NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ - Nguyễn Tuân
A. Phần chung cho các đề (Các bạn khi làm câu 5 điểm kiểu gì cũng phải làm phần này – nên đưa vào đầu thân bài 0,5đ)
- “Nguyễn Tuân” (1910-1987) quê ở làng Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân , Hà Nội. Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là người tính tình phóng khoáng và giàu lòng yêu nước.
-Nguyễn Tuân cầm bút từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Ông để lại một sự nghiệp văn học vô cùng phong phú, độc dáo và đầy tài hoa. Với những đóng góp lớn cho văn học nghệ thuật, năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.
“Người lái đò Sông Đà” là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của nhà văn, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Đây là một trong số 15 tuỳ bút của Nguyễn Tuân in trong tập Sông Đà xuất bản năm 1960.
Lần xuất bản đầu tiên, bài này có tên là Sông Đà, năm 1982 khi cho in lại trong tập 2 bộ Tuyển tập Nguyễn Tuân, tác giả có sửa đổi tên thành “Người lái đò sông Đà”
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4059 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ tài liệu ôn thi Văn tốt nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xác, Nguyễn Tuân đã dựng lên hình tượng người lái đò hết sức độc đáo: a. Tuổi tác và công việc : Người lái đò là ông già 70 tuổi, giành phần lớn đời mình cho nghề lái đò. b. Ngoại hình: - “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vời vợi như mong một cái bến xa xăm nào đó trong sương mù ->. Những từ láy gợi hình, gợi cảm, những hình ảnh so sánh ví von độc đáo, gắn với những hình ảnh của nghề sông nước, gợi ông lái đò gân guốc, khỏe mạnh, lanh lẹ. - Thân thể ông mang đậm dấu ấn của nghề nghiệp, chứng tỏ ông là một con người yêu nghề, gắn bó với nghề. c. Một người lao động trí dũng, một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật leo ghềnh vượt thác: - Hoàn cảnh sống của người lái đò, chính là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống từ tay nó về tay mình. Hàng ngày, người lái đò phải đối đầu với các kẻ thù trên sông nước như: vách đá, những cái hút nước, thác nước, đá sông … chúng bày thạch trận như một la bàn khổng lồ, một trận đồ thiên la địa võng để thách đố và khủng bố tinh thần những người chiến sĩ làm nghề sông nước. - Đây là một con người từng trải, hiểu biết thành thạo nghề lái đò và đã đạt đến trình độ “lấy mắt và nhớ tỉ mỉ những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở”.
- Trí nhớ tuyệt vời của ông lái đò về con sông Đà thật đáng khâm phục, ông thuộc lòng con sông Đà như thuộc một thiên trường ca, thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. - Người lái đò hiểu biết sâu sắc đối tượng, nắm vững qua luật biến đổi “tính tình phức tạp” của sông Đà. + Ông biết bọn đá mai phục và bày thạch trận trên sông: nào là đá, đá tảng chia ba hàng tiền vệ, có hai hòn canh cửa như là để dụ đối phương. Nào là những boong ke chìm ở tuyến hai, pháo đài nổi ở tuyến ba. Nào là chiến thuật đánh “khuýp quặt vu hồi”, nào là quyết tâm chiến lược “phải tiêu diệt thuyền trưởng và thủy thủ ngay ở chân thác”. => Ông lái đồ hiểu đối phương đông đặc, ranh ma, một con thuyền đơn độc thì quá mỏng manh, nhỏ bé, thật mạo hiểm, ở vào cái thế thập tử nhất sinh, ngàn cân treo sợi tóc. + Với lòng quả cảm, niềm tin vào bản thân, người lái đò như một viên tướng xung trận, oai phong, tỉnh táo ứng phó linh hoạt ở ba vòng thạch trận để giành phần thắng. * Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền”… Ông lái đò đã bị thương nhưng cố ném, “hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái”, “mặt méo bệch” nhưng “tiếng chỉ huy vẫn ngắn gọn, tỉnh táo” ->Đây là cuộc tỉ thí giữa hai đô vật quá chênh lệch về sức lực và thế võ, người lái đò chiến thắng ở sự bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm quyết tâm cao. * Trùng vi thạch trận thứ II: Vì nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá và thuộc quy luật phục kích