Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Nhà xưởng cán kéo thép công suất 50 tấn/ca

Để đánh giá thực tế được tác động của các hoạt động giao thông của dự án đến môi trường ta xét điều kiện thực tế của tuyến đường chuyên chở, khối lượng cũng như phương thức chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm của dự án. Nguyên liệu và sản phẩm của Nhà máy được vận chuyển bằng đường bộ.

Tuyến đường giao thông chính vào Dự án là Quốc lộ 1A và đường nội bộ Cụm công nghiệp là mạch giao thông chủ đạo, phục vụ cho hoạt động giao thông, phân phối chuyên chở hàng hoá từ Bắc Ninh đến toàn bộ các tỉnh lân cận. Chất lượng mặt đường 1A đoạn qua cụm công nghiệp Mả Ông kém, mật độ xe qua lại đông đặc biệt là xe tải chuyên chở nguyên liệu và hàng hoá phục vụ sản xuất cho cụm công nghiệp nói riêng và làng nghề Đa Hội nói chung nên hoạt động này gây bụi, tiếng ồn và tắc nghẽn giao thông.

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Nhà xưởng cán kéo thép công suất 50 tấn/ca, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường “ của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1993 thiết lập tính cho xe chạy dầu Diesel (Với hàm lượng lưu huỳnh S=1%) với tốc độ trung bình 25km/giờ, trọng tải 3,4 - 16 tấn, khi xe chạy trên 1 km đường sẽ thải ra những chất ô nhiễm với lượng như sau: Bụi khói (g) SO2(g) NO2(g) CO(g) THC(g) 0.9 4.29 11.8 6.0 2.6 Giả sử xe chạy 1 km tạo ra một luồng bụi bốc cao 5m, rộng 6m với điều kiện độ bền vững khí quyển loại A, thì nồng độ bụi và khí thải do mỗi xe thoát ra là: Chất ô nhiễm Bụi SO2 NOx CO HC Nồng độ mg/m3 30 143 393 200 86 TCVN5937- 2005 300 350 200 30 - Hoạt động giao thông vận tải tại công trình mặc dù không quá lớn, nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng cũng góp phần gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh. Vì vậy Chủ dự án sẽ phải áp dụng một số biện pháp quy hoạch quản lý và kỹ thuật để khống chế và giảm thiểu tác động đến môi trường từ hoạt động này (xem chi tiết ở phần các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm). Khí thải cũng được sinh ra từ các công đoạn hàn: Trong quá trình hàn các kết cấu thép (đặc biệt là quá trình thi công xây dựng nhà khung thép tiền chế), các loại hoá chất chứa trong que hàn khi cháy phát sinh ra khói có chứa các chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ công nhân lao động. Các nguyên liệu tạo thuốc bọc gồm nhiều loại như: Xenluloza, bột tan, titan ôxit, ilmenit, sắt oxit, đá vôi, ferômangan, mangandioxit, kalisilic, natrisilicat... Theo kinh nghiệm thực tế cho thấy, lượng khí thải từ công đoạn hàn là không cao so với ô nhiễm từ các nguồn khác, tuy nhiên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến người công nhân hàn. Với các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân phù hợp, người thợ hàn khi tiếp xúc với loại khí độc này sẽ tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. * Tiếng ồn Trong quá trình thi công, mọi hoạt động trên công trường đều là nguyên nhân tạo tiếng ồn cho môi trường lao động cũng như cho các vùng lân cận. Tiếng ồn sẽ gia tăng mạnh ở giai đoạn đập phá công trình cũ, đào và gia cố nền móng, vận chuyển nguyên vật liệu... trong các giai đoạn còn lại tiếng ồn sẽ giảm dần. Tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ công nhân trên công trường thi công và hiệu quả thi công, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư quanh khu vực thi công. Khi thi công cơ sở hạ tầng của Dự án, các đơn vị thi công sẽ tiến hành khối lượng công việc rất lớn: Phá dỡ, thi công các công trình hạ tầng cơ sở như điện nước. Do vậy, cường độ hoạt động của các xe chở đất cát và các phương tiện chở vật tư, thiết bị vào lúc cao điểm có thể tới hàng chục các phương tiện hoạt động. Tiếng ồn sinh ra từ một số phương tiện