Báo cáo Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam

Tóm tắt kế hoạch

Dự án được thực hiện với 6 mục tiêu chính: 1. Tập huấn cho các giáo viên; 2. Lựa chọn các trại; 3. Làm quen với các phương pháp chăn nuôi tốt nhất; 4. Đưa lợn giống xuống các nông hộ; 5. Theo dõi các lợi nhuận; và 6. Củng cố lợi nhuận.

Trong thời gian 6 tháng thứ 2 thực hiện dự án, các tiến độ đáng kể đã được thực hiện đối với các mục tiêu 2-4, theo đúng như đề cương của dự án, với 1 số những thay đổi nhỏ và yêu cầu kéo dài thêm thời gian do 1 số tình huống không được dự báo trước.

Một điều tra về các hộ nông dân, do các nhà khoa học Việt Nam và Australia thiết kế trong quá trình chương trình tập huấn diễn ra tại Australia đã được hoàn thành tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định và tỉnh Quảng Trị. Một dạng mẫu điều tra online đã do trường Queensland thiết kế và đã đưa vào thực hành nhằm mục đích đơn giản hóa việc đăng nhập số liệu và các phân tích, và cung cấp các công cụ để theo dõi chương trình cải tiến liên tục (CIP) tại các trại đã được chọn lựa. Hệ thống này còn có khả năng cập nhật các hình ảnh, bởi vậy mà các ảnh hoặc hình vẽ về kế hoạch xây dựng cải tiến chuồng trại cũng có thể được đánh giá hoặc trao đổi nhanh chóng giữa các nhà khoa học. Các dữ liệu này sẽ cung cấp nền tảng cơ bản cho việc mở rộng tiếp tục mô hình này, vượt ra khỏi cả khuôn khổ của dự án hiện tại.

Trên cơ sở các trả lời của các điều tra, mà đã được phân tích qua bằng chương trình SPSS, 27-30 trại tốt nhất ở mỗi tỉnh đã được chọn lực và các mục tiêu 3-4 đã được bắt đầu đi vào thực hiện (nâng cấp các trang thiết bị, tập huấn, và nhập lợn giống). Các nhà khoa học Việt Nam, những người mà dã được tham gia khóa tập huấn tại Australia sẽ tiến hành 2 bài đánh giá về các trình độ thu được. Thứ nhất, dựa trên các cuộc điều tra tại thực địa và việc thảo luận với các nhà khoa học Australia, họ đã đặt ra nhiệm vụ thiết kế hệ thống chuồng trại thích hợp cho lợn Móng Cái đối với các trại đã được chọn lựa để công việc có thể chính thức được khởi động. Thứ hai, trong quá trình các nhà khoa học Australia tiến hành các chuyến đi thực địa, họ đã tiến hành các đánh giá và nhận biết ra các vấn đề tồn tại, thảo luận và đưa ra các ưu tiên.

Do chi phí của việc đi lại và do thiếu các kỹ thuật viên cơ sở có kinh nghiệm để hỗ trợ, chúng tôi đã quyết định là tạm thời để tỉnh Bình Định ra khỏi các mục tiêu 2-4 cho tới sau này của dự án. Thay vào đó, các cố gắng sẽ được tập trung vào việc tiến hành các thay đổi ở tình Quảng Trị (do NIAH tự quản lý) và Thừa Thiên Huế (do HUAF tự quản lý). NIVR sẽ bảo đảm việc tiến hành các chẩn đoán về bệnh tiêu chảy và các bệnh khác cho các trại, hỗ trợ về thú y trong việc điều tra các ổ dịch bệnh và cung cấp vacxin E. coli do cơ quan này chế tạo để phòng bệnh tiêu chảy do E. coli ở lợn con theo mẹ cho cả 2 tỉnh này. Tùy địa điểm thích hợp, các nhà khoa học của NIAH và HUAF mà đã được tập huấn ở Australia sẽ hợp tác với nhau trong các chương trình tập huấn ở cả 2 tỉnh để đảm bảo việc chuyển giao 1 cách đầy đủ nhất các ý tưởng và các kỹ năng.

