Báo cáo Nghiệm thu - Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh - Chương 3: Nghiên cứu đánh giá mạng lưới đường sá

Hiện trạng mạng lưới đường sá TPHCM

Tính đến nay, toàn thành phố Hồ Chí Minh có tổng chiều dài đường 3.666 km với tổng số 3.584 tuyến đường. Trong đó các khu quản lý giao thông đô thị quản lý 1.151 km đường, còn lại là do UBND quận huyện quản lý 2.515 km. Chiều dài các trục đường chính và đường liên khu vực trong nội thành chiếm 19% tổng chiều dài đường toàn thành phố.

3.1.1 Mạng lưới đường sá giao thông đối ngoại [22]

Thành phố Hồ Chí Minh nối với các tỉnh lân cận Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An chủ yếu bằng các tuyến quốc lộ. Ngoài ra từ thành phố cũng có thể đi đến các địa phương lân cận bằng một số tuyến tỉnh lộ. Điều kiện lưu thông trên mạng lưới đường này tương đối tốt.

Hệ thống đường trục đã hình thành gồm: hướng đông bắc (QL1 cũ, xa lộ Hà Nội nối với quốc lộ 1A), hướng bắc và tây bắc (QL 13, QL 22, TL 15, TL 16), hướng tây và tây nam (QL 1, TL 10), hướng đông (QL 50, LTL 25 và Nhà Bè-Duyên Hải).

pdf11 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2892 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Nghiệm thu - Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh - Chương 3: Nghiên cứu đánh giá mạng lưới đường sá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương3 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 33 CHƢƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG SÁ TPHCM THEO TIÊU CHÍ GTCC 3.1 Hiện trạng mạng lƣới đƣờng sá TPHCM Tính đến nay, toàn thành phố Hồ Chí Minh có tổng chiều dài đường 3.666 km với tổng số 3.584 tuyến đường. Trong đó các khu quản lý giao thông đô thị quản lý 1.151 km đường, còn lại là do UBND quận huyện quản lý 2.515 km. Chiều dài các trục đường chính và đường liên khu vực trong nội thành chiếm 19% tổng chiều dài đường toàn thành phố. a) theo chiều dài (km) b) theo diện tích (km2) Hình 3.1 Cơ cấu phân cấp đường thành phố 3.1.1 Mạng lƣới đƣờng sá giao thông đối ngoại [22] Thành phố Hồ Chí Minh nối với các tỉnh lân cận Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An chủ yếu bằng các tuyến quốc lộ. Ngoài ra từ thành phố cũng có thể đi đến các địa phương lân cận bằng một số tuyến tỉnh lộ. Điều kiện lưu thông trên mạng lưới đường này tương đối tốt. Hệ thống đường trục đã hình thành gồm: hướng đông bắc (QL1 cũ, xa lộ Hà Nội nối với quốc lộ 1A), hướng bắc và tây bắc (QL 13, QL 22, TL 15, TL 16), hướng tây và tây nam (QL 1, TL 10), hướng đông (QL 50, LTL 25 và Nhà Bè- Duyên Hải). Chương3 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 34 Hình 3.2 Mạng lưới đường sá giao thông đối ngoại Hiện nay đang xây dựng khép kín đường vành đai 2 bao gồm cả 2 cầu lớn Phú Mỹ, Phú Định, xây dựng đường vành đai 1 đoạn Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-nút Kha Vạn Cân. Xây dựng đường vành đai 3 đoạn nút giao Tân Vạn-quốc lộ 22 và đoạn từ quốc lộ 22 đến đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh-Trung Lương. Xây dựng các tuyến đường cao tốc: Tp.Hồ Chí Minh-Trung Lương, Tp.Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây. Xây dựng tuyến đường bộ trên cao số 1: từ Trường Chinh-Cộng Hòa- dọc theo kênh Nhiêu Lộc-Nguyễn Hữu Cảnh. 3.1.2 Mạng lƣới đƣờng sá chính nội đô [22] Nhìn chung mạng lưới đường bộ của thành phố Hồ Chí Minh phát triển mất cân đối và chưa được phân cấp theo chức năng. Trừ một vài khu vực được quy hoạch cụ thể trước, đa số đều phát triển một cách tùy tiện thể hiện qua các khía cạnh như: kích thước, khổ đường, lộ giới, vỉa hè… rất khác nhau ở từng khu vực. Ở khu vực nội thành cũ, do được quy hoạch và phát triển từ lâu nên đã hình thành được một mạng lưới dày đặc, đặc biệt tại các quận 1, 3, 5. Đối với khu vực nội thành mới phát triển gồm 4 quận là Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận và Quận 8 có rất ít các trục đường chính. 