Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng

Nội dung của báo cáo gồm những phần sau:

I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẢI PHÒNG.

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng

2. Nội dung hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN THUỘC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẢI PHÒNG

1. Mô hình tổ chức

2. Chức năng nhiệm vụ của từng khối phòng ban.

III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẢI PHÒNG

1. Vài nét về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng thời gian vừa qua.

2. Kết quả kinh doanh

IV. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN TỚI.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng là một đơn vị thànhviên của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIOV) được thành lập vào ngày 26/4/1957, tiền thân là Chi hàng kiến thiết Hải Phòng, thuộc ngân hàng kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ tài chính. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam cũng trải qua những bước thăng trầm. Ngày 26/4/1981, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 259/CP chuyển Ngân hàng kiến thiết trực thuộc Bộ tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thành lập Ngân hàng Đầu tư- Xây dựng. Tiếp theo, ngày 14/11/1990, Hội đồng Bộ trưởng, nay là Thủ tướng chính phủ có Quyếtđịnh số 401/CP v/v thành lập Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Mỗi tên gọi, mỗi thời kỳ có chức năng, nhiệm vụ khác nhau: Từ chỗ chỉ cấp phát vốn ngân sách giành cho xây dựng cơ bản cho vay vốn ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp, rồi cho vay vốn trung dài hạn theo kế hoạch nhà nước đầutư các dự án, đến năm 1995, Chi nhánh cũng như toàn hệ thống bàn giao cấp phát vốn ngân sách cho xây dựng cơ bản sang Kho bạc Nhà nước và chuyển sang một giai đoạn mới: hoạt động kinh doanh như một Ngân hàng thương mại. Số cán bộ nhân viên những ngày mới thành lập gồm 18 người, 3 nữ và 15 nam trình độ nghiệp vụ chỉ là sơ cấp cho đến năm 2003 số cán bộ công nhân viên đã lên tới 125 người. Số cán bộ có trình độ cao đẳng và Đại học chiếm 85% tổng số cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Cơ sở vật chất ngày mới thành lập của Ngân hàng còn nghèo nàn lạc hậu đến nay Ngân hàng đã có trụ sở chính khang trang, hiện đại được đặt tại số 68-70 Điện Biên Phủ – Hồng Bàng – Hải Phòng. Với 47 năm xây dựng và trưởng thành cùng hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Phòng đã có bước phát triển vượt bậc trở thành chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu trên địa bàn thành phố Hải Phòng về qui mô, tổng tài sản, nguồn vốn, an toàn trong tín dụng và hiệu quả kinh doanh, liên tục nhiều năm được UBND thành phố Hải Phòng tặng cờ thi đua xuất sắc và là Ngân hàng lá cờ đầu trên địa bàn Hải Phòng là Ngân hàng chủ đạo trong phục vụ đầu tư và phát triển là Ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000. 2. Nội dung hoạt động chủ yếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng 2.1. Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước. 2.2. Trực tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức và cá nhân. 2.3. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tùy theo tính chất của nguồn vốn đối với các tổ chức và cá nhân để sản xuất và kinh doanh. 2.4. Làm trung gian thanh toán trong nước. II. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng thời gian qua. 1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển Hải Phòng. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển Hải Phòng hiện nay có gần 130 cán bộ nhân viên. Trụ sở chính đặt tại 68-70 Điện Biên Phủ Hồng Bàng- Hải Phòng. Chi nhánh gồm 14 phòng ban chính và 5 quầy tiết kiệm được phân bổ rộng khắp trên địa bàn thành phố. Các phòng ban chính của chi nhánh bao gồm: -Phòng tài chính kế toán. -Phòng kế hoạch nguồn vốn. -Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ. -Phòng kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế. -Phòng tín dụng doanh nghiệp nhà nước 1. -Phòng tín dụng doanhnghiệp nhà nước 2 -Phòng tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. -Phòng thẩm định quản lý tín dụng. -Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp nhà nước. -Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân. -Phòng tiền tệ kho quỹ. -Phòng tổ chức hành chính. -Phòng điện toán. -Phòng giao dịch Bến Bính. Các phòng ban của chi nhánh phân theo các khối dược biểu hiện qua sơ đồ sau: Khối tín dụng Khối dịch vụ khách hàng Khối hỗ trợ Kinh doanh Khối Quản lý Nội bộ Đơn vị trực thuộc -Các phòng tín- dụng bố trí theo đối tượng khách hàng. -Các phòng dịch vụ khách hàng. -Phòng hanh toán quốc tế. -Phòng tiền tệ kho quỹ. -Phòng thẩm định quản lý tín dụng. -Phòng kế hoạch nguồn vốn. -Phòng tổ chức-hành chính. -Phòng tài chính- kế toán. -Phòng điện toán. Phòng kiểm tra-kiểm toán