MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. TỔNG QUAN 3
1.1 Tình hình nuôi cá biển trên thế giới. 3
1.1.1 Khu vực Tây Bắc Âu. 3
1.1.2 Khu vực Địa Trung Hải. 3
1.1.3 Khu vực Nam Mỹ. 4
1.1.4 Khu vực Đông Á và Đông Nam Á. 5
1.2 Tầm quan trọng và tình hình nghiên cứu nghề nuôi cá biển ở Việt Nam. 6
1.3 Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sản xuất giống cá chim vây vàng. 7
1.3.1 Hệ thống phân loại. 7
1.3.2 Đặc điểm hình thái. 7
1.3.3 Đặc điểm phân bố. 8
1.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng. 9
1.3.5 Đặc điểm sinh trưởng. 10
1.3.6 Đặc điểm sinh sản. 10
1.3.7 Ấu trùng. 11
1.4 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá chim vây vàng trên thế giới và Việt Nam. 11
1.4.1 Thế giới. 11
1.4.2 Việt Nam. 12
PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu. 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 14
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu. 14
2.2.2. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) giai đoạn cá hương lên cá giống. 14
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu. 16
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
3.1 Hệ thống công trình. 20
3.1.1 Bể nuôi. 20
3.1.2 Hệ thống cấp thoát nước. 22
3.2 Kỹ thuật ương nuôi cá chim vây vàng giai đoạn từ cá hương lên cá giống 22
3.2.1 Chuẩn bị bể ương. 22
3.2.2 Thả giống và mật độ ương. 23
3.2.3 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn. 23
3.3 Thí nghiệm ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801). 29
3.3.1 Vệ sinh và bố trí thí nghiệm. 29
3.3.2 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn. 29
3.3.3 Quản lý yếu tố môi trường. 30
3.3.4 Ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn cá hương lên cá giống 31
3.3.4.1 Tốc độ tăng trưởng. 31
3.3.4.2 Hệ số phân đàn và tỷ lệ sống. 34
3.4 Bệnh và biện pháp phòng trị bệnh. 36
3.5 Thu hoạch. 37
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 39
A. Kết luận. 39
B. Đề xuất ý kiến. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC
61 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3131 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng trong bể xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành NTTS, em đã được tiếp xúc và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất giống nhân tạo. Em đã được trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật trong quá trình ương giống cá chim vây vàng giai đoạn từ cá hương lên cá giống.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, các anh và các bạn ở trại thực nghiệm. Trước tiên cho em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường ĐH Nha Trang, Ban Chủ nhiệm Khoa NTTS đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trong khoa NTTS, đặc biệt là thầy Th.S Nguyễn Địch Thanh, thầy Th.S Ngô Văn Mạnh và kỹ sư Đoàn Xuân Nam đã định hướng và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Nhưng do kiến thức có hạn, nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để em có thể tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân để sau khi ra trường có trình độ tay nghề cao hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong thời gian thực tập cũng như trong suốt khóa học vừa qua.
