Báo cáo Thực tập tại công ty CPA VIETNAM

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CÔNG TY 2

1.1. Quá trình hình thành phát triển công ty 2

1.1.1. Lịch sử phát triển của công ty 2

1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3

1.1.3. Tình hình kinh doanh của công ty 5

1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty 8

1.2.1. Nhân sự 8

1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý 9

1.2.3. Tổ chức công tác kế toán 13

1.2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 13

1.2.3.2. Tổ chức hoạch toán kế toán 15

CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CPA VIỆT NAM 18

2.1. Đặc điểm hoạt động của công ty 18

2.2. Quy trình kiểm toán tại CPA Việt Nam 21

2.3. Kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán BCTC 25

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CPA VIỆT NAM 28

KẾT LUẬN 30

 

doc32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3533 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty CPA VIETNAM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngũ nhân viên , thì nguồn vốn và doanh thu của công ty hàng năm đã tăng đáng kể . Do đặc điểm của loại hình dich vụ kiểm toán là không cần nhiều vốn nên nguồn vốn ban đầu khi thành lập chỉ là 2 tỷ .Sau hơn 2 năm hoạt động , nguồn vốn của công ty đã tăng lên khoảng 8 tỷ (2006) .Như vậy nguồn vốn đã tăng lên khá nhanh theo cấp số nhân .Về doanh thu tăng lên 6 tỷ , năm 2006 do đang trong thời kì quyết toán nên chưa có số liệu cụ thể , nhưng theo ước tính là 8 đến 9 tỷ đồng .Thực tế doanh thu của công ty có thể lớn hơn , tuy nhiên do thiếu kiểm toán viên nên công ty đã phải từ chối một số hợp đồng kiểm toán . Điều đó chứng tỏ sự tin tưởng của các doanh nghiệp dành cho công ty CPA VIETNAM . Với sự phát triển vững chắc và khá nhanh chóng của công ty trên thị trường kiểm toán Việt Nam ,CPA Việt Nam đã được đánh giá rất cao ,cụ thể trong lĩnh vực xác định giá trị doanh nghiệp thì công ty được Bộ tài chính xếp ở vị trí thứ 13 .Ngoài ra công ty cũng được đánh giá là có đủ hai trong ba điều kiện để kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là về chất lượng dịch vụ cung cấp , về số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ , công ty chỉ còn thiếu điều kiện về số năm hoạt động .Tuy nhiên CPA VIETNAM đang thực hiện liên kết với một số công ty kiểm toán lớn như A&C ;công ty kiểm toán định giá ; công ty VACO để thực hiện kiểm toán một số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán .Theo ban giám đốc công ty thì mục tiêu cuẩ công ty là sau từ 5 đến 7 năm kể từ khi thành lập, CPA VIETNAM sẽ phấn đấu trở thành 1 trong 10 công ty kiểm toán đứng đầu Việt Nam cả về chuyên môn , quy mô tổ chức , doanh thu … Với các lĩnh vực kinh doanh rộng lớn như trên và với phương châm hoạt động “ CPA VIETNAM luôn đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp”, thị trường khách hàng của CPA VIETNAM rất rộng lớn với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Khách hàng của CPA VIETNAM là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế bao gồm: Các Tổng công ty nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước độc lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Công ty đa quốc gia Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội… Và : Các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các dự án quốc tế, tài trợ quốc… Với sự am hiểu đặc thù kinh tế ngành, CPA VIETNAM đã thực hiện kiểm toán và cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ cho các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất, khai thác mỏ, bưu chính viễn thông, dầu lửa, điện lực, ngân hàng, bảo hiểm , khách sạn, hàng không, dệt may, thuốc lá, lương thực, hoá chất, xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản… Ở hầu hết cá tỉnh và thành phố trong cả nước. Qua đó giúp các doanh nghiệp được kiểm toán nâng cao công tác quản lý tài chính kế toán, cũng như hoàn thiện tốt hơn hệ thống kế toán, hệ thổng kiểm soát nội bộ. Các khách hàng được kiểm toán, tư vấn đã liên tục sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên liên tục được cải thiện và nâng cao. Qua thị trường khách hàng rộng lớn của CPA VIETNAM có thể thấy rõ vị trí của Công ty trong toàn ngành kiểm toán. 1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty. 