PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN 2
I. QUÁ TRÌNH HÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU: 2
II. NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG KINH TẾ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM LỚN QUA CÁC THỜI KỲ: 3
1. Nhiệm vụ: 3
2. Một số đặc điểm lớn qua các thời kỳ: 5
PHẦN II: HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA PHÒNG KINH TẾ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MỖI BỘ PHẬN. 7
1. Chức năng của phòng Kinh tế: 7
2. Nhiệm vụ của phòng Kinh tế: 8
3. Tổ chức bộ máy của Phòng: 10
4. Quyền hạn của phòng: 10
PHẦN III: CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC, CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 12
I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KINH TẾ: 12
1. Thuận lợi: 12
2. Những khó khăn: 12
II. KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA PHÒNG KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2007: 14
III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN: 25
1. Những tồn tại: 25
2. Nguyên nhân: 25
IV. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI: 25
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Phòng Kinh Tế huyện Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ quản lý nhà nước là chính, không tham gia trực tiếp vào chuyển giao khoa học kỹ thuật. Phòng Nông nghiệp tiếp tục làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và chỉ đạo tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch đã đề ra. Nhờ đó cơ cấu kinh tế của huyện Mộc Châu đã xác định rõ và có bước tăng trưởng mạnh. Bước đầu đã xây dựng Mộc Châu thành vùng kinh tế động lực của tỉnh Sơn La. Tiếp tục khai thác lợi thế phát triển chè, bò sữa, bò thịt và cây ăn quả.
Giai đoạn 2004 - 2005: phòng Nông nghiệp đã được nhập thêm bộ phận qui hoạch và quản lý đất đai.
Giai đoạn 2005 - 2008: Phòng Nông nghiệp đã được chuyển thành phòng Kinh tế và tách bộ phận quản lý đất đai thành phòng Tài nguyên Môi trường.
Giai đoạn này tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về khai thác nguồn lực, thu hút đầu tư, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và du lịch dịch vụ, sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chất lượng cao.
PHẦN II: HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA PHÒNG KINH TẾ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MỖI BỘ PHẬN.
_______________________
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.
- Căn cứ Nghị định 172 của Chính Phủ.
- Căn cứ Nghị quyết số 63/2004/NQ-HĐND ngày 20/12/2004 của HĐND tỉnh khoá XII kỳ họp thứ 3 phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã của tỉnh Sơn La.
- Thực hiện Quyết định số 189/2004/QĐ-UBND ngày 20/12/2004 của UBND tỉnh.
Sở nội vụ tỉnh Sơn La đã có Hướng dẫn số 577/HD-SNV ngày 23 tháng 12/2004. Triển khai tinh thần chỉ đạo trên, UBND huyện đã có Quyết định số 205/QĐ-CT, ngày 13/4/2005 của Chủ tịch UBND huyện thành lập phòng ban của huyện Mộc Châu, trong đó có phòng Kinh tế. Phòng kinh tế đã xây dựng qui chế làm việc với chức năng và hệ thống tổ chức của phòng được bố trí như sau:
1. Chức năng của phòng Kinh tế:
Phòng Kinh tế huyện Mộc Châu là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, khoa học công nghệ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thương mại - du lịch, HTX, ổn định sắp xếp lại dân cư, đồng thời là cơ quan thường trực công tác PCBL - GNTT (Phòng chống bão lũ - Giảm nhẹ thiên tai) huyện. Phòng chịu sự quản lý, chỉ đạo và điều hành về tổ chức, biên chế và chương trình nhiệm vụ công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của sở Nông nghiệp & PTNT, Sở khoa học Công nghệ, Sở thương mại - Du lịch, Sở Công nghiệp tỉnh Sơn La.
2. Nhiệm vụ của phòng Kinh tế:
Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, các qui định của Nhà nước về quản lý nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, phát triển kinh tế nông thôn, khoa học công nghệ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - du lịch, Hợp tác xã trên địa bàn.
