Lời mở đầu 1
Chương I : Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty thương mại và xuất nhập khẩu Hà Nội. 2
1.Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Hà Nội trong giai đoạn trước đổi mới 2
2.Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Hà Nội từ sau đổi mới đến nay: 2
Chương II : Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội. 5
1.Chức năng và nhiệm vụ của công ty từ khi thành lập cho đến nay 5
2.Tổ chức bộ máy của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội. 8
Chương III : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội . 12
1.Mặt hàng kinh doanh của công ty 12
2.Thị trường kinh doanh của công ty 12 3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 14
4.Đánh giá tình hình hoạt động của công ty Hacimex. Thành công và hạn chế 19
Chương IV : Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới. 23
1.Phương hướng và mục tiêu chung của công ty 23
2.Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty sau khi trở thành công ty cổ phần 23
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tại Công ty Thương mại XNK Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng không, điện lực, thiết bị phòng thí nghiệm, đo lường kiểm nghiệm, viễn thông, dầu khí
Kinh doanh máy công cụ và tư liệu sản xuất
Lắp ráp và kinh doanh các hệ thống truyền hình kỹ thuật số
Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại
Liên doanh, hợp tác sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện, điện tử dân dụng và chuyên dụng
Kinh doanh bất động sản
Sau khi có quyết định cho phép cổ phần hoá, hiện nay công ty Hacimex đang tiến hành từng bước chuyển sang công ty cổ phần. Khi trở thành công ty cổ phần, công ty sẽ hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực ngành nghề sau:
Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, lâm, hải sản, lương thực, thực phẩm đã qua chế biến;
Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng thêu ren, may mặc, thủ công mỹ nghệ...
Kinh doanh, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, phương tiện vận tải, thi công cơ giới,...
Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng hoá chất, nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng...
Dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, khách sạn,lữ hành...
Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng điện, điện tử, điện gia dụng, tin học và đồ dùng gia đình.
Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết bị, vật tư khoa học kỹ thuật có tính chất chuyên ngành.
Kinh doanh tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khoa học công nghệ...
Đại lý, mua bán, ký gửi các mặt hàng phục vụ đời sống dân sinh.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng khu đô thị, trung tâm thương mại.
Kinh doanh bất động sản...
Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước với những ngành nghề được Nhà nước cho phép.
Mua bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
2.Tổ chức bộ máy của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội.
2.1. Cơ cấu quản lý:
Giám đốc
Phó giám đốc 1
Phó giám đốc 2
Phòng tài vụ
Phòng tổ chức hàn h chính
Phòng kinh doanh XNK1
Phòng kinh doanh XNK2
Trung tâm phát triển công nghệ và tin học
Phòng kinh doanh XNK4
Phòng kinh doanh XNK5
Phòng kinh doanh XNK6
Trung tâm điện tử điện lạnh
Trung tâm Thẩm Quyển
Hệ thống cửa hàng và kho trạm
Sơ đồ cơ cấu bộ máy công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội.
Cơ cấu bộ máy của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng. Đứng đầu công ty là giám đốc trực tiếp điều hành toàn diện các bộ phận trong công ty. Các phòng ban trong công ty sẽ xây dựng kế hoạch trình lên giám đốc trong buổi họp giao ban, kế hoạch được duyệt sẽ được triển khai từ trên xuống.
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY HACIMEX NĂM 2004.
STT
TÊN ĐƠN VỊ
LAO ĐỘNG
1
Ban giám đốc
04
2
Phòng tổ chức hành chính
17
3
Phòng tài chính - kế toán
08
4
Phòng kinh doanh XNK1
05
5
Phòng kinh doanh XNK2
06
6
Phòng kinh doanh XNK3
07
7
Phòng kinh doanh XNK4
08
8
Phòng kinh doanh XNK5
06
9
Phòng kinh doanh XNK6
04
10
Ban dự án
06
11
Trung tâm Thẩm Quyến
28
12
Trung tâm điện máy - điện lạnh
06
13
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp số 1
12
14
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp số 2
06
15
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp số 3
05
Tổng số lao động
128 người
Nguồn : phòng hành chính tổ chức công ty Hacimex.
