Nghiên cứu phân tích hoạt động xe buýt trong dòng giao thông hỗn hợp trên các loại đƣờng tiêu biểu của TP.HCM
18.1.1 Phân tích hoạt động của xe buýt trên đƣờng
a) Đặc điểm hoạt động của xe buýt trên tuyến
Hoạt động xe buýt trên tuyến có thể chia ra các giai đoạn như sau:
- Khởi động rời trạm, tăng tốc.
- Chuyển động với tốc độ ổn định trên tuyến sau khi xe vào đúng làn đường quy định và dừng tại các giao lộ khi có đèn đỏ.
- Giảm tốc khi gần đến trạm dừng, rẽ sang làn đường bên trong và vào trạm.
- Dừng tại trạm: Tốc độ tiếp tục giảm cho đến khi xe dừng hẳn tại trạm. Tùy thuộc vào số lượng hành khách lên xuống mà thời gian dừng tại trạm nhiều hay ít.
- Dừng tại trạm mới và quay đầu xe cho chu trình mới.
Hình 18.1 Biểu đồ chuyển động ô tô buýt trên tuyến
Các chu trình trên được lặp đi lặp lại trong suốt hành trình cho đến khi xe về bến cuối và quay đầu phương tiện để bắt đầu hành trình tiếp theo.
Các loại xe buýt hiện đang hoạt động tại TP.HCM.
-Xe buýt hai tầng sức chứa 89 HK
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
306
-Xe buýt lớn B80 sức chứa 80 HK
-Xe buýt tiêu chuẩn B55 sức chứa 55 HK
-Samco 26/29 chỗ ngồi sức chứa 55 HK
-Xe buýt B40 sức chứa 40 HK
-Iveco sức chứa 21HK
-Xe buýt nhỏ 12 sức chứa 12 HK
30 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiệm thu - Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh - Chương 18: Lựa chọn loại xe và tính toán số lượng xe trên tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
305
CHƢƠNG 18
LỰA CHỌN LOẠI XE VÀ
TÍNH TOÁN SỐ LƢỢNG XE TRÊN TUYẾN
18.1 Nghiên cứu phân tích hoạt động xe buýt trong dòng giao thông hỗn
hợp trên các loại đƣờng tiêu biểu của TP.HCM
18.1.1 Phân tích hoạt động của xe buýt trên đƣờng
a) Đặc điểm hoạt động của xe buýt trên tuyến
Hoạt động xe buýt trên tuyến có thể chia ra các giai đoạn như sau:
- Khởi động rời trạm, tăng tốc.
- Chuyển động với tốc độ ổn định trên tuyến sau khi xe vào đúng làn đường
quy định và dừng tại các giao lộ khi có đèn đỏ.
- Giảm tốc khi gần đến trạm dừng, rẽ sang làn đường bên trong và vào trạm.
- Dừng tại trạm: Tốc độ tiếp tục giảm cho đến khi xe dừng hẳn tại trạm. Tùy
thuộc vào số lượng hành khách lên xuống mà thời gian dừng tại trạm nhiều
hay ít.
- Dừng tại trạm mới và quay đầu xe cho chu trình mới.
Hình 18.1 Biểu đồ chuyển động ô tô buýt trên tuyến
Các chu trình trên được lặp đi lặp lại trong suốt hành trình cho đến khi xe về
bến cuối và quay đầu phương tiện để bắt đầu hành trình tiếp theo.
Các loại xe buýt hiện đang hoạt động tại TP.HCM.
-Xe buýt hai tầng sức chứa 89 HK
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
306
-Xe buýt lớn B80 sức chứa 80 HK
-Xe buýt tiêu chuẩn B55 sức chứa 55 HK
-Samco 26/29 chỗ ngồi sức chứa 55 HK
-Xe buýt B40 sức chứa 40 HK
-Iveco sức chứa 21HK
-Xe buýt nhỏ 12 sức chứa 12 HK
…
b) Phƣơng pháp khảo sát
Để hiểu rõ về hoạt động của xe buýt, ảnh hưởng qua lại giữa xe buýt với
dòng giao thông trên đường, việc khảo sát được tiến hành bằng cách quay phim,
chụp ảnh, qua đó xác định các thông số của dòng phương tiện tham gia giao thông
trên các loại đường cũng như của xe buýt về lưu lượng (người/hướng/giờ), vận tốc,
mật độ, và những xung đột của xe buýt với các phượng tiện giao thông cá nhân khi
vào trạm dừng đón/trả khách và khi đi qua các giao lộ.
