Báo cáo thực tập_Giải pháp cho xuất nhập khẩu cafe

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

I. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 3

1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp 3

2. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa 3

3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 6

4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp .9

II. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM 12

1. Vài nét về cây cà phê tại Việt Nam 12

2. Đặc điểm mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam 12

3.Tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam 14

4. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua 16

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÁI HÒA.

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÁI HÒA 18

1. Qúa trình hình thành và phát triển 18

2.Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan 19

3. Mô hình hoạt động của công ty 21

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU 23

1 . Đặc điểm về nguồn nguyên liệu sản xuất phục vụ xuất khẩu 23

2. Về năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực 27

3. Sản phẩm 30

4 .Đặc điểm về thị trường và khách hàng 32

5. Quan hệ với các tổ chức khác 35

6. Tốc độ tăng trưởng 36

8. Về phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng 37

9. Đặc điểm bên ngoài ảnh hưởng đến xuất khẩu của công ty 39

III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY 41

1 .Phân tích doanh thu xuất khẩu 41

2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 43

3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường 44

4. Theo phương thức xuất khẩu : 46

5.Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty trong thời gian qua.48

IV. ĐÁNH GIÁ .50

1. Ưu điểm 50

2. Hạn chế 51

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY

I . MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 53

1 . Định hướng chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu 53

II . CÁC GIẢI PHÁP 53

1. Nhóm giải pháp đa dạng hóa sản phẩm 53

2. Các giải pháp liên quan đến nghiên cứu thông tin , mở rộng thị trường xuất khẩu 54

3. Các giải pháp liên quan đến nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu. 56

4. Quản lý tốt những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. 56

5. Ứng dụng thương mại điện tử phục vụ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp 58

6. Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu qua các sàn giao dịch 59

7. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức hiệp hội ngành nghề 60

II. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ HIỆP HỘI 60

1. Đối với các cơ quan nhà nước 60

2. Đối với hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam 63

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập_Giải pháp cho xuất nhập khẩu cafe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt sẽ tránh được sự suy giảm về chất lượng cà phê. Hạt cà phê khô được chứa trong bao tải đặt cao so với nền nhà để tạo sự thông thoáng Cà phê thóc thu hoạch cho lên mem 12 tiếng rồi làm sạch nhớt. Sau đó, cà phê được chuyển qua công đoạn làm ráo, sấy khô ( sấy tĩnh và sấy động) và được phân loại để đảm bảo chất lượng của từng phẩm cấp sản phẩm. Chất thải của quá trình chế biến được sử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường. Xác định loại hạt :sau khi đo độ ẩm cân 300g mẫu( chính xác đến 0.1g) rải phần mẫu lên khay nhặt hết các hạt : hạt có màu nâu, màu đen, màu xanh mực, hạt bị sâu 1/3 hạt, hạt bạc toàn phần... sau khi nhặt hết tính toán số lỗi 2. Về năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực Năng lực tài chính và công nghệ: Với vị thế là một trong những nhà xuất khẩu cà phê lớn ở Việt Nam trải qua hơn 10 hoạt động doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính khá mạnh điều đó đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát triển các dự án tài trợ trồng phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư công nghệ tiên tiến vào chế biến sản phẩm cũng như trong hoạt động xuất khẩu. Nhận thức đựoc rằng công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm với mục tiêu đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng cao Thái Hòa tập trung đột phá công nghệ. Các nhà máy của Thái Hòa được trang bị đồng bộ dây chuyền chế biến ướt liên hoàn(Cà phê vối chế biến ướt có giá trị xuất khẩu cao hơn so với chế biến khô từ 50 – 70 USD/tấn), công suất đủ để đảm bảo xử lý cà phê trong vòng 24 giờ kể từ khi thu hoạch Hiện tại, Thái Hòa có 4 dây chuyền chế biến cà phê qủa tươi, 4 hệ thống chế biến quả khô của Braxin; 3 hệ thống chế biến quả tươi và 4 hệ thống chế biến quả khô trong nước, 2 máy bắn màu của Costs Rica và 3 máy của Anh; 6 dây chuyền đóng gói cà phê tinh chế Đầu tư cho công nghệ luôn đứng hàng đầu trong chi phí của công ty. Quan điểm củ công ty sử dụng công nghệ hiện đại và đồng bộ. Đầu tư cho công nghệ chiếm tới 75% giá trị của tài sản cố định. Năm 2006, Thái Hoà đã khánh thành và đưa vào vào hoạt động Nhà máy chế biến cà phê An Giang đặt tại KCN Tam Phước (Đồng Nai) trị giá 55 tỉ đồng, công suất chế biến 60.000 tấn/năm, được đánh giá thuộc loại lớn nhất Việt Nam. Nhà máy được sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, kết hợp giữa thiết bị, máy móc sản xuất trong nước với nhập ngoại từ Nhật và Anh. Ông Nguyễn Văn An - Giám đốc Công ty Thái Hoà cho biết: “Nhà máy chuyên về nâng cấp chất lượng cho cà phê nhân xuất khẩu cũng như chuẩn bị cho sân chơi hội nhập mới”. Điểm đặc biệt của nhà máy là việc sử dụng công nghệ đánh bóng ướt, mới được áp dụng ở Việt Nam. Công nghệ này cho phép làm sạch 100% vỏ lụa của cà phê nhân. Với nguyên liệu cà phê nhân sạch hoàn toàn, chất lượng cà phê rang xay được nâng cao rõ rệt, không còn mùi khét (do vỏ lụa còn trên cà phê nhân). Theo đánh giá của ông Đoàn Triệu Nhạn - Chuyên gia cao cấp của Vicofa, nhà máy An Giang hoàn chỉnh về công nghệ, công suất lớn và do đó có thể xem là một bước trưởng thành của công nghiệp chế biến cà phê Việt Nam. Ông Nguyễn Nam Hải - Giám đốc CafeControl, cho rằng: “Nhà máy An Giang chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến lớn, tạo ra động lực để các doanh nghiệp chế biến cà phê khác đầu tư cho chế biến nhiều hơn”. Chiến lược hướng vào chế biến cũng tạo ra niềm tin