Trình UBND huyện quyết định kế hoạch, quy hoạch 10 năm, 5 năm, hàng năm, chương trình mục tiêu, các dự án nhằm phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, phát triển kinh tế nông thôn; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - du lịch, khoa học công nghệ trên địa bàn; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các nội dung sau khi được thông qua, phê duyệt.
Trình UBND huyện chương trình, biện pháp, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; quản lý hoạt động đối với các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, khoa học công nghệ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - du lịch.
Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị thực hiện các biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác lâm sản, chế biến nông sản, lâm sản; phát triển ngành nghề, nghề, làng nghề nông thôn; áp dụng khoa học công nghệ, khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất, tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp các thông tin, xúc tiến thương mại và lập nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực quản lý.
Hướng dẫn cách thức quản lý và bảo vệ các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, công trình cấp nước, thoát nước nông thôn; chỉ đạo công tác khuyến nông, các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, khoa học công nghệ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thực hiện công tác thống kê, thông tin công nghiệp, thông tin tuyên truyền; phổ biến hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, giáo dục pháp luật về hoạt động thương mại, du lịch; thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước về hoạt động chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch.
Phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật, chính sách của tỉnh, tham mưu cho UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo; hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao cho UBND xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ huy PCBL - GNTT của huyện, đề xuất phương án, biện pháp và tham gia việc phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, hạn hán, dịch bệnh trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi; là cơ quan tham mưu cho huyện trong việc sử dụng kinh phí PCBL - GNTT… Tham gia các Ban chỉ đạo quản lý các chương trình, dự án của huyện về lĩnh vực nông - lâm nghiệp, khoa học công nghệ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - du lịch.
- Báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hàng năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao theo qui định của Chủ tịch UBND huyện và các sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Công nghiệp; Sở Thương mại - Du lịch;
- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo qui định của pháp luật; được uỷ quyền thẩm định các tờ trình xin kinh phí thuộc sự nghiệp kinh tế của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, phát triển nông thôn, khoa học công nghệ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - du lịch trước khi trình UBND huyện phê duyệt và giúp UBND huyện Mộc Châu kiểm tra giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đã được duyệt đúng mục đích và có hiệu quả.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.
3. Tổ chức bộ máy của Phòng:
Phòng có 01 Trưởng phòng và có từ 01 đến 02 Phó phòng giúp trưởng phòng điều hành từng lĩnh vực công tác.
Phòng phân công cán bộ chuyên môn theo dõi, tổng hợp từng lĩnh vực cụ thể như sau:
- Lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.
- Lĩnh vực lâm nghiệp.
- Lĩnh vực thuỷ lợi, nước sinh hoạt nông thôn, phòng chống bão lũ - giảm nhẹ thiên tai.
- Lĩnh vực kinh tế hợp tác xã và phát triển kinh tế nông thôn.
- Lĩnh vực khoa học và công nghệ.
- Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Lĩnh vực thương mại - du lịch, dịch vụ.
- Lĩnh vực sắp xếp ổn định lại dân cư và thực hiện chương trình 06.
Phòng cử cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác văn phòng, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tiếp dân và một số công việc kiêm nhiệm khác khi được UBND huyện giao.
4. Quyền hạn của phòng:
- Phòng có con dấu riêng, được phép ban hành những văn bản hành chính để chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành.
- Giải quyết những công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của phòng theo nhiệm vụ.
Xuất phát từ điều kiện biên chế của phòng, từ đó phân công cán bộ kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, nhiều lĩnh vực. Do đó, mỗi bộ phận chỉ có một chuyên viên thực hiện nhiệm vụ.
Trong năm 2006 - 2008 phòng Kinh tế Mộc Châu đã phân công cụ thể như sau:
- Trưởng phòng phụ trách chung: Xây dựng các kế hoạch công tác, phân công thực hiện theo kế hoạch, tiếp nhận văn bản và phân công thực hiện, trực tiếp chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao, sắp xếp và ổn định dân cư…
- Phó phòng chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng phòng giao, thực hiện các nhiệm vụ phù hợp khi được sự uỷ quyền của Trưởng phòng. Tập trung theo dõi lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, khuyến nông và theo dõi kinh phí sự nghiệp kinh tế.