giao thông và thiết bị phục vụ xây dựng được thống kê trong bảng sau: Bảng 10: Mức ồn của các phương tiện giao thông Phương tiện Mức ồn phổ biến (dBA) Mức ồn lớn nhất (dBA) Ô tô có trọng tải <3,500 kg 85 103 Ô tô có trọng tải >3,500 kg 90 105 Ô tô cần cẩu 90 110 Máy ủi 93 115 Máy khoan đá 87-90 120 Máy dập bêtông 80-85 100 Máy cưa tay 80-82 95 Máy nén diezen có vòng quay rộng 75-80 97 Máy đóng búa 1,5 tấn 70-75 87 Máy trộn bêtông bằng diezen 70-75 85 Nguồn: NAZT- WHO Tiếng ồn đo được được đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Tiếng ồn chung tối đa hoặc tiếng ồn chung cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được vượt quá 75 dBA, mức cực đại không được vượt quá 115 dBA. Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá: 4 giờ, mức áp âm cho phép là: 90 dBA. 2 giờ, mức áp âm cho phép là : 95 dBA. 1 giờ, mức áp âm cho phép là : 100 dBA. 30 phút, mức áp âm cho phép là : 105 dBA. 15 phút, mức áp âm cho phép là : 110 dBA. Và mức cực đại không được vượt quá 115 dBA. Thời gian làm việc còn lại trong ngày chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 75 dBA. Như vậy, mức áp âm tại khu vực dự án trong quá trình triển khai xây dựng các hạng mục công trình sẽ rất lớn và có khả năng lớn hơn các giới hạn cho phép. Mức áp âm cực đại cũng có thể vượt quá 115 dBA nếu các thiết bị và phương tiện làm việc không đảm bảo các thông số kỹ thuật nhằm giảm thiểu tiếng ồn. Dự kiến tiếng ồn bình quân trên công trường có thể đạt: 75 - 80 dBA. Như vậy, mức ồn bình quân khi xây dựng cơ sở hạ tầng trên công trường vượt mức ồn cho phép không đáng kể. * Rung động Nguyên nhân gây sự rung động trong quá trình xây dựng chủ yếu do các thiết bị như: máy đột dập, máy búa đóng cọc, xe lu rung, đầm rung hoặc do các phương tiện giao thông có trọng tải lớn. Nhìn chung, rung động chỉ tác động mạnh trong phạm vi 20m, ngoài phạm vi 100m sự rung động này hầu như không có tác động ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng vẫn cần phải có những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu rung động phù hợp. b/ Môi trường nước. * Nước mưa chảy tràn. Do Dự án được xây dựng trong thời gian khoảng 12 tháng, nếu không có hệ thống thoát nước tạm thời trong quá trình thi công công trình thì lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực Dự án sẽ gây ô nhiễm môi trường. * Nước thải sinh hoạt Trong giai đoạn thi công tập trung lượng lớn công nhân để thi công công trình hoạt động, sinh hoạt của họ thải ra lượng lớn các chất thải bao gồm cả chất thải rắn, nước thải. Dự báo có khoảng 30 công nhân và lượng nước sử dụng của họ là: Tổng lượng nước sử dụng (mức bình quân 100l/người/ ngày) 100l x 30 người = 3 m3 / ngày Lượng nước thải sinh hoạt khoảng : 2,7 m3 / ngày Như vậy trong quá thời gian thi công lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày là 2,7 m3. Với thải lượng như trên, nếu không có biện pháp quản lý, xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi trường khu vực dự án. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5 ), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO4-) và các vi sinh vật. Theo tính toán và thống kê cho thấy, khối lượng chất ô nhiễm của mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) sẽ là: Bảng 11: Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 1gười/ngày) STT Chất ô nhiễm Khối lượng (gam/người/ngày) 1 BOD5 44-54 2 COD 72-102 3 TSS 70-145 4 Tổng Nitơ 6-12 5 Amoni 2,4-4,8 6 Tổng Phốt pho 08-4 Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của Dự án trong giai đoạn xây dựng như sau: STT Chất ô nhiễm Đơn vị Tải lượng 1 BOD5 kg/ngày 0,13- 0,16 2 COD kg/ngày 0,22- 0,31 3 TSS kg/ngày 0,4- 0,6 4 NO3- kg/ngày 0,03- 0,04 Dự án sẽ có các biện pháp giảm thiểu tác động này (được trình bày trong phần các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của báo cáo ĐTM). *Nước thải thi công. Lượng nước thải tạo ra từ thi công xây dựng nhìn chung không nhiều, không đáng lo ngại. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là đất, cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Vì thế, khả năng gây tích tụ, lắng đọng bùn đất vào hệ thống thoát nước vào khu vực dân cư xung quanh chỉ ở mức độ thấp. c/ Chất thải rắn. * Chất thải rắn xây dựng. Đất, cát, đá... trong quá trình xây dựng sẽ làm thu hẹp dòng chảy của các ống thoát nước. Mức độ gây ảnh hưởng phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và quản lý thi công. Các vỏ bao xi măng, sắt thép thừa, mảnh gỗ vụn, vỏ thùng... nếu không được thu gom sẽ tác động tiêu cực đến môi trường và gây lãng phí. * Chất thải rắn sinh hoạt. Công trường xây dựng sẽ tập trung khoảng 30 người. Lấy tiêu chuẩn xả rác thải là 0,5kg/người/ngày, dự báo lượng rác thải sẽ là 15kg/ngày, trong đó thành phần hữu cơ (rau, củ quả, cơm thừa...) chiếm từ 55 đến 70%. Tác động đến cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội, cộng đồng dân cư và cảnh quan khu vực. Việc tiến hành xây dựng Dự án sẽ tạo điều kiện thay đổi tích cực một phần cảnh quan hiện có của khu vực, tạo thu nhập và việc làm cho lao động trong khu vực. Dự án nằm trong cụm công nghiệp nên không có tác động lớn về các mặt kinh tế - xã hội và cảnh quan khu vực. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG Các nguồn gây ô nhiễm * Ô nhiễm từ quá trình sản xuất Từ công nghệ sản xuất của xưởng cán kéo thép đã đưa ở phần trên, có thể phân tích các nguồn phát sinh các tác động môi trường gồm khí thải, bụi, ồn, nước thải, chất thải rắn và nhiệt độ ở các công đoạn trong dây chuyền sản xuất như sau: + Công đoạn cắt định hình phôi thép: Công đoạn này phát sinh tiếng ồn, bụi và đầu mẩu phôi thép thừa. + Công đoạn phôi thép được đưa vào lò than để nung: Phát sinh bụi lơ lửng, xỉ than và các khí CO, NOx, SO2 do nguyên liệu đốt là than; nhiệt độ... + Máy cán kéo thô và máy cán liên hoàn phát sinh tiếng ồn, nhiệt độ, rỉ thép và nước thải. Quá trình cán kéo sử dụng một lượng nước tuần hoàn làm nguội thiết bị. Lưu lượng nước sử dụng khoảng 10m3/ngày. Lượng nước này được tuần hoàn dẫn trở lại bể và được đưa trở lại làm mát thiết bị (hệ thống nước tuần hoàn). Hàng ngày có bổ sung nước khoảng 2 - 3 m3 để bù cho phần bay hơi và thất thoát. Do sử dụng hệ thống bể tuần hoàn nên hầu như nhà máy không thải nước trong quá trình sản xuất. * Ô nhiễm do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên: - Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy sẽ phát sinh nước thải sinh hoạt và chất thải thải rắn sinh hoạt * Do các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm: Bụi, tiếng ồn, khí CO, SO2, NOx... là những chất thải do phương tiện giao thông ra vào lấy hàng và cung ứng nguyên vật liệu. 3.2.2 Các yếu tố môi trường chịu ảnh hưởng a) Môi trường không khí Như đã phân tích ở trên, môi trường không khí sẽ chịu những tác động sau: * Nhiệt độ môi trường lao động Công nghệ sản xuất của Nhà máy sử dụng lò nung bằng than. Vì vậy, tại các khu vực lò nung, khu vực máy cán kéo nhiệt độ cao hơn nhiệt độ khu vực khác. Tác động của nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao tại nơi ở và làm việc của cán bộ công nhân viên gây tác hại đến sức khoẻ. Điều kiện khí hậu nóng ẩm kèm theo nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động như: rối loạn điều hoà nhiệt, say nóng, mất nước, mất muối... làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao thì tỷ lệ mắc các bệnh sẽ cao hơn bình thường như bệnh tiêu hoá chiếm 15% so với 7,5%, bệnh ngoài da 6,3% so với 1,6%... Tuy nhiên, nhiệt độ này chỉ phát tán trong phạm vi hẹp ảnh huởng trực tiếp đến một số ít công nhân lao động phải làm việc gần thiết