1.2.1. Nhân sự. Đội ngũ kiểm toán viên là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự thành công cho CPA VIETNAM. Với một đội ngũ kiểm toán viên có trình độ, năng động và sang tạo, hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng động đón đầu thời cơ, luôn luôn biết lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng từ đó cung cấp các dịch vụ chuyên ngành vớI lợi ích cao nhất, đáp ứng được sự mong đợi của khách hành. VớI một đội ngũ kiểm toán viên xuất sắc nhất của ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam, dịch vụ kiểm toán CPA VIETNAM cung cấp là dịch vụ có chất lượng cao ngang tầm quốc tế. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của CPA VIETNAM được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn liên tục do Bộ Tài chính , các tổ chức quốc tế và Trung tâm đào tạo CPA VIETNAM của công ty tổ chức. Các nhân viên chuyên nghiệp của CPA VIETNAM đã trải qua các chương trình đào tạo có hệ thống về cả chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý. Nhân viên vủa CPA VIETNAM luôn cập nhật đầy đủ các nội dung mới nhất của các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, chế độ tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; Do đó, họ có khả năng hoạt động như một nhà tư vấn. Thành công của CPA VIETNAM là chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Về số lượng nhân viên, ban đầu mới thành lập công ty mới chỉ có tổng cộng trên 10 người gồm : 1 Kế toán, 10 chuyên nghiệp viên, 4 thành viên trong ban lãnh đạo. Sau gần 3 năm thành lập, đến nay số lượng nhân viên ở Hà Nội là trên 70 người và ở chi nhánh Tp Hồ Chí Minh có trên 10 ngườI, trong đó các nhân viên đều có bằng đại học hoặc trên đại học. Cụ thể, có 5 thạc sỹ và 10 người có chứng chỉ kiểm toán viên đăng kí hành nghề trực tiếp tại công ty. Ngoài ra, các chuyên viên nước ngoài của CPA VIETNAM trợ giúp cho lãnh đạo và nhân viên các kỹ năng quản lý cũng như nghiệp vụ chuyên sâu tiên tiến của quốc tế trong hoạt động nghề nghiệp của CPA VIETNAM. HộI đồng khoa học của CPA VIETNAM gồm các giáo sư, phó giáo sư , Tiến sĩ , thạc sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, thực hành kế toán và kiểm toán hang đầu ở Việt Nam. CPA VIETNAM tin tưởng rằng chất lượng dịch vụ do CPA VIETNAM cung cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và tư vấn trợ giúp khách hàng thành công trong hành trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn nhân lực có trình độ cao là nhân tố quyết định sự thành công của CPA VIETNAM. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Hội đồng thành viên hợp danh Ban giám đốc(Gồm có 1 giám đốc và 4 phó giám đốc) Hội đồng khoa học Phòng hành chính tổng hợp. Phòng đào tạo. Phòng tư vấn. Phòng công nghệ thông tin. Phòng quan hệ quốc tế. Phòng nghiệp vụ 1,2,3,4,5,6. Phòng kiểm toán xây dựng cơ (ĐTXDCB) Sơ đồ 1.1: Tổ chức Bộ máy quản lý của công ty CPAViệt Nam Hội đồng hợp danh HộI đồng hợp danh Hội đồng khoa học Ban giám đốc Các phòng nghiệp vụ Phòng kiểm toán ĐTXDCB Phòng đào tạo Phòng tư vấn Phòng hành chính tổng hợp Đứng đầu công ty là Hội đồng thành viên hợp danh bao gồm 8 thành viên có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và đều có chứng chỉ CPA VIETNAM do Bộ Tài chính cấp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Hội đồng thành viên hợp danh là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát hoạt động của công ty và cử một người trong số họ đảm nhiệm chức trách Giám đốc công ty. Quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên hợp danh do Hội đồng quyết định. Ban giám đốc gồm 5 người gồm 1 Tổng giám đốc và 4 phó giám đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành, quản lý mọi hoạt động trong công ty. Trong đó 1 phó giám đốc phụ trách Đảng, đoàn thể; 1 phó giám đốc quản lý phòng đầu tư xây dựng cơ bản; 1 phó giám đốc quản lý về nghiệp vụ; 1 phó giám đốc quản lý về nghiệp vụ và hành chính. Hội đồng khoa học bao gồm nhiều nhà chuyên môn, thạc sỹ giàu kinh nghiệm và có uy tín nghề nghiệp để quyết định các vấn đề nghiệp vụ còn đang tranh luận trong Ban giám đốc, các uỷ viên Hội đồng cố vấn do công ty mời tham gia. Các Phòng và chức năng chuyên môn: Phòng hành chính tổng hợp : Phụ trách về tổ chức; về tài chính ; về quản trị ; về văn thư lưu trữ, giải quyết