nội bộ. -Phòng giao dịch Bến Bính -Quỹ tiết kiệm Khối quản lý nội bộ Phòng điện toán Dịch vụ khách hàng cá nhân Dịch vụ khách hàng DN Đơn vị trực thuộc Khối hỗ trợ kinh doanh Khối TD Khối dịch vụ khách hàng Phòng thanh toán quốc tế Tín dụng ngoài quốc doanh Phòng tiền tệ ngân quỹ Phòng giao dịch Cầu Đất Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Các quỹ tiết kiệm Phòng Tổ chức hành chính Phòng giao dịch Bến Bính Tín dụng DN2 Tín dụng DN1 Chi nhánh Quán Toan Phòng tài chính kế toán Phòng Kế hoạch nguồn vốn Phòng quản lý tín dụng Ban giám đốc 2.Chức năng nhiệm vụ các phòng nghiêp vụ thuộc chi nhánh ngân hàng Đầu tư-phát triển Hải Phòng: 2.1 Khối tín dụng:Cácphòng tín dụng được phân theo đối tuợng khách hàng (doanh nghiệp nhà nước,doanh ngiệp ngoài quốc doanh, khách hàng cá nhân). a.Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng: * Nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp: -Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệvới khách hàng:tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng(tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ khác)đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng được phân công, trực tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. -Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các phòng liên quan để thực hiện theo chức năng. -Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ:đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. -Quyết định trong hạn mức được giao huặc trình duyệt các khoản cho vay, bảo lãnh tài trợ thương mại. -Quản lý hậu giải ngân (kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng, giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng). Thực hiện cho vay thu nợ theo quy dịnh. Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc, lãi) đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. -Đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng. -Chăm sóc toàn diện khách hàng, tiếp nhận các yêu cầu về tất cả dịch vụ ngân hàng của khách hàng chuyển đến các phòng liên quan để giải quyết nhằm thoả mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng. -Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng thẩm định và quản lý tín dụng, tham gia xây dựng chính sách tín dụng. -Lập các báo cáo về tín dụng theo quy định. -Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc phân công. b.Bộ phận tác nghiệp (gián tiếp): Nhân viên tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lý khoản vay: -Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay.Nắm được các dữ liệu về khoản cho vay và hạn mức. -Thiết lập các thông tin khách hàng .Nhập các dữ liệu về các khoản cho vay vào hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng. Chịu trách nhiệm tính đúng đắn của các giao dịch được nhập vào hệ thống trương trình ứng dụng của ngân hàng. Đảm bảo cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay và các khoản vay trong hệ thống luôn chính xác cập nhật. -Xem xét định kỳ và áp dụng các quy trình hướng dẫn nội bộ về quản trị tác nghiệp các khoản cho vay. -Thực hiện việc lưu giữ các hồ sơ tín dụng. -Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của chi nhánh, của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2.2 Khối dịch vụ khách hàng: 2.2.1 Phòng thanh toán quốc tế: -Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L\C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. -Mở các L\C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng. -Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài. -Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại. -Lập báo cáo hoạt động ngiệp vụ theo quy định. -Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. 2.2.2 Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: -Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. -Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. -Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng. -Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng cá nhân theo thẩm quyền được giám đốc giao. -Thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng… cho khách hàng. -Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. -Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng. -Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. 2.2.3 Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác. Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng. Thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển tiền cho khách hàng. Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của giám đốc. Tiếp nhận các thông tin phản hổi từ khách hàng. Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. 