3.1.3 Mạng lƣới đƣờng hẻm chính Chương3 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 35 Thành phố có nhiều đường hẻm với chiều rộng rất khác nhau tập trung ở các quận 10, 11, Tân Bình, Bình Thạnh . Hầu hết các quận nội thành đều có những con đường, khu phố, đường hẻm nhỏ với nhiều bề rộng khác nhau, tạo thành một mạng lưới hỗn tạp, gây rất nhiều khó khăn trong việc phòng chữa cháy, phòng chữa dịch bệnh và nhất là đi lại gắn kết nhanh với hệ thống đường lớn …. Điển hình như ở quận 10 là quận có mật độ dân số cao, tập trung đông dân nhập cư từ nơi khác đến làm đủ mọi ngành nghề: lao động phổ thông, công nhân, học sinh, sinh viên,…. sống tập trung ở các khu vực như xung quanh Ga Hòa Hưng, khu vực ở đường Tô Hiến Thành, khu vực nhà thờ Nam Hòa trong cư xá Bắc Hải. 3.2 Đánh giá tính chất định hình của mạng lƣới Các trục đường chính hiện nay ở thành phố được tổ chức theo kiểu mạng xuyên tâm gồm 12 trục chính và phân bổ theo các hướng Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam, đi xuyên qua thành phố. Nhìn chung, mạng giao thông đường bộ của Tp.Hồ Chí Minh được tổ chức theo dạng mạng xuyên tâm, kết hợp với dạng hình rẻ quạt và bàn cờ. Trừ một vài khu vực được quy hoạch cụ thể từ trước, đa số đều phát triển một cách tùy tiện thể hiện qua các khía cạnh như kích thước, khổ đường, lộ giới, vỉa hè …. rất khác nhau từng khu vực. Ở một số quận cũ (quận 1, quận 3, một phần quận 10, quận 5) hình thành khá rõ mạng ô bàn cờ thuận lợi cho giao thông. Thành phố có trên 1440 nút giao cắt chủ yếu ở dạng giao nhau đồng mức gồm 2 ngã bảy, 8 ngã sáu, 12 ngã năm, 961 ngã tư và 457 ngã ba), trong đó có khoảng 120 nút quan trọng thuộc 75 đường phố chính và các trục giao thông đối ngoại, năng lực thông qua thấp và đa số đều bị ách tắc ở giờ cao điểm hay khi có sự cố. Hiện chỉ có 8 nút giao thông mới xây dựng là khác mức, chủ yếu ở các cửa ngõ thành phố. 3.3 Đánh giá mật độ mạng toàn TPHCM và từng quận huyện Mật độ đường phố là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá qui mô của hệ thống cơ sở hạ tầng một đô thị. Mật độ đường trung bình của thành phố đạt 0,902 km/km2 Chương3 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 36 vào năm 2006. Cho đến năm 2008, mật độ đường trung bình của thành phố đạt 1,43 km/km 2 . Tuy nhiên, mật độ đường trên địa bàn thành phố có sự chênh lệch với nhau khá lớn giữa hai khu vực nội thành và ngoại thành: ở nội thành là 5,18 km/km2, khu vực ngoại vi mới hình thành (quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Chánh) đạt 1,91 km/km 2, ở ngoại thành (Nhà Bè, Hóc Môn) chỉ có 1,7 km/km2, khu vực nông thôn (Củ Chi, Cần Giờ) đạt 1,38 km/km2 thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn là 4 – 6 km/km 2 [Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010]. 3.4 Đánh giá tiêu chí mạng lƣới theo diện tích đất Đất dành cho giao thông bao gồm giao thông động (mạng lưới đường các loại) và giao thông tĩnh (bến xe, bãi đậu) chiếm tỉ lệ rất thấp lại không đều trên địa bàn toàn thành phố. Tổng diện tích đất dành cho giao thông là 27,01 km2 chỉ chiếm 1,29% diện tích đất tự nhiên của thành phố, trong khi đó tỉ lệ này ở nước ngoài là 18,5 - 25% [Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 ]. Tổng diện tích đường của toàn Tp.Hồ Chí Minh đạt 24,91km2 trên tổng diện tích đất của toàn thành phố là 2.095 km2. Như vậy hệ số mật độ diện tích đường trên diện tích đất của toàn thành phố chỉ đạt 0,012 km2/km2 bằng 1,2%, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của một thành phố có quy mô lớn là 15%. Chương3 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 37 Hình 3.3 Bản đồ mật độ đường Tp.Hồ Chí Minh Chương3 