- Chuyên viên 1: Chuyên trách lĩnh vực lâm nghiệp, các chương trình bảo vệ và phát triển rừng, các Ban quản lý dự án 661 (rừng phòng hộ), rừng nguyên liệu làm giấy, rừng kinh tế, rừng đặc dụng trên địa bàn Xuân Nha, chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng khác trên địa bàn huyện, triển khai phí dịch vụ môi trường.
- Chuyên viên 2: Chuyên theo dõi nhiệm vụ phát triển thương mại - du lịch, dịch vụ, kinh tế HTX và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn huyện.
- Chuyên viên 3: Thường trực công tác PCBL - GNTT, thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thuỷ lợi, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường; theo dõi việc cung cấp hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp; quản lý hệ thống thuỷ nông.
- Chuyên viên 4: Chuyên theo dõi về lĩnh vực khoa học công nghệ, công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
PHẦN III: CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC, CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
____________________
I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KINH TẾ:
1. Thuận lợi:
- Huyện Mộc Châu được xác định là vùng kinh tế động lực của tỉnh Sơn La và khu vực Tây bắc. Do đó, được sự quan tâm đầu tư phát triển của Đảng và Nhà nước, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh.
- Huyện Mộc Châu gần thủ đô Hà Nội (cách 200 Km đường QL6), gần trung tâm đồng bằng Bắc bộ có thuận lợi trong giao lưu về mọi mặt với các tỉnh thành. Đặc biệt trong tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư phát triển kinh tế văn hoá xã hội.
- Mộc Châu có lợi thế về tự nhiên nên đã tạo ra được nhiều sản phẩm chất lượng cao, đặc trưng và dần tạo được thương hiệu cho riêng mình như: chè, sữa, rau, hoa, quả chất lượng cao… Mộc Châu có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
- Có nhiều Doanh nghiệp có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh đến đầu tư và từ đó tạo điều kiện giúp đỡ và truyền đạt kinh nghiệm cho nông dân trong mọi mặt sản xuất.
2. Những khó khăn:
- Huyện Mộc Châu rộng 2.056 Km2, là huyện miền núi với 70% địa hình là đồi núi đá vôi, nhiều hang động Castơ kết hợp với thời tiết khí hậu có gió lào hanh khô vì vậy dẫn tới tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhất là trên cao nguyên.
- Toàn huyện có 14 vạn nhân dân của 12 dân tộc cùng sinh sống. Nhiều làng bản cư trú phân tán khó khăn cho đầu tư cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc.
- Vẫn còn rất nhiều các xã và bản vùng 3 thuộc diện đặc biệt khó khăn (11 xã và 45 bản).
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất nghèo nàn, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.
Những khó khăn trên đã dẫn đến sự hạn chế việc thâm canh tăng vụ nâng cao hiểu quả sử dụng đất, bảo vệ độ phì của đất và gìn dữ môi trường. Do địa bàn rộng, thiếu cán bộ, dân cư phân tán nên hạn chế đến hiệu quả của việc tuyên truyền tổ chức thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật và hạn chế việc sản xuất hàng hoá ở vùng biên giới và ven Sông Đà.
Phòng Kinh tế chịu sự chỉ đạo của 5 Sở ban ngành (Sở Nông nghiệp PTNT, Sở Khoa học công nghệ, Sở Công nghiệp, Sở Thương mại du lịch, Ban Tái định cư thuỷ điện Sơn La). Do đó, cùng một lúc Phòng phải thực hiện nhiều nhiệm vụ của cấp tỉnh và huyện giao, dẫn tới sự bất cập giữa yêu cầu nhiệm vụ với biên chế.
II. KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA PHÒNG KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2007:
Trong 3 năm qua từ khi chuyển thành phòng Kinh tế, kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm của những năm trước đây và được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh và Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện cùng với sự phấn đấu nỗ lực vươn lên khắc phục khó khăn của cán bộ nhân viên, phòng Kinh tế huyện Mộc Châu đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, đóng góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển Kinh tế - Xã hội của Mộc Châu nói riêng và toàn tỉnh nói chung:
Phòng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn cụ thể là đã hoàn thành xuất sắc những chức năng, nhiệm vụ được thể hiện trong Nghị định 172 của Chính Phủ; quyết định của tỉnh, huyện và qui chế làm việc của Phòng.
1. Đã soạn thảo có chất lượng các văn bản giúp UBND huyện hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, các qui định của Nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, thực hiện tốt các nhiệm vụ của các sở, ban, ngành liên quan giao cho, trong đó nổi bật là:
- Văn bản hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện Quyết định 40 của Thủ Tướng Chính Phủ, Quyết định 1332 của UBND tỉnh về khuyến khích hợp đồng gắn kết các Doanh nghiệp với Nông dân để đầu tư phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Nhờ triển khai tốt chương trình này, với các biện pháp cụ thể, ở Mộc Châu đã cơ bản làm rõ vùng nguyên liệu của các Công ty: công ty chè, công ty sữa, các công ty khai thác vật liệu, không để xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh (như là nâng giá để mua tranh nguyên liệu đầu vào). Vì vậy, ở Mộc Châu đã xây dựng và giữ được thương hiệu cho chè, sữa, rau, hoa, quả chất lượng cao của vùng lạnh và các sản phẩm trái vụ. Đã gắn kết được mối quan hệ 4 nhà - Nhà Nước, Nhà Nông, Nhà Khoa Học, Nhà Doanh Nghiệp.
- Các văn bản soạn thảo được soạn thảo kịp thời phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện, như: phòng chống rét, chống dịch gia xúc gia cầm, chỉ thị tăng cường công tác bảo vệ rừng, chỉ thị phòng chống tái trồng cây thuốc phiện, chống di dịnh cư tự do…v.v.
2. Đã chủ động tập trung trí tuệ, khai thác tư duy của các ngành để xây dựng và giúp huyện qui hoạch ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch hàng năm của ngành Nông lâm nghiệp kịp thời, chất lượng, gắn được tư tưởng, nghị quyết của cấp uỷ vào nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cho sản xuất nông lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại - du lịch, khoa học công nghệ.
Điển hình là đã xây dựng được kế hoạch phát triển cây trồng, con nuôi chủ lực của huyện Mộc Châu giai đoạn 2005 - 2010, từ căn cứ khoa học thực tiễn, đánh giá lợi thế tự nhiên, xã hội để giúp cho huyện chia ra làm 3 vùng kinh tế của huyện:
- Vùng dọc quốc lộ 6 (vùng ôn đới) là vùng xác định phát triển công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ, thâm canh chè, nuôi bò sữa, rau, hoa, quả chất lượng cao.
- Vùng ven sông đà, hồ thuỷ điện Hoà bình: phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, vùng nguyên liệu bột giấy sợi và chăn nuôi bò thịt.
- Vùng cao biên giới: tập trung thâm canh cây lương thực, bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả, nuôi bò thịt, phát triển chè san tuyết.
Từ chỗ xác định đúng lợi thế, phân vùng kinh tế hợp lý, khoa học để có những chủ trương, biện pháp thích hợp tạo điều kiện phát triển kinh tế cho vùng.
Phòng kinh tế đã tham mưu xử lý được mối quan hệ liên kết các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư.
Phòng Kinh tế đã đề xuất rất trúng và đúng cho tỉnh, huyện chủ trương: kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư, trên cơ sở thuê đất, liên kết, liên doanh với đồng bào dân tộc miền núi mà không thu hồi đất của dân. Từ quan điểm đó, ở Mộc Châu đã không để xảy ra tình trạng bức xúc trong dân, ổn định định canh định cư cho dân, không gây ra nguyên cớ để dân di dịch cư sang Lào và tái trồng cây thuốc phiện.