c) Các thông số giao thông chính
i. Lƣu lƣợng phƣơng tiện tham gia giao thông: được xác định bằng
phương pháp đếm trực tiếp phương tiện lưu thông trên đường thông qua quay chậm
băng ghi hình (được ghi 15 phút/giờ, ở nhiều thời điểm trong ngày).
Lưu lượng phương tiện loại i được tính theo công thức:
i
i
n
q
t
(xe/h) (18.1)
trong đó:
ni tổng số phương tiện loại i đi qua mặt cắt ngang đường (xe)
t thời gian khảo sát (h)
qi lưu lượng phương tiện loại i tham gia giao thông (xe/h)
Lưu lượng tổng quát:
1
k
i
i
Q q
(xe/h) (18.2)
trong đó:
Q lưu lượng tổng quát của dòng giao thông
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
307
k tổng số loại phương tiện tham gia giao thông
qi lưu lượng phương tiện loại i tham gia giao thông.
ii. Vận tốc phƣơng tiện: Vận tốc dòng giao thông hỗn hợp của nhiều loại
phương tiện giao thông được xác định như sau:
1
1
k
i i
i
dong k
i
i
qV
V
q
(km/h) (18.3)
trong đó:
Vdong vận tốc dòng phương tiện
k tổng số loại phương tiện tham gia giao thông
Vi vận tốc của phương tiện loại i
qi lưu lượng phương tiện tham gia giao thông loại i
iii. Mật độ phƣơng tiện: là số phương tiện/km chiều dài đường theo một
hướng, được xác định bằng tỷ số của lưu lượng phương tiện và vận tốc của phương
tiện (giả sử các phương tiện ở trạng thái tĩnh và đồng nhất):
i
i
i
q
D
V
(xe/km) (18.4)
trong đó:
Di mật độ phương tiện loại i
Vi vận tốc của phương tiện loại i
qi lưu lượng phương tiện tham gia giao thông loại i
và mật độ tổng quát phương tiện dòng giao thông sẽ là:
tq
tq
dong
Q
D
V
(xe/km) (18.5)
trong đó:
Dtq mật độ tổng quát phương tiện dòng giao thông
Vdong vận tốc dòng phương tiện giao thông
Qtq lưu lượng tổng quát phương tiện tham gia giao thông
Trong trường hợp mật độ xe quy đổi về xe con, hệ số quy đổi được tính theo
tiêu chuẩn TCXDVN-104-2007: Đường đô thị- yêu cầu thiết kế.
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
308
Bảng 18.1 Hệ số quy đổi xe con
Loại xe
Tốc độ thiết kế, km/h
60 30, 40, 50 20
Xe đạp 0,5 0,3 0,2
Xe máy 0,5 0,25 0,15
Xe ô tô con 1,0 1,0 1,0
Xe tải 2 trục,
Xe buýt dưới 25 chỗ
2,0 2,5 2,5
Xe tải từ 3 trục trở lên
Xe buýt lớn
2,5 3,0 3,5
Xe kéo moóc
Xe buýt có khớp nối
3,0 4,0 4,5
iv. Tốc độ lƣu thông tối đa của dòng phƣơng tiện : Theo tiêu chuẩn xây
dựng TCXDVN104-2007 về đường đô thị và yêu cầu thiết kế, tốc độ lưu thông của
dòng giao thông trong đô thị có những giá trị khác nhau tuỳ theo loại đường (Bảng
18.2).
Bảng 18.2 Tốc độ lưu thông quy định của các loại đường phố
STT Loại đường phố Tốc độ lưu thông
tối đa (km/h)
1 Đường cao tốc đô thị 70 - 100
2 Đường phố chính đô thị 50 - 80
3 Đường phố gom 40 - 60
4 Đường phố nội bộ 20 - 40
v. Khả năng thông xe trên các loại đƣờng: là số lượng xe tối đa có thể
lưu thông qua một mặt cắt ngang đường trong một đơn vị thời gian, thường được
biểu thị bằng xe/h.