2.2.Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong công ty:
Giám đốc: là người chỉ đạo chung, có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước.
Phó giám đốc: gồm có 2 phó giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban mình quản lý, giúp giám đốc nắm vững tình hình hoạt động của công ty để có kế hoạch và quyết định sau cùng, giải quyết các công việc được phân công.
Phòng tài vụ( phòng kế toán): tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh, giải quyết các vấn đề tài chính, thanh toán, quyết toán bán hàng, thu tiền, tiền lương, tiền thưởng, nghĩa vụ đối với Nhà nước và các vấn đề liên quan đến tài chính; đồng thời tham mưu cho giám đốc xây dựng các kế hoạch tài chính.
Phòng kinh doanh XNK 1,2,4,6: có chức năng tìm hiểu thị trường, bạn hàng nước ngoài để từ đó ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu dựa trên những kế hoạch đã đề ra, giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu.
Phòng kinh doanh XNK 3: mới đổi tên thành trung tâm phát triển công nghệ và tin học có nhiệm vụ tìm kiếm, ký kết và thực hiện các hợp đồng XNK, đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực công nghệ và tin học.
Phòng kinh doanh XNK 5: có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong nước, tìm kiếm,ký kết và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu nhằm cung ứng các đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đồng thời tham mưu cho giám đốc trong các chiến lược kinh doanh trước mắt và lâu dài, các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, theo dõi hoạt động của hệ thống cửa hàng trong nước.
Trung tâm Thẩm Quyến: thực hiện các hoạt động dịch vụ làm đẹp thẩm mỹ phục vụ nhu cầu khách hàng tại khu vực Hà Nội.
Trung tâm điện tử điện lạnh: chuyên kinh doanh về các mặt hàng điện tử điện lạnh,giới thiệu và bán các sản phẩm điện tử, đồng thời thực hiện các hoạt động dịch vụ như bảo trì, bảo hành, sửa chữa, hướng dẫn,tư vấn khách hàng về lĩnh vực các sản phẩm điện tử điện lạnh.
Hệ thống cửa hàng và kho trạm: đây là mạng lưới trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, các chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh đều gửi về công ty làm công tác hạch toán.
Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu giúp đỡ cho giám đốc trong công tác: đối nội, đối ngoại, lưu trữ hồ sơ giấy tờ, thủ tục, công văn; tổ chức nhân sự, quản lý sắp xếp, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên; quản lý tiền lương, tiền thưởng và các chế độ chính sách như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...; ngoài ra còn thực hiện các công việc hành chính khác như: bảo vệ, tạp vụ, vệ sinh.
Công ty Hacimex áp dụng một bộ máy quản lý gọn nhẹ, phương pháp quản lý đơn giản với sự trực tiếp quản lý của giám đốc đến từng phòng ban, bộ phận. Hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện thông qua các phòng kinh doanh và hệ thống các cửa hàng. Các phòng kinh doanh và hệ thống các cửa hàng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực kinh doanh mà phòng mình phụ trách. Tại mỗi phòng kinh doanh, mỗi nhân viên đều được phân công phụ trách từng mặt hàng hoặc nhóm ngành hàng và chịu trách nhiệm về mặt hàng hay nhóm ngành hàng đó trước trưởng phòng.
Với cơ cấu tổ chức và phương pháp quản lý rÊt phï hîp tạo sự thuận lợi trong công việc và phục vụ cho kế hoạch phát triển c«ng ty lâu dài v÷ng m¹nh.
CHƯƠNG III : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HÀ NỘI
1. Mặt hàng kinh doanh của công ty
Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội là một doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh víi nh÷ng lÜnh vùc rÊt phong phó bao gồm cả kinh doanh XNK và kinh doanh nội địa.
Trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, mặt hàng chủ yếu của công ty là các loại hàng nông sản như lạc, gạo, chè, cà phê,hàng thủ công mỹ nghệ, ....
Công ty thực hiện rất nhiều hợp đồng nhập khẩu các mặt hàng về hoá chất, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, đồ trang trí nội thất, nguyên vật liệu như: sắt, thép, vật liệu nhựa phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước.
Tại thị trường trong nước, các mặt hàng kinh doanh của công ty khá đa dạng, từ hàng điện dân dụng, quần áo may sẵn, hàng tiêu dùng... đến việc làm đại lý bán vé máy bay,mở các trung tâm dịch vụ thẩm mỹ,các dịch vụ về bảo trì, bảo hành, tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng về lĩnh vực công nghệ thông tin và tin học, trung tâm giới thiều và bán các sản phẩm điện tử điện lạnh
Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như: kinh doanh xuất nhập khẩu trong đó nhập khẩu là chính với một số nhóm hàng thép, hoá chất, điện tử tin học, hàng tiêu dùng.... dịch vụ phục vụ hàng ngày như bấm huyệt, chăm sóc sức khoẻ và cho thuê cửa hàng, văn phòng.
2.Thị trường kinh doanh của công ty
Hacimex là một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực XNK vì vậy thị trường nước ngoài của công ty khá rộng. Cho đến nay công ty đã có quan hệ bạn hàng với các công ty của hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Cụ thể về lĩnh vực xuất khẩu, công ty chủ yếu tiến hành xuất các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ sang các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan,...
Thị trường nhập khẩu của công ty mở rộng ở rất nhiều quốc gia cả ở Châu Á, Châu Âu như: Hàn Quốc(nhập khẩu nhựa), Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Đức, Nga(nhập khẩu sắt, thép), Arabia Saudi,...
Tại thị trường nội địa, cho đến nay công ty đã thiết lập 1 mạng lưới các cửa hàng trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng tại Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc, bao gồm:
Cửa hàng 88 Trần Cao Vân với 98m2 sàn trên diện tích 98m2 đất;
Cửa hàng 272 Bạch Mai ( thuê của xí nghiệp kinh doanh nhà số 2) với diện tích 62m2 sàn trên diện tích 113m2 đất;
Cửa hàng Chợ Mơ (thuê của Ban quản lý chợ) với diện tích sàn kinh doanh 32m2 trên diện tích đất 32m2;
Cửa hàng chợ Trương Định ( thuê của Ban quản lý chợ) với diện tích sàn kinh doanh là 32m2 trên diện tích đất 32m2;
Hệ thống màng lưới của công ty còn nhỏ lẻ và ít mặc dù ở các vị trí có mặt tiền và các chợ nhưng do là nhà thuế, tự quản hầu hết là nhà cấp 3,4 đã xuống cấp và không được đầu tư cải tạo nên chưa phát huy được lợi thế để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Ngoài ra, công ty cũng là bạn hàng truyền thống của các doanh nghiệp sản xuất nằm rải rác ở các tỉnh thành phố phía Bắc như: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Nghệ An,... trong việc cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất. Hacimex là đầu mối của nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước về mặt nguyên liệu, góp phần giúp các doanh nghiệp sản xuất có sự chuyên môn hoá cao hơn trong hoạt động của mình và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường đã đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và với công ty Hacimex nói riêng. Thị trường mở rộng, nhu cầu tăng cao, nhiều ngành nghề, mặt hàng mới ra đời để thoả mãn nhu cầu khách hàng đồng thời cũng tạo ra những hấp dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tham gia tìm kiếm lợi nhuận và vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, cơ chế kinh tế mới cũng tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh vô cùng khốc liệt, thị trường diễn biến phức tạp đòi hỏi các công ty phải luôn nhạy bén, chủ động nắm vững tình hình, nắm bắt cơ hội, có phương châm và cách thức hành động đúng đắn kịp thời đem lại hiệu quả kinh doanh cao, đạt được mục đích mong muốn. Là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh lưu chuyển hàng hoá trong nước, công ty tiến hành kinh doanh theo phương thức đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu đem lại hiệu quả thấp, doanh thu hàng xuất khẩu chỉ chiểm tỷ lệ nhỏ khoảng 20% tổng doanh thu; vì vây, 4 năm trở lại đây, các hoạt động kinh doanh của công ty tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nhập khẩu hàng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nội địa và thực hiện hoạt động kinh doanh lưu chuyển hàng tiêu dùng trong nước.
