Hiện nay Công ty vẫn áp dụng cách tính giá theo phương pháp cộng lãi, các đơn hàng sau khi tính toán định mức nguyên vật liệu và các khoản chi phí khác được cộng thêm một khoản tiền lãi sau đó duyệt theo giá đơn hàng nếu có thể chấp nhận thì ký kết hợp đồng.
- Hệ thống phân phối và xúc tiến bán hàng. Sản phẩm của Công ty được chủ yếu xuất khẩu bên cạnh thị trường quen thuộc là EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Tây Á ở các thị trường này sản phẩm đều được giới thiệu và quảng cáo qua các văn phòng và đại lý thông qua các đối tác trên. Đồng thời Công ty cũng ký kết một số hợp đồng vận chuyển dài hạn với các hãng tàu trong và ngoài nước, các hãng vận tải hàng không. Sản phẩm của Công ty đã được gửi đi chào bán ở một số thị trường mới như Nam Phi. Qua Internet sản phẩm của Công ty cũng đến được với công chúng một cách rộng rãi hơn. Về thị trường nội địa thị phần chiếm không đáng kể nhưng sản phẩm của Công ty cũng có mặt ở một số đại lý tại Hà Nội và Hải Phòng.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4230 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại công ty giày Ngọc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Là mếchoặc (Máy Hàn Quốc)
Cắt chặt (Máy Đức - Đài Loan)
May (Máy Nhật - Hàn - Đài Loan)
Thêu tán (Máy Nhật - Hàn)
Tán chóp (Máy Hàn Quốc)
Công đoạn 3
Công đoạn 2
Dây chuyền công nghệ sản xuất giày ép gián gồm 3 công đoạn:
- Công đoạn 1 gồm 4 bước công việc: Bồi nguyên liệu, cắt chặt, dây da và kiểm tra bán thành phẩm cắt. Ở công đoạn này chủ yếu là xử lý nguyên liệu chuẩn bị cho công đoạn 2.
- Công đoạn 2 là công đoạn may, định hình thô sơ phan giày bằng việc dập và gập da vải, gián các miếng vải. Công đoạn này gồm ba bước công việc: Thủ công, may, kiểm tra bán thành phẩm may.
- Công đoạn 3 là công đoạn kế tiếp các công đoạn trên để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh gồm 14 bước công việc từ việc sản xuất chính đến các bước công việc xử lý công nghệ bảo quản vệ sinh và kiểm tra chất lượng đến công việc cuối cùng là đóng thùng nhập kho thành phẩm.
Dây chuyền công nghệ sản xuất mũ đội gồm 3 công đoạn.
- Công đoạn 1 là các công đoạn chuẩn bị sản xuất, nguyên liệu thô được cắt chặt theo đúng kích cỡ và các định mức chỉ tiêu kỹ thuật về nguyên liệu. Công đoạn này gồm 2 bước công việc: Cắt chặt và là mếch.
- Công đoạn 2 là các công đoạn sản xuất chính gồm 3 bước công việc: Nguyên liệu từ công đoạn 1 được may, thêu tán, tán chóp mũ.
Công đoạn 3 gồm 4 bước công việc là các khâu sau cùng chuẩn bị nhập kho thành phẩm bao gồm: Vệ sinh, là và kiểm tra sai sót, kiểm tra sản phẩm hỏng, sau cùng là đóng hộp.
Như vậy cả hai dây chuyền sản xuất mũ đội và giày da đều là các dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu đaàu tiên là nguyên liệu cho đến khâu cuối cùng là nhập kho, thể hiện sự chuyên môn hoá cao trong các bước công việc, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt.
1.4. ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC.
1.4.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức chung của Công ty.
Công ty Giày Ngọc Hà có mô hình quản lý rất gọn nhẹ được tổ chức bố trí khoa học phù hợp yêu cầu quản lý của Công ty trong tình hình chung.
Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc Công ty giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty và chỉ đạo đến từng phân xươngr, tổ sản xuất. Giám đốc là người đại diện Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, sở chủ quản về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao, thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng.