đối với các tổ chức tín dụng. Ông Dương Văn Tú - Giám đốc Quan hệ khách hàng Dịch vụ tài chính doanh nghiệp HSBC cho biết: “HSBC mạnh dạn tài trợ cho cho Thái Hòa là vì xu hướng giá tốt trên thị trường cà phê và Thái Hòa là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong chế biến, xuất khẩu cà phê”. Năm 2006, HSBC đã quyết định tăng hàng chục lần hạn mức tài tài trợ cho Thái Hoà. Thái Hoà cũng nhận được tín hiệu tích cực từ phía khách hàng. Đại diện Atlantic Coffee cho biết: “Tỷ lệ mẫu cà phê chào hàng được chấp thuận của Thái Hòa rất cao, với nhà máy này, chất lượng cà phê của công ty sẽ được nâng lên hơn nữa”. Năm 2007, Thái Hòa đã tạo dấu ấn lớn trong ngành chế biến cà phê Việt Nam với việc khởi công nhà máy liên hợp chế biến cà phê, phân vi sinh tại Lâm Hà (Lâm Đồng) trị giá 550 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy được khánh thành vào năm 2009 Sản phẩm có chất lượng tôt sẽ tạo đựơc niềm tin với người tiêu dùng.Theo ông Nguyễn Văn An, Giám đốc công ty,  chỉ có khẳng định được chất lượng sản phẩm, cà phê Việt Nam mới có vị thế trên thị trường quốc tế. Nhờ đó mà mở rộng đựơc thị trường trong nước và thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận là điều kiện để phát triển doanh nghiệp. chính vì vậy hiện nay chất lượng sản phẩm đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp cạnh tranh phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Chính sách coi trọng chất lượng sản phẩm xuất khẩu đã mang lại lợi thế lớn trong việc chủ động thích ứng với những đòi hỏi về chất lượng cà phê xuất khẩu. Tháng 10/ 2007 vừa qua khi các doanh nghiệp còn hoang mang lo lắng với việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cà phê mới 4193:2005 (Hiện chỉ có khoảng 15 - 20% doanh nghiệp là có đủ máy móc, trang thiết bị chế biến cà phê đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 4193-2005.) đối với cà phê xuất khẩu do lo ngại chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu về chất lượng thì công ty đã rất chủ động áp dụng tiêu chuẩn từ trước đó TCVN 4193:2005 được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2006, nhằm thay thế cho tiêu chuẩn cũ là TCVN 4193: 2001, nhằm nâng cao chất lượng cà phê và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê mà nhiều nước, nhiều sàn giao dịch cà phê lớn như New York hay London đang áp dụng.   Theo tiêu chuẩn này, hạt cà phê được lựa chọn bằng cách cân các hạt lỗi (hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ) và chất lượng cà phê được quyết định bởi số lượng hạt lỗi có trong cà phê. Đây là tiêu chuẩn đã được nhiều tập đoàn quốc tế áp dụng trong những năm gần đây và đang trở nên phổ biến trên thế giới. áp dụng theo phương pháp này thì việc XK cà phê sẽ thuận lợi hơn. - Nguồn nhân lực Về nhân lực công ty có lợi thế về lao đông trẻ , với tỷ lệ cao được đào tạo về chuyên ngành. Đội ngũ nhân viên đảm nhiệm hoạt động xuất khẩu đều còn trẻ nhưng đều có trình độ và kiến thức tốt về thị trường, kinh doanh xuất nhập khẩu. 3. Sản phẩm Hệ thống nhà máy chế biến của công ty chủ yếu tạo sản phẩm cà phê nhân vục vụ cho xuất khẩu. Sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Thái hòa gồm những loại sau: - Cà phê nhân (coffee bean) : Những loại cà phê trên sau khi thu hái về được chế biến ( chế biến khô hoặc chế biến ướt) sẽ thu được cà phê thóc sau khi tiến hành xát vỏ, đánh bóng sẽ thu được cà phê nhân. Hiện nay, 5 trong tổng số 7 nhà máy của Thái hòa có sản phẩm cuối cùng là cà phê nhân. Đây là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty mang lại tới 80% doanh thu hằng năm. Các sản phẩm cà phê nhân của công ty đạt chất lượng cao được sự tín nhiệm của bạn hàng nhờ áp dụng các công nghệ thu hái, bảo quản , chế biến khoa học với trình độ công nghệ tôt nhất phần lớn áp dụng công nghệ chế biến