các công việc hành chính, đối ngoại. Phòng đào tạo: VớI đội ngũ chuyên gia đào tạo của trung tâm đào tạo CPA VIETNAM bao gồm các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và thực hành kế toán, kiểm toán ở Việt Nam phốI hợp chặt chẽ vớI các chuyên gia nước ngoài. Trung tâm đào tạo CPA VIETNAM thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo về kế toán , tài chính , kiểm toán quốc tế , quản trị kinh doanh , thuế… tại các doanh nghiệp hoặc tại các địa phương nhằm cập nhật kiến thức cũng như việc cung cấp các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Kết thúc khoá học , CPA VIETNAM cấp chứng chỉ đào tạo cho người tham dự khoá học. VớI đặc thù ngành, đặc thù loại hình doanh nghiệp của khách hang, trung tâm đào tạo CPA VIETNAM sẽ tổ chức các chương trình đào tạo phù hợp và theo yêu cầu của khách hang. Ngoài ra, trung tâm đào tạo CPA VIETNAM còn thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên ngành tại Hà Nội và các địa phương nhằm nhận được các thong tin vướng mắc về chính sách tài chính để kiến nghị với Bộ Tài chính giải quyết. Phòng tư vấn. CPA VIETNAM xác định rằng thuế là một vấn đề hết sức quan trọng và là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Theo đó, dịch vụ tư vấn nói chung, dịch vụ tư vấn thuế nói riêng của CPA VIETNAM luôn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp bởi sự kết hợp giữa đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế giàu kinh nghiệm vủa CPA VIETNAM cùng với sự quan hệ chặt chẽ và mật thiết với Bộ tài chính, Tổng cục thuế và các cơ quan thuế địa phương. CPA VIETNAM luôn trợ giúp các khách hàng trong việc lập kế hoạch và tính toán một cách hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từng doanh nghiệp cụ thể nhằm hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ, đồng thời trợ giúp cho khách hang giảm ảnh hưởng của thuế đến các giao dịch kinh doanh. CPA VIETNAM luôn thực hiện dịch vụ tư vấn thiết lập và tổ chức hệ thống kế toán doanh nghiệp, dự án quốc tế tài trợ và các tổ chức khác. CPA VIETNAM trợ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam về các thủ tục cần thiết như thành lập doanh nghiệp, thuê đất của nhà nước, tuyển dụng nhân sự và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối tượng khác nhau. Ngoài việc tư vấn thuế, Phòng tư vấn còn trợ giúp các vấn đề về tư vấn kế hoạch tài chính công ty, tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn quản lý doanh nghiệp và tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt về vấn đề cài đặt và sử dụng phần mềm kế toán. CPA VIETNAM tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh… Các phòng nghiệp vụ 1, 2, 3, 4, 5, 6: trực tiếp tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng như kiểm toán, tư vấn…Ở mỗi phòng này có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và khoảng 7 đến 8 kiểm toán viên khác. 1.2.3. Tổ chức công tác kế toán : 1.2.3.1Tổ chức bộ máy kế toán Do đặc điểm chung của loại hình công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán là kế toán các phần hành khá đơn giản , chỉ tấp trung và một số nghiệp vụ về lương về tạm ứng , ghi nhận doanh thu hợp đồng , chi phí công tác , phương pháp quản lí hơn nữa CPA Việt Nam lại có quy mô chưa lớn , số loại hình dịch vụ cung cấp trê thực tế chưa nhiều nên khối lượng công việc kế toán còn ít và không phức tạp . Đặc biệt công ty còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ kế toán nên nhân viên trong công ty có thể tự thực hiện được công việc kế toán . Vì vậy công ty hiện nay chỉ có hai nhân viên làm công tác kế toán và cả hai đều thuộc phòng hành chính tổng hợp .Hai nhân viên kế toán được phân công công việc ,một người thực hiện hoạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế còn một người làm thủ quỹ . Tuy nhiên do khối lượng công việc ít và đơn giản nên hai nhân viên kế toán còn hỗ trợ cho công ty trong các lĩnh vực khác như văn thư ,lưu trữ …Theo quy chế của công ty : Kế toán viên có nhiệm vụ : Tiếp nhận , xử lí chứng từ gốc , lập phiếu thu , chi và trình duyệt Phát hành hoá đơn GTGT theo yêu cầu của phòng nghiệp vụ Giao dịch ngân hàng ,kê khai nộp thuế Tính và trích nộp BHXH ,BHYT,kinh doanh và đoàn phí công đoàn Lập và quản lý sổ tài sản , sổ công cụ lao động của công ty Theo dõi và thanh toán các khoản công