Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR

Xây dựng đường là một công tác tổng hợp gồm nhiều công việc khác nhau, từ công tác giải phóng mặt bằng đến việc xây dựng nền đường, mặt đường, các công trình trên đường như cầu, cống, tường chắn, Với suy nghĩ học để ngày mai lập nghiệp, em đã vào theo học chuyên ngành Xây Dựng Cầu Đường ở Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

Để đạt được những thành quả và sự hiểu biết như ngày hôm nay, phần lớn là nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là thầy cô giáo khoa Xây Dựng Cầu Đường thị đã tận tụy hết lòng truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học vừa qua. Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất đó, nên đến hôm nay em đã tích lũy được nhiều kiến thức vững chắc.

Học đi đôi với hành, trong thời gian qua em lại được sự phân công, chấp thuận của nhà trường và Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học hỏi nghiên cứu tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn trong thi công xây dựng tại công trình thực tập.

Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Xây Dựng Cầu Đường đã dìu dắt em trong thời gian qua, sau nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR cùng tất cả các chú, các anh tại công ty thực tập đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực tập.

Trong báo cáo này không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Kính mong sự góp ý sữa đổi của giáo viên hướng dẫn là Th.S Trần Thị Thu Thảo và các thầy cô trong Khoa Xây Dựng Cầu Đường, cùng Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.!

 

Đà Nẵng, ngày 04/02/2012

 

( Sinh viên thực hiện )

Phan Văn Nghĩa

 