Nha Trang, tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực tập
Trần Thị Hà
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. TỔNG QUAN 3
1.1 Tình hình nuôi cá biển trên thế giới. 3
1.1.1 Khu vực Tây Bắc Âu. 3
1.1.2 Khu vực Địa Trung Hải. 3
1.1.3 Khu vực Nam Mỹ. 4
1.1.4 Khu vực Đông Á và Đông Nam Á. 5
1.2 Tầm quan trọng và tình hình nghiên cứu nghề nuôi cá biển ở Việt Nam. 6
1.3 Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sản xuất giống cá chim vây vàng. 7
1.3.1 Hệ thống phân loại. 7
1.3.2 Đặc điểm hình thái. 7
1.3.3 Đặc điểm phân bố. 8
1.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng. 9
1.3.5 Đặc điểm sinh trưởng. 10
1.3.6 Đặc điểm sinh sản. 10
1.3.7 Ấu trùng. 11
1.4 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá chim vây vàng trên thế giới và Việt Nam. 11
1.4.1 Thế giới. 11
1.4.2 Việt Nam. 12
PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu. 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 14
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu. 14
2.2.2. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) giai đoạn cá hương lên cá giống. 14
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu. 16
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
3.1 Hệ thống công trình. 20
3.1.1 Bể nuôi. 20
3.1.2 Hệ thống cấp thoát nước. 22
3.2 Kỹ thuật ương nuôi cá chim vây vàng giai đoạn từ cá hương lên cá giống 22
3.2.1 Chuẩn bị bể ương. 22
3.2.2 Thả giống và mật độ ương.. 23
3.2.3 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn. 23
3.3 Thí nghiệm ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801). 29
3.3.1 Vệ sinh và bố trí thí nghiệm. 29
3.3.2 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn. 29
3.3.3 Quản lý yếu tố môi trường. 30
3.3.4 Ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn cá hương lên cá giống 31
3.3.4.1 Tốc độ tăng trưởng. 31
3.3.4.2 Hệ số phân đàn và tỷ lệ sống. 34
3.4 Bệnh và biện pháp phòng trị bệnh. 36
3.5 Thu hoạch. 37
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 39
A. Kết luận. 39
B. Đề xuất ý kiến. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
cm : Centimet
g : Gam
h : Giờ
kg : Kilogam
L : Lít
NTTS : Nuôi Trồng Thủy Sản
mL : Mililit
mm : Milimet
m2 : Mét vuông
m3 : Mét khối
ppm : Phần triệu
ppt : Phần nghìn
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
% : Phần trăm
CD : Chiều dài
CĐ : Cao đẳng
ĐH : Đại học
PGS. TS : Phó giáo sư tiến sĩ
Th.S : Thạc sĩ
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn NRD 23
Bảng 3.2: Tỷ lệ cho ăn thức ăn tổng hợp của cá ương trong bể xi măng. 24
Bảng 3.3: Một số yếu tố môi trường trong bể ương cá chim vây vàng 25
Bảng 3.4: Tăng trưởng về khối lượng của cá chim vây vàng qua 2 đợt ương trong bể xi măng. 26
Bảng 3.5: Tăng trưởng về chiều dài của cá chim vây vàng qua 2 đợt ương trong bể xi măng 27
Bảng 3.6: Hệ số phân đàn về chiều dài của cá chim vây vàng qua hai đợt ương trong bể xi măng. 28
Bảng 3.7: Tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá chim vây vàng ương trong bể xi măng ở 2 đợt ương. 28
Bảng 3.8: Lượng thức ăn cá sử dụng và hệ số thức ăn ở các nghiệm thức 30
Bảng 3.9 :Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá chim vây vàng ở các nghiệm thức (mm/ngày) 32
Bảng 3.10: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá chim vây vàng ương ở các nghiệm thức (g/ngày). 33
Bảng 3.11: Hệ số phân đàn về chiều dài của cá chim vây vàng ở các nghiệm thức sau 4 tuần thí nghiệm: CVL(%). 35
Bảng 3.12: Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng ở nghiệm thức qua 4 tuần thí nghiệm 36
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) 7
Hình 1.2: Bản đồ phân bố cá chim vây vàng trên thế giới (phần chấm đỏ là khu vực cá phân bố) 8
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 14
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng từ cá hương lên cá giống. 15
Hình 3.1: Mặt cắt bể xi măng ương cá giống 20
Hình 3.2: Khu nuôi sinh khối tảo 21
Hình 3.3: Bể ương giống cá chim 21
Hình 3.4: Sơ đồ bố trí xô thí nghiệm 21
Hình 3.5: Thức ăn cá tạp 21
Hình 3.6: Sinh trưởng tương đối về chiều dài (%/ngày) của cá chim vây vàng ở các loại thức ăn khác nhau 31
Hình 3.7: Sinh trưởng tương đối về khối lượng (%/ngày) của cá chim vây vàng ở các loại thức ăn khác nhau 32
Hình 3.8: Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài (mm/ngày) của cá chim vây vàng ở các loại thức ăn khác nhau 33
Hình 3.9: Sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày) của cá chim vây vàng ở các loại thức ăn khác nhau 34
Hình 3.10: Cá chim 40 ngày tuổi 38
Hình 3.11: Cá chim 50 ngày tuổi 38
Hình 3.12: Cá chim 60 ngày tuổi 38
Hình 3.13: Cá dị hình (thắt lưng) 38
Hình 3.14: Cá dị hình (hở mang) 38
Hình 3.15: Đếm cá khi thu hoạch 38
Hình 3.16: Đóng cá vào bao nilon 38
Hình 3.17: Bơm oxy để vận chuyển cá 38
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới nghề nuôi cá biển đã được phát triển từ 30 năm nay và ngày càng trở thành một ngành sản xuất kinh doanh quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của nhiều quốc gia có biển. Trong 10 năm gần đây xuất khẩu các loài cá biển nuôi như: cá song, cá giò, cá cam, cá măng, cá bơn, cá ngừ, vv…đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Hồng Kông, Úc, Na Uy…
Theo báo cáo của Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) sản lượng cá biển nuôi năm 1997 của Indonesia đạt 831,485 tấn, Philippin đạt 282,119 tấn, Malaysia đạt 11,757 tấn.