của lũ đá (sông Đà tăng nhiều cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn) nên người lái đò thay đổi chiến thuật: “cưỡi lên thác sông Đà như cưỡi hổ”, chỗ “rảo bơi”, chỗ “đè sấn”, chỗ “chặt đôi ra” để mở đường tiến -> Hàng loạt những động từ cho ta thấy người lái đò thông minh, chủ động, đầy kinh nghiệm, lấn lướt con sông Đà. * Trùng vi thạch trận thứ III: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa. Người lái đò phóng thẳng thuyền chọc thẳng cửa giữa, vút, vút thuyền như mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước -> Biện pháp nghệ thuật so sánh nhằm thể hiện trình độ lái đò đạt đến sự tài hoa nghệ thuật, người lái đò táo bạo, quyết liệt, lái đò nhanh và chính xác như tên bay khỏi nỏ cắm trúng đích đến.+ Ung dung, khiêm tốn: vượt qua ba vòng thạch trận đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng sau đó chẳng ai bàn lời nào về những chiến thắng vừa qua mà họ chỉ nói về cá anh vũ, cá dầm xanh, … -> Họ thật khiêm nhường, cái phi thường đã trở thành cái bình thường, chất chiến sĩ hòa vào phong thái tài hoa, nghệ sĩ. III. Kết bài: - Tác phẩm mang đậm phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân, ngôn ngữ phong phú, kiến thức uyên bác, cảm hướng trước những cảnh tượng gây cảm giác mãnh liệt, yêu những con người lao động bình thường nhưng mang đậm chất tài hoa, tài tử … - Hình ảnh người lái đò trong thiên tùy bút này không chỉ mang dáng dấp của một cá nhân cụ thể mà còn là hình ảnh nhân dân trong thời kỳ mới - thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Với “ Người lái đò sông Đà” nhà nghệ sĩ Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc “chất vàng mười” trong nhân cách con người
Người lái đò sông Đàchính là khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi huy hoàng trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ . Đấy chính là những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhâ dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung.
3. Nghệ thuật: (Phần chung cho các đề (Các bạn khi làm câu 5 điểm kiểu gì cũng phải làm phần này – nên đưa vào đầu thân bài 0,5đ)- Đặc điểm nổi bật của tuỳ bút Nguyễn Tuân là uyên bác và tài hoa.Ông vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí, hội hoạ, điện ảnh, quân sự thể thao...Ông luôn có cảm hứng đặc biệt trước những hiện tượng phi thường , gây cảm giác mạnh, say mê khá phá và thưởng thức cái đẹp.- Nhà văn dùng các biện pháp nhân hoá, so sánh, biến hoá trong cách đặt câu, dùng từ là cho ngôn ngữ trong tác phẩm vừa có giá trị tạo hình vừa gợi cảm phong phú.
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường
ĐỀ : Phân tích tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" Nếu con sông Đà phải cảm ơn Nguyễn Tuân vì nhờ nhà văn mà nó mới được ghi tên trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại như một đối tượng thẩm mĩ, thì giống vậy, dòng sông Hương cũng phải cảm ơn nhà viết ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Có thể nói hai con sông ấy chảy trong lịch sử hai vùng đất nước đã được hai nhà văn bắt mạch khơi dòng cho chúng chảy tiếp, uốn lượn bồng bềnh trôi trong miền đất văn chương đầy chất thơ, chất họa, chất nhạc... để rồi mãi tha thiết chảy trong tâm thức bạn đọc.Đúng là chúng ta sẽ thiếu sót với xứ Huế, với học sinh nếu không đưa Ai đã đặt tên cho dòng sông? vào chương trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Bởi đây là một bút ký đặc sắc mà qua đó học sinh sẽ vừa được làm quen với một thể loại văn học, vừa được biết đến một phong cách bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường tinh tế tài hoa kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và tính trữ tình, chất nghị luận sắc sảo và sự hiểu biết uyên bác được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, địa lý, lịch sử, hội hoạ, âm nhạc, thơ ca… Đoạn trích trong sách Ngữ văn 12 là đoạn miêu tả từ bắt đầu nơi rừng già, dòng sông xuôi về miền đất Châu Hoá, uốn mình qua kinh thành Huế rồi đi về với biển cả.