bị. (Số công nhân này gồm 04 người ở khu vực lò và 19 người ở khu vực máy cán kéo thép). * Tác động của bụi và khí thải sản xuất. Bụi từ các lò nung và máy cán thép được phát sinh do quá trình cháy các vật chất trong lò bởi nhiên liệu cháy là than. Các loại khí thải sinh ra gồm CO, SO2, NOx, hơi oxit kim loại do nguyên liệu gốc là thép phế liệu. Lượng than sử dụng cho mỗi tấn sản phẩm là 80 kg. Với công suất của Nhà máy là 50 tấn/ngày, ta có thể quy đổi lượng than tiêu thụ của nhà máy 4tấn/ngày tương đương với 0,16kg/h * Lượng khí độc hại sinh ra do đốt than Hệ số thải với lò đốt dùng than đã được nghiên cứu và xác định như sau: Đơn vị nhiên liệu Hệ số thải (kg/U) Bụi SO2 NOx CO Tấn 5.A 19,5.S 9,0 0,3 Nguån sè liÖu: Ph¹m Ngäc §¨ng - M«i tr­êng kh«ng khÝ - Nhµ xuÊt b¶n Khoa häc vµ kü thuËt, Hµ n«i. A - Độ tro của than (A = 15%) ; S là hàm lượng lưu huỳnh = 1,7 % Theo bảng trên khi không có lọc bụi, cứ đốt 1 tấn than thì sẽ thải ra:75 kg bụi (TSP); 33,15 kg SO2; 9,0 kg NOx; 0,3 kg CO. Thải lượng các chất ô nhiễm sinh ra khi đốt than có thể tính toán như sau: Lượng nhiên liệu sử dụng Lượng phát thải (kg/h) Bụi SO2 NOx CO 0,16kg/h 12 5,3 1,44 0,048 * Tác hại của bụi và các loại khí thải Tác động của bụi: bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hoá phổi gây nên những bệnh về hô hấp. Bụi than tạo thành trong quá trình đốt nhiên liệu có các thành phần chủ yếu là các chất hydrocacbon đa vòng là chất ô nhiễm có độc tính cao vì nó có khả năng gây bệnh ung thư. Ngoài ra bụi còn có thể gây nên nhứng tổn thương cho da, giác mạc mắt và các bệnh ở đường tiêu hoá. Tác hại của các khí axit ( SO2, NO2): - Đối với sức khoẻ của con người: Khí SO2, NO2 khi tiếp xúc với bụi tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng, nếu kích thước các hạt bụi này nhỏ hơn 2-3 mm sẽ vào tới phế nang phổi, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. - Đối với khí hậu: Các chất khí thải axit SO2, NO2, có thể tạo nên các cơn mưa axit gây hại cho các khu vực... gây ảnh hưởng xấu tới khí hậu, hệ sinh thái cũng như sức khoẻ con người. Tác hại của khí Dioxyt carbon ( CO2). Khí CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của oxy. Ngoài ra khí CO2 còn là nguyên nhân chính gây hậu quả hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ không khí, tạo ra các rối loạn về khí hậu... gây tác hại cho hệ sinh thái cũng như sức khoẻ của con người. * Khí thải CO, SO2, NOx, bụi và hơi xăng dầu do các phương tiện vận chuyển: Để đánh giá thực tế được tác động của các hoạt động giao thông của dự án đến môi trường ta xét điều kiện thực tế của tuyến đường chuyên chở, khối lượng cũng như phương thức chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm của dự án. Nguyên liệu và sản phẩm của Nhà máy được vận chuyển bằng đường bộ. Tuyến đường giao thông chính vào Dự án là Quốc lộ 1A và đường nội bộ Cụm công nghiệp là mạch giao thông chủ đạo, phục vụ cho hoạt động giao thông, phân phối chuyên chở hàng hoá từ Bắc Ninh đến toàn bộ các tỉnh lân cận. Chất lượng mặt đường 1A đoạn qua cụm công nghiệp Mả Ông kém, mật độ xe qua lại đông đặc biệt là xe tải chuyên chở nguyên liệu và hàng hoá phục vụ sản xuất cho cụm công nghiệp nói riêng và làng nghề Đa Hội nói chung nên hoạt động này gây bụi, tiếng ồn và tắc nghẽn giao thông. Với điều kiện giao thông vận tải nói trên, hoạt động chuyên chở của Nhà máy góp phần tạo ra các tác động tiêu cực đến môi trường không khí khu vực. Tuy nhiên, các yếu tố nảy sinh trong giao thông là vấn đề không thể tránh khỏi và luôn luôn tồn tại cùng quá trình phát triển sản xuất. Tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất Tiếng ồn phát sinh hầu hết trong các công đoạn của dây chuyền sản xuất và cũng là đặc trưng ô nhiễm của loại hình cơ khí. Khả năng phát sinh tiếng ồn của Dự án khi