Na Uy là nước nhập khẩu công nghệ nuôi cá biển của Nhật Bản từ năm 1986, nhưng năm 1997 sản lượng cá biển nuôi đạt 600 nghìn tấn đứng đầu thế giới về năng suất và sản lượng.
Trong năm 1975 sản lượng NTTS trên thế giới chỉ đạt 9 triệu tấn, chiếm khoảng 10 % tổng sản lượng thủy sản (88 triệu tấn), nhưng trong năm 1995 sản lượng NTTS thế giới đạt 31 triệu tấn, chiếm 25 % tổng sản lượng thủy sản, 124 triệu tấn.
Trung Quốc mới phát triển nuôi cá khoảng 10 năm gần đây nhưng đã đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu và sản xuất. Đến cuối năm 1997 Trung Quốc đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống của nhiều loài cá biển. Giống cá biển từ các trại sản xuất nhân tạo đã được đưa vào nuôi trên 3 triệu lồng, sản lượng năm 1997 đạt hàng chục ngàn tấn.
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nuôi biển nói chung và nuôi cá nói riêng. Do đặc điểm: Bờ biển dài 3.260 km, với nhiều eo, vũng vịnh kín gió, nhiều đầm phá rộng lớn là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển NTTS, đặc biệt là nuôi biển, trong đó nuôi cá biển ngày càng được chú trọng. Một số loài cá có giá trị kinh tế đã và đang được nuôi hiện nay như: cá mú (Epinephelus spp), cá giò (Rachycentron canadum), cá chẽm (Lates calcariper), cá cam (Seriola spp), cá hồng (Lutijanus erythropterus)…Tuy nhiên nguồn giống chủ yếu thu từ tự nhiên và nhập ngoại, số lượng và chất lượng không ổn định. Tính bền vững của việc cung cấp giống trong sự phát triển dài hạn sẽ trở ngại lớn đối với nghề nuôi cá biển.
Đã từ lâu người dân Duyên hải Bắc Bộ truyền miệng rằng “chim, thu, nhụ, đé”. Đến nay cá chim vẫn được xếp đứng đầu trong hàng tứ quý về cá biển. Vì thịt cá thơm ngon hấp dẫn, hàm lượng dinh dưỡng cao, rất được ưa chuộng.
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) là loài phân bố tương đối rộng ở vùng biển nhiệt đới, Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, miền Nam Trung Quốc. Nước ta cá phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ. Cá có kích cỡ thương mại 0,8 -1 kg/con, giá trị kinh tế cao với giá bán 100.000 VNĐ/kg, thị trường xuất khẩu: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Singapore. Đây là một đối tượng mới, chưa được nghiên cứu nhiều và bắt đầu được nuôi ở Việt Nam.