ướt , chế biến ngay sau khi thu hái vì vậy cho chất lượng cà phê cao giữ được hương vị cà phê đậm đà chính vì vậy sản phẩm cà phê nhân của công ty được các nhà rang xay thu mua ưa chuộng. - Cà phê hòa tan: là sản phẩm cà phê chế biến cao cấp; nó đòi hỏi nhà sản xuất không những có vốn đầu tư lớn mà phải có kỹ thuật, công nghệ kể cả kinh nghiệm nữa. Nhìn một cách thiết thực thì cà phê hòa tan thể hiện năng lực của doanh nghiệp chế biến cả về tiền vốn và khoa học kỹ thuật. Hiện nay sản phẩm này chưa chiếm vị trí lớn so với các sản phẩm tên tuổi về cà phê hòa tan tại thị trường Việt Nam nhưng với định hướng cho sản phẩm độc đáo và sự đầu tư lớn trong tương lai cũng đang hứa hẹn là sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn hơn nữa cho doanh nghiệp.Tháng 6 /2006 , Thái hòa khởi công xây dựng nhà máy chế biến cà phê hòa tan tại Lâm Đồng, nhà máy được trang bị máy móc hiện đại của Đan Mạch với tổng số vốn lên tới 550 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2009, công suất chế biến cà phê 65.000 tấn cà phê tươi, 100.000 tấn cà phê khô nguyên liệu /năm, sản phẩm cà phê hòa tan là 2.000 tấn/ nămh. Nhà máy với công nghệ chế biến hiện đại chắc chắn trong tương lai sẽ đưa ra thị trường sản phẩm cà phê hòa tan có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh được với các nhà sản xuất cà phê hòa tan có uy tín trên thương trường trong lĩnh vực cà phê hòa tan như Nestcafe, vinacafe, Trung Nguyên. - Cà phê 3in 1 (instant cofee mix) là một loại của cà phê hòa tan. Trong số các loại cà phê hòa tan đang cạnh tranh trên thị trường thì cà phê hòa tan nguyên chất chỉ chiếm 14%, còn lại 86% là cà phê hòa tan 3 trong 1( thành phần ngoài cà phê còn có đường và sữa). Hiện trên thị trường có thể tìm thấy trên 20 nhãn hiệu khác nhau, nhưng theo số liệu nghiên cứu thị trường của Taylor Nelson Sofrees –TNS năm 2004 thì Vinacafé chiếm 50,4%, Nescafé 33,2%, các nhãn hiệu khác 16,4%. Bình quân mỗi nhãn hiệu nhỏ chỉ chiếm chưa tới 1% thị phần cà phê hòa tan 3 trong 1). Công ty thái hòa hiện nay ngoài trực tiếp sản xuất một lượng nhỏ loại cà phê này đồng thời mua lại sản phẩm của các nhà sản xuất cà phê hòa tan có uy tín trong nước khác như Nesle , Vinacafe để cung cấp cho khách hàng nước ngoài. Nhưng trong tương lai khi nhà máy chế biến cà phê hòa tan tại Lâm Hà (Lâm Đồng) đi vào hoạt động doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường trong nước cũng như quốc tế các sản cà phê hòa tan có chất lượng , phong phú về hương vị đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng . Cà phê xay ( ground cofee) Là loại cà phê nhân được tiến hành rang , xay tẩm ươp hương vị để tạo ra nhiều các sản phẩm khác nhau, phong cách khác nhau như cà phê chồn, cà phê capuchino...Công ty thái hòa hiện nay đang đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các sản phẩm này. Cà phê rang xay là sản phẩm đã qua chế biến có thể đưa trực tiếp vào tiêu dùng vì vậy sẽ thu được giá trị gia tăng cao hơn so với xuất sản phẩm cà phê nhân, mặt khác sản phẩm này cũng được thị trường trong nước ưa chuộng vì vậy doanh nghiệp đã có bắt đầu chú trọng đến sản phẩm này. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản phẩm xuất khẩu của công ty, chủng loại sản phẩm chưa nhiều. Với mục tiêu chất lượng được đặt lên hàng đầu, trên nền tảng chất lượng xây dựng thương hiệu cà phê Thái hòa, trong những năm qua công ty đã xây dựng được các thương hiệu cà phê như :Cà phê Buôn mê Thuột, Cà phê Đà Lạt, Cà phê Phủ Qùy, Cà phê Sơn La, Cà phê Khe Sanh, Cà phê Điện Biên Các thương hiệu trên ngoài các thương hiệu cà phê nổi tiếng đã được nhiều người biết đến như cà phê Buôn Mê Thuột , cà phê Phủ Quỳ _( loại cà phê xưa kia đã trong giai đoạn pháp thuộc đã từng xuất bán và rất được ưa chuộng ở Paris) được khách hàng rất ưa chuộng, các sản