đi vào hoạt động là cao. Ta lấy kết quả đo tiếng ồn tại một số xuởng sản xuất trong cụm công nghiệp Mả Ông có loại hình sản xuất tương tự để tham khảo thì tiếng ồn của Nhà máy khi đi và hoạt động có thể từ 80 - 100 dB ở những khu vực sát máy cán kéo vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Như vậy, Nhà máy cần có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn để không ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh. b) Môi trường nước Nước thải sản xuất: Nước thải do làm mát máy, làm nguội sản phẩm và nước vệ sinh nhà xưởng; Nước mưa chảy tràn bề mặt kéo theo một số cặn lơ lửng Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên * Nước thải từ công đoạn máy cán thép: Chủ yếu là nước làm mát máy có chứa cặn vô cơ, váng dầu mỡ và vảy oxit kim loại. Lượng nước thải này khoảng 10m3/ngày. Tuy nhiên, lượng nước này được đưa vào bể và tuần hoàn tái sử dụng, hoàn toàn không thải ra môi trường. * Nước mưa chảy tràn bề mặt: Lượng nước này phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm tại khu vực. Chất lượng này nhìn chung chỉ chứa một lượng cặn lơ lửng. Do vậy, khi xây dựng hệ thống thoát nước mưa chỉ cần xây dựng các hỗ ga lắng tách cặn, nước sau khi ra hệ thống thoát nước chung đảm bảo đạt tiêu chuẩn và không gây ô nhiễm môi trường nước mặt của khu vực. * Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân trong nhà máy: Tổng số cán bộ, công nhân của Nhà máy khi đi vào hoạt động sản xuất ổn định là 52 người. Tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt của công nhân khi nhà máy đi vào hoạt động sản xuất (Với mức bình quân sử dụng 100 lít / người ngày): 100 lít x 52 người = 5,2 m3 / ngày Lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt của Nhà máy một ngày đêm là 5,2 m3. Tính toán 10 % tiêu hao, lượng nước thải sinh hoạt của Nhà máy thải ra khoảng 4,6 m3/ngày đêm, chế độ thải liên tục và tăng trong các giờ giao ca, nghỉ ca.. Bảng 12: Dự báo thải lượng gây ô nhiễm môi trường nước thải (Dự kiến 52 lao động) TT Thông số Đơn vị Khối lượng Tổng khối lượng ô nhiễm (kg/ngày) 1 BOD5 g/người/ngày 45-54 2,34 - 2,8 2 COD g/người/ngày 1,6-1,9 BOD5 3,74 - 4,45 3 Chất lơ lửng g/người/ngày 60-90 3.12 - 4,68 3 Tổng nitơ g/người/ngày 6-12 0.31- 0,62 4 Tổng phốt pho g/người/ngày 0,4-4 0,02 - 0,2 5 NH3 g/người/ngày 6-12 0,31 - 0.62 Lượng nước thải sinh hoạt này nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi truờng nước của khu vực. c) Chất thải rắn * Chất thải rắn sản suất (CTRSX). CTRSX của Nhà máy bao gồm các đầu mẩu phôi thép thừa từ công đoạn cắt định hình, xỉ than. Lượng chất thải này sẽ được thu gom vào các thùng phi, không thải ra môi trường nên không gây ô nhiễm môi trường khu vực. Căn cứ vào lượng nguyên liệu đầu vào, công nghệ sản xuất của nhà máy có thể ước tính lượng chất thải rắn sản xuất này khoảng 80 tấn/năm (tỷ lệ hao hụt nguyên liệu là 1%). Lượng xỉ than của Nhà máy ước tính khoảng 600 kg/ngày được Nhà máy thuê chở đến nơi quy định hoặc để san lấp mặt bằng, hoặc bán lại cho các Nhà máy sản xuất gạch, sản xuất xi măng. * Chất thải nguy hại(CTNH) Đối với các chất thải như: mạt sắt, găng tay, giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải khoảng 50kg/ngày ...sẽ được Nhà máy thu gom, lưu giữ riêng và xử lý theo quy trình quản lý chất thải nguy hại. * Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân chủ yếu là thức ăn dư thừa, vỏ hộp, vỏ chai, túi nilong. ước tính mỗi ngày mỗi người thải ra môi trường khoảng 0,5 kg, số lượng cán bộ, công nhân của Nhà máy là 52 người như vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là: 0,5 kg/người/ngày x 52 người = 26 kg/ngày d)Tác động đến hệ sinh thái Khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động có thể phát sinh một số chất thải nhưng nhìn chung