Phòng Kinh tế cũng đã chủ động khảo sát các điểm có nguy cơ sạt lở để qui hoạch điều chỉnh dân cư…
3. Phòng đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được nêu trong qui định của Nhà nước giao cho Phòng Kinh tế trong lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Khoa học công nghệ, Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Du lịch, và thường trực bão lũ - giảm nhẹ thiên tai. Từ đó góp phần to lớn cho Huyện uỷ, HĐND, UBND lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn.
3.1 Một số thành tựu chủ yếu mà Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu đã đạt được nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã đề ra. Trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của Phòng Kinh tế với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước, tham mưu đề xuất và tổ chức, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu chủ yếu đó.
Một số thành quả đạt được trên địa bàn huyện Mộc Châu:
TT
CHỈ TIÊU
ĐVT
TH 2005
TH 2006
TH 2007
CHỈ TIÊU ĐH ĐẾN 2010
1
Tổng sản phẩm GDP
Tỷ đồng
536,5
611,53
725,717
1.230
2
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
%/năm
16,04
16
15
15,5
3
Cơ cấu GDP
GDP Nông, lâm nghiệp
%
48,25
41,68
40,6
38,05
GDP Công nghiệp xây dựng
%
29,9
35,88
34,01
34,82
GDP Thương mại dịch vụ
%
23,85
24,44
25,39
27,13
4
Thu nhập bình quân đầu người
Tr.đ/ng/năm
4,25
4,95
5,9
8,34
5
Tỷ lệ hộ nghèo
%
34,14
38,14
33,1
20
6
Tỷ lệ hộ được dùng điện
%
90
85
87
85
7
Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh
%
80
72
72
80
8
Tỷ lệ độ che phủ rừng
%
42,5
43
43,55
55
9
Giá trị sản xuất/1 ha đất canh tác
Triệu đồng
12,9
13
13,8
20
10
Diện tích chè
ha
2625
2884
2820,5
3500
11
Sản lượng chè
Tấn
14500
15000
18038
35000
12
Diện tích cây ăn quả
ha
4100
4414
3404,3
4000
13
Sản lượng hoa quả tươi
Tấn
24641
28485
36344
24000
14
Sản lượng lương thực có hạt
Tấn
53737
60134
128982
55000
15
Diện tích trồng rừng
ha
350
315
215
4000
16
Diện tích KNTS rừng
ha
32534
17000
17000
35500
17
Diện tích bảo vệ rừng
ha
80136
85344
85344
100000
18
Tổng đàn gia xúc (trâu, bò)
Con
41665
53519
58847
51000
Trong đó: - Bò sữa
Con
3227
3278
3332
5500
- Bò lai
Con
2421
2639
4615
10000
19
Đàn lợn > 2 tháng tuổi
Con
54874
45974
48010
110000
20
Đàn gia cầm
Con
493013
434900
439331
700000
21
Sản lượng sữa
Tấn
7500
7490
9355
12000
Qua biểu trên ta thấy:
- Tổng giá trị GDP tăng từ 536,5 tỷ đồng năm 2005 lên 725,717 tỷ đồng năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân/năm đạt 15,5%; mức thu nhập bình quân đầu người/năm tăng từ 4,25 triệu đồng năm 2005 lên 5,9 triệu năm 2007.
- Trong 2 năm 2006 - 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, năm 2006 đạt 16,1%, năm 2007 do ảnh hưởng của cơn bão số 5 tốc độ tăng trưởng đạt 15% so với Nghị quyết Đại hội XIX xây dựng là 15,5% vào năm 2010.
- Tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm 2007 là 128,982 tấn (Thóc 15,059 tấn, ngô 113,923 tấn ), vượt 134,5% so với Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XIX đề ra đến năm 2010, tăng 44,4% so với năm 2006. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt 13,8 triệu, tăng 6,1 % so với năm 2006.
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế GDP so với mục tiêu 2010 Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX Xây dựng:
+ Cơ cấu GDP ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 48,25% năm 2005 xuống còn 40,6% năm 2007. Mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra đến năm 2010 là 38,05%, như vậy bình quân mỗi năm cần giảm 2,04%, trong khi đó mới nửa nhiệm kỳ đã giảm được 7,65% (3,83%/năm).