Khả năng thông xe phụ thuộc khả năng thông xe của một làn và số làn xe
2 2
min r 0
2 1
v v
S V .t ( ) S L
2b 2b
(18.6)
trong đó:
Smin khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe trong dòng giao thông
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
309
tr thời gian phản xạ của người lái, 1,0 ~ 1,2 s V: vận tốc xe
b1,b2 gia tốc chậm dần của xe trước và xe sau
S0 khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi dừng hẳn (3 ~ 5m)
L chiều dài của xe.
Hình 18.2 Sơ đồ tính toán khả năng thông xe trên đường
Khi xe chạy trên cùng một làn thì vận tốc của 2 xe xem như bằng nhau, trong
đô thị vận tốc dòng giao thông chọn khoảng 30km/h và gia tốc hãm xe b1 và b2 gần
như nhau, ở đây ta xem là bằng nhau.
vậy Smin :
min r 0S V .t S L
(18.7)
Khả năng thông xe của xe buýt:
Khả năng thông xe của xe công cộng được quyết định bởi khả năng thông xe
tại điểm đỗ N:
i
3600
N
t
(xe/h) (18.8)
trong đó:
N khả năng xe thông qua trạm
ti thời gian giữa 2 xe đến điểm đỗ (s)
Khi tính toán chỉ cần xét tới trường hợp xấu nhất, tức là trường hợp điểm đỗ
bố trí trước nút giao thông. sau khi hành khách lên, xuống xe, xe chuẩn bị khởi hành
thì gặp đèn đỏ và phải tiếp tục dừng lại. Khi đó:
i 0 a bt t t t
(s) (18.9)
trong đó :
t0 thời gian dừng lại điểm đỗ, phụ thuộc vào lượng hành khách lên xuống xe
(s)
ta thời gian rời khỏi trạm, phụ thuộc tình trạng giao thông trên đường (s)
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
310
tb thời gian giảm tốc về trạm, phụ thuộc tình trạng giao thông trên đường (s)
thời gian tính đến ảnh hưởng của đèn đỏ khi khoảng cách trạm dừng đến
trụ đèn giao thông ngắn hơn khoảng cách an toàn lưu thông xe. Theo quy định về tổ
chức hoạt động xe buýt 34/2006/QĐ-BGTVT thì trạm dừng phải cách ngã tư trên
50m, do đó có thể xem = 0.
vi. Diện tích chiếm chỗ mặt đƣờng của xe buýt : phụ thuộc vào kích
thước xe và điều kiện hoạt động như vận tốc hoạt động. Diện tích chiếm chỗ mặt
đường được xét ở 2 phương diện tĩnh và động. Diện tích chiếm chỗ tĩnh là diện tích
hình học của xe khi xe đứng yên và diện tích chiếm dụng động là diện tích chiếm
chỗ khi xe chạy có tính đến khoảng cách an toàn khi phanh ở phiá trước và sau xe.
Diện tích chiếm chỗ tĩnh mặt đường:
.tinhF L B
(m
2
) (18.10)
trong đó
L chiều dài tổng thể của xe
B chiều rộng tổng thể của xe
Theo [3], diện tích chiếm dụng động của xe buýt thường gấp 4 lần diện tích
chiếm dụng tĩnh.
Bảng 18.3 Diện tích chiếm chỗ các loại xe buýt
Loại xe L (m) B (m)
Diện tích chiếm
dụng tĩnh (m2)
Diện tích chiếm
dụng động (m2)
12 chỗ 3,5 1,39 4,9 19,5
B40 7,6 2,03 15,4 61,7
B55 9,05 2,29 20,7 82,9
B80 12,2 2,5 30,5 122,0
18.1.2 Phân tích hoạt động xe buýt trên đƣờng.
a) Hoạt động xe buýt trên đƣờng 1 chiều, 2 làn xe
Đây là những con đường nội quận và liên quận, có nhiều loại phương tiện
tham gia giao thông nhưng chủ yếu là xe máy, có nhiều ô tô con, ít ô tô tải, xe buýt
và một số phương tiện khác.