phẩm cà phê còn lại đều đạt chất lượng tốt được bạn hàng đánh giá cao. 4. Đặc điểm về thị trường và khách hàng Thị trường chủ yếu của công ty tập trung chủ yếu thị trường xuất khẩu. Cà phê xuất khẩu đem lại 80% doanh thu, cà phê cho tiêu dùng trong nước khoảng 10% còn lại là các sản phẩm và dịch vụ khác.Từ đây có thể thầy chiến lược của công ty trong những năm qua chủ yếu tập trung vào thị trường quốc tế . Vì vậy chiến lược tăng cường xuất khẩu trong thời gian tới của công vẫn là chiến lược chủ đạo. Sau 10 năm lớn mạnh không ngừng. Ngày nay, Thái hòa đã trở thành nhà xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất Việt Nam, thương hiệu được khách hàng đánh giá cao. Sản phẩm cà phê Arabica của Thái hòa được tiêu thụ tại hơn 40 quôc gia và vùng lãnh thổ thuộc 4 châu lục. Trong đó, các thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, và EU, chiếm 70% sản lượng và đóng góp 83% kim ngạch xuất khẩu của Thái Hòa. Tại Việt Nam, Thái Hòa được đánh giá là có công lớn trong việc đưa cà phê Arabica trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị cao ra thị trường thế giới. Minh chứng là sự chinh phục thành công thị trường khó tính Nhật Bản. Các nhà rang xay cà phê Nhật Bản nhiều năm trước chỉ quan tâm cà phê Arabica của Trung Mỹ, Braxin, Inđônêxia, nhưng với nỗ lực của công ty Thái hòa họ đã chấp nhận cà phê Việt Nam, số lượng mua ngày càng tăng . - Thị trương Nhật : đặc điểm của thị trường Nhật Bản là đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm , độ bóng đẹp. Thị trương này trong thời gian qua có xu hướng giảm nhẹ. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chiếm khoảng 10% . - Thị trường Mỹ : Vối dân số đông và nhu cầu tiêu dùng cà phê lớn( trung bình mỗi người Mỹ tiêu dùng mỗi năm 5-7 kg cà phê). Theo thống kê,tại Mỹ 49% người lớn uống ít nhất một tách cà phê mỗi ngày, 16% trong số họ sẵn sàng trả giá đắt hơn đối với những loại cà phê ngon, có ít chất lượng cao. Thị trường này có nhiều nhà sản xuất cà phê lớn trên thế giớ như hãng Procter & Gamble Food , Royal coffee New York, the Fair Trade coffee company họ có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm xuất khẩu, đây là các công ty đa quốc gia có nhiều chi nhánh trên toàn cầu. Hiện nay, thị trường Mỹ chiếm tới 24% tổng sản lượng cà phê tiêu dùng của thế giới. Công ty luôn coi trọng thị trường Mỹ, trước thời điểm Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được kí kết nhìn chung quan hệ thương mại giữa Việt nam và Mỹ rất hạn chế nằm trong xu thế chung đó nên trước thời điểm 2001 quan hệ buôn bán với Mỹ là rất nhỏ bé chưa đầy 1% , nhưng từ sau khi có hiệp định thương mại đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường đã tăng lên liên tuc. Hơn nữa tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này còn lớn khi mà quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp. Đặc biệt từ năm 2005 khi công ty chính thức tiến hành giao dịch trên thị trường kỳ hạn NewYork đã tạo được uy tín và được nhiều đối tác Mỹ biết đến thị trường này lại càng mở rộng. Đến nay, thị trường này đã chiếm khoảng 32% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường. Thị trương Mỹ là thị trường có sức tiêu thụ lớn - Thị trường Châu Âu :. Hàng năm khu vực này tiêu thụ một lượng cà phê lớn chiếm 1/2 sản lượng cà phê tiêu thụ của thế giới. Các khu vực như Bắc Âu và Tây Âu là khu vực có mức tiêu thụ bình quân lớn nhất thế giới. Trong khi đó mức tiêu thụ cà phê của Nga và Đông Âu đang tăng lên . Nếu mức tiêu thụ cà phê của các nước Đông Âu năm 1999 là 1.5-2kg /năm đến nay con số này là 2.7kg/năm. Nga là thị trường đông dân mức tiêu thụ bình quân còn thấp nhưng cùng với sự phát triển kinh tế và nâng cao của đời sống nhân dân mức tiêu thụ cà phê sẽ tăng lên đáng kể. Thị trường EU là một thị trường khó tính đòi hỏi cao