Công ty gồm 6 phòng ban được tổ chức như sau:
- Phòng tổ chức hành chính: Theo dõi tình hình tăng, giảm số lượng công nhân viên trong toàn Công ty, quản lý hồ sơ nhân sự, cùng với ban Giám đốc quyết định xét duyệt, tuyển chọn công nhân, quản lý con dấu của Công ty, chịu trách nhiệm về văn thư, lưu trữ hồ sơ của toàn Công ty và tiếp nhận công văn giấy tờ khác.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: Theo dõi hệ thống điện phục vụ sản xuất, kiểm tra kỹ thuật, các thông số trên máy móc thiết bị bảo đảm sản xuất đúng mẫu mã; phòng kỹ thuật có nhiệm vụ cùng Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật sáng chế và cải tiến mẫu mã xây dựng và kiểm tra định mức vật tư, định mức lao động.
- Phòng Kế hoạch và Kho vận: Lập kế hoạch sản xuất, khai thác nguồn và thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất từng ngày, tháng, quý, năm, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho Công ty, giúp Giám đốc theo dõi quá trình sản xuất, quản lý kho tàng, vận tải, phụ trách công tác hoạt động giữa Công ty và các đơn vị khác, thực hiện các nghiệp vụ xuất - nhập khẩu.
- Phòng Tài vụ: Quản lý toàn bộ tài sản, vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chế độ hạch toán kinh tế của Nhà nước, thường xuyên kiểm tra việc chi tiêu của Công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng vốn có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn cho kinh doanh. Phòng Tài vụ giúp cho Giám đốc nắm được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phân tích các hoạt động hàng tháng để chủ động sản xuất kinh doanh.
- Phòng bảo vệ: Chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, trật tự an ninh và tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy cho toàn Công ty.
- Phòng đời sống: Theo dõi các vấn đề về đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, phối hợp với các phòng khác trực tiếp lắng nghe ý kiến của cán bộ công nhân viên để đề xuất ý kiến tổ chức phù hợp giữa công tác sản xuất và đời sống người lao động.
Mỗi phòng ban có chức năng khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ để cùng thực hiện tốt công việc của Công ty.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất.
Công ty Giày Ngọc Hà có ba phân xưởng sản xuất chính hoạt động theo dây chuyền liên tục từ khâu đưa nguyên liệu vào đến khâu hoàn thành sản phẩm, ở mỗi phân xưởng đều có một quản đốc để chỉ đạo việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, số lượng chất lượng theo đúng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy định.
Các phân xưởng được tổ chức dưới dạng nhiều tổ sản xuất tuỳ theo các bước chế tạo sản phẩm, phụ trách tổ sản xuất là tổ trưởng tổ sản xuất.
- Phân xưởng giày: Chuyên sản xuất các loại giày vải, giày thể thao, giày da nữ gia công cho Đài Loan và tiêu dùng trong nước. Nguyên liệu sử dụng là vải, cao su, da hoá chất... chủ yếu nhập từ Đài Loan phân xưởng giày gồm 11 tổ sản xuất.
- Phân xưởng may I: Gồm 9 tổ sản xuất với các máy móc thiết bị nguyên vật liệu và quy trình công nghệ do Hàn Quốc cung cấp, chuyên sản xuất các loại cặp, túi sách va li xuất khẩu sang Hàn Quốc.
- Phân xưởng may II: Chuyên sản xuất các loại mũ lưỡi chai, găng tay phân xưởng gồm 6 tổ sản xuất.
1.4.3. Cơ cấu tổ chức công tác kế hoạch và kho vận.
Phòng kế hoạch và kho vận có 7 người.
- Trưởng phòng kế hoạch và kho vận: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các nhân viên trong phòng thực hiện công việc đồng thời là người lên kế hoạch cho hoạt động của phòng, trực tiếp tham gia đề xuất ý kiến lên Giám đốc các vấn đề về kế hoạch sản xuất tiêu thụ, phát triển thị trường...