Song song với việc bảo tồn các loài cá quý ở vùng biển nước ta, còn góp phần thực hiện chủ trương của nhà nước về đa dạng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế. Nhằm thúc đẩy nghề nuôi cá lồng biển ở Việt Nam phát triển trong những năm tới.
Được sự phân công và cho phép của Bộ môn Hải sản, Khoa NTTS, Trường ĐH Nha Trang, em thực hiện đề tài “Tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại Trại Thực nghiệm sản xuất Hải sản - Vĩnh Hòa - Nha Trang”.
Mục tiêu của đề tài: Nhằm tìm hiểu quy trình ương giống cá chim vây vàng, góp phần hoàn thiện công nghệ sản xuất giống nhân tạo. Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài triển khai với các nội dung sau:
Tìm hiểu hệ thống bể ương và vệ sinh bể.
Thả giống và mật độ ương.
Các biện pháp kỹ thuật quản lý và chăn sóc.
Theo dõi tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và thu hoạch.
Đề tài được hoàn thành với sự cố gắng và nỗ lực của em, tuy nhiên do thời gian có hạn, điều kiện trại thực tập còn thiếu, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Nha Trang, tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hà
PHẦN I. TỔNG QUAN
Tình hình nuôi cá biển trên thế giới.
Nghề nuôi biển trên thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 70, đối tượng nuôi chủ yếu là cá hồi, cá cam, cá mú, cá chẽm… .Hầu hết các đối tượng trên đã sản xuất được con giống nhân tạo, còn nhiều đối tượng vẫn chưa sản xuất được con giống nên vẫn dựa vào nguồn giống khai thác từ tự nhiên. Lĩnh vực này đang phát triển mạnh, trên thế giới chia thành 4 khu vực có nghề nuôi cá biển phát triển mạnh nhất hiện nay; Tây Bắc Âu, Địa Trung Hải, Đông Á, Đông Nam Á [7].
1.1.1 Khu vực Tây Bắc Âu.
Đây là khu vực đứng đầu thế giới về nuôi cá biển xuất khẩu cả về sản lượng, trình độ khoa học công nghệ, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Đặc điểm nổi bật của nghề nuôi cá biển ở Tây Bắc Âu là chọn đúng đối tượng có nhu cầu cao và luôn tăng lên không chỉ ở châu Âu mà còn trên phạm vi thế giới. Đó là cá hồi đại tây dương (Salmo salar). Kết quả to lớn của các nước như Na Uy, Anh, Pháp, Đa Mạch… thu được, đã cổ vũ nhiều quốc gia ở các khu vực khác học tập và phát triển có hiệu quả.
Năm 1981, sản lượng cá hồi ở Na Uy chỉ đạt 8.000 tấn. Năm 1998, chỉ tính riêng sản lượng cá hồi đại tây dương đã đạt 340.000 tấn (Hject, 2000). Sự thành công của nghề nuôi cá hồi công nghiệp ở Na Uy đã thúc đẩy nghề nuôi cá biển trên thế giới
Theo thống kê của FAO, giai đoạn từ năm 1988 - 1997 sản lượng cá nước mặn và lợ trên toàn thế giới hàng năm tăng trên 10 %. Năm 1997 sản lượng đạt 2 triệu tấn, trị giá 8 tỷ USD, trong đó sản lượng cá hồi đại dương chiếm ưu thế đạt 640.000 tấn (Hambrey, 2000).
1.1.2 Khu vực Địa Trung Hải.
Nghề nuôi cá vược xuất khẩu của Hy Lạp nhanh chóng thu được kết quả ngoài mong đợi, châm ngòi cho sự bùng nổ lĩnh vực này ra toàn khu vực ven Địa Trung Hải. Vốn có nghề nuôi hải sản nói chung và nuôi cá nói riêng kém phát triển, vùng Địa Trung Hải bỗng dưng trở thành khu vực sôi động nhất với mức tăng sản lượng cá nuôi nhanh nhất thế giới. Điều rất đặc biệt là nhiều quốc gia Hồi giáo Bắc Phi và Trung Đông, vốn không có truyền thống nuôi cá biển, cũng đang khẩn trương thực thi các dự án lớn về nuôi cá và kết quả thu được cũng đáng bất ngờ (72 nghìn tấn, năm 1997).