pdf14 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ministry of Agriculture & Rural Development Báo cáo tiến độ của dự án 004/05VIE Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam MS5: Báo cáo 6 tháng lần 2 1/2006-6/2007 2 1. Thông tin về các đối tác: Tên dự án Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nong hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam Các đối tác tham gia phía Việt Nam Viện chăn nuôi Quốc gia (NIAH); Trường Đại học Nông Lâm Huế (HUAF); Viện Thú Y Quốc Gia (NIVR) Trưởng đại diện dự án phía VN TS. Nguyễn Quế Côi Các đối tác tham gia phía Australia The University of Queensland/Victorian Department of Primary Industry/South Australian Research and Development Institute/University of Sydney Tên các cán bộ tham gia dự án phía Australia Dr Darren Trott, Dr Ian Wilkie, Dr Colin Cargill, Dr Tony Fahy, Dr Trish Holyoake Ngày bắt đầu 1 tháng 4 năm 2006 Ngày kết thúc (theo dự định ban đầu) tháng 4 năm 2009 Ngày kết thúc (sau khi đã sửa) tháng 4 năm 2009 Giai đoạn báo cáo tháng 11 năm 2006 – tháng 06 năm 2006 Các địa chỉ liên lạc: Phía Australia: Trưởng dự án Tên Dr Darren Trott Telephone: 617 336 52985 Chức vụ Giảng viên chính, trường Thú Y, Đại học Tổng hợp Queensland Fax: 617 336 51355 Cơ quan Trường Thú Y, Đại học Tổng hợp Queensland Email: d.trott@uq.edu.au Phía Australia: Quản lý hành chính Tên Melissa Anderson Telephone: 61 7 33652651 Chức vụ Trưởng văn phòng các dự án nghiên cứu Fax: 61 7 33651188 Cơ quan Trường Tài nguyên đất và thức ăn, Đại học Tổng hợp Queensland Email: m.anderson@uq.edu.au Phía Việt Nam Tên TS. Đỗ Ngọc Thuý Telephone: 84 4 8693923 Chức vụ Nghiên cứu viên Fax: 84 4 8694082 Cơ quan NIVR Email: dongocthuy73i@yahoo.com 3 2. Tóm tắt dự án Các hộ chăn nuôi nhỏ ở miền Trung Việt nam chủ yếu nuôi cac giống lợn như lợn Móng Cái, lợn Mini, lợn Soc cao nguyên - những giống lợn đã có khả năng thích nghi rất tốt với các điều kiện tại miền Trung, nhưng có năng suất và hiệu quả kinh tế kém. Việc nâng cao chất lượng của các giống lợn địa phương bằng cách đưa cac dòng Móng Cái có năng suất cao cho các chương trình giống thuần và giống lai sẽ dẫn đến kết quả là mang lại lợi nhuận đáng kể cho các hộ chăn nuôi nhỏ nếu được tiến hành đồng thời với chương trình chăn nuôi khép kín từ khi đẻ đến khi vỗ béo (tập trung chủ yếu vào các chương trình thú y, chăn nuôi, chuồng trại và dinh dưỡng) để nâng cao năng suất chăn nuôi và giảm bớt các rủi ro về bệnh tật. Chương trình cải tiến liên tục này (CIP) sẽ được bắt đầu bằng việc trang bị các kiến thức cần thiết cho các nhà thú y và chăn nuôi, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Australia. Thông qua phương thức “Tập huấn cho các giáo viên”, chương trình CIP sẽ được mở rộng đến những người làm thú y cơ sở, những người quản lý trại và một số nông dân được chọn lựa để có thể thu nhận được các kiến thức và các kỹ năng có thể áp dụng được thành công trong thực tế. 3. Tóm tắt kế hoạch Dự án được thực hiện với 6 mục tiêu chính: 1. Tập huấn cho các giáo viên; 2. Lựa chọn các trại; 3. Làm quen với các phương pháp chăn nuôi tốt nhất; 4. Đưa lợn giống xuống các nông hộ; 5. Theo dõi các lợi nhuận; và 6. Củng cố lợi nhuận. Trong thời gian 6 tháng thứ 2 thực hiện dự án, các tiến độ đáng kể đã được thực hiện đối với các mục tiêu 2-4, theo đúng như đề cương của dự án, với 1 số những thay đổi nhỏ và yêu cầu kéo dài thêm thời gian do 1 số tình huống không được dự báo trước. Một điều tra về các hộ nông dân, do các nhà khoa học Việt Nam và Australia thiết kế trong quá trình chương trình tập huấn diễn ra tại