doc37 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6324 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG KHOA XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG ((( ( ((( BAÙO CAÙO THÖÏC TAÄP TOÁT NGHIEÄP KHOAÙ 2007 - 2012 2007 - 2012 -------- ( ( ( -------- LÔØI NOÙI ÑAÀU ((( ( ((( Xây dựng đường là một công tác tổng hợp gồm nhiều công việc khác nhau, từ công tác giải phóng mặt bằng đến việc xây dựng nền đường, mặt đường, các công trình trên đường như cầu, cống, tường chắn,… Với suy nghĩ học để ngày mai lập nghiệp, em đã vào theo học chuyên ngành Xây Dựng Cầu Đường ở Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Để đạt được những thành quả và sự hiểu biết như ngày hôm nay, phần lớn là nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là thầy cô giáo khoa Xây Dựng Cầu Đường thị đã tận tụy hết lòng truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học vừa qua. Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất đó, nên đến hôm nay em đã tích lũy được nhiều kiến thức vững chắc. Học đi đôi với hành, trong thời gian qua em lại được sự phân công, chấp thuận của nhà trường và Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học hỏi nghiên cứu tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn trong thi công xây dựng tại công trình thực tập. Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Xây Dựng Cầu Đường đã dìu dắt em trong thời gian qua, sau nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR cùng tất cả các chú, các anh tại công ty thực tập đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực tập. Trong báo cáo này không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Kính mong sự góp ý sữa đổi của giáo viên hướng dẫn là Th.S Trần Thị Thu Thảo và các thầy cô trong Khoa Xây Dựng Cầu Đường, cùng Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.! Đà Nẵng, ngày 04/02/2012 ( Sinh viên thực hiện ) Phan Văn Nghĩa Pháön 1 TÄØNG QUAN VÃÖ CÔNG TY I. Giới thiệu về công ty: 1. Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR. Tên viết tắt: Công ty PQR 2. Năm thành lập: 2005 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hiện hành số: 3203000748 đăng ký lần đầu ngày 01 tháng 09 năm 2005; Đăng ký thay đổi lần 2 ngày 10 tháng 05 năm 2007 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tp Đà Nẵng cấp. Vốn điều lệ: 1.300.000.000 đồng. 3. Trụ sở công ty: Trụ sở chính: 3/12 Phan Thành Tài-Tp Đà Nẵng . Điện thoại: 05113 644849- 05113 224278- 05113 224279 Fax: 05113 644850 Văn phòng đại diện tại Quảng Nam: 25 Phan Bội Châu, Thị xã Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam Văn phòng đại diện tại Gia Lai: 311 Phạm Văn Đồng,Tp Pleiku, Tỉnh Gia Lai 4. Lĩnh vực kinh doanh: Khảo sát địa hình, địa chất công trình. Lập quy hoạch chi tiết các khu hạ tầng đô thị và nông thôn. Lập dự án đầu tư các công trình xây dựng dân dụng, thủy lợi, giao thông và hạ tầng cơ sở. Thiết kế BVTC các công trình xây dựng dân dụng, thủy lợi, giao thông và hạ tầng cơ sở. Tư vấn giám sát các công trình xây dựng dân dụng, thủy lợi, giao thông và hạ tầng cơ sở. Thí nghiệm chất lượng các loại vật liệu, các hạng dụng công trình xây dựng cơ bản( LAS: 395). Kiểm định các loại vật liệu, các hạng dụng công trình xây dựng cơ bản. Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng của các đơn vị tư vấn khác. Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng và công nghiệp. II.Một số thông tin về phòng kỹ thuật: 1. Chức năng và nhiệm vụ: Khảo sát, lập quy hoạch chi tiết các khu hạ tầng đô thị và nông thôn. Khảo sát dự án đầu tư các công trình xây dựng dân dụng, thoát nước, xây dựng giao thông và hạ tầng cơ sở. Thiết kế lập dự án đầu tư các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng giao thông và hạ tầng cơ sở. Tư vấn giám sát các công trình xây dựng dân dụng, thủy điện, thủy lợi, giao thông và hạ tầng cơ sở. Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng của các đơn vị tư vấn khác. Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng và công nghiệp. 