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ta hãy phân tích một số chỉ tiêu cơ bản qua mấy năm gần đây:
BẢNG III.3.1 : KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HÀ NỘI
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng doanh thu
101.000
130.000
189000
219.204
312.421
320.000
Tổng chi phí
100.835
129.869
188.850
219.016,3
312.069
320.550
Các khoản nộp ngân sách
13.224,612
13.808,742
17.350
Lợi nhuận trước thuế
165
131
150
187,613
352,658
-550
Thuế TNDN
52,8
41,92
48
60,036
112,850
Lợi nhuận sau thuế
112,2
89,08
102
130,628
239,807
Vốn kinh doanh
18.332
20.608
26.024,205
45.028,550
55.894,965
85.117,382
Vốn cố định
628
776
2.029,230
2.085,294
2.085,294
2.085,294
Vốn lưu động
704
832
2.338,878
2.638,878
2.638,878
2.638,878
Số lao động (người)
71
76
85
112
125
128
Thu nhập bình quân 1người/tháng
0,822
0,713
0,686
0.780
0.820
0.850
Kim ngạch XNK
60.000
70.000
450.000
500.000
706.000
830.500
Nguồn: phòng tài vụ - công ty Hacimex.
Tõ b¶ng sè liÖu trªn cho ta thÊy:
Doanh thu từ năm 1999 đến năm 2004 liên tục tăng:
Năm 2000 tăng hơn 28,7% tương đương với 29 tỷ đồng so với năm 1999;
Năm 2001 tăng thêm 45,38% tương đương với 59 tỷ đồng so với năm 2000;
Năm 2002 tăng 14,81% tương đương 28 tỷ đồng so với năm 2001;
Năm 2003 tăng 42,53% tương đương 93,217 tỷ đồng so với năm 2002;
Năm 2004 tăng 2,43% tương đương 7,579 tỷ đồng so với năm 2003.
Về chi phí, từ năm 1999 tới năm 2004 cũng tăng lên do quy mô hoạt động của công ty ngày một mở rộng:
Năm 2000 tổng chi phí tăng hơn so với năm 1999 là 29.034 triệu đồng tương ứng với 28,8%;
Năm 2001 tăng thêm so với năm 2000 là 45,4% tương đương với 58.981 triệu đồng;
Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 14,8% tương đương với 27.950 triệu đồng;
Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 42,49% tương đương với 93.053 triệu đồng;
Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 2,64% tương đương với 8.481triệu đồng.
Qua 2 chỉ tiêu đầu tiên của bảng kết quả kinh doanh cho ta thấy, mặc dù quy mô hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 1999 đến năm 2004 có mở rộng đáng kể tuy nhiên, doanh thu và chi phí có sự gia tăng tương đối đồng đều theo tỷ lệ 1: 1. Từ đó, ta có thế biết được hoạt động kinh doanh của Hacimex phát triển khá ổn định, lợi nhuận đem lại tăng đều, đặc biệt là từ năm 2000 cho đến năm 2004, lợi nhuận liên tục tăng; chỉ riêng năm 2000, lợi nhuận bị giảm so với năm 1999 là 34 triệu đồng tương ứng với 30,3%.
Năm 2001 lợi nhuận tăng 19 triệu đồng tương ứng với 21,33% so với năm 2000;
Năm 2002 lợi nhuận tăng 28.628 triệu đồng tương ứng với 28,07% so với năm 2001;
Năm 2003 lợi nhuận tăng thêm 109.179 triệu đồng tương ứng với 83,58% so với năm 2002;
Năm 2004 lợi nhuận âm là do trong năm này công ty đang trong giai đoạn tiến hành xin giấy phép và triển khai cổ phần hoá
Với chức năng chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, vì vậy, nguồn lợi chính thu được là từ hoạt động này.
