thời điểm các phương tiện lưu thông ít, các chất thải này rất dễ pha loãng vào không khí, tác động gây ra không đáng kể. Tuy nhiên, vào lúc cao điểm, số lượng phương tiện giao thông cá nhân cao, tập trung trong không gian nhỏ hẹp sẽ xảy ra hiện tượng các chất ô nhiễm phát thải cùng một thời điểm. Nồng độ các khí thải cao trong một không gian chật hẹp, đông đúc sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3.1.1.4. Đánh giá tác động từ các nguồn phát sinh tiếng ồn
a. Trong giai đoạn GPMB và xây dựng các hạng mục Dự án
- Nguồn phát sinh tiếng ồn:
+ Từ các phương tiện giao thông vận chuyển lưu thông trên các tuyến đường và trên công trường.
+ Từ quá trình vận hành các máy móc, thiết bị trong thi công xây dựng các hạng mục công trình: Máy ủi, xe lu, máy xúc, máy đào, máy trộn bê tông…
Mức ồn: Mức ồn từ các loại phương tiện được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3-10. Tiếng ồn phát sinh từ các máy móc, phương tiện trong
quá trình thi công
STT
Loại máy
Mức ồn ở khoảng cách 15m (dBA)
1
Máy ủi
93
2
Máy khoan đá
87
3
Máy đập bê tông
85
4
Máy cưa tay
82
5
Máy nén diezel có vòng quay rộng
80
6
Máy đóng búa 1,5 tấn
75
7
Máy trộn bê tông chạy bằng diezel
75
Nguồn: Môi trường không khí, GS.TS Phạm Ngọc Đăng, 1997
Phạm vi và đối tượng bị tác động: Đối với công nhân tại công trường xây dựng và dân cư khu vực lân cận.
Thời gian tác động của tiếng ồn sẽ diễn ra trong quá trình thi công công trình, đặc biệt là giai đoạn san ủi mặt bằng khi công trường có sự hoạt động của máy ủi. Chủ dự án sẽ có biện pháp giảm thiểu tác động này.
- Đánh giá tác động:
Mức ồn theo khoảng cách có thể tính qua công thức:
P1 - P2 = 20lg(D2/D1) (**).
Trong đó:
P1, P2 : Mức ồn ứng với các khoảng cách khác nhau (dBA).
D1, D2: Ứng với khoảng cách từ nguồn đến điểm tiếp nhận (m).
Trong trường hợp máy ủi có độ ồn cao nhất là 93dBA ở khoảng cách 15m, áp dụng công thức (**) để tính độ ồn gây ra ứng với các khoảng cách khác nhau như sau:
+ Ở khoảng cách 50m: P50 = 93-20.lg(50/15) = 82,5dBA
+ Ở khoảng cách 100m: P100 = 93-20.lg(100/15) = 76,5dBA
+ Ở khoảng cách 150m: P150= 93-20.lg(150/15) = 73dBA
Tính toán trên cho thấy: Mức ồn từ khoảng cách 150m trở đi có giá trị thấp hơn tiêu chuẩn cho phép tại khu dân cư (từ 6 - 18 giờ) theo TCVN 5949-1998 (75dBA).
Mức ồn cao sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất lao động, gây bệnh nghề nghiệp và nếu tiếp xúc lâu dài sẽ tác động đến sức khỏe công nhân lao động.
Nguồn (**): Môi trường không khí, GS.TS Phạm Ngọc Đăng, 1997
b. Trong giai đoạn Dự án vào hoạt động:
Nguồn phát sinh
- Trong quá trình sinh hoạt của CBCNV, bệnh nhân và thân nhân.
- Do vận hành một số máy móc như: máy phát điện dự phòng, lò đốt rác thải rắn y tế nguy hại, bộ phận giặt ủi...
- Từ hoạt động của các phương tiện GTVT ra vào bệnh viện, chủ yếu tập trung ở khu vực cổng ra vào, khu cấp cứu, nhà giữ xe,...