không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Mặt khác, chủ Dự án đã có kế hoạch trồng cây xanh trên diện tích chiếm 17,63% diện tích tổng mặt bằng góp phần hấp thụ khí bụi, giảm tiếng ồn và nhiệt độ cho khu vực. CHƯƠNG IV BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.1 GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN 4.1.1 Môi trường không khí. Các công đoạn trong quá trình thi công xây dựng như: Phun sơn, hàn kim loại,... hầu như được thực hiện ngoài trời. Do đó, các chất ô nhiễm dễ dàng khuếch tán vào môi trường không khí. Mặc dù sẽ nhanh chóng hoà loãng nhưng cũng nên áp dụng các biện pháp tạm thời để hạn chế sự lan toả sang các khu vực xung quanh, tránh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân lao động. Ngoài ra, Nhà máy sẽ áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí: - Tưới nước bề mặt đất ở những khu vực thi công, trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu để giảm bụi. - Không sử dụng các phương tiện chuyên chở đất quá cũ và không chở nguyên vật liệu rời quá đầy, quá tải và phải có bạt che phủ trong quá trình vận chuyển. - Xe vận chuyển đất đá trước khi ra khỏi công trường cần rửa sạch đất, cát.... bám xung quanh, tránh phát tán bụi tại các tuyến đường vận chuyển, dẫn đến tình trạng ô nhiễm toàn khu vực. 4.1.2. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn. Để giảm thiểu tiếng ồn từ máy móc, thiết bị và các phương tiện xe cơ giới, dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau: + Kiểm tra mức ồn của thiết bị, nếu mức ồn lớn hơn giới hạn cho phép thì phải lắp các thiết bị giảm âm; + Không sử dụng các thiết bị cũ, lạc hậu có khả năng gây ồn cao; + Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền bằng biện pháp trồng các dải cây xanh có lá um tùm vừa đảm bảo trong sạch môi trường vừa có thể giảm được một phần sự lan truyền tiếng ồn đến môi trường xung quanh. Ngoài ra, để hạn chế sự ảnh hưởng của tiếng ồn trong quá trình xây dựng đến hoạt động của khu vực xung quanh, các máy móc gây tiếng ồn lớn như búa máy, máy đào, máy khoan,... sẽ không nên vận hành vào ban đêm để tránh tác động đến sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. 4.1.3 Các biện pháp giảm thiểu rung động. Rung động có thể giảm thiểu bằng các biện pháp sau: + Biện pháp kết cấu: Cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực,.... + Biện pháp công nghệ: Sử dụng vật liệu phi kim loại, thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thuỷ khí, thay đổi chế độ tải làm việc,... + Biện pháp dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi kim loại, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su, đệm đàn hồi cao su.... được lắp giữa máy và bệ máy đồng thời được định kỳ kiểm tra hoặc thay thế, hoặc có loại được lắp cố định trên máy và được xem như là một bộ phận hoặc chi tiết của máy: Ghế lái giảm rung, tay nắm cách rung, có loại lại luôn độc lập và nằm ngoài máy như sàn cách rung, tay kẹp giảm rung.... + Biện pháp sử dụng các dụng cụ cá nhân chống rung ... mà cơ sở của những biện pháp này là được dựa trên nguyên tắc làm suy giảm năng lượng rung trong quá trình lan truyền và sao cho rung động khi truyền tới cơ thể con người cũng như môi trường xung quanh là ở mức cho phép. Trong quá trình xây dựng khách sạn, đối với những hạng mục công trình nằm cạnh cơ sở khác sẽ có các biện pháp đào hào, đổ cát xung quanh khu vực đóng cọc để hạn chế sự lan truyền chấn động. 4.1.4 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Các ảnh hưởng đến môi trường nước trong giai đoạn này do hoạt động của các xe san ủi đất, xe chở nguyên vật liệu, nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt. Biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường nước bao gồm: Đối với nước thải sinh hoạt: + Giảm thiểu nước thải bằng việc tăng cường tuyển dụng