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
311
Hình 18.3 Tỉ lệ chiều dài đường một chiều hai làn xe trên các quận huyện
Xe buýt được tổ chức giao thông chung làn với ô tô, còn xe máy lưu thông
trên làn bên phải. Do lưu lượng xe máy tham gia giao thông cao và người điều
khiển xe máy thường không tuân thủ luật giao thông nên xe máy thường lấn sang
làn ô tô bên trái rất nguy hiểm.
Khi hoạt động trên loại đường này xe buýt thường bị cản trở bởi các loại xe 4
bánh khác nhưng theo thông báo 410/TB-LH của Sở Giao Thông Vận Tải sửa đổi
năm 2004 thì xe buýt không được lưu thông vào làn xe 2 bánh. Như vậy xe buýt
không thể vượt các loại xe 4 bánh khác dẫn đến tốc độ luôn bị hạn chế. Đề nghị Sở
GTVT và Phòng CSGT Công An TP.HCM xem xét có thể cho phép các loại xe
buýt tiêu chuẩn hay trung bình có thể đi vào làn xe 2 bánh để tăng tốc độ lưu thông.
Hình 18.4 Mô hình giao thông một chiều hai làn xe
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
312
Hình 18.5. Mô phỏng xe buýt khi ra vào trạm.
Loại dường 1 chiều 2 làn chỉ thích hợp cho hoạt động xe buýt loại tiêu chuẩn
B55 hay loại B40, còn xe buýt loại lớn gặp trở ngại lớn nhất là khi tách làn và vào
trạm trong giờ cao điểm.
b) Hoạt động xe buýt trên đƣờng 1 chiều, 3 làn xe
Hình 18.6 Tỉ lệ chiều dài đường một chiều ba làn xe trên các quận huyện
Làn bên phải là làn cho xe máy, xe đạp; làn ở giữa là làn xe buýt và xe tải;
còn lại làn bên trái là làn ôtô con. Xe buýt được tổ chức giao thông ở làn giữa. Do
lưu lượng xe máy tham gia giao thông cao và người điều khiển xe máy thường
không tuân thủ luật giao thông nên xe máy thường lấn sang làn ô tô tải bên trái rất
nguy hiểm và cũng là ảnh hưởng lớn đến hoạt động xe buýt.
Qua thực tế cho thấy xe buýt gặp ít khó khăn khi ra vào trạm, nhưng cũng
phải tránh nhiều xe máy và tốc độ trên tuyến không ổn định do xe máy hoạt động
trên cả làn đường thứ 2 chung với xe buýt, thường hoạt động với vận tốc trung bình.
Ô tô con hoạt động trên 1 làn trong cùng nên xe buýt ít bị cản trở bởi ô tô.
Do đường có bề rộng trên 12m, có nhiều làn đường và tổ chức lưu thông một
chiều nên những con đường loại này thuận tiện cho hoạt động của xe buýt ngay cả
xe buýt lớn. Tuy nhiên khi mật độ tăng cao thì xe buýt càng gặp nhiều khó khăn
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
313
hơn, và khi mật độ tương đương 90 xe con quy đổi/km thì hầu như xe không thể
vào trạm được.
Hình 18.7 Mô hình giao thông một chiều ba làn xe
Hình 18.8 Mô Hình khi xe buýt ra vào trạm đường 1 chiều 3 làn xe.
Loại đường 1 chiều 3 làn có thể bố trí được cả xe buýt lớn B80 và có thể tổ
chức được làn dành riêng cho xe buýt.
c) Hoạt động xe buýt trên đƣờng 2 chiều không phân chia làn xe.
Đây là những con đường nội quận, đường khu dân cư, loại phương tiện tham
gia giao thông chủ yếu là xe máy, ngoài ra còn có ô tô con, và một số phương tiện
khác. Bề rộng đường của những con đường này nhỏ hơn 6m, chưa đủ để phân thành
2 làn đường, chủ yếu là các con đường nội quận. đường được hình thành từ lâu
nhưng chưa được nâng cấp mở rộng hay những con đường ở các quận huyện ngoại
thành như Hóc Môn, Bình Chánh
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
314
Hình 18.9 Tỉ lệ chiều dài đường hai chiều một làn xe trên các quận huyện
Hình 18.10 Mô hình giao thông hai chiều một làn xe
Bề rộng đường quá nhỏ nên chỉ có thể bố trí xe buýt nhỏ 12 chỗ như Suzuki,
Daewoo, Asia…nhưng cũng gây ra cản trở dòng giao thông nhất là khi xe dừng
đón/trả khách.