A.Kiến thức cơ bản:I. Tác giả:Hoàng Phủ Ngọc Tường- Tiểu sử: + Sinh 1937 tại TP. Huế+ Quê gốc ở Quảng trị, sống, học tập và hoạt động cách mạng ở Huế -> cuộc đời tác giả gắn liền với Huế nên tình cảm, tâm hồn thấm đẫm nền văn hoá của mảnh đất này.- Sự nghiệp văn học:+ Phong cách nghệ thuật:* Là cây bút uyên bác, giàu chất trí tuệ.* Tài hoa, trí tưởng tượng phong phú lãng mạn đậm chất thơ.* Lối viết hướng nội, xúc tích, có chiều sâu văn hoá, cảm hứng nhân văn.+ Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu văn Lâu(1971), Rất nhiều ánh lửa(1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông?(1986)...II. Tác phẩm 1- Hoàn cảnh ra đời:Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? viết năm 1981, in trong tập sách cùng tên .Bài bút kí có ba phần, đoạn trích nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm.2 Nội dung:1. Sông Hương vùng thượng nguồn -Khi qua dãy Trường Sơn hùng vĩ, Sông Hương tựa như “một bản tình ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội: khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc “mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “ cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu”, lúc “dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.- Bằng biện pháp nhân hoá sông Hương hiện ra tựa như “cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại” với một “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”, dòng sông như một con người mà phần tâm hồn sâu thẳm của nó đã đóng kín lại ở của rừng.à: sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính.2.sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế:- Trước khi trở thành người tình dịu dàng và chung thuỷ của đất cố đô, sông Hương đã trải qua một hành trình đầy gian truân và nhiều thử thách. Trong cái nhìn tinh tế và lãng mạn của tác giả, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích.-Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ nét tài hoa và lịch lãm trong lối hành văn của tác giả. Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại, sông Hương là “ cô gái đẹp ngủ mơ màng”; nhưng ngay sau khi ra khỏi vùng núi, thì cũng như nàng tiên được đánh thức, sông Hương bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát tuổi thanh xuân trong sự “chuyển dòng liên tục ”, rồi “vòng những khúc quanh đột ngột”, “’ vẽ một hình cung thật tròn”, “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, rồi “vượt qua”, “đi giữa âm vang ”, “trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”...Vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, sông Hương có lúc “mềm như tấm lụa” khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo; có khi ánh lên “ những phản quan nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng , chiều tím” lúc qua những dãy đồi núi phía Tây nam thành phố và mang “vẻ đẹp trầm mặc” khi qua bao lăng tẩm, đền đài mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong những rừng thông u tịch cho đến lúc bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi gặp “ tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà ”...Hai bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa đã làm nổi bật một sông Hương đẹp bởi phối cảnh kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế phong phú mà hài hoà.* Nhận xét: Sông Hương qua cái nhìn đầy lãng mạn của HPNT như 1 cô gái dịu dàng mơ mộng đang khao khát đi tìm thành phố tình yêu theo tiếng gọi vang vọng từ trái tim. Với NT so sánh cân đối, hài hoà đậm chất thơ, với sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng, nhà văn đã khắc hoạ được vẻ đẹp dòng sông huyền ảo, lung linh sắc màu, người đọc đặc biệt ấn tượng về vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của Sông Hương gắn với thành quán lăng tẩm của vua chúa thủa trước3. Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế:Như đã tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu, sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”, dòng sông “ kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây nam- đông bắc”, rồi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến” khiến “dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “ vâng”không nói ra của tình yêu ”.Nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quí của mình , sông Hương cũng giống như sông Xen của Pa -ri, sông Đa- nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Lê-nin-grát ...nhưng trong cách biểu đạt tài hoa của tác giả, sông Hương được cảm nhận dưới nhiều góc độ: nhìn bằng con mắt của hội hoạ, sông Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô; qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng trữ tình và , với cái nhìn say đắm của một trái tim đa tình, sông Hương là người tình dịu dàng và chung thuỷ.Điều này được diễn tả trong một phát hiện thú vị của tác giả: “Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa maù xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi như sực nhớ lại điều gì chưa kịp nói, nó đột nhột đổi dòng, rẽ ngoặc sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ ”. Cũng theo tác giả, khúc quan thật bất ngờ đó , tựa như một “ nỗi vương vấn”,và dường như còn có cả “một chút lẳnglơ kín đáo của tình yêu ”...