2. Tổ chức hoạch động: Công tác khảo sát, Thiết kế: Chủ nhiệm đồ án gồm những người Kỹ sư có thâm niên công tác 5 năm trở lên. Có nhiệm vụ tiếp nhận đầu vào của dự án, lên kế hoạch phương án tổng thể và giao nhiệm vụ chi tiết từng hạn mục cho chủ trì khảo sát và các kỹ sư thiết kế thực hiện. Tổng hợp, soát xét hồ sơ và thay mặt Công ty báo cáo, bảo vệ với đối tác chất lượng hồ sơ công trình mình đảm nhận. Các kỹ sư thiết kế có thâm niên công tác ít nhất là 2 năm. Có nhiệm vụ thực hiên công việc tính toán, thiết kế, từ đó lập thành các bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho từng hạng mục được phân công. Chủ trì khảo sát có kinh nghiệm khảo sát từ 4 năm trở lên. Đảm nhận công tác khảo sát hiện trường, lập báo cáo khảo sát theo sự chỉ đạo của chủ nhiệm đồ án. Cán bộ dự toán là người có kinh nghiệm lập dự toán xây dựng từ 2 năm trở lên. Có trách nhiệm lập dự toán theo các hồ sơ thiết kế, báo cáo và bảo vệ kết quả dự toán với đối tác. Bộ phận KCS gồm các kỹ sư có ít nhất 3 năm kinh nghiệm thiết kế, kiểm tra lại các hồ sơ đã hoàn thành nhằm phát hiện các sai sót trong thiết kế đảm bảo xuất hồ sơ đạt chất lượng yêu cầu. CNĐA, kỹ sư thiết kế đều có đầy đủ bằng cấp theo quy định của nhà nước. Các nhân viên phục vụ khác có nhiệm vụ hỗ trợ trong công tác thiết kế như trang trí bản vẽ, in ấn hồ sơ trở thành hồ sơ hoàn chỉnh. Công tác tư vấn giám sát: Tư vấn trưởng là kỹ sư có kinh nghiệm công tác Tư vấn giám sát từ 5 năm trở lên và có đầy đủ bằng cấp theo quy định của nhà nước. Các kỹ sư giám sát đều có bằng cấp và chuyên môn về tư vấn giám sát và sự năng động nhiệt tình đảm bảo công tác giám sát hiện trường. Các trang thiết bị, chương trình tính toán phục vụ chuyên môn: Máy toàn đạt điện tử NIKON D332 đảm bảo công tác đo vẽ địa hình với độ chính xác cao. Hệ thống máy vi tính nối mạng nội bộ LAN không dây, mạng Internet đảm bảo liên kết các nhân viên làm việc cùng nhau. Chương trình thiết kế đường NOVA TDN. Chương trình thiết kế hệ thống thoát nước HC 2.5. Chương trình thiết kế san nền HS 3.0 . Chương trình tính toán ổn định nền đường Geo-slope . Chương trình tính toán dự toán và đấu thầu BKAV 3.99 . Phần mềm trợ giúp và lập bản đồ TOPO 3.0. Các bản tính kết cấu, thủy văn theo tiêu chuẩn hiện hành. Các trang thiết bị bảo hộ, điện đàm phục vụ công tác tại hiện trường. 3. Tiãu chuáøn thiãút kãú : Nghị định chính phủ 209/204/NĐ-CP. Nghị định 99/2007/NĐ-CP. Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Luật xây dựng số 16/2003/QH11. Văn bản số 957/BXD-VP. Thông tư số 04/2010/TB-BXD. Quy trình khảo sát đường ôtô 22TCN 263-2000. Quy trình khoan thăm dò địa chất 22TCN 259-2000. Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô 4054-05. Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-06. Quy trình quản lý quá trình thiết kế II.Một số thông tin về Trung tâm Thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định chất lượng công trình: 1. Cơ sở pháp lý Trung tâm Thí nghiệmVLXD và kiểm định chất lượng công trình : Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hiện hành số: 3203000748 đăng ký lần đầu ngày 01 tháng 09 năm 2005 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tp Đà Nẵng cấp. Quyết định số 2301/QĐ-BXD ngày 14 tháng 12 năm 2005 về việc: công nhận khả năng thực hiện các phép thử của phòng thí nghiệm Trung tâm Thí nghiệmVLXD và kiểm định chất lượng công trình thuộc Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR. Điều lệ Tổ chức và Hoạt động Ban hành theo nghị định số: 01/2005/NQ-ĐHĐCT ngày 20 tháng 11 năm 2005 của đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR. 2. Tổ chức hoạt động: 2.1 Bộ phận văn phòng: Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận quản lý mẫu thí nghiệm, vào sổ theo dõi và giao kết quả thí nghiệm cho khach hàng. 2.2 Bộ phận thí nghiệm: - Thí nghiệm các mẫu vật liệu xây dựng tại phòng thí nghiệm do khách hàng mang đến. - Tổ chức công tác kiểm định chất lượng tại hiện trường. - Tổng hợp kết quả, số liệu thô bàn giao cho bộ phận xử lý số liệu. 2.3 Bộ phận xử lý số liệu: Thực hiện công tác xử lý và lập báo cáo kết quả chính thức theo các biểu mẫu chuẩn của Công ty. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm trong công tác thí nghiệm, kiểm định chất lượng với các tiêu chuẩn trong và ngoài nước, cùng với các máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ đạt chuẩn LAS 395 của Bộ xây dựng, Trung tâm Thí nghiệm đã và đang thực hiên các công tác thí nghiệm, kiểm định chất lượng các công trình xây dựng đạt yêu cầu cao. Danh mục các phép thử và phương pháp thử của phòng thí nghiệm LAS-XD395: 1. Thử nghiệm cơ lý xi măng: Độ mịn, khối lượng riêng của xi măng Xác định giới hạn bền uốn và nén XĐ độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết CVN và tính ổn định thể tích 2. Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng: Xác định độ sụt của hỗn hợp bê tông Xác định khối lượng thể tích hỗn hợp bê tông Xác định độ tách nước, tách vữa Xác định khối lượng riêng Xác định độ hút nước Xác định khối lượng thể tích Xác định giới hạn bền khi nén Xác định giới hạn bền kéo khi uốn 3. Thử cốt liệu bê tông và vữa Thành phần cỡ hạt Xác định khối lượng riêng; khối lượng thể tích và độ hút nước Xác định khối LR; khối lượng thể tích và độ hút nước của đá gốc và cốt liệu lớn Xác định độ ẩm Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ Xác định tạp chất hữu cơ Xác định cường độ và hệ số hóa mềm của đá gốc Xác định độ nén đập và hệ số hóa mềm của cốt liệu lớn Xác định độ mài mòn khi va đập của cốt liệu lớn(Los Angeles) Xác định hàm lượng thoi dẹp trong cốt liệu lớn Xác định hàm lượng hạt yếu mềm, phong hóa Xác định hàm lượng mica PP xác định góc dốc tự nhiên của cát 4. Thử nghiệm cơ lý đất trong phòng Xác định khối lượng riêng(tỷ trọng) Xác định độ ẩm và độ hút ẩm Xác định giới hạn dẻo, giới hạn chảy Xác định thành phần cỡ hạt Xác định sức chống cắt trên máy cắt phẳng Xác định tính nén lún trong điều kiện không nở hông Xác định độ chặt tiêu chuẩn Xác định độ ẩm Xác định khối lượng thể tích(dung trọng) Thí nghiệm sức chịu tải của đất(CBR)- Trong phòng thí nghiệm 5. Kiểm tra thép xây dựng Thử kéo Thử uốn thép gai Kiểm tra chất lượng mối hàn-Thử uốn Thử kéo mối hàn kim loại 6. Bê tông nhựa Xác định khối lượng thể tích(dung trọng) Xác định KL TT và khối lượng riêng của các phối liệu trong hỗn hợp BTN XĐ- KLR của BTN bằng phương pháp tỷ trọng kế và bằng PP tính toán Độ rỗng của cốt liệu và độ rỗng dư ở trạng thái đầm chặt Độ bão hòa nước của BTN Hệ số trương nở của BTN sau khi bão hòa nước Cường độ chịu nén Hệ số ổn định nước và ổn định nhiệt Độ bền chịu nước sau khi bão hòa nước lâu Thí nghiệm Marshall(Độ ổn định, chỉ số dẻo, độ cứng quy ước) Hàm lượng bitum trong BTN bằng PP chiết 7. Nhựa bitum Xác định độ kim lún ở 25o C Xác định độ kéo dài ở 25o C Xác định nhiệt độ hóa mềm( phương pháp vòng và bi) Xác định nhiệt độ bắt lửa Xác định lượng tổn thất sau khi đun nóng ở 163oC trong 5h XĐ tỷ lệ độ KLNĐ sau khi đun nóng ở 163oC trong 5h so với khối lượng ở 25o C Xác định lượng hòa tan trong Trichlorethylene Xác định khối lượng riêng ở 25o C Xác định độ độ dính bám đối với đá 8. Thử nghiệm tại hiện trường Đo dung trọng, độ ẩm của đất bằng phương pháp dao đai Độ ẩm; khối lượng TT của đất trong lớp kết cấu bằng PP rót cát Độ bằng của mặt đường bằng thướt 3m PP thử nghiệm XĐ modul đàn hồi "E" nền đường bằng tấm ép lớn XĐ modul đàn hồi "E" chung của áo đường bằng cần Benkelman Kiểm tra độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén của bê tông PP xác định modul biến dạng hiện trường bằng tấm ép phẳng 9. Thử nghiệm vữa xây dựng Xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất Xác định độ lưu động của vữa tươi Xác định khối lượng thể tích của vữa tươi Xác định khối lượng thể tích của mẫu vừa đông rắn Xác định cường độ uốn và nén của vữa đã đóng rắn Xác định độ hút nước của vữa đã đóng rắn 10. Thử nghiệm cơ lý gạch xây Xác định cường độ bền nén Xác định cường độ bền uốn Xác định độ hút nước Xác định khối lượng riêng Xác định khối lượng thể tích Xác định độ rỗng 11. Thử cơ lý vật liệu bột khoáng trong BTN Thành phần hạt Lượng mất khi nung Hàm lượng nước Khối lượng riêng của bột khoáng chất KL thể tích và độ rỗng của bột khoáng chất Hệ số háo nước Hàm lượng chất hòa tan trong nước Xác định khối lượng riêng của bột khoáng chất và nhựa đường KL-TT và độ rỗng dư của hỗn hợp bột khoáng chất và nhựa đường Chỉ số hàm lượng nhựa của bột khoáng Pháön 2 THÔNG TIN TÇM HIÃØU QUA CÁC VĂN BẢN, HÄÖ SÅ THIÃÚT KÃÚ TẠI CÔNG TY. A. Tìm hiểu Nghị định Số: 12/2009/NĐ-CP: I. Sự khác nhau giữa thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và Thiết kế BVTC : -TKCS lập trong giai đoạn lập DADT, TK kỹ thuật và TKBVTC lập trong giai đoạn thực hiện đầu tư (sau TKCS. Các bước thiết kế sau cụ thể hơn bước thiết kế trước.) Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án. 1. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. 2.Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công. 3.Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.  II-Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình : ( Điều 5,6,7,8,9,11 Nghị địn12/2009/NĐ-CP ) Điều 5. Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và xin phép đầu tư 1. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư. 2. Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm: a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có; b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất; c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng; d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có. Điều 6. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi) 1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt, trừ những trường hợp sau đây: a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này; b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Xây dựng. 2. Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh theo quy định tại Điều 7 và phần thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. 3. Đối với các dự án không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản đối với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C. Thời gian xem xét, chấp thuận về quy hoạch ngành hoặc quy hoạch xây dựng không quá 15 ngày làm việc. Điều 7. Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình 1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. 2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. 3. Các giải pháp thực hiện bao gồm: a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc; c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động; d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. 4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. 5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án. Điều 8. Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình 1. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ. 2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung: a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình; đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng. 3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm: a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực. Điều 9. Hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình Hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: 1. Tờ trình thẩm định dự án theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này. 2. Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở. 3. Các văn bản pháp lý có liên quan. Điều 11. Nội dung thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình 1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm: a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy; đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. III-Hồ sơ thiết kế kỹ thuật - thi công +Phần kiến trúc:  - Tổng mặt bằng và định vị công trình  - Phối cảnh công trình  - Mặt bằng các tầng, mặt bằng mái công trình  - Mặt đứng trước, sau, mặt bên công trình  - Triển khai chi tiết mặt đứng, mặt bên công trình  - Mặt cắt công trình  - Chi tiết kiến trúc công trình: Các phòng vệ sinh, cầu thang, ban công, cổng rào, cửa sổ, cửa đi...  - Mặt bằng lát gạch nền, sàn, sân thượng...  - Chỉ định vật liệu hoàn thiện cho toàn công trình.  +Phần kết cấu: - Mặt bằng kết cấu móng, dầm sàn, cột...  - Chi tiết kết cấu móng, dầm sàn, cột, cầu thang, ban công...  - Bố trí cốt thép  - Thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật, các chú ý khi thi công toàn bộ hệ thống kết cấu công trình  +Phần cấp điện, thông tin, chống sét:  - Sơ đồ hệ thống cấp điện, thông tin toàn công trình  - Mặt bằng bố trí điện, thông tin các tầng nhà  - Hệ thống chống sét cho công trình  - Hệ thống bảo vệ (nếu có yêu cầu)  - Thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật toàn bộ hệ thống cấp điện, thông tin, chống sét công trình  +Phần cấp thoát nước: - Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước toàn công trình  - Mặt bằng bố trí hệ thống cấp thoát nước các tầng  - Chi tiết cấp thoát nước các khu vệ sinh, bếp, ...  - Thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật toàn bộ hệ thống cấp thoát nước công trình  +Dự toán chi tiết chi phí xây dựng  IV-Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình ( Điều 13 Nghị định 12 ) 1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt: a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo; b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. 2. Nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật Xây dựng. “bao gồm sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.” 3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quy định tại Điều 12 Nghị định này có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định đầu tư. 4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. B- Tìm hiểu hồ sơ thiết kế: I. Công trình: đường gom kết hợp mương tưới cụm công nghiệp Trảng Nhật 1 và một phần tuyến đường mặt cắt 2-2( giai đoạn thiết kế bản vẻ thi công). - Địa điểm: xã Điện Thắng Trung,huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng PQR.doc