nhân công trong khu vực xây dựng, có điều kiện tự túc ăn ở. Tổ chức hợp lý nhân lực trong các giai đoạn thi công xây dựng. + Trong khu vực công trường xây dựng, sẽ xây dựng nhà vệ sinh công cộng với bể tự hoại. Nhà vệ sinh công cộng phải cách xa nguồn nước sử dụng và công trình vệ sinh được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm cũng như các quy định vệ sinh của Bộ Y tế và bộ Xây dựng. + Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải. Đường thoát nước thải sinh hoạt tạm thời sẽ được đưa vào tuyến quy hoạch hay hệ thống thoát nước tuỳ theo từng giai đoạn thực hiện xây dựng Dự án. Phải đảm bảo nguyên tắc không gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước thải chung của khu vực. Đối với nước mưa và nước thải thi công. + Nước mưa từ khu trộn vật liệu được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác, hố ga lắng cặn trước khi thoát vào hệ thống chung. + Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa. Các tuyến thoát nước mưa đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình xây dựng và không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát thải của các khu vực bên ngoài. + Các tuyến thoát nước mưa, nước thải thi công được thực hiện phù hợp với quy hoạch thoát nước của khu vực. + Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát vào đường thoát thải. Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn. 4.1.5. Các biện pháp quản lý CTR. - Thực hiện tốt phân loại CTR sinh hoạt và xây dựng trong giai đoạn xây dựng. Hạn chế các phế thải phát sinh trong thi công. Tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng. Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng và các phế liệu xây dựng sẽ được tập trung riêng biệt tại các bãi chứa quy định cách xa nguồn nước đang sử dụng và thuê các đơn vị có chức năng chuyển đến nơi quy định. - Xây dựng lán trại tạm cùng với nhà vệ sinh di động, hệ thống cấp thoát nước tạm thời, tránh tình trạng để nước tù đọng, đảm bảo vệ sinh môi trường cho công nhân và cán bộ. Lập nội quy vệ sinh tại các lán trại, giáo dục công nhân có ý thức gìn giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường. 4.1.7 Các giải pháp an toàn VSLĐ và phòng chống sự cố môi trường. a) Các giải pháp an toàn VSLĐ. Trong quá trình tiến hành xây dựng có thể xảy ra tai nạn lao động. Do đó, tất cả công nhân tham gia trên công trường xây dựng đều phải được học tập về các quy định an toàn vệ sinh lao động. Các công nhân trực tiếp thi công vận hành máy móc phải được đào tạo thực hành, bao gồm: Cung cấp, phổ biến các địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, công an PCCC.... Phổ biến các tài liệu hướng dẫn thao tác vận hành máy móc an toàn. Các thiết bị máy móc phải được kiểm tra định kỳ. Có hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ thi công cho những nơi cần làm việc về ban đêm. Phải có rào chắn, các biến báo nguy hiểm tại những nơi có khả năng rơi, ngã, điện giật. Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phòng hộ cá nhân như mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính hàn,.... và phải có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng . Lán trại tạm cho công nhân phải thoáng mát, hợp vệ sinh, có nhà tắm, nhà vệ sinh đầy đủ, có trạm y tế cấp phát thuốc men và sơ cứu tai nạn. Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước tưới đường và các loại vật liệu như đá trộn bê tông để chống bụi..... Truyền bá trên các phương tiện thông tin đại chúng tới các phường, khu dân cư lân cận về các tác hại của khí độc hại, tiếng ồn, độ rung,... dùng khẩu trang, bạt chắn, nút bông tai. b/ Các giải pháp phòng chống sự cố môi trường và trật tự trị an. Để hạn chế mức thấp nhất những s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdtm_thep_24_12_4817.doc
Tài liệu liên quan