Australia đã được hoàn thành tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định và tỉnh Quảng Trị. Một dạng mẫu điều tra online đã do trường Queensland thiết kế và đã đưa vào thực hành nhằm mục đích đơn giản hóa việc đăng nhập số liệu và các phân tích, và cung cấp các công cụ để theo dõi chương trình cải tiến liên tục (CIP) tại các trại đã được chọn lựa. Hệ thống này còn có khả năng cập nhật các hình ảnh, bởi vậy mà các ảnh hoặc hình vẽ về kế hoạch xây dựng cải tiến chuồng trại cũng có thể được đánh giá hoặc trao đổi nhanh chóng giữa các nhà khoa học. Các dữ liệu này sẽ cung cấp nền tảng cơ bản cho việc mở rộng tiếp tục mô hình này, vượt ra khỏi cả khuôn khổ của dự án hiện tại. Trên cơ sở các trả lời của các điều tra, mà đã được phân tích qua bằng chương trình SPSS, 27-30 trại tốt nhất ở mỗi tỉnh đã được chọn lực và các mục tiêu 3-4 đã được bắt đầu đi vào thực hiện (nâng cấp các trang thiết bị, tập huấn, và nhập lợn giống). Các nhà khoa học Việt Nam, những người mà dã được tham gia khóa tập huấn tại Australia sẽ tiến hành 2 bài đánh giá về các trình độ thu được. Thứ nhất, dựa trên các cuộc điều tra tại thực địa và việc thảo luận với các nhà khoa học Australia, họ đã đặt ra nhiệm vụ thiết kế hệ thống chuồng trại thích hợp cho lợn Móng Cái đối với các trại đã được chọn lựa để công việc có thể chính thức được khởi động. Thứ hai, trong quá trình các nhà khoa học Australia tiến hành các chuyến đi thực địa, họ đã tiến hành các đánh giá và nhận biết ra các vấn đề tồn tại, thảo luận và đưa ra các ưu tiên. 4 Do chi phí của việc đi lại và do thiếu các kỹ thuật viên cơ sở có kinh nghiệm để hỗ trợ, chúng tôi đã quyết định là tạm thời để tỉnh Bình Định ra khỏi các mục tiêu 2-4 cho tới sau này của dự án. Thay vào đó, các cố gắng sẽ được tập trung vào việc tiến hành các thay đổi ở tình Quảng Trị (do NIAH tự quản lý) và Thừa Thiên Huế (do HUAF tự quản lý). NIVR sẽ bảo đảm việc tiến hành các chẩn đoán về bệnh tiêu chảy và các bệnh khác cho các trại, hỗ trợ về thú y trong việc điều tra các ổ dịch bệnh và cung cấp vacxin E. coli do cơ quan này chế tạo để phòng bệnh tiêu chảy do E. coli ở lợn con theo mẹ cho cả 2 tỉnh này. Tùy địa điểm thích hợp, các nhà khoa học của NIAH và HUAF mà đã được tập huấn ở Australia sẽ hợp tác với nhau trong các chương trình tập huấn ở cả 2 tỉnh để đảm bảo việc chuyển giao 1 cách đầy đủ nhất các ý tưởng và các kỹ năng. Trong quá trình tiến hành điều tra, bất chấp 1 thực tế là các loại hình của hệ thống các trại là rất đa dạng và chất lượng của chuồng trại là khác nhau rất nhiều, chúng tôi cũng đã quyết định rằng, hơn vì so sánh các ưu điểm thể hiện giữa lợn nái lai nhập ngoại và lợn Móng Cái, phần lớn các hộ nông dân (ngoại trừ 1 ngoại lệ là 1 hộ gia đình rất có kinh nghiệm trong việc nuôi các giống lợn ngoại) sẽ được nhận các lợn nái hậu bị thuần chủng Móng Cái. Nếu các hộ nông dân đạt được những thành công với việc nuôi lợn Móng Cái, thì sau đó họ cũng có thể được khuyến khích để mở rộng chăn nuôi và nuôi lợn F1 hoặc các lợn lai trong tương lai. Có 2 mô hình thích hợp khác nhau đã được thử nghiệm, mỗi mô hình ở 1 tỉnh. Tại Thừa Thiên Huế, do khoảng cách giữa các trại và HUAF gần nhau nên các chuyến đi thực địa xuống các trại cũng được tiến hành thường xuyên hơn. Do vậy, các thay đổi đối với các điều kiện chăn nuôi như việc xây dựng khu chuồng riêng cho các lợn nái đã cạn sữa, khu chuồng cho lợn nái đẻ và chuồng riêng cho lợn con, tăng mức độ thoáng gió và hệ thống làm mát bằng nước nhỏ giọt cũng đã được tiến hành cùng thời gian với việc đưa lợn giống sinh sản vào nuôi, đồng