- Nhân viên thống kê tổng hợp: Thống kê toàn bộ các số liệu liên quan đến các kế hoạch đã thực hiện và đang thực hiện, cung cấp thông tin chủ yếu cho Trưởng phòng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Nhân viên thư ký - văn thư: Ghi chép và tiếp nhận các thông tin giúp trưởng phòng lên kế hoạch sản xuất, làm và kiểm tra các thủ tục, giấy tờ liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu.
- Nhân viên thủ quỹ phòng: Quản lý tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ tiến hành xuất quỹ, nhập quỹ và ghi sổ quỹ.
- Nhân viên xuất - nhập khẩu: Nhận và làm các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, tiếp nhận và giải quyết các đơn hàng.
- Nhân viên kho vận: Quản lý kho hàng, nguyên vật liệu, làm thủ tục xuất nhập - kho và tham gia công tác vận tải.
Cơ cấu tổ chức phòng kế hoạch và kho vận
Trưởng phòng kế hoạch và kho vận
Nhân viên xuất - nhập khẩu I
Nhân viên xuất - nhập khẩu II
Thủ quỹ
Thư ký
văn thư
Nhân viên thống kê tổng hợp
Nhân viên kho - vận
Phần II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY NGỌC HÀ
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt, với nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên ban giám đốc Công ty Giầy Ngọc Hà đã có bước đi rất đúng đắn tìm cách đi riêng độc lập cho mình đã chủ động sáng tạo huy động mọi nguồn lực phục vụ sản xuất. Điều này chứng tỏ số lượng đơn hàng mà Công ty ký kết với các đối tác, sản lượng hàng hóa không ngừng tăng trong các năm gần đây. Với sự quan tâm đầu tư đúng đắn của Ban Giám đốc, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu Công ty đã không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, đổi mới dây chuyền công nghệ. Trong năm 1999 Công ty đã đầu tư mới 2 dây chuyền sản xuất giày da nữ xuất khẩu với tổng vốn đầu tư là: 5.868.737.386 đồng tính hết năm 1999 Công ty có tổng giá trị tài sản cố định nguyên giá là 20.568.380.760 đồng và không ngừng được cải tiến hoàn thiện để nâng cao hiệu suất.
Với uy tín và chất lượng Công ty đã ký kết được một số hợp đồng lâu dài với các đối tác nước ngoài chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản, đưa sản lượng Công ty không ngừng tăng, tạo vị thế cạnh tranh và đà phát triển của Công ty trong các năm tới.
2.1. XUẤT KHẨU VÀ TIÊU THỤ:
2.1.1. Xuất khẩu theo mặt hàng:
Khoản mục
Giá trị xuất khẩu
So sánh (%)
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2002
Giầy da
1491781,11
1928102,41
2716176,88
129,24
140,8
Giầy giả da
677045,15
875107,92
1068776,08
129,25
122,13
Giẩy vải
1394734,39
1802356,608
1741998,54
129,22
122,44
Dép
1080
1391
128,71
Mũ lưỡi trai
2419887,45
719722,86
1618046,55
29,74
210,21
Mũ phớt
5849,84
1731,49
16178,83
29,59
934,38
Qua biểu ta thấy giá trị sản lượng xuất khẩu của các loại giày đều tăng ở mức cao năm 2002 so với năm 2001 và đều đạt trên 129% so với năm trước sản lượng giày da tăng 436.321 USD sản lượng giày vải tăng 407.622 USD sản lượng giày giả da tăng 198.062 USD và sản lượng xuất khẩu này vẫn tăng trong năm 2003 so với năm 2002 đặc biệt là giày da tăng 786.683 USD đạt 140,8%, giá trị xuất khẩu của giày giả da và giày vải tăng trên 122%. Tuy vậy tốc độ này đã giảm chút ít so với tốc độ tăng của năm trước trên 129%. Giá trị sản lượng dép xuất khẩu tăng 311 USD tương ứng 128,71%. Ngược lại sản lượng mũ lưỡi chai lại giảm khá nhiều còn 29,74% và sản lượng mũ phớt còn 29,5% so với năm 2001. Mặc dù vậy theo kế hoạch Công ty sẽ tăng giá trị sản lượng xuất khẩu hai mặt hàng trên trong năm 2003 sẽ đạt ở mức 210,21% đối với sản phẩm mũ lưỡi chai. Tuy vậy giá trị sản lượng xuất khẩu mũ lưỡi chai trong năm 2003 vẫn chưa bằng so với năm 2001. Năm 2003 giá trị xuất khẩu sản lượng mũ phớt sẽ tăng rất lớn trên 9 lần so với năm trước đạt ở mức 16.178,83 USD.