- Cuộc gặp gỡ giữa Sông Hương – Huế
HuếSông Hương
+ Cầu Tràng Tiền bằng vành trăng non in gần trên nền trời.à một trong những biểu tượng của Huế như mơ màng chờ đợi, như vẫy gọi dòng sông.+ Những lâu đài của đất cố đô soi bóng xuống dòng sông xanh biếc.+ Uốn 1 cánh cung rất nhẹ = 1 tiếng vang vọng nói ra của tgiả.à Vẻ e thẹn, ngượng ngùng khi gặp người trong mong đợi, sự thuận tình mà không nói ra.+ Các nhánh sông toả đi khắp thành phố như muốn ôm trọn Huế vào lòng.+ Sông Hương và Huế hoà vào làm 1, sông Hương làm nên vẻ mộng mơ của Huế, Huế làm nên vẻ đẹp trầm tư sâu lắng của Sông Hương.+ Sông Hương giảm hắn lưu tốc xuôi đi thực chậm… yên tĩnh, khát vọng được gắn bó, lưu lại mãi với mảnh đất nơi đây.Nhận xét: Cuộc gặp gỡ của Huế và Sông Hương được tác giả cảm nhận như cuộc hội ngộ của tình yêu. Sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường khám phá, phát hiện từ góc độ tâm trạng: Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn của tình yêu sau một hành trình dài trở nên vui tươi và mềm mại. Sông Hương qua nghệ thuật so sánh đầy mới lạ, bất ngờ trở nên có linh hồn, sự sống như một cô gái si tình đang say đắm trong tình yêu.- Tạm biệt Huế để ra đi
Sông HươngHuế
+ Rời khỏi kinh thành, Sông Hương ôm lấy đảo Cồn Huế, lưu luyến ra đi…+ Đột ngột rẽ ngoặt lại để gặp thành phố yêu dấu 1 lần cuối.+ Quanh năm mơ màng trong sương khói và biêng biếc màu xanh của tre trúc, vườn cau.+ Thị trấn bao quanh là nơi Huế dõi theo 10 dặm trường đình.Nhận xét: Sự lưu luyến, bịn rịn của đôi tình nhân trong chia biệt. Gợi liên tưởng đến mối tình Kim Trọng- Thuý Kiều. Sông Hương giống như nàng Kiều trong đêm tình tự với chàng Kim với nỗi vấn vương, lẳng lơ, kín đáo của tình yêu, như tấm lòng chung tình của người dân nơi Châu Hoá với quê hương xứ sở.4. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộcDòng S.Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang từ thuở còn là dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng, thuở nó mang tên là Linh Giang (dòng sông thiêng) trong sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, là “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại”, “nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ ” vào thế kỉ XVIII; “ nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa”, nó chứng kiến thời đại mới với Cách mạng tháng tám năm 1945 và bao chiến công rung chuyển qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc sau này... àSông Hương là dòng sông có bề dày lịch sử như một người con gái anh hùng, khi tổ quốc gọi nó tự biết hiến đời mình làm một chiến công. Sông Hương là dòng sông của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. à Sử thi mà trữ tình, bản hùng ca mà cũng là bản tình ca dịu dàng tươi mát. Đó là nét độc đáo của xứ Huế, của Sông Hương được tác giả khám phá và khắc hoạ từ góc độ lịch sử.- Dòng sông gắn với những phong tục, với vẻ đẹp tâm hồn của người dân xứ Huế5 .Sông Hương với thơ ca-vơí đời thường- Dòng sông âm nhạc: “ là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, là nơi sinh thành ra toàn bộ nền âm nhạc cổ điển của Huế, là cảm hứng để Nguyễn Du viết lên khúc đàn của nàng Kiều.