+ Cơ cấu GDP ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 29,9% năm 2005 lên 34,01% năm 2007, so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra đến năm 2010 là 34,82%, như vậy sẽ đạt được kế hoạch trước 2 năm.
+ Cơ cấu GDP ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 23,85% năm 85 lên 23,29% năm 2007, so với 27,13% mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra đến năm 2010, sẽ có khả năng vượt mức kế hoạch đề ra.
Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của huyện Mộc Châu giai đoạn 2005-2007 là 15,5% đã có bước phát triển khá. Giá trị gia tăng thêm năm sau cao hơn năm trước phù hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh, nền kinh tế của huyện phát triển tương đối ổn định. Kinh tế nông - lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện, tỷ trọng công nghiệp đạt ở mức thấp, tỷ trọng thương mai - du lịch, dịch vụ có phát triển nhưng tăng chậm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến trong cơ cấu, khắc phục tình trạng sản xuất tự túc, tự cấp. Chấm dứt tình trạng du canh, du cư tự do. Chuyển sang sản xuất hàng hoá bằng việc thâm canh tăng năng xuất cây lương thực (ngô là hàng hoá quan trọng của miền núi), phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa, quả trái vụ chất lượng cao, phát triển đàn bò sữa, bò thịt sản lượng và chất lượng được tăng nhanh. Do vậy, tỷ trọng GDP nông nghiệp từ 48,25% năm 2005 giảm xuống 40,6% năm 2007 trong khi giá trị tuyệt đối vẫn tăng. Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và thương mại - du lịch, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp.
Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng có tốc độ chuyển đổi tích cực. Có thể khảng định các mục tiêu mà Đại hội Đảng đề ra sẽ đạt được vào năm 2010. Nhờ sự tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng Kinh tế, đã góp phần xây dựng Mộc Châu thành vùng kinh tế chủ lực của tỉnh Sơn La. Thể hiện ở mộ số chỉ tiêu sau:
- Diện tích chè chiếm 65,5% diện tích chè toàn tỉnh (toàn tỉnh có 11 huyện thị), sản lượng chè chiếm 80% sản lượng chè toàn tỉnh.
- Tổng đàn bò sữa và sản lượng sữa thì Mộc Châu chiếm 100% tổng đàn và sản lượng sữa của tỉnh.
- Diện tích và sản lượng hoa quả chiếm 30% diện tích và sản lượng của toàn tỉnh.
- Sản lượng ngô hàng hoá thâm canh chiếm 30% sản lượng ngô toàn tỉnh.
- Thu ngân sách chiếm 25% tổng thu ngân sách toàn tỉnh.
3.2 Kết quả trong một số lĩnh vực mà Phòng đã trực tiếp tham mưu, đề xuất và vận động, chỉ đạo, tổ chức thực hiện:
3.2.1 Về lĩnh vực nông lâm nghiệp:
Kinh tế nông nghiệp - nông thôn tiếp tục chuyển dịch đúng hướng sản xuất hàng hoá, với tốc độ năm sau cao hơn năm trước, đẩy nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá. Phát huy những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ trước, trên cơ sở đánh giá đúng lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất hàng hoá. Trong 2 năm 2006 - 2007 cơ cấu cây trồng, con nuôi phát triển nhanh, đúng hướng, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, thể hiện cụ thể là:
- Cây công nghiệp tăng nhanh về diện tích và sản lượng, phát triển đảm bảo chắc chắn và ổn định theo hướng thâm canh là chính. Do tác động của nền kinh tế thị trường và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, do đó tốc độ, bước đi của cây công nghiệp cũng phải chuyển đổi phù hợp với giai đoạn mới.