Như vậy so với năm 2001 thì sản lượng giày dép xuất khẩu các loại đều tăng ở hai năm tiếp sau giá trị sản lượng mũ các loại có giảm trong năm 2002 nhưng sẽ được phục hồi trong năm 2003 và đã có tăng trưởng.
2.1.2. Xuất khẩu theo thị trường mặt hàng giày dép các loại (USD).
Bảng
Theo bảng phân tích trên, giá trị sản lượng xuất khẩu theo thị trường mặt hàng giày dép các loại thì kim ngạch xuất khẩu chiếm 78,71% so với tổng kim ngạch và tỷ lệ này dự báo là ổn định trong năm 2003 ở mức 75,6%. Châu Âu là thị trường lớn nhất của Công ty chiếm 87,67% và tỷ lệ này năm 2003 có thể là 86,13%. Tuy vậy giá trị xuất khẩu sang khu vực này vẫn tăng là 489.828,46 USD. Hà Lan là thị trường lớn nhất tại khu vực Châu Âu và là thị trường lớn nhất của Công ty chiếm 50,32%. Tiếp đó là Đức 18,96% và Anh là 9,1%.
Các thị trường còn lại của Công ty đều rất khiêm tốn, Châu Á là 10,97% trong đó đứng đầu là Isarael chiếm 2,63%. Tại Châu Mỹ thị trường xuất khẩu mặt hàng này cũng không đáng kể. Dự báo trong năm 2003 cả hai khu vực Châu Á và Châu Mỹ đều tăng. Đặc biệt Châu Mỹ sẽ tăng khoảng 3,31% sản phẩm của Công ty đã xâm chiếm thị trường Mỹ một thị trường rộng lớn nhưng rất khó tính bằng chính chất lượng, mẫu mã, giá cả ...
Như vậy sang năm 2003 sản lượng xuất khẩu của Công ty sẽ tăng tương đối lớn. Châu Âu vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty trong đó lớn nhất vẫn là Hà Lan, Đức, Anh. Năm 2003 sẽ cho thấy bước đột phá mới vào thị trường Châu Mỹ, Châu Úc và sản phẩm của Công ty sẽ có mặt ở thị trường Châu Phi. Về sản phẩm mũ của Công ty xuất khẩu năm 2003 sẽ tăng 242.922,03 USD bằng 964.376,39 USD đạt 13,87% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường mũ xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngoài ra còn có một số nước ở Đông Nam Á, Châu Mỹ, Châu Âu. Trong đó thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường lớn nhất với tổng kim ngạch xuất khẩu mũ là 62,33%.
2.2. GIÁ CẢ VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI.
Hiện nay Công ty vẫn áp dụng cách tính giá theo phương pháp cộng lãi, các đơn hàng sau khi tính toán định mức nguyên vật liệu và các khoản chi phí khác được cộng thêm một khoản tiền lãi sau đó duyệt theo giá đơn hàng nếu có thể chấp nhận thì ký kết hợp đồng.
- Hệ thống phân phối và xúc tiến bán hàng. Sản phẩm của Công ty được chủ yếu xuất khẩu bên cạnh thị trường quen thuộc là EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Tây Á ở các thị trường này sản phẩm đều được giới thiệu và quảng cáo qua các văn phòng và đại lý thông qua các đối tác trên. Đồng thời Công ty cũng ký kết một số hợp đồng vận chuyển dài hạn với các hãng tàu trong và ngoài nước, các hãng vận tải hàng không. Sản phẩm của Công ty đã được gửi đi chào bán ở một số thị trường mới như Nam Phi. Qua Internet sản phẩm của Công ty cũng đến được với công chúng một cách rộng rãi hơn. Về thị trường nội địa thị phần chiếm không đáng kể nhưng sản phẩm của Công ty cũng có mặt ở một số đại lý tại Hà Nội và Hải Phòng.