Đối với một doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì nguồn vốn kinh doanh là đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải có vốn lớn, đặc biệt là vốn lưu đông chiểm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn kinh doanh, thường từ 60 – 70% tổng vốn kinh doanh. Với điều kiện nguồn vốn cơ bản được Nhà nước cấp hạn chế, để đáp ứng với yêu cầu mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh, công ty đã linh hoạt tìm kiếm, huy động các nguồn vốn ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm tận dụng được cơ hội đem lại lợi nhuận cho công ty tái đầu tư bổ sung nguồn vốn hiện có. Chính sự linh hoạt này đã giúp công ty bảo toàn và phát triển được số vốn ban đầu, đạt hiệu quả kinh tế, duy trì ổn định, phát triển vững chắc trong hiện tại và tương lai. Cho đến năm 2004, tổng vốn do Nhà nước cấp cho công ty là: 4.724.172.247 đồng;
Trong đó, vốn lưu động chiêm 2.638.87.438 đồng;
Vốn cố định là 2.085.293.807 đồng.
Với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động bằng nguồn vốn của Nhà nước cấp, vì vậy, công ty luôn hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách đối với Nhà nước. Với việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước đã chứng tỏ Hacimex là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tốt, phát triển ổn định, vững chắc; góp phần làm giàu thêm cho xã hội và đất nước.
Không những là một doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, Hacimex còn đảm bảo cho đời sống cán bộ công nhân viên của công ty khá ổn định.
BẢNG III.3.2 : CƠ CẤU NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY HACIMEX
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng số lao động
65
71
76
85
112
125
128
Lao động qua ĐH&TC
16
29
34
45
62
65
68
LĐ kinh doanh trực tiếp
50
57
63
72
79
80
83
LĐ gián tiếp
15
14
13
13
33
45
45
Lao động nam
20
23
29
34
45
52
53
Lao động nữ
45
48
47
51
67
73
75
Nguồn: phòng tổ chức hành chính công ty Hacimex.
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy tình hình lao động của công ty Hacimex như sau:
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty đã tăng trung bình 8%/năm;
Tỷ lệ lao động nữ và lao động nam trong công ty có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây tỷ lệ lao động nam đã dần tăng lên, sự tăng lên này là do đòi hỏi của công việc trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu.
Số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trung cấp của công ty còn ít nhưng do công ty có sự quan tâm nhiều đến khâu tuyển chọn, đồng thời cũng do yêu cầu của công việc đòi hỏi phải có chuyên môn sâu, khắt khe nên tỷ lệ này ngày càng tăng rõ rệt.
Lao động kinh doanh trực tiếp của công ty chiếm tỷ lệ lớn và vẫn đang có xu hướng tăng lên.
Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế mới đó là tác phong làm việc không công nghiệp, thiếu hiệu quả kinh tế.Nhưng Hacimex đã vượt qua được khó khăn này khi công ty đã tạo được động cơ làm việc trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, thúc đẩy họ tập trung trí và lực vào công việc.Một trong những nguyên nhân tạo sự thúc đẩy này đó là công ty có một chế độ đãi ngộ thưởng phạt hợp lý: là đơn vị hạch toán độc lập nên công ty đã áp dụng chế độ lương bao gồm 2 phần:lương cố định + tiền thưởng tuỳ theo mức lợi nhuận mà mỗi cá nhân đóng góp cho công ty. Hình thức này vừa đảm bảo thu nhập ổn định vừa tạo sự hấp dẫn thúc đẩy mọi người làm việc hết mình.
Hacimex là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vì vậy chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Năm 1999 – 2000, công ty hoạt động dưới sự quản lý của UBND quận Hai Bà Trưng với quy mô còn nhỏ, hoạt động chưa linh hoạt nên kim ngạch xuất nhập khẩu thấp, dưới 100 tỷ đồng.