Hình 18.11 Mô hình xe buýt ra vào trạm trên đường 2 chiều.
d) Hoạt động xe buýt trên đƣờng 2 chiều, 2 làn xe
Đây là loại đường phổ biến tại thành phố, phương tiện tham gia giao thông
chủ yếu là xe máy, ô tô con, xe buýt và một số phương tiện khác.
Hình 18.12 Tỉ lệ chiều dài đường hai chiều hai làn xe trên các quận huyện
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
315
Xe máy, ô tô, ô tô tải, xe buýt và các loại phương tiện khác hoạt động chung
trên một làn. Tốc độ lưu thông không cao, dễ xảy ra kẹt xe vào giờ cao điểm tại các
giao lộ.
Hình 18.13 Mô hình giao thông hai chiều hai làn xe
Hình 18.14 Mô hình khi xe buýt ra vào trạm đường 2 chiều 2 làn xe.
Do đường hẹp và xe buýt phải hoạt động chung với các loại phương tiện
khác nên xe buýt hoạt động rất khó khăn nhất là khi ra vào trạm. Do đó thích hợp
với loại đường này là các xe buýt loại trung trở xuống B40, 12 chỗ.
e) Hoạt động xe buýt trên đƣờng 2 chiều có dãy phân cách, 4 làn xe.
Đây là những con đường liên quận và nội quận. loại phương tiện tham gia
giao thông chủ yếu là xe máy, ô tô con, xe buýt và một số phương tiện khác.
Trên mỗi chiều lưu thông có 2 làn xe. 1 làn xe máy và 1 làn ôtô.
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
316
Hình 18.15 Mô hình giao thông hai chiều bốn làn xe có dãy phân cách
Hình 18.16 Mô hình xe buýt khi ra vào trạm đường 2 chiều 4 làn.
Qua thực tế cho thấy xe buýt vẫn khó khăn khi ra vào trạm vào giờ cao điểm,
phải tránh không chỉ xe máy mà còn cả ô tô. Tốc độ trên tuyến tương đối ổn định,
hoạt động với vận tốc thấp, đối với những loại đường như thế này thích hợp cho
hoạt động của xe buýt lớn B80 hay tiêu chuẩn B55.
f) Hoạt động xe buýt trên đƣờng 2 chiều có dãy phân cách, 6 làn xe.
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
317
Đây là những đường liên quận, các loại phương tiện tham gia giao thông chủ
yếu là xe máy, ô tô con, xe buýt và một số phương tiện khác.
Trên mỗi chiều lưu thông có 3 làn xe, 1 làn xe máy , 2 làn dành cho ô tô, tốc
độ lưu thông không cao nhưng ổn định.
Đối với đường loại này có thể bố trí xe buýt loại lớn B80.
Hình 18.17 Mô hình giao thông hai chiều sáu làn xe có dãy phân cách
Hình 18.18 Mô hình xe buýt ra vào trạm đường 2 chiều 6 làn.
g) Hoạt động xe buýt trên đƣờng 2 chiều có dãy phân cách, 8-10 làn xe.
Đây là những trục đường chính, cửa ngõ ra vào thành phố. các loại phương
tiện tham gia giao thông chủ yếu là xe máy, ô tô con, xe buýt, ô tô tải và một số
phương tiện khác.
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
318
Trên mỗi chiều lưu thông có 4 làn xe, 1 làn xe máy , 3 làn xe còn lại dành
cho ô tô con, ô tô khách, ô tô tải, xe buýt. Giữa 2 chiều lưu thông được phân cách
bởi dãy phân cách bê tông, tốc độ lưu thông cao.
Đây là loại đường lý tưởng để xe buýt hoạt động, có thể bố trí được làn dành
riêng cho BRT.