2.3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.
Trong cơ chế hiện nay ngành giày da và may mặc đang phát triển qua đó tạo nhiều cơ hội và thách thức mặc dù sản phẩm của Công ty có chất lượng mẫu mã và giá cả kiểu dáng tương đối tốt nhưng Công ty vẫn có một số đối thủ lớn là Công ty Giày Hà Nội, Công ty Giày Thượng Đình, Công ty Giày Thuỵ Khuê ... Ngoài ra việc Trung Quốc gia nhập WTO và các đối thủ từ Thái Lan, Ấn Độ cũng là một thách thức với Công ty.
2.4. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY GIẦY NGỌC HÀ.
2.4.1. Các loại nguyên vật liệu và nguồn cung ứng.
Như đã giới thiệu Công ty Giầy Ngọc Hà là Công ty sản xuất chủ yếu với các đối tác Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua các hợp đồng gia công cho các đối tác này, không những thế Công ty còn nhập nguyên vật liệu của các quốc gia này với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 3.453.462,26 USD ngoài ra còn một số phụ liệu khác.
Bảng
Bên cạnh vấn đề chất lượng nguyên liệu đã được bảo đảm Công ty cũng khá quan tâm đến việc định mức nguyên vật liệu và bảo quản các nguyên vật liệu này để giảm chi phí sản xuất.
2.4.2. Định mức nguyên vật liệu.
Định mức được xây dựng tuỳ thuộc vào từng đơn hàng qua đó bộ phận mẫu phòng kỹ thuật sẽ dựa vào đặc điểm của từng đơn hàng chủng loại số lượng và các tiêu chuẩn để xây dựng định mức.
Ví dụ một đơn hàng như sau:
Hạn mức vật tư cấp cho phân xưởng gò.
Khách hàng: Duetch soldman service
Mã sản xuất: BBT 05/896/CX14 Số lượng đôi: 8150
Đơn hàng: 104/72/03 Ngày giao hàng: 25/6/2002
Tên vật tư
Đơn vị tính
Quy cách
Tổng hạn mức
Hộp giầy
Hộp
19x13,5x8
8490
Hạt chống ẩm
Gói
8490
Dây giày
Đôi
1728
Giấy bọc
Tờ
9490
Mác thành phần
Cái
16980
Mác thùng
Cái
427
Băng dính
Cuộn
8cm, vàng
27
Thùng các tông
Cái
427
Đế
Đôi
9499
Chính vì sản xuất theo đơn hàng như trên tình hình nguyên vật liệu tồn kho là phụ thuộc vào sản lượng đơn hàng và thời điểm giao hàng những các nguyên vật liệu không phải nhập khẩu thì có thể mua ngay ngoài thị trường. Công ty đã có hệ thống kho hàng đủ tiêu chuẩn để tàng trữ vật liệu một cách tốt nhất.
2.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY.