Độ ồn do các phương tiện giao thông được thống kê như bảng sau:
Bảng 3.6 - Tiếng ồn do các phương tiện giao thông
Phương tiện giao thông
Mức ồn tối đa (dBA)
TCVN 5949-1998
Từ 6h-18h
Từ 18h-22h
Xe ôtô con
77
60
55
Xe cấp cứu
79
Xe taxi
84
Xe môtô 2 xilanh 4 kỳ
94
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT Hà Nội 1997
Ghi chú: TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép
Đối tượng và quy mô bị tác động:
- Đối tượng bị tác động: CBCNV, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và người dân sống gần khu vực bệnh viện.
- Quy mô tác động: Trong phạm vi bệnh viện và vùng lân cận.
Đánh giá tác động:
- Tiếng ồn từ quá trình hoạt động trong bệnh viện ít nhiều cũng gây cảm giác khó chịu cho các y, bác sỹ đang làm việc, đặc biệt người bệnh đang điều trị tại bệnh viện có tình trạng sức khoẻ yếu và thần kinh không ổn định. Ngoài ra, tiếng ồn còn làm ảnh hưởng đến người nhà bệnh nhân và những người khách thăm viếng. Vì đây là khu vực bệnh viện cần có sự yên tĩnh nên đòi hỏi phải có sự quản lý và kiểm soát nhằm hạn chế tiếng ồn.
- Số liệu thống kê tại bảng 3.6 cho thấy hoạt động giao thông ra vào bệnh viện làm phát sinh mức ồn vượt giới hạn cho phép (TCVN 5948-1998). Đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi tiếng ồn giao thông là người dân sống gần khu vực bệnh viện, đặc biệt là những hộ dân ở gần khu vực cổng ra vào, nhà giữ xe, khu xử lý rác,... Tuy nhiên, đây là nguồn phát sinh không thể tránh khỏi, Chủ đầu tư sẽ có biện pháp giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể.
- Tiếng ồn từ máy phát điện dự phòng, ... là nguồn gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, các loại máy này được bố trí tại những khu riêng biệt, vả lại thời gian hoạt động không liên tục nên tác động gây ra là không lớn.
3.1.2. Đánh giá tác động các nguồn không liên quan đến chất thải
3.1.2.1. Tác động đến môi trường đất
a. Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục Dự án:
- Quá trình thi công sẽ phá vỡ cấu trúc bề mặt vốn có của đất, đất mất độ kết dính do san ủi, đào đắp…
- Phạm vi tác động: Diễn ra trong toàn bộ diện tích bề mặt 20,164ha. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện công tác san lấp mặt bằng thì bề mặt đất bằng phẳng hơn nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng, tác động này sẽ hoàn toàn chấm dứt.
b. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động:
- Khu vực trước đây cung cấp cho mục đích lấy đất phục vụ san lấp các công trình khác, đây là đất hoang hóa, không phù hợp cho canh tác nay chuyển sang xây dựng bệnh viện để phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh nên đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng có lợi hơn.
- Ngoài ra, trong giai đoạn này nếu không kiểm soát được các chất thải mà đặc biệt là chất thải lỏng, thì các chất ô nhiễm dễ dàng ngấm qua đất gây ô nhiễm đến môi trường đất ở những vùng xung quanh bệnh viện.
3.1.2.2. Tác động đến môi trường sinh thái
a. Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục Dự án:
- Các hoạt động san ủi tạo mặt bằng sẽ làm mất đi cân bằng sinh thái hiện hữu. Tuy nhiên, toàn bộ khu đất hầu như không có thực vật (do đã bị bóc lớp phủ để lấy đất trước đó) và không có động vật nào đáng kể nên tác động này xem như không đáng kể.
b. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động:
Giai đoạn này tác động đến hệ sinh thái chủ yếu do các chất thải phát sinh từ hoạt động của bệnh viện phát tán ra ngoài mà không được kiểm soát:
* Tác động của các chất thải khí đến hệ sinh thái:
Các chất thải khí chủ yếu tác động đến hệ sinh thái trên cạn, đối tượng chịu tác động chủ yếu là thảm thực vật: Các chất ô nhiễm như bụi: CO2, CO, SO2, NOx phát sinh từ các phương tiện giao thông, từ lò đốt chất thải y tế ít nhiều sẽ làm hạn chế quá trình phát triển của thảm thực vật xung quanh khu vực bệnh viện.