Hình 18.19 Mô hình giao thông hai chiều tám làn xe có dãy phân cách
Hình 18.20 Mô hình xe buýt khi ra vào trạm đường 2 chiều 8 làn xe
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
319
Nên xây dựng dãy phân cách giữa làn xe 2 bánh với xe 4 bánh và xây dựng
nhà chờ trên dãy phân cách này. Như vậy xe buýt sẽ không phải xung đột với dòng
xe 2 bánh vừa an toàn và tăng vận tốc lữ hành.
Kết luận
Qua khảo sát thực tế giao thông Tp. Hồ Chí Minh, đường giao thông chủ yếu
là đường hẹp và đa số các con đường có 2 làn, tổ chức giao thông 2 chiều. Do mật
độ giao thông cao nên xu hướng đang chuyển sang giao thông 1 chiều. Các trục
đường chính có lưu lượng giao thông cao và được cải tạo có nhiều làn đường giao
thông nhưng số lượng còn ít.
Xe buýt tham gia giao thông có vận tốc thấp, với tỉ lệ số lượng rất thấp so
với xe ô tô và xe máy. Xe buýt hoạt động dễ dàng hơn trên những con đường có từ
3 làn đường trở lên. Khi mật độ phương tiện tăng xe buýt hoạt động khó, mật độ
khoảng 250 xe con quy đổi thì xe buýt hầu như không vào trạm được.
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
320
Bảng 18.4 Tóm tắt đánh giá hoạt động xe buýt trên đường
Những con đường nhỏ hơn 2 làn đường chỉ thích hợp cho xe buýt nhỏ và
trung, những con đường 1 chiều có từ 3 làn và 2 chiều từ 6 làn trở lên thích hợp cho
cả xe buýt lớn loại lớn B80.
Xe buýt gặp nhiều khó khăn khi đi qua giao lộ, ra vào trạm dừng, ra vào bến
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
321
xe với mật độ xe máy cao chiếm đến 92% và xe máy hoạt động không tuân thủ luật
giao thông.
18.2 Phân tích hoạt động xe buýt khi đi qua các giao lộ
18.2.1 Các kiểu giao lộ ở TP.HCM
Thành phố có trên 1440 nút giao cắt chủ yếu ở dạng giao nhau đồng mức
gồm 2 ngã bảy, 8 ngã sáu, 12 ngã năm, 961 ngã tư và 457 ngã ba. Trong đó có
khoảng 120 nút quan trọng thuộc 75 đường phố chính và các trục giao thông đối
ngoại, năng lực thông qua thấp và đa số đều bị ách tắc ở giờ cao điểm ngay khi có
sự cố.
Hình 18.21 Tỉ lệ các loại giao lộ ở TP.HCM
Hiện chỉ có 8 nút giao thông mới xây dựng là khác mức gồm cầu vượt và
hầm chui, chủ yếu ở các tuyến vành đai và cửa ngõ thành phố.
18.2.2 Phân tích hoạt động của xe buýt khi đi qua ngã ba
Phần lớn các giao lộ trong nội đô TP.HCM đều được lắp đèn tín hiệu điều
khiển giao thông, do đó số vị trí xung đột tại ngã ba cũng giảm nhưng vẫn tồn tại
những giao cắt được mô tả gồm 5 điểm xung đột giao thông : 2 điểm xung đột do
tách hướng giao thông, 2 điểm xung đột do nhập hướng giao thông và 1 điểm giao
cắt với dòng giao thông chính.
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
322
Hình 18.22 Mô hình xung đột giao thông tại ngã ba
18.2.3 Phân tích hoạt động của xe buýt khi đi qua ngã tƣ
Hình 18.23 Mô hình xung đột giao thông tại ngã tư
Xung đột tại ngã tư gồm 8 điểm xung đột: 2 điểm xung đột do tách hướng
giao thông, 4 điểm xung đột do nhập hướng giao thông và 2 điểm giao cắt với dòng
giao thông chính do rẽ trái.