2.5.1. Vấn đề lao động tại Công ty.
Như đã nói phần trên khi Công ty Giầy Ngọc Hà mới thành lập thì Công ty chỉ có số lao động là 400 người và phần lớn là học sinh mới ra trường hoặc công nhân với chưa được đào tạo kỹ càng nên đã dẫn điểm hạn chế như trình độ tay nghề, trình độ tiếp thu sáng tạo trong công việc, khả năng làm quen với các máy móc thiết bị công nghệ mới, kỹ năng kỹ xảo của công nhân. Hiện nay vấn đề này đã hoàn toàn được khắc phục do yêu cầu về mở rộng quy mô sản xuất, khối lượng sản phẩm sản xuất để đáp ứng các đơn hàng cũng như vấn đề năng suất chất lượng sản phẩm. Công ty đã đào tạo và tuyển chọn hàng trăm công nhân lành nghề có đủ kỹ năng kỹ xảo, khả năng tiếp thu sáng tạo, có sức khoẻ tốt đồng thời Công ty cũng có hàng chục các kỹ sư, các chuyên gia kỹ thuật giỏi luôn luôn giám sát kiểm tra chỉ bảo công nhân các kỹ năng cơ bản trong sản xuất bên cạnh đó cũng trực tiếp nghiên cứu để tìm ra các công nghệ nhằm ứng dụng, cải tiến công nghệ kết hợp tối đa nguồn lực con người và nguồn lực của các phương tiện máy móc nhằm đạt năng suất chỉ tiêu chất lượng. Các năm gần đây lực lượng lao động của Công ty có mức tăng trưởng rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, trình độ văn hoá chuyên môn, trình độ tay nghề của công nhân có nhiều cải thiện. Nếu như chỉ hai năm trước đây trình độ văn hoá của công nhân ở cấp phổ thông chiếm đáng kể khoảng gần 88,5% trong đó số học sinh cấp II chiếm một nửa, số cán bộ quản lý có bằng cấp rất hạn chế bao gồm quản đốc, phó giám đốc kỹ thuật, tổ trưởng tổ sản xuất, số lượng người có bằng đại học chỉ là 12%. Các công nhân được đào tạo cơ bản có trình độ trung cấp khoảng 12,9%. Bên cạnh đó trình độ tay nghề của công nhân rất thấp chủ yếu là công nhân bậc 2 khoảng 55,1%; công nhân bậc 1 chiếm khoảng 16%; số công nhân và người quản lý có trình độ bậc thợ cấp 4,5 còn rất ít khoảng 5,3%; chưa có công nhân và cán bộ quản lý bậc 6. Như vậy thực trạng lao động của Công ty trong các năm trước là ở mức trung bình yếu, điều này ảnh hưởng nhất định đến kết quả công việc của Công ty. Theo thống kê mới nhất thì đầu năm 2003 chất lượng lao động trong Công ty đã được nâng cao rõ rệt, một phần là do biến động lớn về lượng công nhân ra vào Công ty, một phần là do công nhân được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật học vấn. Công ty đã cử một số công nhân đi học ở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và văn hoá để đáp ứng nhu cầu về công việc nhất định. Số công nhân có trình độ văn hoá cấp II và III chỉ còn khoảng 75%, trung cấp là 17,5%. Số công nhân cán bộ quản lý có bằng đại học là 15,7% so với 12% của các năm trước. Mặc dù số công nhân bậc 1 vẫn giữ ở khoảng 15,64% nhưng số lượng công nhân bậc 2 đã được giảm từ 55,1% còn 20%, thay vào đó là số lượng đông đảo các công nhân bậc 3 chiếm 58,9%, đã có cán bộ và công nhân quản lý có trình độ bậc thợ 5 và 6 chiếm khoảng 5,6%. Cơ cấu lao động của Công ty chuyển từ bậc 2/5 sang bậc 3/6. Đây là một bước đi đúng đắn vì trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay thì yếu tố con người ngày càng được chú trọng và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động của Công ty và như vậy mức sống của cán bộ công nhân viên toàn Công ty cũng được cải thiện đáng kể.
2.5.2. Năng suất lao động
Bảng 1
Bảng 2
Hiện nay Công ty có 973 lao động trong đó 814 là công nhân, lao động gián tiếp là 156 người, tổng số cán bộ quản lý gồm 32 người (Giám đốc, 2 Phó giám đốc, 29 trưởng, phó phòng, đội ngũ nhân viên là 118 người, 6 quản đốc và 36 tổ trưởng tổ sản xuất). Giám đốc doanh nghiệp chỉ đạo các công việc chung đến tận các phân xưởng. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp theo mô hình cơ cấu tổ chức chức năng tham mưu. Các phòng ban có bộ phận trách nhiệm thực hiện tốt phần của mình đồng thời thường xuyên liên lạc với nhau và với Giám đốc để giải quyết các công việc chung của Công ty. Số người có chức năng quản lý là 192. Như vậy tỷ lệ số người có chức năng lao động quản lý trên số công nhân lao động là 23,6% đây là một tỷ lệ cao trong ngành.
Qua các số liệu ở bảng trên ta thấy khối lượng giày dép sản xuất năm 2002 tăng 17,8% so với năm 2001 và khối lượng mũ cũng tăng 11,7%. Việc tăng sản lượng sản xuất này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau.