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 38 Hình 3.4 Bản đồ mật độ diện tích đường/diện tích đất ở Tp.Hồ Chí Minh Chương3 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 39 Hình 3.5 Bản đồ mật độ diện tích đường/dân số ở Tp.Hồ Chí Minh 3.5 Đánh giá khả năng thông xe của các tuyến đƣờng chính a) Bề rộng mặt đƣờng Phần lớn các đường đều hẹp, chỉ có khoảng 14% số con đường có lòng đường rộng trên 12m để có thể tổ chức vận chuyển hành khách bằng xe buýt được thuận lợi; 51% số con đường có lòng đường rộng từ 7m đến 12m chỉ có thể cho các Chương3 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 40 xe ôtô con trong đó có xe mini-buýt lưu thông; 35% số con đường còn lại có lòng đường rộng dưới 7m. Trong 51% số con đường có bề rộng từ 7-12 m thì có 24,1% là do khu quản lý giao thông đô thị quản lý còn lại 26,9% là do UBND quận huyện quản lý. Trước tình hình như vậy, nên sử dụng các xe buýt loại nhỏ có diện tích chiếm dụng mặt đường nhỏ hơn loại xe buýt lớn, có tính cơ động cao, có thể di chuyển dễ dàng trong mạng lưới đường hẻm. Ngoài ra, xe buýt loại nhỏ còn có chức năng quan trọng khác là khả năng nối kết, thu gom khách cho các xe buýt lớn. b) Chất lƣợng mặt đƣờng Hiện nay phần lớn đường giao thông trong thành phố đã được nâng cấp giúp việc giao thông thuận lợi, giảm bụi bẩn và tiếng ồn. 58% các đường đã được trải bê tông nhựa nóng, 39% trải bê tông nhựa thường, chỉ có 3% là đường cấp phối. Tuy nhiên, tình trạng đào xới liên tục trên đường do việc lắp đặt, sửa chữa các công trình ngầm như cáp quang, ống cấp nước, mạng dây điện, điện thoại, hệ thống ống cấp gas ... làm cho chất lượng mặt đường xuống cấp rất nhanh, tình hình giao thông bị cản trở, nạn kẹt xe, tai nạn phổ biến tại các con đuờng này vào giờ cao điểm. Hiện nay thành phố vẫn chưa giải quyết được tình trạng ngập lụt vào mùa mưa và triều cường và đây cũng là nguyên nhân gây ách tắc giao thông. 3.6 Đánh giá mạng lƣới hẻm chính và khả năng ứng dụng cho GTCC Mạng lưới đường hẻm ở một số quận điển hình như quận Tân Bình có 56/190 con đường, quận 10 có 11/31 con đường có bề rộng lớn từ 7-12 m, quận 5 có 20/50 con đường và có bề rộng nhỏ hơn 7 m nên cần thiết phải xây dựng hệ thống tuyến xe buýt thu gom nội quận sử dụng loại xe 12 chỗ len lỏi đưa khách ra các tuyến xe buýt lớn. Ngoài ra, còn có rất nhiều tuyến đường khác bị lâm vào tình trạng “thắt cổ chai” do lòng đường bị chiếm dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: làm nơi họp chợ, nơi bán hàng ăn và nước giải khát, bãi đỗ xe xích lô, bến xe ôm,… càng làm cho nạn ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên hơn. Chương3 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 41 3.7 Đánh giá khả năng thông xe một số nút giao thông chính Sự ùn tắc đã xảy ra trên cả 2 làn xe, mặc dù 2 làn xe này ngược chiều nhau. Đây là đặc điểm ùn tắc phổ biến của giao thông Tp.Hồ Chí Minh: xe cộ tràn lấn sang các làn xe khác và tràn lên vỉa hè, thành một nút chai kín, không thể giải tỏa được. Hình 3.6 Ùn tắc giao thông ở vòng xoay Hàng Xanh Tp.Hồ Chí Minh Vòng xoay được lập ra để không xảy ra ùn tắc vì các lọai xe sẽ đi theo các vòng xuyến tùy theo tốc độ và chủng lọai xe. Tuy nhiên trong thực tế, vòng xoay vẫn bị tắc ngay cả khi có đèn kiểm soát giao thông (một việc mà chỉ ở Việt nam mới có). Nếu chiếu theo các tiêu chuẩn quốc tế thì ở Tp.Hồ Chí Minh, hầu như trên 90% các đoạn đường, các giao lộ đều có xảy ra ùn tắc giao thông ở các giờ cao điểm. Hình 3.7 Ùn tắc giao thông ở ngã tư Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa Chương3 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 42 Điển hình ở vòng xoay Hàng Xanh (hình 3.6) là cửa ngõ giao thông phía Đông quan trọng bậc nhất của thành phố nhưng vào giờ cao điểm sáng và cao điểm chiều thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, kẹt xe nghiêm trọng nhiều giờ liền do lưu lượng xe lưu thông trên đường vào lúc đó quá lớn, nhiều nhất là xe gắn máy di chuyển rối loạn không theo tín hiệu điều khiển giao thông càng làm cho tình trạng ách tắc trở nên nghiêm trọng hơn. Ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Thị Sáu cũng là một trong những điểm đen của thành phố, thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe vào các giờ cao điểm, do ở nút giao thông này có lưu lượng phương tiện giao thông từ bên ngoài thành phố đổ vào qua đường Võ Thị Sáu, còn đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa là đường nối kết sân bay Tân Sơn Nhất với trung tâm thành phố. Hơn nữa, tại ngã tư này còn có sự hiện diện của các rào chắn thi công làm cho diện tích lưu thông trên đường đã hẹp lại càng chật chội hơn, cộng với việc lưu lượng phương tiện giao thông cao thì tình trạng kẹt xe kéo dài là điều tất nhiên. 3.8 Đánh giá mạng lƣới đƣờng sá, mạng lƣới metro, tramway và khả năng dùng cho xe buýt Năm 2008, mật độ đường trung bình của thành phố là 1,43 km/km2, tuy nhiên, mật độ trên địa bàn thành phố có sự chênh lệch với nhau khá lớn giữa hai khu vực nội thành và ngoại thành Đất dành cho giao thông thấp, chiếm 1,29% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất giao thông không đồng đều trên địa bàn toàn thành phố. Kích thước mặt đường: phần lớn các đường đều hẹp, chỉ có khoảng 14% số con đường có lòng đường rộng trên 12m để có thể tổ chức vận chuyển hành khách bằng xe buýt được thuận lợi; 51% số con đường có lòng đường rộng từ 7m đến 12m chỉ có thể cho các xe ôtô con trong đó có xe mini-buýt lưu thông Hệ thống đường vành đai đã được hoạch định nhưng hầu hết chưa được xây dựng, các trục hướng tâm đã và đang được cải tạo, nâng cấp tuy nhiên vẫn còn thiếu. Chương3 Đại học Bách Khoa TP.HCM Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM 43 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu đánh giá giao thông Tp.Hồ Chí Minh Tên chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Tiêu chuẩn Dân số triệu người 8,725 Diện tích TP km2 2.095 Tổng chiều dài đường km 3666 Tổng diện tích đường km2 24,91 Mật độ dân số người/km2 26.019 Diện tích đất cho giao thông /diện tích đất % 1,29 18,5 - 25 Mật độ đường /diện tích đất km/km 2 1,43 4 - 6 Mật độ diện tích đường/dân số m2/người 3,71 So với hệ thống giao thông năm 2020 đã quy hoạch thì mạng lưới hiện nay cần phải có những phát triển sau: Hệ thống giao thông đường bộ: cần cải tạo, nâng cấp một số trục hướng tâm như quốc lộ 1K, tỉnh lộ 43, tỉnh lộ 12, tỉnh lộ 10, xây dựng đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, xây dựng khép kín đường vành đai 1, đường vành đai 2, xây dựng tuyến đường bộ trên cao số 1. Mạng lưới metro-tramway: xây dựng thí điểm tuyến xe điện chạy trên mặt đất Sài Gòn-Chợ Lớn-bến xe Miền Tây, huy động nguồn vốn để xây dựng 1 hoặc 2 trong 4 đoạn tuyến metro ưu tiên. Dự báo đến năm 2020 dân số thành phố sẽ đạt trên 10 triệu người, khi đó lưu lượng giao thông trên một số trục đường chính sẽ đạt khoảng 16 – 26 ngàn lượt người/giờ/hướng có thể thấy rằng cần xây dựng các loại hình vận chuyển khối lượng lớn như đường metro, tramway, BRT. Khả năng dùng cho xe buýt: tiến hành hoàn chỉnh mạng lưới đường cơ sở, các đường hướng tâm, đường vành đai, đường xuyên tâm, đường cao tốc, các đường phố chính cấp I, cấp II. Xây dựng các bến xe Miền Đông, Miền Tây, An Sương mới, các nhà ga hành khách đi xe buýt và các bến bãi cho xe buýt trong các quận nội thành. Các số liệu chi tiết còn lại xin xem các phụ lục 3.1; 3.2; 3.3; 3.4; 3.5; 3.6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChương 3 nghiên cứu đánh giá mạng lưới đường sá tphcm theo tiêu chí gtcc.pdf
Tài liệu liên quan