Từ năm 2001, công ty hoạt động theo sự chỉ đạo và quản lý của Sở thương mại thành phố Hà Nội với quy mô ngày càng mở rộng cả về ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh, thị trường kinh doanh. Vì vậy, từ năm 2000 đên 2001, kim ngạch XNK tăng rất cao: 380 tỷ đồng tương ứng với 543%;
Năm 2002 tăng 50 tỷ đồng tương ứng với 11,11% so với năm 2001;
Năm 2003 tăng 206 tỷ đồng tương ứng với 41,2% so với năm 2002;
Năm 2004 tăng 124,5 tỷ đồng tương ứng với 17,64% so với năm 2003.
Qua việc nghiên cứu và phân tích một số chỉ tiêu cơ bản, ta có thể đánh giá một cách tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Hacimex diễn ra trong điều kiện môi trường kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động nhưng công ty vẫn duy trì được nhịp độ hoạt động và có sự phát triển cả về quy mô, ngành hàng, lĩnh vực, thị trường. Với sự phát triển đều đặn này mà công ty không những đứng vững trên thị trường, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên mà còn hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần xây dựng thủ đô và đất nước trong thời đại mới, thế kỷ mới. Đồng thời, qua đó cho thấy sự cố gắng của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc chỉ đạo, tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh. Đó cũng là một trong những cơ sở thuận lợi cho việc cổ phần hoá cũng như hoạt động kinh doanh sau này của công ty cổ phần.
4. Đánh giá tình hình hoạt động của công ty Hacimex. Thành công và hạn chế.
4.1.Thành tựu đạt được:
Chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới với những thay đổi lớn về mặt cơ cấu cũng như về môi trường hoạt động, Hacimex cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác gặp rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, cơ sở vật chất hạ tầng xuống cấp, lúng túng trong hoạt động kinh doanh do sự khác nhau rất xa của 2 cơ chế kinh tế, môi trường mới đòi hỏi nhiều điều kiện mới, sự cạnh tranh gay gắt, đồng thời xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á làm tình hình biến động bất thường khó dự đoán trước, bên cạnh đó, thiếu sự chỉ dẫn đầy đủ có hệ thống các chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ, phải vừa làm vừa học hỏi, vừa xây dựng. Song, với sự quyết tâm, dám nghĩ dám làm, trong 20 năm qua, công ty Hacimex đã cố gắng phấn đấu, nỗ lực, năng động sáng tạo trong mọi hoạt động của mình để duy trì và phát triển công ty cho đến nay:
Quy mô hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước ngày càng mở rộng cả về thị trường và ngành hàng. Cho đến năm 2004, với phương ch©m Duy trì, ổn định và phát triển kinh doanh nội địa, đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, phát triển mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới, công ty đã vươn tầm hoạt động ra trên 30 quốc gia trên thế giới nhắm tìm kiếm nguồn hàng và thị trường, đối tác kinh doanh. Tại thị trường trong nước, với hệ thống các cửa hàng bán lẻ vừa phục vụ nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng vừa thực hiện các hợp đồng kinh tế với các bạn hàng là các doanh nghiệp sản xuất đóng trên địa bàn Hà Nội và hầu hết các tỉnh thành phố phía Bắc.
Tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, hiệu quả kinh tế tăng đều và ổn định, đặc biệt là những năm đầu của thế kỷ XXI, trung bình tăng 15%/năm; hoạt động xuất nhập khẩu đem lại thu nhập chính cho công ty tăng nhanh trong những năm gần đây, trung bình khoảng 14%/năm;
Tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên công ty, thu nhập trung bình một người một tháng là 850.000 đồng (đây là lương cố định), ngoài ra, hàng tháng người lao động còn nhận thêm một khoản tiền trích từ khoản lợi nhuận thu được tuỳ theo mức đóng góp của mỗi người đối với công ty, nâng thu nhập bình quân của mỗi người lên 1.300.000đ/người/tháng.