Đến cuối thế kỷ XX, sản lượng cá vược nuôi ở đây sẽ đạt 100 nghìn tấn. Ngoài cá Vược là loài chủ lực, nhiều nước đã phát triển nuôi cá hồi, cá tầm gốc nga, cá ngừ vây xanh, cá chình và cá rô phi, nhưng chỉ chiếm 3 % sản lượng.
Dẫn đầu về nuôi cá biển ở khu vực này là Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Tây Ban Nha. Các quốc gia Hồi giáo như: Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Xiri…mãi tới năm 1994 - 1995 mới bắt đầu tiến hành nuôi cá biển, nhưng chỉ sau 2 năm đã đạt sản lượng vài nghìn tấn cá vược/mỗi nước.
1.1.3 Khu vực Nam Mỹ.
Nghề cá Nam Mỹ nổi tiếng từ lâu với các quốc gia khai thác Hải sản hàng đầu thế giới như: Pêru, Chilê, Argentina…gần đây, phong trào nuôi hải sản phát triển rất nhanh với các nước mới như Equado, đứng thứ 2 thế giới về nuôi tôm xuất khẩu. Đặc biệt Chilê, chỉ sau một thời gian ngắn đã trở thành quốc gia nuôi cá biển xuất khẩu hàng đầu Tây Bán Cầu và đứng thứ 2 thế giới.
Vì mục tiêu là xuất khẩu nên các sản phẩm cá hồi nuôi của Chilê khá đa dạng và đạt tiêu chuẩn rất cao. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Chilê là cá Hồi ướp đông nguyên con, chiếm 70 % khối lượng, cá hồi tươi chỉ chiếm 25 %, 5 % là cá hồi đóng hộp. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản (60 %), tiếp theo là Mỹ (30 %), còn lại là các thị trường Châu Á. Xuất khẩu cá hồi nuôi của Chilê nhanh chóng trở thành lĩnh vực thu ngoại tệ lớn. Năm 1995, xuất khẩu 77 nghìn tấn, đạt 320 triệu USD, bằng gần một nửa giá trị xuất khẩu 1,06 triệu tấn bột cá (660 triệu USD). Năm 1997, giá trị xuất khẩu cá hồi đạt 700 triệu USD, vượt xa giá trị xuất khẩu bột cá. Mục tiêu phấn đấu của họ là đạt 300 nghìn tấn vào cuối thế kỷ XX, để sau đó không chỉ đuổi kịp mà còn vượt Na Uy. Mức 1 tỷ USD xuất khẩu cá biển nuôi của họ dần trở thành hiện thực.
1.1.4 Khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Đây là khu vực có nghề nuôi cá biển sớm nhất và cho sản lượng lớn nhất (ước tính khoảng 1 triệu tấn/năm). Các loài cá mú, cá hồng, cá giò, cá chẽm, cá măng, cá tráp là những đối tượng nuôi phổ biến ở Thái Lan, Malaysia, Philippine, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam.
Từ những năm 50 Trung Quốc và Đài Loan đã tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá biển. Loài đầu tiên là cá đối, cá bơn, cá tráp đỏ. Từ những năm 80 đến giữa những năm 90 họ đã cho sinh sản nhân tạo thành công trên 40 loài cá biển, trong đó có 20 loài đã đạt trình độ sản xuất hàng loạt cung cấp con giống cho nuôi thương phẩm. Hiện nay, một số nước trên thế giới có nền công nghiệp nuôi cá biển phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, Na Uy đạt năng suất và sản lượng nuôi rất lớn.