về chất lượng đồng thời trong quan hệ làm ăn buôn bán hợp đồng quy định rất chặt chẽ nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam thường bị phạt, hạ thấp giá bán bởi các điều kiện của chất lượng sản phẩm không được đáp ứng. Nhưng đây lại là một thị trường chính của công ty bởi nhu cầu về nhập khẩu cà phê của thị trường này rất lớn, những nước nhập khẩu cà phê lớn thuộc thị trường này của công ty như : Đức,Thụy sĩ , Bỉ, ... Các thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Quốc Châu Phi .... ngày càng đóng vai trò quan trọng với mức độ gia tăng mạnh đơn đặt hàng. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của nhóm này trên thị trường đạt trên 30%. Yêu cầu về chất lượng của thị trường này cũng không cao vì vậy tạo điều kiện xuất khẩu nhiều loại sản phẩm. - Thị trường Châu Á : Đây là khu vực thị trường phát triển năng động , cùng với sự phát triển kinh tế mức tiêu thụ cà phê của thị trường này đang tăng mạnh, hàng năm tiêu thụ 8.2% lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Thị trường Trung Quốc : Mức độ tăng về nhu cầu tiêu dùng cà phê hằng năm từ 13-20%. Thị trường này rất hấp dẫn với các nhà xuất khẩu cà phê tiêu dùng khi mà nhu cầu tiêu dùng ở các nước chủ chốt không tăng nhiều thậm chí đã đến mức bão hòa Buôn bán vào thị trường Trung Quốc chúng ta có nhiều thuận lợi do vị trí gần về mặt địa lý, việc vận chuyển giao hàng thuận tiện hơn.Trong thời gian qua đối với công ty Thái hòa các khách hàng Trung Quốc là bạn hàng nhiều năm của công ty với sản lượng tăng liên tục qua các năm. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty sang các thị trường nước này gồm có cả cà phê nhân và cà phê tiêu dùng , trong tương lai khi công ty mở rộng việc sản xuất sản phẩm cà phê tiêu dùng thì đây là thị trường xuất khẩu đáng kể do quan hệ làm ăn lâu năm. Thị trường Trung Đông : Xuất khẩu vào thị trường Trung Đông yêu cầu đặt ra không khắt khe như các thị trường Châu Âu và Mỹ đây là đặc điểm thuận lợi để xuất khẩu được nhiều sản phẩm của công ty sang các thị trường nay Thái hòa cũng là một số ít công ty Việt Nam thực hiện giao dịch tại thị trực tiếp với hai giàn giao dịch cà phê lớn nhất thế giới là London( LIFFE chuyên về giao dịch cà phê Robusta) và New York(LIBOR, chuyên về giao dịch cà phê Arabica) .Tham gia giao dịch trên các sàn giao dịch lớn của thế giới này giúp công ty mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác ở khắp nơi trên thế giới và giá trị giao dịch cũng được nâng cao hơn do công ty chủ động nắm bắt thông tin giá cá từ đó có các quyết định mua bán kịp thời. Gía trị giao dịch thông qua các sàn giao dịch này cũng ngày càng gia tăng. Thái Hòa đặt mục tiêu nâng cao tỷ trọng giao dịch thông qua hình thức kinh doanh hiện đại này. Điều này thể hiện sự hội nhập quốc tế mức độ cao của Thái hòa. Hiện tại,Thái Hòa khẳng định được vị trí vững chắc trên thị trường tiêu thụ cà phê chủ lực của thế giới.Hệ thống khách hàng của Thái hòa bao gồm các tập đoàn danh tiếng về kinh doanh cà phê , các nhà rang xay lớn rộng khắp trên thế giới. Với hệ thống khách hàng lớn Thái hòa hoàn toàn có thể ổn định đầu ra số lượng lớn. Tại thị trường nội địa, các sản phẩm cà phê tiêu dùng của thái hòa hiện còn khiêm tốn bởi chính sách tập trung xây dựng thương hiệu cà phê nhân trên thị trường quốc tế trong 10 năm qua. Bước vào thập kỉ thứ hai, Thái hòa sẽ đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường trong nước với đa dạng sản phẩm cà phê tiêu dùng. Điều đó được minh chứng bởi biên bản kí kết giữa thái hòa và về việc cung cấp thiết bị cho công ty mở nhà máy chế biến cà phê hòa tan hiện đại bậc nhất ở Việt Nam, hợp đồng cung cấp thiết bị có tổng vốn đầu tư lên tới trên 5 tỷ USD , dự kiến đến năm 2010 sẽ đi vào hoạt động. Đây là bước đi thể hiện khát vọng của thái hòa muốn chinh