- Số công nhân sản xuất bình quân năm của khu vực giày và mũ giảm 2 người. Điều này dẫn đến việc giảm sản lượng:
- 1 x 325 x 8,5 x 0,64 = - 1768 đôi giày tương đương 0,15%.
- 1 x 325 x 8,5 x 2,02 = - 5580 chiếc mũ tương đương 0,69%.
Việc tăng công nhân sản xuất chắc chắn sẽ dẫn đến việc tăng sản lượng nhưng rõ ràng cách này không phải là tối ưu.
- Số ngày làm việc bình quân tăng 2 ngày tương đương 0,62% việc này đã dẫn đến tăng sản lượng:
2 x 673 x 8,5 x 0,64 = 7322 đôi giày tương đương 6,16%
2 x 144 x 8,5 x 2,02 = 4945 cái mũ tương đương 6,1%
Như vậy việc tăng số ngày làm việc bình quân năm đã dẫn đến việc tăng khối lượng sản xuất nhưng tốc độ tăng khối lượng sản xuất nhỏ hơn tốc độ tăng số ngày làm việc vì vậy Công ty vẫn có thể tăng số ngày làm việc một cách hợp lý để tăng khối lượng sản xuất nhưng nếu số ngày làm việc bình quân tăng khá nhiều thì hiệu quả sản xuất lại giảm do tình trạng công nhân quá tải.
Số giờ làm việc bình quân không thay đổi nên không ảnh hưởng tới khối lượng sản phẩm sản xuất.
Năng suất lao động bình quân giờ/ người đã tăng 17,19% ở khu vực sản xuất giày và 11,88% ở khu vực sản xuất mũ đã làm sản lượng sản xuất tăng đáng kể chứng tỏ trình độ sản xuất, tay nghề công nhân được nâng cao, việc này cần có biện pháp khuyến khích thêm.
0,11 x 8,5 x 327 x 673 = 205.766 đôi giày tương đương 17,31%
0,24 x 8,5 x 327 x 144 = 96.059 cái mũ tương đương 11,82%
Như vậy sản lượng đã tăng cao hơn năng suất Công ty có thể tăng khối lượng sản xuất bằng cách tăng năng suất lao động và đây là cách tạo hiệu quả lớn nhất, mặc dù vậy Công ty vẫn có thể tăng số lượng ở các khoản mục 2, 3, 5 trong bảng để tăng khối lượng sản xuất. Tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố:
-5.580 + 4.945 + 96.059 = 95.424 cái mũ.
-1.769 + 7.322 + 205.766 = 211.320 đôi giày
2.5.3. Tiền lương và lao động:
a. Tổng quỹ tiền lương
Năm 2002 tăng 1.436.812.800 đồng tương đương 20,48% trong khi đó số công nhân lại giảm 2 người tương đương 0,2% đồng thời sản lượng sản xuất lại tăng 211.320 đôi giày tương đương 17,8%, 95.424 cái mũ tương đương 11,7%. Như vậy tổng quỹ lương của doanh nghiệp đã tăng nhanh hơn sản lượng sản xuất và số lượng công nhân lại giảm vì vậy có thể nói Công ty có chính sách đãi ngộ tốt với lao động.
b. Hình thức tính tiền lương.
Tổng quỹ tiền của Công ty được xây dựng trên hai mảng là giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị kinh doanh dịch vụ, được trả phù hợp với số lượng, chất lượng loại và điều kiện lao động
+ Quỹ tiền lương lao động gián tiếp: căn cứ vào số lượng lao động định biên từng bộ phận và các hệ số tính toán công ty áp dụng chế độ chi trả hợp lý.
+ Quỹ lương lao động trực tiếp: cũng dựa theo các hệ số tính toán theo chế độ như trên, ngoài ra còn được tính theo sản phẩm.
