Chọn lọc và nhân sinh khối nấm Trichoderma phần 2

2.3.2 Bệnh trên cây sầu riêng

Cây sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, ngày càng được mở

rộng diện tích ở nhiều nơi. Do đó thành phần sâu bệnh hại cũng phát triển không

kém. Ơ Malaysia, có trường hợp 50% số cây con trong vườn bị chết do bệnh nứt

chảy nhựa thân. Ở Thái Lan (1994) 20% số cây bị chết ở thời kỳ đang cho trái do

bệnh nức thân chảy mủ (Nguyễn Minh Châu 2003).

Bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng đó là bệnh nứt thân

chảy mủ do nấm Phytophthora sp. gây ra đồng thời nấm này còn hại thêm ở bộ

phận trái làm trái sầu riêng bị thối.

Đối với bệnh nứt thân chảy mủ, phần bị hại chủ yếu ở phần thân 1m từ gốc

lên. Đầu tiên, trên vỏ thân có các vết đậm màu hơi ướt, sau có màu nâu đỏ, chỗ

vỏ bệnh nứt ra và chảy mủ màu vàng. Lâu ngày vết bệnh lan khắp vùng thân và

ăn sâu vào phần gỗ, làm cây ký chủ héo và rụng các lá và một số cành phía ngọn

bị khô chết, tiếp theo là các cành ở phía dưới và cuối cùng là cả cây bị chết. Nếu

nấm tấn công vào phần rễ sẽ làm thối rễ và sau đó cây cành chết nhanh hơn (Tạp

chí Khuyến Nông Tây Ninh – số 4/2002). Ở phần trái, vết bệnh thối thường có

các sợi nấm màu trắng trên vết bệnh, bệnh làm thối một phần hoặc thối cả trái

và dễ lây sang những trái khác.

Các loại thuốc hoá học để áp dụng phòng trừ gồm : Ridomil MZ 72 WP,

Mancozed 80WP, Alliet 80WP với nồng độ 2% và dung dịch KmNO4 1% (thuốc

tím) (Võ Thị Thu Oanh, 1999). Theo tạp chí Khuyến Nông Tây Ninh, số 4/2000

cho biết, có thể sử dụng thuốc Alliete 80WP và Ridomyl MZ 72WP. Ngoài ra,

cần phải kết hợp với biện pháp canh tác và vệ sinh đồng ruộng.

2.3.3 Nấm Phytophthora

Là loại nấm đa ký chủ, ngoài gây hại tiêu, sầu riêng còn gây hại trên rau,

hoa kiểng thuộc họ Pythiaceae, bộ Pernoporales lớp Omycetes, sợi nấm không

màu, không vách ngăn, đơn bào kích thước không đều, bào tử mang hình trứng và

hình quả chanh, trên đầu có nuốm hoặc không có nuốm, không màu trong suốt.

Bào tử hình cầu hoặc hình thận có hai lông roi, di chuyển rất nhanh trong nước,

nhiệt độ thích hợp để nấm sinh trưởng và phát triển 25-300C, pH: 6-7.

Trên cây tiêu, dòng nấm thường gây hại được xác định nấm có tên là

Phytophthora sp., gây hại chủ yếu trong mùa mưa, nhất là vào cuối mưa, khi có

khí hậu ấm và ẩm. Nấm Phytophthora sp. có thể tấn công riêng lẻ nhưng đa số là

có sự kết hợp với các nấm khác như: Fusarium, Pythium, Rhizoctiona cũng tấn

công làm cây sầu riêng chết nhanh chóng.

Trên cây sầu riêng, nấm Phytophthora sp. gây hại nặng ở những vườn

trồng dày, ẩm độ cao, nhất là ẩm độ quanh gốc cao. Bệnh phát hiện mạnh trên

đất xấu, đất thoát nước kém. Nấm bệnh xâm nhập vào cây qua vết thương do côn

trùng phá hay xây xát trong quá trình chăm sóc.

2.4 Các phương pháp lên men tạo chế phẩm sinh học

Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp lên men tạo chế phẩm sinh

học để trừ nấm bệnh, sâu hại cây trồng trong nông nghiệp. Người ta đã xây dựng

những quy trình để thu nhận sản phẩm lên men khá hoàn chỉnh và được áp dụng

vào thực tế sản xuất lớn ở quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, quy trình lên men vẫn

đang còn nằm trong giai đoạn tìm kiếm một phương pháp thích hợp, chọn lựa

điều kiện và môi trường nuôi cấy tối ưu để đạt số lượng bào tử gồm chất khô cao,

giá thành sản phẩm rẻ đồng thời sản phẩm tạo ra phải dễ bảo quản, giữ được

hoạt tính lâu bền ở nhiệt độ bình thường.

pdf13 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chọn lọc và nhân sinh khối nấm Trichoderma phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChọn lọc và nhân sinh khối nấm Trichoderma phần 2.pdf
Tài liệu liên quan