phục thị trường trong nước vốn thới gian qua còn chưa được quan tâm. 5. Quan hệ với các tổ chức khác Công ty Thái hòa luôn giữ được uy tín tốt với các tổ chức tín dụng như các ngân hàng .Chiến lược hướng vào chế biến cũng tạo ra niềm tin đối với các tổ chức tín dụng. Ông Dương Văn Tú - Giám đốc Quan hệ khách hàng Dịch vụ tài chính doanh nghiệp HSBC cho biết: “HSBC mạnh dạn tài trợ cho cho Thái Hòa là vì xu hướng giá tốt trên thị trường cà phê và Thái Hòa là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong chế biến, xuất khẩu cà phê”. Năm 2006, HSBC đã quyết định tăng hàng chục lần hạn mức tài tài trợ cho Thái Hoà. Điều này làm tăng thêm năng lực tài chính cho công ty đâu tư vào hoạt động kinh doanh. Đặc biệt khi công ty thị trường giao dịch kỳ hạn tại hai thị trường lớn London và NewYork rất cần sự hỗ trợ của ngân hàng trong vấn đề thanh toán. 6. Tốc độ tăng trưởng Tăng trưởng sản lượng và doanh thu của Thái Hòa luôn đạt tốc độ cao , tương ứng 25% /năm và 30%/ năm. Đặc biệt riêng năm 2007 , tăng trưởng doanh thu hơn 200% nhờ đưa vào hoạt động nhà máy chế biến cà phê An Giang đã đóng góp hơn 100 triệu USD cho doanh thu toàn hệ thống. Tăng trưởng không chỉ ở tốc độ cao mà còn bền vững nhờ tăng trưởng của công ty dựa trên nền tảng năng lực lớn và chất lượng cao trong sản xuất chế biến. trong mười năm qua công ty luôn đứng trong danh sách những công ty chế biến ,xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Chất lượng tăng trưởng còn được thể hiện ở sản phẩm và giá xuất khẩu . Sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng và đáp ứng được những thị trường khó tính như : Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản là những thị trường chấp nhận giá cao nhưng đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Qua thống kê , giá xuất khẩu trung bình của công ty cao hơn với giá xuất khẩu bình quân của cả nước là 3% đối với cà phê nhân Robusta và 10% đối với cà phê nhân Arabica . Niên vụ 2001-2002 giá cà phê thế giới xuống thấp, cà phê của công ty vẫn được khách hàng chấp nhận với giá cao so với mặt bằng chung. 7. Môi trường cạnh tranh Hiện nay, cạnh tranh trên các thị trường diễn ra hết sức gay gắt. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh đều là các doanh nghiệp thuộc các thị trường chủ chốt hiện tại. Các doanh nghiệp này thuộc các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê chủ yếu của thế giới Braxin và Colombia, Indonexia, Mecico, ... Sản phẩm của họ thường được đánh giá chất lượng cao và được khách hàng hết sức ưa chuộng. Đây là khó khăn lớn đối với công ty khi muốn thâm nhập và phát triển thị trường trong khi chất lượng sản phẩm thấp so với thế giới và uy tín chưa cao. Các doanh nghiệp tham gia thị trường mức độ cạnh tranh ngày càng cao khiến cho mối đe dọa về quyền thương lượng của người mua tăng ; mặt khác do sản phẩm cà phê khó có sự khác biệt và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp không cao nên người mua dễ dàng chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Điều đó gây nên áp lực cho công ty trong vấn đề giữ chân khách hàng. 8. Về phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng Hiện nay do điều kiện chung của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là thường xuất khẩu theo giá FOB các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu thực hiện theo điều kiện giao hàng này. Theo đó, doanh nghiệp không đảm nhiệm việc thuê tàu và mua bảo hiểm Các phương thức thanh toán được áp dụng linh hoạt phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đối với các bạn hàng quen thuộc khoảng cách địa lý gần như Trung Quốc thường áp dụng phương thức chuyển tiền trả sau 4 2 3 3 NH chuyển tiền NH đại lý Người mua Người bán 1 Sơ đồ 3 Sơ đồ thanh toán theo phương thức chuyển tiền trả sau Bước 1: Người bán giao hàng