thời với việc tập huấn từng bước 1 đối với từng giai đoạn có tính quyết định của quá trình chăn nuôi. Các lợn nái hậu bị mang thai đầu tiên ở Thừa Thiên Huế sẽ đẻ con vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Ở tỉnh Quảng Trị, các trại được chọn lựa đã tham gia chương trình tập huấn về nuôi lợn Móng Cái thuần chủng do NIAH tổ chức ngay sau khi quá trình chọn lựa các trại được tiến hành xong. Một mô hình chuồng nuôi lý tưởng cho lợn Móng Cái đã được thiết kế như là mô hình mẫu cho nông dân để có thể dựa vào đó và tiếp tục phát triển một khi mà đã bắt đầu có lợi nhuận. Các lợn nái hậu bị được nuôi trong vùng lợn Móng Cái thuần chủng ở miền Bắc được dự định là sẽ được vận chuyển đến các trại đã được chọn lựa ở tỉnh Quảng Trị trong tháng 7. Tuy nhiên, các ổ dịch FMD và PRRS nổ ra ở tỉnh Quảng Trị đã làm cản trở việc chu chuyển gia súc vào tỉnh này, và bởi vậy các lợn nái hậu bị lại phải bán trở lại cho các hộ nông dân ở miền Bắc. Do vậy, quá trình nâng cấp chuồng trại đã được tiến hành xong hoàn toàn trước khi đưa lợn giống sinh sản vào nuôi. Tuy nhiên, sau đó thì tình hình các bệnh FMD và PRRS ở tỉnh Quảng Trị đã ít nhiều sang sủa hơn nên các lợn nái hậu bị lại đã tiếp tục được chọn lựa và sẽ được đưa vào đây vào khoảng tháng 11 hoặc tháng 12, khi mà giá cả là hoàn toàn thích hợp. Các chương trình tập huấn chính và đồng thời ở mỗi tỉnh đã được lập kế hoạch vào tháng 11, tập trung chủ yếu vào việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái Móng Cái trong quá trình mang thai và nuôi con, cũng như là việc chăm sóc lợn con ở độ tuổi trước cai sữa. Trong tuần thứ 1, các kỹ thuật viên cơ sở sẽ được tập huấn, sau đó là đến các nông dân đã được chọn lựa vào tuần thứ 2. Do sự chậm trễ về kế hoạch thực hiện trong khoảng 3-4 tháng gây ra bởi dịch bệnh FMD và PRRS ở tỉnh Quảng Trị, những người tham gia dự án muốn có thêm 1 khoảng thời gian gia hạn là 3 tháng đối với tất cả các báo cáo tiến độ 6 tháng (tháng 1 và tháng 7 hàng năm). Các thay đổi về nhân lực tham gia dự án bao gồm: việc biệt phái TS. Côi sang vị trí mới là giám đốc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, và TS. Tạ Thị Bích Duyên sẽ là người thay thế để quản lý dự án phía NIAH. TS. Trish Holyoake cũng đã chính thức xin phía trường Sydney rút khỏi dự án này do bà ta phải tham gia 1 số dự án khác. Do vậy, khoản ngân sách $18,000 trước đây là vốn hoạt động của phía trường Sydney được yêu cầu là sẽ phân phối đều cho các cơ quan nghiên cứu phía Việt Nam để trang trải các chi phí đi lại do các trì hoãn gây ra ở tỉnh Quảng Trị và việc phải đi lại nhiều hơn đối với các nhà khoa học ở Huế. 5 4. Đặt vấn đề và tổng quan về dự án Để thoả mãn nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng, một số nông hộ ở miền Trung Việt Nam đã không ngừng mở rộng chăn nuôi, tăng năng suất, trong khi đó, vấn có một số hộ vẫn giữ chăn nuôi theo phương thức cũ với các điều kiện chuồng nuôi nghèo nàn. Cùng với việc chăn nuôi được mở rộng thì cũng kéo theo nhiều bệnh tật xảy ra, đặc biệt là ở giai đoạn lợn con còn đang bú mẹ, do vậy, không có gì là ngạc nhiên khi các bệnh tiêu chảy gây ra các thiệt hại đáng kể cho lợn ở giai đoạn này. Bệnh thường được giải quyết và và kiểm soát bởi sự kết hợp giữa quản lý tốt, tiêm phòng đầy đủ, tuy nhiên các điều kiện môi trường không đảm bảo tại rất nhiều trại chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh, đặc biệt là ở các khu vực chuồng lợn đẻ và cai sữa. Kháng sinh – nguyên nhân chính làm tăng các chi phí của sản xuất – cũng được sử dụng quá nhiều và việc sử dụng tùy tiện này cũng