2.2.4 Phòng tiền tệ kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ. Quản lý quỹ nghiẹp vụ của chi nhánh, thu chi tiền mặt. Quản lý váng bạc, kim loại quý, đá quý. Quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố. Thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh. Thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng. 2.3 Khối hỗ trợ kinh doanh: 2.3.1 Phòng thẩm định - quản lý tín dụng: Thu nhập, cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật. Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng, tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạnvà các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng. Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng. Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. Thư ký hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro… của chi nhánh. Giám sát chất lượng khách hàng xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp loại khách hàng doanh nghiệp. Định kỳ kiểm soát phòng tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và kiểm tra, theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng. Quản lý, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn bộ chi nhánh. Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị các tài sản đảm bảo và các khoản vay đã đến hạn và hết hạn. Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng. Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu. Giám sát sự tuân thủ các quy định của ngân hàng nhà nước, quy dịnh và chính sách của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam về tín dụng và quy dịnh, chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng. Đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng. 2.3.2 Phòng kế hoạch nguồn vốn: a.Nhiệm vụ kế hoạch tổng hợp: Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chinh sách kinh doanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn… Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thức hiện kế hoạch kinh doanh(5 năm, 3năm, hàng năm), xây dựng trương trình hành động (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Tham mưu cho giám đốc các vấn đề về liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo. đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng, tổng hợp, báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế phòng ngừa rủi ro. Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh(các hệ số NIM, ROA…) trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. b. Nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh: Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và và các quan hệ vốn của chi nhánh. Nghiên cứu phát triển lựa chọn, ứng dụng các sản phẩm mới về huy động vốn. Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn. Tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo công tác huy động vốn tại chi nhánh. Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh ngiệp gồm: giao ngay, kỳ hạn, quyền lựa chọn,SWAP theo quyết định và kế hoạch kinh doanh ngoại tệ của giám đốc. Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị thành viên (Chi nhánh khu vực, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm). c. Thực hiện các nhiệm vụ pháp chế, chế độ : Hướng dẫn, phổ biến, lưu trữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ. Tham mưu, tư vấn cho giám đốc những vấn đề về pháp lý để chi nhánh hoạt động đúng pháp luật nhất là những vấn đề về pháp lý liên quan đến việc thành lập các đơn vị trực thuộc. Tham mưu tư vấn cho giám đốc, các phòng nghiệp vụ về việc soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng, những vấn đề giải quyết tố tụng trực tiếp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chi nhánh. 2.4 Khối quản lý nội bộ: 2.4.1. Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện công tác kế toán tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh (không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm) bao gồm: - Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc. - Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi nhánh. - Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán ( bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ...) của chi nhánh. - Tham mưu cho giám đốc về thực hiện chế độ tài chính kế toán. - Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ ( mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động). - Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ. - Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh (thu nhập, chi phí, lợi nhuận) của các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn chi nhánh. - Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh. 2.4.2 Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ tổ chức cán bộ: Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và ngưòi lao động. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của chi nhánh. Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của chi nhánh. Quản lý theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch , nhận xét cán bộ nhân viên. Tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của chi nhánh, bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo theo quy định. Nhiệm vụ hành chính quản trị: Thực hiện công tác hành chính ( quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật… ) Thực hiện công tác hậu cần cho chi nhánh như: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản … phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho con người, tài sản, tiền bạc của chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh. 2.4.3 Phòng điện toán : - Quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại chi nhánh, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của chi nhánh. Hướng dẫn đào tạo các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành chi nhánh. 2.4.4 Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ : Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở chi nhánh và tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh : Kiểm tra việc thực hiện các qui chế, chế độ tại chi nhánh. Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại chi nhánh theo qui chế hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ ( Bao gồm ở cả các phòng giao dịch, quĩ tiết kiệm). Tư vấn cho Giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi nhánh, giúp chi nhánh hoạt động có hiệu quả cao và đúng pháp luật. Hướng dẫn đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong chi nhánh. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra nội bộ theo qui định chung về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của ngân hàng đầu tư và phát triển việt Nam. 2.5 Các đơn vị trực thuộc : Bao gồm : Phòng giao dịch Bến Bính, Phòng giao dịch Quán Toan. Thực hiện các hoạt động huy động vốn, các hoạt động tín dụng và cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng. Các hoạt động này đều được thực hiện theo sự chỉ đạo chung của ban giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng. 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng trong thời gian qua: Về cơ bản, một ngân hàng thương mại luôn hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: + Nghiệp vụ tài sản nợ ( nghiệp vụ huy động vốn). + Ngiệp vụ tài sản có( nghiệp vụ cho vay). + Nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngân hàng. Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và sức mạnh cạnh tranh cho NHTM. Nhận thức được điều đó, Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng luôn phấn đấu tìm tòi và đầu tư những công nghệ mới hiện đại để nâng cao chất lương nghiệp vụ cũng như chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Sau đây là những nét chính về hoạt dộng của từng nghiệp vụ tại ngân hàng. 3.1 Hoạt động huy động vốn: Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu được của các NHTM vì đó là nguồn vốn chính để ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Nhận thức được vấn đề này và từ khi chuyển sang cơ chế hoạt động đi vay để cho vay, Ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức và đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng. Từ khi mới thành lập Chi nhánh chưa có nghiệp vụ huy động vốn đầu tư, nguồn vốn chủ yếu do ngân sách chuyển sang để cấp phát và cho vay xây lắp. Đến năm 1995, chuyển hẳn sang là ngân hàng thương mại, đươc phép huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, dân cư và nước ngoài. Năm 1995, Chi nhánh huy động được 9.5 tỷ đồng và đến năm 2003 Chi nhánh đã tự huy động được 2100 tỷ đồng tăng 30 lần so với năm 1995. Thị phần huy động vốn năm 1995 của chi nhánh là 3.58% thì đến năm 2003 đạt 23.5% tăng gấp 7 lần. Như vậy chỉ trong vòng 6 năm (1995-2000), kể từ khi chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại, chi nhánh đã tự túc hoàn toàn nguồn vốn để cho vay và từ năm 2002 chi nhánh đã vươn lên đứng đầu hệ thống ngân hàng trên địa bàn về công tác huy động vốn. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2002 và năm 2003 cao gấp nhiều lần mức bình quân chung của hệ thống và trên địa bàn cũng như mức bình quân chung của cả nước. Năm 2002, nguồn vốn tự huy động tăng trưởng 37% so với năm 2001 và năm 2003 tăng trưởng 46% so với năm 2002, trong đó nguồn vốn tự huy động từ các tổ chức kinh tế tăng rất mạnh. Năm 2002, tiền gửi từ các tổ chức tăng trưởng 97.68% so với năm 2001 thì năm 2003 tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng 104.63% so với năm 2002. Đây chính là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh do nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài và số lượng tiền gửi lớn. Vì vậy chi nhánh cần tập trung cố gắng để phát triển làm tăng nguồn tiền này. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian vừa qua được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 1. Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư 839.388 1.007.265 1.208.718 2. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 211.645 253.973 304.768 Tổng nguồn vốn tự huy động 1.051.033 1.261.238 1.513.486 (Số liệu : Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn) Qua bảng số liệu trên ta có thấy các chỉ số huy động vốn trong những năm qua của chi nhánh đều có chiều hướng tăng, đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tự huy động của Ngân hàng. Điều đó thể hiện tình hình huy động vốn của Ngân hàng đang diễn ra rất tốt đặc biệt là trong tình hình thị trường tài chính có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 3.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư phát triển. Với lợi thế là một ngân hàng chuyên ngành về đầu tư và phát triển được thành lập sớm nhất trên địa bàn thành phố Hải Phòng nên Chi nhánh có rất nhiều thế mạnh trong hoạt động tín dụng và đầu tư. Từ khi thành lập cho đến nay, Chi nhánh đã cấp phát và cho vay hàng nghìn lượt dự án với số vốn luỹ kế lên tới hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng của thành phố. Một số dự án quan trọng mà ngân hàng đã đầu tư vốn như: Đầu tư các dự án giải quyết được nhiều việc làm cho lao động như các dây chuyền sản xuất giầy thể thao xuất khẩu, dệt, may…. Đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập ngoại như: Cáp điện , sản phẩm ắc quy, tấm nhựa ốp tường, ống nhựa, sơn tàu biển …. Đầu tư dự án phục các mục tiêu kinh tế kết hợp quốc phòng như các đội tàu đánh bắt cá xa bờ… Đầu tư các dự án kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của thành phố như: nhà máy xi măng Hải phòng cũ, nhà máy xi măng Hải Phòng mới, cải tạo và nâng cấp lưới điện Hải Phòng, chế biến và nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu, các nhà máy sửa chữa và đóng tàu… Ngoài việc cho vay các dự án theo chỉ định của chính phủ, cho vay theo kế hoạch của nhà nước và cho vay thương mại, Chi nhánh còn giải ngân các dự án bằng nguồn vốn ODA và ADB, cho vay vốn đối ứng như dự án cấp nước, thoát nước, cải tạo luới đIện …. Với sự hoạt động hiệu quả của các hoạt động tín dụng nên dư nợ năm 2003 tăng gấp 5.5 lần so với năm 1995 và nợ quá hạn năm 2003 là 0.42% giảm 8 lần so với năm 1995. Năm 2003 Chi nhánh còn cho vay hỗ trợ tạm thời ngân sách thành phố 100 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để phục vụ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, các nút giao thông trọng điểm và phát triển làng nghề... Tình hình hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau : Đơn vị : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 Doanh số cho vay 1.108.026 1.329.630 1.594.232 Tổng dư nợ tín dụng 837.066 1.004.478 1.204.374 Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay tại chi nhánh tăng khá đều, năm 2002 tăng 20% so với năm 2001, năm 2003 tăng 20% so với năm 2002. Dư nợ tín dụng cuối năm 2003 đạt 1.204.374 triệu tăng 20% so với năm 2002 và tăng 43,88% so với năm 2001. 3.3 Các hoạt động cung ứng dịch vụ của Chi nhánh: Ngoài hai hoạt động cơ bản trên, hoạt động cung ứng các dịch vụ cũng góp phần mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng, giúp chi nhánh thu hút được nhiều khách hàng trong xu thế cạnh tranh ngày nay. Các dịch vụ chủ yếu hiện nay được Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng thực hiện gồm có: Dịch vụ thanh toán thu chi hộ Dịch vụ chuyển tiền cá nhân trong nước. Dịch vụ chi trả kiều hối. Dịch vụ bảo lãnh tư vấn. Trong xu thế hiện đại hoá hiện nay ngân hàng đã đưa thêm dịch vụ thẻ ATM và dịch vụ thông tin về tài khoản khách hàng vào sử dụng và đã tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng. 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh: Trong tình hình nền kinh tế đất nước buớc sang giai doạn phát triển mới, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Là một trong lĩnh vực có độ nhạy cảm cao đòi hỏi phải có những bước di vững chắc trong công cuộc đổi mới. Hệ thống Ngân hàng Nhà nước nói chung và chi nhánh ngân hàng đàu tư và phát triển Hải phòng nói riêng phải gánh vác những nhiệm vụ rất khó khăn. Chi nhánh vừa phải vươn lên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tình hình mới vừa phải khắc phục những tồn đọng cũ. Trước những khó khăn thử thách đó cũng như ý thức được những mặt yếu mạnh của mình, trong những năm qua ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng luôn đề ra những phương hướng kinh doanh tích cực, vừa bám sát những định hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy chi nhánh luôn được đánh giá là đơn vị kinh doanh an toàn và hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ nét qua bảng tổng kết sau: Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 Tổng thu 63,357 71,252 Tổng chi 52,21 56,385 Chênh lệch thu chi 11,147 14,867 (Số liệu: Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn) Qua bảng số liệu trên ta thấy được kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2003 đã tăng hơn 33% so

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc13.doc
Tài liệu liên quan