Để hạn chế những tác động bất lợi của môi trường từ việc mở rộng diện tích các hình thức nuôi trong ao, Đài Loan đã tập trung phát triển nuôi cá lồng trên biển. Năm 2000, có khoảng 15.000 lồng với các kích cỡ khác nhau được đặt ở ven biển và ngoài khơi, trong đó trên 80 % lồng để nuôi cá giò (Rachycentron canadum). Ngoài ra, một số loài nuôi chính là cá mú chấm cam, cá hồng, cá tráp đỏ, cá chim vây vàng. Năm 1990, sản lượng chỉ đạt 103 tấn, năm 1997 sản lượng tăng gấp 7 lần, đạt 873 tấn và đến năm 1998 tăng gấp 3 lần, đạt 2.673 tấn, trong đó cá giò chiếm ½ tổng sản lượng với trị giá từ 5 - 6 USD/kg, nghề nuôi cá giò ở Đài Loan đang có triển vọng lớn và là nguồn thu ngoại tệ chính (M. S. SU và ctv, 2000).
Thái Lan có nghề nuôi cá biển đã phát triển hơn 2 thập kỷ qua, sản lượng tăng và ổn định. Đối tượng chính là cá chẽm và cá mú. Sản lượng cá chẽm và cá mú năm 1996 là 2.998 tấn và 723 tấn.
Ngoài ra, Australia có lịch sử nghề nuôi cá biển trên 2 thập kỷ qua và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đối tượng nuôi chính là cá hồi đại dương và cá ngừ vây xanh sản lượng 12.000 tấn, đạt khoảng 150 triệu USD hàng năm. Ngoài ra một số loài cá hồi, cá hồng, cá tráp đen cũng đang được nuôi lồng trên biển với sản lượng đạt 11,8 tấn năm 1998 (Gooley và ctv, 2000). Với tốc độ phát triển hiện nay, dự kiến đến năm 2010 Australia có thể đạt 2,5 tỷ USD từ nghề nuôi cá công nghiệp, trong đó nghề nuôi cá hồi chiếm 1 tỷ USD và cá ngừ chiếm hơn 300 triệu USD (Husey, 1999).
Tầm quan trọng và tình hình nghiên cứu nghề nuôi cá biển ở Việt Nam.
Nghề nuôi cá biển ở nước ta còn mới, nhưng tương lai không xa sẽ phát triển mạnh. Nghề nuôi lồng trên biển ở Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển vào những năm 90 của thế kỷ XX. Những đối tượng chủ yếu là: tôm hùm, cá mú, cá chẽm, cá cam, cá giò, cá măng biển, cá hồng, cá chình, cá chẽm mõm nhọn, cá ngựa, trai ngọc và các loài cá cảnh (L.A.Tuan,1998). Những khu vực nuôi chủ yếu là vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, dọc theo bờ biển miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ.
Năm 1994, viện Hải Dương Học đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống thành công 2 loài cá ngựa: cá ngựa đen và cá ngựa ba chấm. Sau 8 tháng ương nuôi có thể đạt chiều dài 132 – 156 mm, tương ứng với khối lượng 12 - 15 g/con (Trương Sỹ Kỳ, 2000).
Năm 1994 - 1995, Viện nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng đã nghiên cứu sản xuất thành công giống cá mú mỡ, cá mú đen tại vịnh Hạ Long. Kết quả sau 3 tháng ương nuôi đạt chiều dài 13 cm tương ứng với khối lượng 50 g. Năm 2001 Viện nghiên cứu NTTS I đã nghiên cứu cho sinh sản thành công loài cá giò (Rachycentron canadum).
Năm 2000 - 2004, Khoa NTTS, Trường ĐH Thủy Sản (nay là ĐH Nha Trang) đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm thành công 2 loài cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) và cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigensisi Cuvier & Valencienes, 1828). Năm 2008, Nguyễn Địch Thanh (Khoa NTTS - Trường ĐH Nha Trang) đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương giống cá hồng bạc thành công nhưng số lượng chưa nhiều.
Những dữ liệu trên cho thấy, nghiên cứu sản xuất giống cá biển ở nước ta khá nhiều, nhưng chưa được ứng dụng vào sản xuất trên quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi. Tuy nhiên, đó là tiền đề cho sự phát triển nghề nuôi cá biển ở Việt Nam trong những năm tới. Để có thể đưa nghề nuôi cá biển trở thành nghành kinh tế mũi nhọn, cần tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề như: con giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, môi trường, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống nhân tạo.
Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sản xuất giống cá chim vây vàng.
1.3.1 Hệ thống phân loại.
Nghành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidae
Giống: Trachinotus
Loài: Trachinotus blochii Lacepede, 1801
Tên tiếng việt: cá chim vây vàng, cá sòng mũi hếch, cá chim trứng [2].
Tên tiếng anh: Snub - noes pompano [13].
Đặc điểm hình thái.
Cơ thể hơi tròn, cao và bề bên dẹp chính giữa lưng hình vòng cung. Trên đường bên vẩy sắp xếp khoảng 135 - 136 cái, chiều dài so với chiều cao 1,6 - 1,7 lần, so với chiều cao đầu 3,5 - 4 lần, cuống đuôi ngắn và dẹp. Đầu nhỏ, chiều cao đầu lớn hơn chiều dài, môi tù về phía trước. Lỗ mũi mỗi bên 2 cái gần nhau, lỗ mũi trước nhỏ hình tròn, lỗ mũi sau to hình bầu dục.
Hình 1.1: Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii)
Miệng nhỏ xiên, xương hàm trên lồi, hàm trên và dưới có răng nhỏ hình lông, răng phía sau dần thoái hóa, lưỡi không có răng. Rìa phía trước xương nắp mang hình cung tương đối to, rìa sau cong. Bộ phận đầu không có vảy, cơ thể có nhiều vẩy tròn nhỏ dính dưới da. Vây lưng thứ 2 và vây hậu môn có vẩy phía trước đường bên hình cung cong tròn tương đối lớn, trên đường bên vảy không có gờ, vây lưng thứ một hướng về phía trước, gai bằng và có 5 - 6 gai ngắn. Cá giống giữa các gai có màng liền nhau, cá trưởng thành màng thoái hóa thành những gai tách rời nhau. Vây lưng thứ 2 có 1 gai và 19 - 20 tia vây, phần trước của vây kéo dài hình như lưỡi liềm. Vây hậu môn có 1 gai và 17 - 18 tia vây, phía trước có 2 gai ngắn, cũng có dạng hình lưỡi liềm. Còn vây ngực tương đối ngắn, vây đuôi hình trăng lưỡi liềm. Ruột uốn cong 3 lần (chiều dài ruột/chiều dài cá = 0,8). Lưng màu tro bạc, bụng màu ánh bạc, mình không có vân đen, vây lưng màu ánh bạc vàng, rìa vây màu tro đen, vây hậu môn màu ánh bạc vàng, vây đuôi màu tro [6].
1.3.3 Đặc điểm phân bố.
Về địa lý: Theo Borut Forlan (2004) cá chim vây vàng sống ở vùng biển hở và được tìm thấy ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. Ở châu Á, cá chim vây vàng phân bố ở miền Nam Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc (Hoàng Hải, Đông Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam), Đài Loan. Ở Việt Nam, cá chim vây vàng được tìm thấy trên vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ [2].
Hình 1.2: Bản đồ phân bố cá chim vây vàng trên thế giới
(phần chấm đỏ là khu vực cá phân bố)
Về sinh thái: Cá chim vây vàng là loài cá nước ấm, có tập tính di cư, sống ở tầng giữa và tầng mặt. Ở giai đoạn cá giống hàng năm sau mùa đông cá thường tập trung thành đàn sống ở vũng vịnh, cửa sông. Cá trưởng thành sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ 22 – 28 0C, là loài rộng muối 3 - 33 ppt. Dưới 20 ppt cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao tốc độ sinh trưởng chậm lại. Nhu cầu hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 2,5 mg/L. Theo Potonetal (1989) cá trưởng thành sống ở vùng cát hoặc gần vùng rạn san hô, độ sâu ít nhất 7 m. Ngoài ra cá giống thường thấy sống ở vùng cát hoặc gần vùng đất cát sét (Borut Forlan, 2004).
1.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng.