18.2.4 Phân tích hoạt động của xe buýt khi đi qua vòng xoay.
Tại những nút giao cắt của 5, 6, 7, 8 con đường trở lên, những nút này
thường sẽ tạo thành những vòng xoay và tổ chức giao thông một chiều. Hiện tại
thành phố không có nhiều những vòng xoay này nhưng vấn đề lưu thông ở vòng
xoay rất phức tạp và thường là nơi xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông.
Bản chất vòng xoay là tự điều chỉnh lưu lượng nên không cần bố trí đèn tín
hiệu giao thông. Tuy nhiên, hiện nay ở những nút giao thông có lưu lượng xe quá
lớn có bố trí thêm đèn tín hiệu giao thông nhằm giảm bớt số phương tiện tham gia
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
323
trong vòng xoay, giảm bớt xung đột giao thông trong vòng xoay như ở vòng xoay
Lăng Cha Cả, vòng xoay Hàng Xanh ... Một số xung đột thường có ở vòng xoay
như sau:
Hình 18.24 Mô hình xung đột giao thông tại vòng xoay
18.3 Phân tích hoạt động xe buýt khi quay vòng tại đầu cuối tuyến.
18.3.1 Tính toán hành lang quay vòng của một số loại xe buýt tiêu biểu.
Hành lang quay vòng là bề rộng đường cần thiết để xe quay vòng hay quay
đầu đổi hướng chuyển động mà bánh xe không bị trượt lê trên đường.
Xe 12 chỗ: Bán kính quay vòng nhỏ nhất Rmin = 4.1m và bề rộng hành lang
quay vòng là 1.7m
Xe B40: Bán kính quay vòng nhỏ nhất Rmin = 7,4m và bề rộng hành lang
quay vòng là 2,7m
Xe B55: Bán kính quay vòng nhỏ nhất Rmin = 7,8m và bề rộng hành lang
quay vòng là 3.1m
Xe B80: Bán kính quay vòng nhỏ nhất Rmin = 8,9m và bề rộng hành lang
quay vòng là 3.7m
18.3.2 Các hình thức quay đầu phƣơng tiện ở đầu-cuối tuyến.
a) Lợi dụng đƣờng phố để quay đầu.
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
324
Hình 18.25 Khu vực đậu xe buýt trên đường Lê Hồng Phong
b) Xe buýt lợi dụng khu phố để quay đầu
Hình 18.26 Quay vòng phương tiện ở Bãi xe đường Thi Sách
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
325
c) Xe buýt lợi dụng vòng xoay để quay đầu.
Hình 18.27 Quay vòng phương tiện ở các vòng xoay
d) Xe buýt lợi dụng nút giao thông để quay đầu
Hình 18.28 Mô hình xe buýt lợi dụng nút giao thông để quay đầu
Kết luận
Tùy theo cách thức đổi chiều lưu thông mà xe buýt tạo ra những xung đột
giao thông khác nhau đối với phương thức quay đầu phương tiện bằng cách lợi
dụng đường phố để quay đầu. Thông thường thì xe buýt tạo ra xung đột giao thông
ở cả 2 phần đường trên tuyến, nên chỉ thích hợp cho những khu vực có lưu lượng
giao thông nhỏ. Để xe buýt lớn B80 có thể quay vòng được thì bề rộng đường tối
thiểu phải là 18m.
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
326
Hình 18.29 Mô hình xung đột giao thông khi xe buýt quay đầu trên đường
Đối với phương thức quay đầu lợi dụng khu phố hay nút giao thông, vòng
xoay quay đầu để bắt đầu hành trình mới thì xe buýt tạo ra ít xung đột giao thông
hơn. Nên tổ chức giao thông cùng chiều kim đồng hồ để tránh bớt điểm giao cắt gây
xung đột giao thông.
Hình 18.30 Xung đột giao thông khi quay đầu ( lợi dụng khu phố để quay đầu)
18.4 Chọn loại xe và tính toán số lƣợng xe trên tuyến
18.4.1 Cơ sở chọn loại xe trên tuyến
Do điều kiện đường tại Tp.HCM hiện nay chưa tốt và lượng xe cá nhân dày
đặc trên đường ảnh hưởng hoạt động của xe buýt, việc lựa chọn loại xe buýt cho
từng tuyến căn cứ vào 3 yếu tố:
Tính chất tuyến (trục-chính-nhánh-thu gom),
Loại đường (bề rộng đường, số chiều, số làn xe, lưu lượng xe).