và chuyển giao chứng từ hàng hóa Bước 2: Người mua yều cầu ngân hàng của mình chuyển tiền Bước 3:Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người bán Bước 4: Ngân hàng ghi có và báo có cho người bán Đối với những khách hàng mới thiết lập quan hệ làm ăn buôn bán thì phương thức thanh toán bằng L/C được áp dụng để đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán cho công ty Bước 1: Người mua đến ngân hàng làm thủ tục mở L/C Bước 2: Ngân hàng mở L/Cphát hành L/C theo đúng yêu cầu và chuyển sang ngân hàng thông báo Bước 3: Ngân hàng thông báo sẽ thông báo và chuyển L/C cho người bán Bước 4: Người bán kiểm tra L/C nếu chấp nhận thì giao hàng Bước 5: Người bán chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán để qua ngân hàng thông báo chuyển chứng từ đòi tiền ngân hàng mở L/C Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo người mua người bán 1 7 8 2 5 6 3 5 6 Sơ đồ 4 Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ Bước 6: Ngân hàng mơ L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp trả tiền cho người bán Bước 7: Ngân hàng mở L/C yều cầu mua trả tiền để nhận bộ chứng từ Bước 8: Người mua kiểm tra bộ chứng từ nếu đúng quy định thì trả tiền và nhận bộ chứng từ Tuy nhiên nhược điểm của hình thức thanh toán bằng L/C này là chi phí cho ngân hàng lớn người mua tốn khá nhiều chi phí vì vậy đối với những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu năm công ty áp dụng phương thức thanh toán Đổi chứng từ trả tiền ngay(CAD) Ngân hàng àng bên bán Người bán Người mua 2 1 4 5 3 6 Sơ đồ 5: Thanh toán theo phương thức đổi chứng từ trả tiền ngay Bước 1:Người mua đến ngân hàng để kí một biên bản ghi nhớ và cam kết chuyển đủ số tiền của hợp đồng đến ngân hàng lập tài khoản tín thác Bước 2:Ngân hàng thông báo cho người bán là người mua đã kí quỹ đủ và tài khoản tín thác bắt đầu hoạt động Bước 3:Người bán giao hàng cho người mua Bước 4: Người bán lập bộ chứng toán chuyển đến ngân hàng đòi tiền Bước 5:Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì trả tiền cho người bán Bước 6:Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho người mua Với quy trình thanh toán này đảm bảo cho việc nhận được tiền của doanh nghiệp sau khi giao hàng Về điều kiện giao hàng, hiện nay do đặc điểm chung các doanh nghiệp Việt Nam đều chủ yếu bán hàng theo giá FOB nên doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Đối với hợp đồng xuất khẩu trực tiếp giá được xác định theo hợp đồng trong khi với hình thức bán qua sàn giao dịch hàng hóa giá được xác định theo công thức sau: Gía FOB = Giá niêm yết tại - (50 ÷ 70) / tấn sàn giao dịch 9. Đặc điểm bên ngoài ảnh hưởng đến xuất khẩu của công ty a.Tình hình cung cầu cà phê thế giới Trên thế giới có khoảng hơn 50 quốc gia trồng cây cà phê chủ yếu là 2 nhóm cà phê chè(Arabica) và cà phê vối( Robusta). Braxin được đánh giá là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất, dẫn đầu về cà phê Arabica, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai và đứng đầu về cà phê Robusta. Về cơ cấu chủng loại cà phê tiêu dùng của thế giới thì cà phê Arabica chiếm tới 70- 75% còn cà phê Robusta chỉ khoảng 25- 30% . Vì với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê Arabica doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong xuất khẩu, được thị trường thế giới đánh giá cao. Cà phê trên thế giới được buôn bán theo hai hình thức là mua bán trực tiếp và mua bán gián tiếp qua các sở giao dịch hàng hóa. Hình thức mua bán gián tiếp thường diễn ra nhộn nhịp và mang tính chất đầu cơ. Hai thị trường nhộn nhịp nhất là thị trường giao dịch London và thị trường giao dịch NewYork Sau niên vụ 2001- 2002 cà phê rớt giá kỉ lục xuống còn ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHực tập tốt nghiệp - Giải pháp cho xuất nhập khẩu cafe.doc