* Tác động của các chất thải lỏng đến hệ sinh thái:
Các chất thải lỏng như nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước mưa chảy tràn nếu không được xử lý đảm bảo sẽ tác động chủ yếu đến hệ sinh thái dưới nước.
- Đối tượng chịu tác động là hệ sinh thái dưới nước khu vực vùng trũng phía Đông của Bệnh viện sau đó theo kênh nước đổ vào sông Bến Ván.
- Tác động đến hệ sinh thái dưới nước chủ yếu do chất lượng nguồn nước giảm. Sự có mặt của các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng là nguyên nhân gây thiếu hụt ánh sáng và lượng oxy hòa tan trong nước. Do đó ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và quang hợp của hệ thủy sinh, làm hạn chế sự phát triển của chúng. Về lâu dài, nếu không được kiểm soát nguồn nước thải, mức độ ô nhiễm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, một số loại sẽ chết dần do bị nhiễm độc hoặc do không thích ứng được với môi trường mới. Mặt khác các chất dinh dưỡng giàu Nitơ và Photpho sẽ tạo điều kiện cho một số loài tảo phát triển ồ ạt, gây nên hiện tượng phú dưỡng. Các loại tảo này sẽ nhanh chóng chết đi và phân hủy, tiếp tục làm gia tăng các hợp chất hữu cơ trong nước. Lúc này nguồn nước có màu nâu đen và càng bị ô nhiễm hơn, đời sống của hệ thủy sinh bị đe dọa nghiêm trọng.
* Tác động của các chất thải rắn đến hệ sinh thái:
Các chất thải rắn như chất thải rắn sinh hoạt, bông băng, bệnh phẩm...vỏ hóa chất phát sinh. Tuy nhiên, trong bệnh viện thông thường các chất thải này được thu gom tương đối triệt để. Hơn nữa, khả năng phát tán đi xa của chất thải rắn thường hạn chế hơn chất thải lỏng và khí nên xem như tác động do chất thải rắn đến hệ sinh thái là không đáng lo ngại.
3.1.2.3. Tác động đến KT-XH
a. Giai đoạn thi công:
- Tác động tích cực là sẽ giúp cho một số hộ dân mở mang được dịch vụ buôn bán nhỏ.
- Các tác động tiêu cực như:
+ Tập trung đông công nhân ít nhiều ảnh hưởng đến vấn đề an ninh trật tự trong khu vực.
+ Quá trình đi lại của các phương tiện thi công có tải trọng nặng, bánh xích nếu không kiểm soát sẽ có nguy cơ gây hư hỏng, xuống cấp các tuyến đường giao thông.
b. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động:
* Tác động tích cực:
- Trong điều kiện KT-XH ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh và vấn đề biến đồi khí hậu ngày càng xấu đi thì số người mắc bệnh hằng năm tăng lên nhanh chóng, các bệnh nguy hiểm và dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, Bệnh viện đa khoa huỵên hiện nay với quy mô nhỏ, thiết bị y tế đã lạc hậu,...nên không thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho cộng đồng.
Như vậy, xây dựng Bệnh viện ĐKTW Quảng Nam quy mô 500 giường sẽ có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội. Trước tiên là đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong Tỉnh, đặc biệt là nhu cầu khám chữa bệnh của người dân huyện Núi Thành, các khách du lịch, cán bộ cao cấp,...Hơn nữa đây còn là Cơ sở khám chữa bệnh cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTm benh vien DK Trung uong final.doc
- CHUONG 7_1_ TONG QUAN PHUONG PHAP SINH HOC.pdf