nợ , điện nước điện thoại cá nhân , tiền thuê nhà … Lập bảng thanh toán lương ,thu nhập và thuế thu nhập cá nhân Thực hiện kế toán chi tiết , kế toán tổng hợp Kê khai lập báo cáo tài chính , cung cấp các thông tin kinh tế hàng tháng và định kì theo quy định của nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý của ban giám đốc và các cơ quan hữu quan Lập báo cáo kê khai thuế Kiểm tra , thanh lý kịp thời những tài sản hư hỏng không còn sử dụng được và những tài sản không cần dung Công việc hành chính khác Thủ quỹ có nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc và công ty và trước pháp luật Việt Nam về quản lý an toàn tiền và các trái phiếu có giá trị như tiền cùng vàng bạc , kim khí quý , đá quý (nếu có) của công ty để tại két Thực hiện các nhiệm vụ thu tiền vào quỹ và chi tiền theo chứng từ được duyệt Nộp tiền ,séc vào ngân hàng hoặc rút tiền từ ngân hang về quỹ Lập và ghi sổ quỹ và tiền mặt Rút số dư tiền mặt theo tuần và lập báo cáo chi tiêu tiền mặt theo tháng gửi cho kế toán trưởng và giám đốc .Luôn luôn đảm bảo đủ số lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong tuần Không để tồn quỹ tiền mặt quá 30 triệu đồng Nghiêm cấm thủ quỹ tự ý cho vay tiền đòi tiền hoặc nhận gửi tiền vào két mà không có chứng từ theo quy định Thủ quỹ hoàn toàn chịu trách nhiệm vật chất về tiền Tham gia các công việc khác khi được huy động 1.2.3.2.Tổ chức hạch toán kế toán : CPA VIETNAM là một công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ tài chính kế toán khác vì vậy việc cập nhật các chế độ kế toán , tài chính là một yêu cầu tất yếu . Công ty luôn nhanh chóng áp dụng các chế độ kế toán mới nhất của bộ tài chính .Hiện nay công ty đang áp dụng Quyết định số 15 của Bộ Tài chính về việc hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp Với đặc điểm của loại hình công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán , tư vấn và do quy mô công ty còn nhỏ nên công ty sử dụng hình thức sổ kế toán nhật kí chung .Hình thức này đặc biệt có nhiều thuận lợi do công ty sử dụng hệ thống máy tính để xử lý kế toán .Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật kí , mà trọng tâm là sổ nhật kí chung , theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó , sau đó lấy số liệu trên sổ nhật kí để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh . Ứng với hình thức này ,bộ sổ kế toán của công ty gồm có : Sổ nhật kí chung , Sổ Cái ,và một số sổ , thẻ chi tiết Sổ nhật kí chung:là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian .Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái Sổ Cái : Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép nghiệp vụ kinh tế , tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một số trang liên tiếp trên Sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán . Một số sổ ,thẻ chi tiết dung để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu,tổng hợp,phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán không thể đáp ứng được như Sổ tài sản cố định, sổ chi tiết các văn phòng phẩm,… Ở công ty, các phần hành kế toán chủ yếu tập trung vào phần hành về thanh toán với công nhân viên, ghi nhận doanh thu,ngoài ra còn hạch toán một số nghiệp vụ về tài sản cố định, chi phí văn phòng phẩm,…Vì vậy các loại chứng từ, các tài khoản mà công ty sử dụng không nhiều, không phức tạp và đều theo quy định của Bộ Tài chính.Cụ thể một số chứng từ mà công ty sử dụng là: Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương. Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng. Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ …. Một số tài khoản mà công ty thường sử dụng: 111, 112, 131, 141, 153, 211, 331, 334, 338, 411, 421, 431, 511, 642, 911,… Cuối các tháng, các quý, năm, kế toán sau khi hạch toán sẽ lên các báo cáo tài chính trình Ban giám đốc.Do công ty là loại hình cung cấp dịch vụ nên các báo cáo khá đơn giản, số lượng không nhiều. Sơ đồ 1.2 : Trình tự ghi sổ kế toán tại CPA VIETNAM Chøng tõ gèc Sæ nhËt ký chung Sæ c¸i Ghi Chú: Ghi h»ng ngµy: Ghi cuèi th¸ng hoÆc ®Þnh kú: Quan hÖ ®èi chiÕu: Sæ, thÎ KT chi tiÕt Sæ nhËt ký ®Æc biÖt B¶ng tæng hîp chi tiÕt B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o tµi chÝnh Chương 2: Khái quát về tổ chức công tác kiểm toán tại CPA Việt Nam 2.1. Đặc điểm hoạt động của công