- Quỹ lương theo sản phẩm:
Qsản phẩm = S ĐGi x SLi x Ri
Trong đó: ĐGi : đơn giá mặt hàng i
SLi : số lượng mặt hàng i
Ri : hệ số tính toán cho tỷ lệ tăng lương theo sản lượng
- Quỹ lương thời gian: là quỹ lương chi trả cho những ngày nghỉ, lễ tết và các chế độ. Quỹ này được lấy từ quỹ dự phòng:
Q + g =
HSL x LMin DN x Số công nhân thực tế
22
Với mức LMin Công ty = 231.000 đ/tháng
- Quỹ thi đua: công ty lập quỹ thi đua theo quỹ lương sản phẩm để công nhân làm việc tốt hơn, năng suất chất lượng cao hơn.
QThi đua = 20% Qsản phẩm
c. Các hình thức trả lương
- Lương sản phẩm của công nhân trực tiếp
Lương sản phẩm công nhân trực tiếp áp dụng trên cơ sở định mức lao động, điều kiện làm việc.
a sản phẩm = Đgi x SL
Trong đó: Đgi là đơn giá tiền lương mặt hàng i
SLi là số lượng mặt hàng i
- Lương sản phẩm tập thể: áp dụng cho dây truyền sản xuất không tính được cụ thể một công nhân sản xuất được bao nhiêu sản phẩm. Lương được tính cho cả tập thể sau đó chia cho từng công nhân theo thái độ làm việc và độ khó của công việc
Lương sản phẩm của CN A =
Quỹ lương sản phẩm x Số điểm của CN A
Tổng số điểm
Ngoài ra cán bộ công nhân viên bảo đảm đóng góp và được quyền lợi như BHYT, BHXH, Kinh phí công đoàn
2.6. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
2.6.1. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất Công ty Giầy Ngọc Hà được phân loại theo 5 khoản mục
- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm giá thực tế của nguyên vật liệu chính và phụ liệu
- chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương và các khoản phụ cấp
- chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung và tổ chức, quản lý phát sinh tại bộ phận sản xuất.
- chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí tổ chức quản lý hành chính, quản lý kinh tế, chi phí chung trong phạm vi toàn doanh nghiệp
- chi phí bán hàng là chi phí liên quan trong quá trình bán hàng
2.6.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Khi có đơn đặt hàng thì phòng kỹ thuật căn cứ vào số lượng, chủng loại từ đó lập ra định mức tiêu hao theo các khoản mục về chi phí, qua đó có thể tính chi phí sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất xí nghiệp sử dụng 2 phương pháp
- phương pháp trực tiếp: áp dụng với các khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính, phụ liệu, tiền lương, bảo hiểm
- phương pháp gián tiếp: áp dụng với các khỏan chi phí còn lại như khấu hao TSCĐ
2.6.3. Đối tượng tính giá thành sản xuất của công ty
Đó là những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Điều này có thể dẫn đến kỳ tính giá thành không trùng với kỳ tập hợp chi phí sản xuất mà thay đổi theo khối lượng và thời gian hòan thành từng đơn hàng.
2.6.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Là phương pháp kê khai thường xuyên, tính theo tỷ lệ thông qua định mức và giá thành kế hoạch. Vì chu kỳ sản xuất của các loại sản phẩm không đồng đều trong một quy trình công nghệ.
2.6.5. Phương pháp tính chi phí theo các khỏan mục
Về nguyên vật liệu Công ty Giầy Ngọc Hà sử dụng phương pháp nhập trước - xuất trước để tính trị giá nguyên vật liệu sản xuất trong kỳ.
Về chi phí nhân công trực tiếp: công ty áp dụng hình thức trả lương chính cho công nhân sản xuất và trả lương theo sản phẩm. Các đơn vị có nhiệm vụ ghi chép và tính toán tiền lương cho từng công nhân sau đó gửi lên phòng tài vụ. Tại đơn vị, nhân viên thống kê sẽ căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương từng sản phẩm để tính tiền lương sản phẩm, sau đó tập hợp bảng lương chung cho toàn phân xưởng gửi lên phòng tài vụ. Phòng tài vụ sẽ căn cứ vào các số liệu để tính tổng tiền lương của công nhân sản xuất sau khi đã trừ các khoản khấu trừ và tạm ứng.
Chi phí sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tổng hợp tại ty giày Ngọc Hà.doc