+ Cây chè: Diện tích chè 2007 là 2.820,8 ha, tăng 7,4% so với năm 2005, sản lượng chè búp tươi 18.038 tấn, tăng 24,4% so với năm 2005, và tăng 37% so với kế hoạch 2007, là huyện duy nhất của tỉnh có diện tích chè trồng mới trong nhiều năm qua. So với Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện đề ra đến năm 2010 đã đạt được 80% về diện tích, đã thu hút nhiều thành phần kinh tế đến đầu tư phát triển chè ở Mộc Châu, nhiều giống chè ngoại có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất như chè Ô long, Kim tuyên, Thiết quan âm, diện tích chè ngoại chiếm 20% diện tích chè toàn huyện. Với công nghệ chế biến chè hiện đại góp phần giữ vững thương hiệu chè Mộc Châu trên thị trường.
Như vậy có thể nhận định năm 2010 sẽ đạt diện tích 3.500 ha, sản lượng đạt khoảng 25.000 tấn so với 35.000 tấn chỉ tiêu Đại hội xây dựng chưa đạt được, nguyên nhân sản lượng chưa đạt do xây dựng chỉ tiêu cao và do giá thu mua chè tăng chậm. Cơ chế đầu tư thay đổi chưa kích ứng được nông dân trồng chè đầu tư thân cao.
+ Cây dâu tằm: Cây dâu tằm vẫn được duy trì và phát triển theo hướng thâm canh, khai thác lợi thế của vùng cao nguyên tạo ra chất lượng kén và tơ có giá trị. Diện tích 184,5 ha, sản lượng kén đạt 74,4 tấn. Nhiều cơ sở năng xuất kén đạt tới 2.000 kg/ha như Tiểu khu 67 Thị trấn Nông trường Mộc châu, khu trồng dâu tằm bản Áng xã Đông Sang.
+ Cây bông: Để triển khai phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp nhằm phát huy lợi thế của huyện, bắt đầu từ năm 2006 huyện đã triển khai thí điểm và phát triển diện tích cây bông, năm 2007 diện tích đạt 89,4ha, tăng 443,8% so với năm 2006, và 347% so với kế hoạch, cùng với việc tăng nhanh diện tích cây bông đã góp phần thể hịên xu hướng tăng nhanh cây công nghiệp.
- Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả hiện có 3.404,3ha, giảm 17% so với năm 2005, diện tích cho sản phẩm 3.262,5ha, sản lượng hoa quả tươi đạt 36.344 tấn, tăng 27,6% so với cùng kỳ và 58% so với kế hoạch. Nhân dân đã quan tâm đầu tư thâm canh và loại bỏ những cây giá trị kinh tế thấp nên sản lượng tăng cao. So với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra đến năm 2010 đã đạt được 85% về diện tích, nhưng sản lượng vượt 51,4%.
- Về phát triển chăn nuôi: Nhiều năm qua huyện đã chú trọng phát triển bò thịt, bò sữa, trâu, lớn và gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá, năm 2007 tốc độ tăng trưởng đàn đại gia súc 13%. Kết quả năm 2007 như sau:
+ Tổng đàn đại gia súc đạt 58.847 con tăng 41,27% so với năm 2005, so với 51.000 con chỉ tiêu Đại hội đến năm 2010 như vậy đã vượt 15,39%.
Đàn bò sữa 3.332 con, tăng 3,2% so với năm 2005, sản lượng sữa tươi đạt 9.355 tấn, tăng 24,7% so với năm 2005. Đàn bò sữa tăng bình quân 1,6%/năm so Nghị quyết Đại hội xây dựng đến năm 2010 tổng đàn là 5.500 con, khả năng không đạt, tuy không đạt số lượng đầu con nhưng sản lượng sữa khả năng sẽ đạt là 12.000 tấn; đàn bò lai đạt 4.615 con, tăng 90,6% so với năm 2005.
+ Đàn lợn trên 2 tháng tuổi đạt 48.010 con, tăng 4,4% so với năm 2006 và giảm 12,5% so với năm 2005, so với Nghị quyết Đại hội xây dựng đến năm 2010 tổng đàn là 110.000 con, khả năng sẽ không đạt nguyên nhân do dịch bệnh sảy ra nhiều, giá thức ăn tăng cao, thị trường không ổn định nên nhân dân l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại Phòng Kinh Tế huyện Mộc Châu.DOC