Là loài cá ăn tạp, thiên về động vật, cá có thể kiếm thức ăn ở trong cát, cá trưởng thành có thể bắt những động vật vỏ cứng như: ngao, cua, ốc. Giai đoạn cá giống thức ăn là động vật phù du và động vật đáy, chủ yếu là luân trùng, nauplius của Artemia. Cá con ăn tôm cá nhỏ, hai mảnh vỏ nhỏ. Thức ăn chính của cá trưởng thành là các loại tôm cá nhỏ.Trong điều kiện ương nuôi cá dài 2 cm thức ăn là cá tạp xay nhỏ, tôm tép băm nhỏ, thức ăn tổng hợp [14]. Cá trưởng thành ăn tôm nhỏ và thức ăn công nghiệp hoặc hoàn toàn thức ăn công nghiệp trong nuôi thương phẩm [6].Trong điều kiện môi trường nước bình thường cá chim vây vàng có cường độ bắt mồi thay đổi theo nhiệt độ nước (Lâm Cẩm Tôn, 1995). Những động vật thân mềm sống ở cát và các loài động vật không xương sống khác là thức ăn tự nhiên chính của loài này (Bianchi. G, 1985).
Theo Nur. Muflich Juniyanto, Syamsul Akbat and Zakimin (2008), thức ăn cho các giai đoạn được sử dụng như sau: Giai đoạn nuôi vỗ cá bố mẹ được cho ăn cá tạp, hỗn hợp thức ăn viên, vitamin E và vitamin tổng hợp. Khẩu phần cho ăn 3 - 5 % khối lượng thân. Ấu trùng được cho ăn thức ăn tươi sống (luân trùng, nauplius -Artemia) và thức ăn tổng hợp. Luân trùng được cho cá ăn vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 14, mật độ từ 5 - 15 con/mL, cho ăn ngày 3 lần (sáng, trưa, chiều). Từ ngày thứ 10 thức ăn viên được bổ sung vào cùng với luân trùng, cỡ hạt 200 – 300 µm. Nauplius - Artemia được đưa vào ngày thứ 14 với mật độ 0,25 con/mL. Đến ngày thứ 15 dừng cho cá ăn luân trùng và lượng thức ăn viên được tăng dần (1 – 2h/lần). Ngày 18 lượng Artemia cũng phải được tăng lên 0,5 con/mL và dừng cho ăn ở ngày 22. Cá giống sử dụng thức ăn viên kích cỡ hạt phụ thuộc vào cỡ miệng của cá. Tổng lượng thức ăn viên được sử dụng trong 1 ngày là 1 kg/4,2 vạn cá, đặc biệt là ngày thứ 30 [17].
1.3.5 Đặc điểm sinh trưởng.
Cá chim vây vàng có kích thước tương đối lớn, kích thước có thể đạt 45 - 60 cm. Cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi bình thường 1 năm đạt 0,5 - 1 kg/con. Từ năm thứ 2 trở đi mỗi năm khối lượng tăng tuyệt đối là 1 kg.
Theo Trương Bang Kiệt (2001): Thử nghiệm ương nuôi cá giống, thời kỳ đầu cá sinh trưởng chậm cá dài 2,6 cm với khối lượng 0,52 g. Qua 192 ngày nuôi cá dài 9,9 cm đạt khối lượng 20,53 g. Bình quân ngày khối lượng tăng 0,6 g và hệ số sinh trưởng trung bình ngày 1,04 % [6]. Trong điều kiện nhân tạo cá 1 ngày tuổi có chiều dài 0,2 cm, sau 30 - 35 ngày ương đạt chiều dài 3,4 cm [17].
1.3.6 Đặc điểm sinh sản.
Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá chim vây vàng ở vùng địa lý khác nhau là khác nhau. Ví dụ ở Trung Quốc từ tháng 4 - 9, trong khi tại Đài Loan lại có thể cho cá sinh sản nhân tạo từ tháng 3 - 10 [2]. Qúa trình sinh sản của cá chim vây vàng không tuân theo chu kỳ trăng hàng tháng như nhiều loài cá biển khác [17].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp Kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng trong bể xi măng.doc