ty. Ngay từ khi vừa thành lập, trong quy chế của công ty đã xác định các dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp cho thị trường bao gồm : iKiểm toán: trong đó có kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế; kiểm toán hoạt động; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán nội bộ; kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; kiểm toán báo cáo quyết toán dự án; kiểm toán thông tin tài chính; kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước. iTư vấn tài chính; thúê; nguồn nhân lực; ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý. iCung cấp dịch vụ kế toán; định giá tài sản; bồi dưỡng,cập nhật kiến thức tài chính, kế toán kiểm toán; các dịch vụ khác liên quan về tài chính,kế toán; thuế theo quy định của pháp luật; dịch vụ soát xét BCTC. Tuy nhiên cho đến hiện nay thì doanh thu của công ty chủ yếu là từ dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính, và một phần là quyết toán vốn đầu tư và xác định giá trị doanh nghiệp và 1 số ít dịch vụ từ vốn. Đối với CPA VIETNAM thì dịch vụ nào mà công ty xác định cung cấp thì đêu được đảm bảo chấp lượng 1 cách chắc chắn . Do cơ cấu các loại hình dịch vụ chưa cân đối nó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động tổ chức quản lý khác của công ty như việc bố trí thời gian làm việc của các nhân viên; của các phòng ban …Đây là 1 trong các vấn đề mà ban giám đốc luôn tìm biện phá để khắc phục. Và xu hướng trong thời gian tới ; để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường, công ty sẽ phát triển dịch vụ tư vấn về thuế. Đây là 1 lĩnh vực đầy tiềm năng khi nước ta hội nhập kinh tế và giảm giá WTO. Nói chung cho đến nay thị trường của CPA VIETNAM đã mờ rộng cả nước. Công ty đã thực hiện kiểm toán và cung cấp 1 số dịch vụ khác như xác định giá trị doanh nghiệp cho các công ty ở cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên chủ yếu là các doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Trung. Xu hướng là công ty sẽ mở rộng thị trường ở miền Nam mà tập trung là TP Hồ Chí Minh vì đây là 1 thị trường đầy tiềm năng, số lượng doanh nghiệp rất lớn và nhu cầu kiểm toán rất nhiều. Công ty có mối quan hệ chặt chẽ vớI các công ty, các doanh nghiệp nhà nước đăc biệt là các tổng công ty 90, 91. Hiện nay CPA VIETNAM đã thực hiện kiểm toán cho khoảng 50 tổng công ty ở nhiều bộ như bộ giao thông vận tải, bộ xây dựng, bộ Bưu chính viễn thông…Như vậy khác hàng thường xuyên của công ty là các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty có nhiều đơn vị, xí nghiệp trực thuộc. Các Kiểm toán viên của CPA VIETNAM đã thực hiện kiểm toán các khách hàng sau: CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC Các Công ty thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng - Viglacera Các Công ty thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thành An - Binh đoàn 11 Các Công ty thuộc Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 Các Công ty thuộc Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp - IDICO Các Công ty thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà Các Công ty thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng - Vinaconex Các Công ty thuộc Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng - Coma Các Công ty thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Tầu thuỷ Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc Các Công ty thuộc Tổng Công ty Rau quả Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội Các Công ty thuộc Tổng Công ty Xây dựng NN&PTNT Việt Nam Các Công ty thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam ..... CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Đài Loan Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Đan Mạch Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Hà Lan ..... CÁC DỰ ÁN PHI CHÍNH PHỦ Các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ Các dự án do Ngân hàng Châu Á tài trợ ...  