đã gây ra mức độ kháng thuốc cao với rất nhiều chủng vi khuẩn phân lập được từ các lợn nuôi tại Việt Nam. Việc mở rộng chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình ở các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng là nguồn cải thiện thu nhập đáng kể đối với các gia đình nghèo, nhưng hiện tại cũng bị cản trở do lợi nhuận thu được là rất thấp do năng suất sinh sản tốc độ tăng trọng kém, thiếu các kỹ năng trong chăn nuôi và quản lý, thức ăn nghèo nàn và các vấn đề về bệnh tật. Dựa trên các kinh nghiệm thu được từ dự án CARD hiện tại (001/04VIE), các vấn đề mà người chăn nuôi quy mô nhỏ ở Việt Nam hiện đang phải đối mặt là: • Thiếu các theo dõi ngay tại trại về hiệu quả chăn nuôi hàng ngày • Thiếu các theo dõi về tăng trọng bình quân ngày, tiêu tốn thức ăn và số lợn bán ra/nái/năm để đánh giá năng suất chăn nuôi toàn đàn và lợi nhuận thu được • Chưa đề ra và đạt được các mục tiêu về sinh sản • Hệ thống thông thoáng gió và làm mát kém, làm hạn chế khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn • Thiếu thức ăn cho các loại lợn, từ sơ sinh đến khi xuất chuồng • Thiếu các theo dõi về tình hình bệnh tật của đàn lợn, đặc biệt là về tỷ lệ chết, tuổi và nguyên nhân gây chết • Chiến lược tiêm phòng vacxin cho các bệnh chưa đứng, do vậy đã làm hạn chế tác dụng phòng bệnh của vacxin • Thiếu chuyên gia thú y và các cán bộ khuyến nông để đào tạo và chỉ dẫn cho nông dân • Thiếu các mô hình trình diễn tại các tỉnh để tập huấn cho những người cần học Để có các hiểu biết rõ ràng hơn về các rủi ro làm hạn chế và giảm hiệu quả chăn nuôi lợn, cần phải có 1 cuộc điều tra trên số lượng nông hộ tương đối lớn tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định. Các số liệu theo dõi trước đó về vấn đề chăn nuôi, thú y, chuồng trại, môi trường và thu nhập sẽ được thu thập và đánh giá để xác định các ưu tiên nghiên cứu. Một ví dụ đại diện của các trại chăn nuôi quy mô nhỏ (được giới hạn là nuôi <10-15 lợn nái) và các trại thương phẩm nhỏ (30-100 nái) ở từng tỉnh sẽ được lựa chọn để tham gia vào quá trình điều tra và đánh giá – các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chăn nuôi, trình độ của người chăn nuôi và các điều kiện chăn nuôi tại các trại. Trước khi triển khai điều tra, các nhà khoa học phía Việt Nam sẽ được tập huấn để tổ chức các chuyến kiểm tra thực địa và phòng vấn nông hộ, thu thập số liệu về sức sản xuất và các điều kiện về trang thiết bị khác. Tiếp theo các cuộc điều tra ở các trại đã được chọn lựa tại 3 tỉnh, 1 cuộc hội thảo sẽ đựoc tổ chức tại Trường Đại học Nông lâm Huế để xác định các yếu tố rủi ro chính có ảnh hưởng đến năng suát chăn nuôi lợn. Những ưu tiên nghiên cứu sẽ được xác lập cho việc cải tiến quản lý, các kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại tại các nông hộ. Điều này sẽ có dẫn đến kết quả là việc phát triển các mô hình chuồng nuôi thích hợp cho chăn nuôi lợn (với những cải tiến phù hợp), cũng như là các kỹ thuật chăn nuôi và quản lý. Một khi mà các mô hình này được đánh giá thông qua, hàng loạt các chuyến đi thực địa sẽ được triển khai ở các huyện mà các cán bộ khuyến nông và thú y địa phương là những người đã được đào tạo sẽ tham gia tích cực. Các nông dân dã được lựa chọn sẽ được mời tham dự các lớp tập huấn “Tập huấn cho giáo viên” ở mỗi vùng. Các buổi hội thảo về chăn nuôi lợn từ sinh sản đến khi bán ra thị trường cũng sẽ được tiến hành để đáp ứng được các yêu cầu và các hệ thống chăn nuôi theo đó. 6 Rất nhiều nông hộ nghèo hiện nay vẫn nuôi các giống lợn nội với ý định lai chúng với các giống lợn ngoại để tăng khá