Lưu lượng hành khách.
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
327
Vì hiện tại thành phố có khá nhiều đường có bề rộng dưới 6m nên kiến nghị
Chính phủ tiếp tục cho sử dụng loại xe 12 chỗ làm xe buýt. Trong khu vành đai 2
chấp nhận cho xe buýt 12 chỗ hoạt động trên một số đoạn có bề rộng từ 5m trở lên
i. Theo tính chất tuyến
Tuyến trục sử dụng loại xe B80.
Tuyến chính sử dụng loại xe B80, nếu do điều kiện đường hẹp thì tối
thiểu phải là B55.
Tuyến nhánh sử dụng xe B55, B40. Đối với tuyến nhánh đang hoạt động
có sản lượng khách trên 20.000 HK/ngày có thể xem xét sử dụng xe B80
nếu điều kiện đường sá cho phép.
Tuyến thu gom sử dụng loại xe 12 chỗ.
Các tuyến buýt chuyên dùng có chức năng rõ ràng lộ trình hoạt là các
tuyến đường phố chính nội đô nên việc chọn lựa loại xe là do lưu lượng
khách quyết định.
Đối với các tuyến con thoi sử dụng loại xe chỉ bố trí chỗ ngồi không bố
trí chỗ đứng.
Các tuyến buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn có làn đường dành
riêng BRT sử dụng loại xe buýt nối toa sức chứa 180 đến 270 HK.
ii. Theo bề rộng đƣờng và khu vực.
Cách quy định này xét đến những đoạn đường có bề rộng nhỏ nhất trên tuyến
mà xe buýt bắt buộc phải đi qua nhưng không phải là loại đường chiếm phần lớn cự
ly toàn tuyến. Đây chỉ là một số đoạn được xem là bị thắt cổ chai trên tuyến.
Giả định rằng trong khu vực vành đai 2 lượng xe sẽ đông đúc hơn khu vực
ngoài vành đai 2 do vậy điều kiện về bề rộng mặt đường để chọn loại xe sẽ khắt khe
hơn khu ngoài vành đai 2.
+Trong khu vực vành đai 2:
Đường 1 chiều trên 2 làn xe có thể bố trí B80
Đường 2 chiều
Bề rộng đường 8m: bố trí B80, B55.
Chương 18 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
328
Bề rộng đường từ 7 đến dưới 8 m: bố trí loại xe B55, B40.
Bề rộng đường từ 6 đến dưới 7m: bố trí loại xe B40.
Bề rộng đường từ 5 đến dưới 6m: bố trí loại xe 12 chỗ.
Bề rộng đường < 5m: không bố trí xe buýt.
+ Ngoài khu vực vành đai 2:
Bề rộng đường từ trên 7m: bố trí loại xe theo lưu lượng hành khách.
Bề rộng đường từ trên 6 đến 7m: bố trí xe B55, B40, xe 12 chỗ tùy theo lưu
lượng khách.
Bề rộng đường từ trên 5 đến 6m: bố trí xe B40, xe 12 chỗ tùy theo nhu cầu.
Bề rộng đường từ trên 4 đến 5m: bố trí xe 12 chỗ.
Bề rộng đường < 4m: không bố trí xe buýt.
iii) Lựa chọn loại xe theo lƣu lƣợng hành khách giờ cao điểm.[4]
Bảng 18.5 Lựa chọn loại xe theo dòng hành khách.
Lưu lượng HK (HK/h) 200-1.000 1.000-1.800 1.800-2.600 2.600-3.800
Sức chứa (HK) 40-60 60-90 90-120 >120
Các loại xe buýt hiện nay chia theo 4 nhóm buýt của mạng lƣới.
-Loại xe buýt lớn: B80 (xe B80 của Transinco, xe buýt Mer 84 chỗ của
Samco).
-Loại xe buýt tiêu chuẩn: B55 (xe B55 của Transinco, Samco 26 hay 29 chỗ -
ngồi sức chứa 55 HK củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chương 18 lựa chọn loại xe và tính toán số lượng xe trên tuyến.pdf