2.2. Quy trình kiểm toán tại CPA VIETNAM. Việc kiểm toán của Công ty đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ về kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và các rủi ro của khách hàng. Trước khi ra quyết định về kế hoạch kiểm toán và giúp đơn vị khách hàng đánh giá rủi ro,công ty sẽ tiến hành phân tích Báo cáo tài chính. Việc phân tích Báo cáo tài chính giúp cho công ty đánh giá một cách toàn diện và triệt để hoạt động kinh doanh của khách hàng. Công ty sẽ hợp tác chặt chẽ, thảo luận thường xuyên và kịp thời với khách hàng về các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình kiểm toán. Nhờ đó, công ty có thể: -Tư vấn kinh doanh cho khách hang trong cả năm; -Sớm tìm ra các sai sót trước khi kiểm toán cuối năm; -Giảm thiểu các vướng mắc, trục trặc trong quá trình làm việc. Việc kiểm toán của công ty tập trung vào đáp ứng các nhu cầu của khách hàng cũng như các quy định về tài chính và kiểm tra độc lập các hoạt động kinh doanh của khách hàng. Điều này được thực hiện trên cở sở kiểm tra các nghiệp vụ, giao dịch và các số dư tài khoản để có sự hiểu biết về các rủi ro, về quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ của khách hàng. Dựa trên những hiểu biết này, công ty sẽ xây dựng một chương trình kiểm toán và tiến hành kiểm toán phù hợp với các hoạt động đặc thù của khách hàng. Các nghiệp vụ này bao gồm: -Xây dựng chương trình kiểm toán, trong đó đưa ra tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết, phù hợp của tất cả các phần hành kế toán, gồm: tiền. các khoản đầu tư ngắn hạn, công nợ phải thu, hàn tồn kho, tài sản lưu động khác, tài sản cố định và đầu tư dài hạn, nợ phả trả ngắn hạn, dài hạn, nợ khác,nguồn vốn doanh thu, giá vốn , chi phí hoạt động, thu nhập khác và chi phí khác. -Tiến hành kiểm toán tại khách hàng theo tất cả các thủ tục kiểm toán đã lập kế hoạch. Công ty cũng sẽ thực hiện việc kiểm soát xét, phân tích và tiến hành các thủ tục kiểm toán khác khi cần thiết trong từng trường hợp cụ thể. -Bàn bạc với khách hàng về các khuyến nghị được nêu ra trong Thư quản lý. Một nguyên tắc làm việc của công ty là tất cả các thông tin phải được thảo luận và thống nhất với khách hàng trước khi Thư quản lý được phát hành chính thức. Tính độc lập và tính bảo mật: Trong quá trình kiểm toán, công ty cam kết đảm bảo tính độc lập và tính bảo mật các thông tin công ty được biết. Công việc kiểm toán bao gồm: 4Công tác chuẩn bị; 4Thu thập và tổng hợp thông tin, soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ; 4Kiểm toán tại Công ty; 4Chuẩn bị và hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý; 4Các vấn đề khác; công ty sẽ tiến hành công việc kiểm toán nói trên ngay sau khi công ty được khách hang chỉ định là Kiểm toán viên cho họ. Các công việc cụ thể của các phần việc đó thường bao gồm: iCông tác chuẩn bị Tổ chức buổi họp đầu tiên với khách hàng; Xác định phạm vi công việc và kế hoạch của khách hàng; Tập hợp các thông tin chung của khách hàng; Tổ chức thảo luận sơ bộ với đơn vị; Tiến hành soát xét sơ bộ các báo cáo tài chính, ghi chép kế toán và tài liệu của khách hàng; Lên kế hoạch kiểm toán tổng thể; Thành lập nhóm kiểm toán và phân công công việc cho từng thành viên; Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết; Thảo luận kế hoạch kiểm toán với khách hang và giới thiệu nhóm kiểm toán; iThu thập và tổng hợp thông tin, soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết của đơn vị cho việc kiểm toán; Thu thập các số liệu thực tế từ văn phòng trụ sở và các địa điểm khác của khách hàng (nếu có); Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị, bao gồm: các mục tiêu chiến lược, rủi ro, cơ cấu hoạt động, cơ cấu tổ chức, các chủ trương và thủ tục hoạt động, môi trường kiểm soát nội bộ. iKiểm toán tại khách hàng Soát xét việc quản lý thủ tục đấu thầu, mua mới tài sản và thanh toán các công trinh xây dựng dở dang; Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị với các quy định hiện hành của pháp luật; Soát xét việc ghi chép các sổ kế toán và chứng từ của khách hàng; Soát xét các Báo cáo tài chính của khách hàng; Phân loại chi tiết về vốn và nợ dài hạn của khách hàng; Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư, phải thu và phải trả; đối chiếu các khoản thu- phải trả với các công ty liên kết hoặc khách hàng; Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu của Công ty khách hàng và kiêm tra việc phản ánh các tài sản cố định chủ yếu tại ngày kết thúc năm tài chính; Công ty cũng sẽ tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng về tiền mặt, tài sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tại công ty CPA VIETNAM.DOC
Tài liệu liên quan