năng phát triển và năng suất ở đàn con F1. Tuy nhiên, các giống lợn nội nuôi tại các nông hộ hiện tại có năng suất rất kém. Trong số 3 dòng lợn thuần chủng chính, giống lợn Móng Cái có năng suất cao hơn cả. Giống lợn Móng Cái có năng suất cao đã được tiến hành lai với lợn Bắc Giang cho đàn con trung bình là 13-14 con/lứa đẻ (so với các giống lợn nội khác chỉ đạt 8-9 con) và tốc độ tăng trọng bình quân đạt 350-400 g/ngày (các giống khác 200-250 g/ngày). Kết quả này đã bộc lộ rõ các ưu việt của giống lợn Móng Cái. Nếu thay thế được đàn lợn nội bằng lợn Móng Cái thuần chủng có năng suất và chất lượng cao sẽ tạo thành các vùng hạt nhân về lợn Móng Cái thuần chủng cho vùng Duyên hải miền Trung. Các con nái hậu bị thuần chủng sẽ được tăng lên về số lượng và sẽ được bán cho các hộ chăn nuôi nhỏ khác trong chương trình lai với lợn đực ngoại. Các công thức lai trong đàn F1 sẽ cho tốc độ phát triển tốt hơn các giống nội hiện đang nuôi, nhưng lại thích nghi hơn với các điều kiện môi trường của địa phương so với các giống lợn ngoại. Ngoài ra, chương trình này còn góp phần bảo tồn nguồn gen lợn Móng Cái thuần chủng tại khu vực Duyên hải Miền Trung. 5. Các tiến triển của dự án 5.1. Điểm qua các việc đã thực hiện được: 1) Hoàn chỉnh các điều tra tại trại và xây dựng 1 hệ thống dữ liệu online: 6 cán bộ phía Việt Nam đã được tham gia đào tạo tập huấn tại Australia, và đã tiến hành các điều tra tại mỗi tỉnh. Trường Đại học Tổng hợp Queensland đã thiết kế, thử nghiệm và hiện đã đưa vào sử dụng 1 hệ thống quản lý dữ liệu online để đảm bảo tính chính xác của việc theo dõi các điều tra, bao gồm cả việc có thể gửi lên đó các ảnh chụp được tại thực địa.Vai trò của hệ thống dữ liệu này, không chỉ là để thu thập đầy đủ các số liệu từ các trại đã được điều tra ở Việt Nam, mà còn có thể giúp nhận ra 1 cách nhanh chóng trại nào thực sự có tiến triển 1 cách có hiệu quả, chủ yếu là tập trung vào khía cạnh chăn nuôi và loại tiến triển đã được thực hiện. Bởi vậy, các số liệu thu thập được từ mỗi trại trong số các trại đã được chọn lựa sẽ có tính bao quát hơn và trong mỗi lần kiểm tra, các ghi nhận về hình ảnh cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc phân tích số liệu Hệ thống dữ liệu này có thể được tìm thấy online tại địa chỉ: Tên để đăng nhập vào hệ thống (AUSAID CARD) và mật mã (pigproject) đã được thiết lập và phổ biến tới tất cả các thanh viên của ban quản lý dự án để có thể đăng nhập và xem các dữ liệu có trong đó bất kỳ lúc nào (mà không có khả năng làm thay đổi các theo dõi đã có trong đó). Tính cho đến thời điểm này, các số liệu đại diện cho 42 trại ở tỉnh Bình Định, 87 trại ở Quảng Nam, 44 trại ở Quảng Trị và 98 trại tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã được đăng nhập vào hệ thống. HUAF đã tiến hành phân tích các kết quả có được từ các điều tra của họ (tổng số là 220 trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam), sử dụng chương trình SPSS như đã được tóm tắt (trong phần Phụ lục 1: Báo cáo các hoạt động điều tra). Số lượng các lợn nái, từ khoảng 1 đến 20 con, với số trung bình là 3.5 và 84% số hộ chăn nuôi lợn Móng Cái. Có 93% số hộ nuôi ít hơn 11 nái (dao động từ 1- 10) và 89% nuôi ít hơn 6 nái (dao động từ 1-5). Các số liệu chính về nhân khẩu là 98.4%, 80%, 35% và 7% số nông dân có trình độ tương ứng về tiểu học, trên tiểu học, trung học cơ sở và trên trung học cơ sở, nhưng trình độ văn hóa không có liên quan tới số lợn nái được nuôi. Điều thú vị là tất cả các họ đều có trên 5 năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn và 89% có trên 10 năm kinh nghiệm. Số lợn con trung bình sinh ra và sống sót là 12.04 + 1.63, với lợn Móng Cái trung bình là 12.61 và lợn nhập ngoại là 9.95. Số con chết khi sinh (bao gồm cả số chết ngay khi mới sinh ra do lợn mẹ đè bẹp) trung bình là 15.9% (13.7% đối với lợn Móng Cái và 32.8% đối với lợn ngoại). Lợn Móng Cái được đánh giá là các con nái mẹ tốt và ít khi cần phải đòi hỏi cần phải có chuồng đẻ riêng. Hơn 80% số đàn đã được báo cáo là có mắc tiêu chảy với 12.2% số đàn có >55% số lợn con trong đàn bị tiêu chảy. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiêu chảy bao gồm chuồng trại nghèo nàn, không có khả năng khống chế về nhiệt độ, không tiêm vacxin phòng E. coli, hệ thống quản lý kém, vân đề vệ sinh, bao gồm cả việc rửa ráy khu làm ấm cho lợn con hang ngày. Các hạn chế chính đối với chăn nuôi bao gồm: dinh dưỡng và mức độ cho ăn thức ăn nói chung (hạn chế việc cho ăn bổ xung lib 7 cho lợn nái), chuồng trại và mức độ thông thoáng gió, thiếu nơi có thể tạo cho các con lợn đực tăng mức độ kích thích, thiếu các hệ thống ghi chép số liệu tại trại nên không thể xác định được 1 cách chính xác số lợn con sinh ra trung bình/nái/năm. NIAH cũng đã đăng nhập các số liệu theo dõi của họ vào trong chương trình Excel và đang hoàn chỉnh việc đăng nhập số liệu vào website đã được thiết kế, trước khi đưa ra 1 báo cáo chi tiết đầy đủ hơn. Tuy nhiên, các trại cũng đã được tiến hành phân loại và các trại khả thi nhân đã được chọn lựa để nâng cấp (xem phần 2 dưới đây) 2) Nâng cấp hệ thống chuồng trại, các chương trình tập huấn đầu tiên và nhập giống ưu thế hơn vào trong đàn: Dưới sự hướng dẫn của anh Biên - 1 trong số 4 cán bộ đã được tập huấn và hiện đang làm việc tại NIAH, 1 hệ thống chuồng trại lý tưởng dùng để nuôi lợn Móng Cái thuần chủng đã được thiết kế, dựa trên cơ sở các chương trình đã được tập huấn tại Australia và những kinh nghiệm học được từ các chuyến thăm và đánh giá tới các cơ sở chăn nuôi khác nhau tại Australia, cùng với TS. Colin Cargill và TS. Tony Fahy (xem phần Phụ luc 2: kế hoạch xây dựng chuồng trại cho lợn Móng Cái thuần chủng). Điều đáng lưu ý là rất nhiều nông hộ ở các tỉnh miền Trung hiện nay không có đủ khả năng xây dựng hệ thống chuồng trại theo kiểu này, họ cũng không tự nâng cấp hệ thống chuồng trại hiện có của họ để đạt được tới mức mà sau đó thì họ hoàn toàn có thể kiếm được đủ lợi nhuận để xây dựng 1 hệ thống chuồng trại với các trang thiết bị tốt hơn. Các đặc điểm chính của hệ thống này (với công suất nuôi 4 lợn nái), bao gồm: • Mái lợp ngói với 1 mái phụ để tăng mức độ lưu thông không khí, đặc biệt là trong mùa hè. Có thể chọn mái tôn làm nguyên liệu lợp mái (nhưng phải được làm mát vào mùa hè, ví dụ như che bằng 1 loại nguyên liệu làm mát khác) hoặc là phủ rơm rạ • Đảm bảo mức độ lưu thông gió vừa đủ • Nền chuồng hơi có độ dốc vừa phải để có thể dễ thoát nước, dễ dàng làm vệ sinh và thu dọn phân, không nên để nền chuồng bằng bê tong bị ẩm ướt • Khu chuồng cho lợn con phải sạch, khô, luôn đảm bảo nhiệt độ 30-32oC. • Chuồng phải luôn đảm bảo khô cho các lợn nái đang mang thai • Khu thu chất thải phải tách biệt, đảm bảo ít gió lùa thông qua phía thành mở của chuồng với mức độ cao vừa bằng độ cao của lợn (đây cũng là 1 trong những lỗi thường gặp trong thiết kế chuồng trại tại Việt Nam). Các trại tốt nhất ở mỗi tỉnh (30 ở Quảng Trị và 27 ở Thừa Thiên Huế) đã được lựa chọn dựa vào việc phân tích các số liệu về bộ câu hỏi điều tra trong chương trình SPSS. Mỗi trại trong số này đã được nhận 1 chương trình tập huấn cơ bản (xem Phụ lục 3: Báo cáo quý 1 và 2 - HUAF (và NIAH); các tài liệu tập huấn (bằng tiếng Việt) (đã được NIAH và HUAF chuẩn bị sẵn khi có yêu cầu). Với sự động viên khích lệ từ các cán bộ phía Việt Nam và các chuyến thăm trại của các thành viên phía Australia, việc tiếp tục nâng cấp hệ thống chuồng trại đã được tiến hành tại các trại này, 1 phần kinh phí được dự án hỗ trợ, nhưng phần lớn là do nông dân tự trang trải (xem Phụ lục: ví dụ về Farm data sheets). Việc nâng cấp 1 cách hoàn chỉnh là 1 quá trình được thực hiện từng bước và sẽ chỉ được đánh giá thực sự khi các theo dõi cho mỗi trại được so sánh qua thời gian, cho dù các đánh giá ban đầu cũng sẽ được tiến hành trong chuyến thăm chính đã được lập kế hoạch vào tháng 11/2007. 3) Chuyến thăm bởi các thành viên phía Australia để đánh giá các tiến triển của dự án (tháng 1, tháng 4 và tháng 6 năm 2007): TS Tony Fahy đã đến thăm Bình Định và các trại đã được lựa chọn tại Thừa Thiên Huế và Quảng Trị vào tháng 1/2007 (xem phần Phụ lục 5: báo cáo về chuyến đi của TS. Tony Fahy). Sau chuyến thăm này, ban quản lý dự án đã đưa ra quyết định là tạm gác lại kế hoạch triển khai dự án tại tỉnh Bình Định cho tới khi gần kết thúc dự án. Trong tháng 4, TS. Colin Cargill đã thăm các trại tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị và đã rất phấn khích trước những tiến triển của dự án (xem Mục lục 6: báo cáo về chuyến đi của TS. Colin Cargill). TS. 8 Darren Trott cũng đá đến thăm TP. HCM, Huế, Quảng Trị và Hà Nội vào tháng 6/2007. Trong chuyến thăm này, ông cũng đã có buổi gặp gỡ với GS. John Fairbrother (người đã tham gia giúp đỡ trong dự án nghiên cứu 001/04 VIE) – công tác tại phòng thí nghiệm tham chiếu về E. coli của OIE, trường Đại học Tổng hợp Montreal; và TS. Kit Parke, chuyên gia về bệnh lợn tại trường Queensland – người thay thế TS. Trish Holyoake trong dự án này. TS. Fairbrother và TS Trott đã lập kế hoạch cho việc tiến hành các hợp tác nghiên cứu và xây dựng các đề cương nghiên cứu xin các nguồn tại trợ quốc tế để tiếp tục các nghiên cứu về thú y và chăn nuôi, vượt xa hơn khuôn khổ của dự án hiện tại, bằng việc hợp tác với một số cơ quan nghiên cứu phía Việt Nam và mở rộng nghiên cứu cả với phía Nam Việt nam, thông qua việc hợp tác với NAVETCO. Trong chuyến thăm này, 1 cuộc họp trong khuôn khổ của dự án đã được tổ chức tại Hà Nội, trong đó 1 số các quyết định quan trọng cũng đã được đưa ra và đã được báo cáo ở trong biên bản ghi nhớ của dự án (xem phụ lục 7: Biên bản ghi nhớ của dự án). 5.2. Các lợi ích của các hộ chăn nuôi nhỏ: 1) Trong dự án của chúng tôi, tính cho đến thời điểm này, các hộ chăn nuôi nhỏ đã được nhận trực tiếp những thứ sau: - Tiền hỗ trợ 40% chi phí mua và nhập lợn hậu bị Móng Cái vào nuôi trong đàn của họ - Giúp đỡ, đưa ra những lời khuyên và hỗ trợ trong việc nâng cấp, sửa chữa chuồng trại hiện có để phù hợp với việc đưa lợn hậu bị Móng Cái vào nuôi. Các sửa chữa này bao gồm: xây dựng khu chuồng riêng cho lợn nái cạn sữa, chuồng cho lợn nái đẻ và khu chuồng cho lợn con mới sinh, cải thiện việc thông thoáng gió, hệ thống sưởi ấm và làm mát, các hệ thống vệ sinh ưu tiên để tăng độ khô ráo cho nền chuồng và cải thiện tình hình vệ sinh. Chắc chắn là những thay đổi này, kết hợp với việc sử dụng có chiến lược các loại thuốc bổ xung vào thức ăn sẽ có các tác động đáng kể trong việc làm giảm tỷ lệ chết và mức độ nghiêm trọng của các bệnh đường ruột trong giai đoạn lợn con trước cai sữa – 1 trong những nguyên nhân chính gây ra các thiệt hại về chăn nuôi cho các trang trại. - Tập huấn c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChăn nuôi gà theo hướng an toàn bền vững.pdf
Tài liệu liên quan