Với việc mở rộng ngành nghề kinh doanh cùng sự tự chủ trong hoạt động kinh doanh, công ty đã chủ động khai thác mở rộng thị trường, từ hình thức bán lẻ đơn thuần chuyền sang các hình thức hiện đại như liên doanh, làm đại lý ký gửi, ký kết và thực hiện các hợp đồng bán buôn nhiều mặt hàng có trị giá lớn.
Công ty còn có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình với công việc, luôn tìm hướng đổi mới sao cho phù hợp với sự yêu cầu đòi hỏi của thị trường, đồng thời đạt được mục tiêu để ra của mình, công ty có một đội ngũ cán bộ với phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm với công việc. Để chuẩn bị cho lớp cán bộ kế cận của công ty trong tương lai, công ty đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cho cán bộ đi học nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý.
4.2.Những mặt còn tồn tại:
Là một doanh nghiệp Nhà nước được phép kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành hàng mặc dù đã có nhiều cố gắng khai thác tối đa những lợi thế so với các thành phần kinh tế khác nhưng công ty vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng và lợi thế của mình mà chỉ tập trung ở một số lĩnh vực sau:
Công ty thực hiện cơ chế giao quyền chủ động kinh doanh cho các bộ phận bằng các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận... thực tế cho thấy trong quá trình kinh doanh các đơn vị đã phát huy được những kết quả đáng kể so với điều kiện của công ty, nhung bên cạnh đó còn bộc lộ những hạn chế: do hình thức kinh doanh chủ yếu bán nguyên lô nên việc xây dựng hệ thống bán còn thiếu và yếu, tỷ suất lợi nhuận còn thấp, hiệu quả vòng quay của vốn chưa cao...
Hệ thống các cửa hàng còn ít, diện tích lại nhỏ, chủ yếu là nhà thuê và tự quản, hiện trạng là nhà cấp 3,4 lâu ngày không được đầu tư. Do đó, việc kinh doanh của các cửa hàng chưa được tập trung nên hiệu quả đạt được còn thấp.
Hoạt động kinh doanh dựa vào chủ yếu là vốn vay nên chi phí lớn, cơ sở vật chất còn hạn chế, bình quân đầu người hiện nay đã trang bị được 64 triệu đồng nhưng chủ yếu là giá trị nhà và thiết bị văn phòng, chưa có thiết bị sản xuất cũng như phương tiện kinh doanh.
Cơ cấu quản lý có nhiều đầu mối nhưng quy mô còn nhỏ, chức năng và nhiệm vụ trùng lắp, công tác kế hoạch, thị trường, marketing còn thiếu và yếu chưa xác định được cơ cấu ngành hàng nhóm hàng chủ lực, sự phân công hiệp tác trong toàn công ty và giữa các bộ phận với nhau có lúc có chỗ chưa nhịp nhàng nên chưa phát huy được hết tiềm năng.
Cơ sở vật chất còn hạn chế: trụ sở, kho tàng, phương tiện vận tải còn phải đi thuê, thiếu sự chủ động trong việc bảo quản, lưu trữ, vận chuyển hàng hoá.
Thiếu sự linh hoạt trong việc thu mua hàng xuất khẩu, sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chưa mạnh dạn đầu tư đầy đủ theo yêu cầu của khách hàng.
Trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như về quản lý của một số cán bộ công nhân viên công ty còn yếu, chưa được đào tạo bài bản, đầy đủ nên nhiều khi hiệu quả công việc không cao, thiếu tính chủ động sáng tạo trong công việc, mới chỉ làm việc theo sự chỉ đạo, giao chỉ tiêu của trên mà chưa phát huy được năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân trong công việc.
Việc giải quyết khiếu nại và xử lý kỷ luật của công ty còn thiếu chặt chẽ nên đã để xảy ra khiếu kiện làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của công ty.
CHƯƠNG IV : ĐỊN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tại Công ty Thương mại XNK Hà Nội.doc