- Dòng sông thi ca: một dòng sông thơ ca không lặp lại mình+ Là vẻ đẹp mơ màng “Dòng sông trắng lá cây xanh” trong thơ Tản Đà.+ Vẻ đẹp hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh” của Cao Bá Quát.+ Là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ bà Huyện Thanh Quan.+ Là sức mạnh phục sinh tâm hồn trong thơ Tố Hữu-> Sông Hương luôn đem đến nguồn cảm hứng mới mẻ, bất tận cho các thi nhân.+ Màn sương khói trên Sông Hương như màu áo điền lục, một sắc áo cưới của các cô dâu trẻ trong tiết sương giáng.+ Vẻ trầm mặc sâu lắng của sông Hương cũng như một nét riêng trong vẻ đẹp tâm hồn của người xứ Huế: “rất dịu dàng và rất trầm tư…”- Dòng sông đời thường:sau những biến cố lịch sử, “nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”.6. Ai đã đặt tên cho dòng sông?Bài kí mở đầu và kết luận bằng một câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”- Mang nghĩa hỏi: Chính nội dung bài kí là câu trả lời, một câu trả lời dài như một bài kí ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông có cái tên cũng rất đẹp và phù hợp với nó: Sông Hương.- Mang tính chất biểu cảm.+ Là cái cớ để nhà văn đi vào miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương gắn với mảnh đất cố đô cổ kính tươi đẹp.+ Thể hiện tình cảm ngỡ ngàng ngưỡng mộ thái độ trân trọng ngợi ca của tác giả với dòng sông Hương, thành phố Huế thân yêu. Vì quá yêu mà bật thành câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”7. Hình tượng nhân vật tôi trong tác phẩm- Một trí thức gắn bó và có tình yêu thiết tha đến say đắm đối với cảnh và người nơi xứ Huế.-Nhân vật đã huy động tổng hợp vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá, địa lí, lịch sử và văn chương để miêu tả và cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông-Nhân vật tôi nhìn dòng sông từ nhiều điểm nhìn khác nhau: thượng nguồn,trong thành phố Huế, ra ngoại vi thành phố; từ góc độ địa lí, văn hoá, lịch sử,...kết hợp, đan xen điểm nhìn không gian và thời gian...- Giọng điệu của nhân vật là giọng thủ thỉ, tâm tình, say đắm mà tỉnh táo, tự tin nhưng không áp đặt, sắc sảo mà giàu cảm xúc....III- TỔNG KẾT.
- Cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp của Huế, của tâm hốn người Huế qua sự quan sát sắc sảo của HPNT về dòng sông Hương-> HPNT xứng đáng là một thi sĩ của thiên nhiên, một cuốn từ điểm sống về Huế, một cây bút giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.- Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương đất nước.Thế cho nên có một cách tiếp cận tác phẩm là căn cứ vào hình tượng dòng sông để phân tích với các luận điểm: sông Hương - mãnh liệt nơi rừng già vùng thượng nguồn; sông Hương - êm đềm nơi đồng bằng và ngoại vi thành Huế; sông Hương - thơ mộng soi bóng kinh thành Huế; sông Hương - day dứt chia tay Huế để về với biển cả. Tôi xin giới thiệu một cách khác căn cứ vào chính cách tiếp cận từ nhiều góc độ của tác giả.
VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài
A.. Kiến thức cơ bảnI. Tác giả :- Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, người Hà Nội, sinh năm 1920. Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn. Có trên 100 tác phẩm. Trước cách mạng, nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau năm 1945, có “Truyện Tây Bắc”, “Mười năm”, “Miền Tây”, “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”, “Tự truyện”…- Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, chất tạo hình và chất thơ qua miêu tả và kể chuyện đầy thú vị. Là một nhà văn viết truyện về miền núi rất thành công.- Tô Hoài là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. II. Tác phẩm:1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ :-.Năm 1952, Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Với chuyến đi dài 8 tháng ấy, Tô Hoài đã sống cùng đồng bào các dân tộc : Mèo, Thái, Dao, Mường ở nhiều vùng ở đây. Chuyến đi ấy đã giúp ông hiểu rõ về cuộc sống và con người miền Núi đã để lại cho ông những kỉ niệm khó quên và tình cảm thắm thiết đối với đất nước và con người Tây Bắc.Truyện “Tây Bắc” là kết quả của chuyến đi đó, là tác phẩm văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp .Tác phẩm này được tặng giải I của hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.“Vợ Chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc được rút ra từ tập truyện “Tây Bắc”- Thông qua số phận của Mị và A Phủ, tác giả thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng con người và ngợi ca ý nghĩa nhân đạo của sự nghiệp giải phóng con người thoát khỏi tối tăm và áp bức.2.Nội dung cơ bản:a.Tác phẩm đã miêu tả được những thân phận nô lệ dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi (giá trị hiện thực): *) Thông qua cuộc đời nhân vật Mị :- Mị là nạn nhân của sự vùi dập về thể xác: (bị bóc lột sức lao động thậm tệ; bị đánh đập, bị trói và bỏ đói bất cứ lúc nào…) - Mị là nạn nhân của sự vùi dập về tinh thần : (căn buồng Mị ở tối tăm, chỉ thông ra thế giới bên ngoài qua một cửa sổ “lỗ vuông bằng bàn tay”; Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”…)*) Thông qua cuộc đời A Phủ : - Là chàng trai khỏe mạnh, giỏi giang, con gái trong làng nhiều người mê.- Vì không chịu được sự bất công cũng như thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử - con trai thống lý Pá Tra, A Phủ đã đánh A Sử. A Phủ bị bắt, phải vay nhà thống lý một trăm đồng bạc hoa xòe để nộp vạ cho làng và trở thành người ở trừ nợ.- Vì để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị thống lý Pá Tra trói đứng và bỏ đói đến gần chết. -> Thân phận con người không bằng con vật.b. Tác phẩm miêu tả sức sống tiềm tàng của người dân miền núi (giá trị nhân đạo):*) Qua nhân vật Mị :- Dù bị áp chế về cả thể xác và tinh thần, tâm hồn Mị vẫn không hoàn toàn giá lạnh. Bên trong cái dáng lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, Tô Hoài vẫn nhận ra một sức sống tiềm tàng trong con người Mị mà khi có đủ điều kiện nó sẽ vùng lên để tìm lại cuộc sống đích thực cho mình. - Sức sống của nhân vật Mị được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm:+ Trong lần định ăn nắm lá ngón tự tử : Mị định chết vì ý thức được cuộc sống tủi nhục, vô nghĩa của mình.+ Trong đêm tình mùa xuân : Điều kiện có tác dụng trực tiếp cho việc biểu hiện sức sống của Mị là không gian của đêm tình mùa xuân, hơi rượu và tiếng sáo. Sức sống của Mị thể hiện trong cảm xúc, trong sự hồi tưởng và hành động. Sức sống tiềm tàng thể hiện ngay cả khi bị trói.+ Trong đêm cởi trói cho A Phủ : Từ sự đồng cảm với A Phủ (khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ khi bị trói), Mị nhận ra gia đình thống lý Pá Tra độc ác thật, trói người cho đến chết và Mị đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ. - Kết quả của sức sống tiềm tàng: Mị cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn hỏi Hồng Ngài đến với cuộc sống tự do. *) Qua nhân vật A Phủ :- Nếu như trong phần đầu nhà văn chú ý miêu tả Mị thì ở phần sau, khi hai người chạy thoát khỏi Hồng Ngài và nên vợ nên chồng, nhà văn lại quan tâm miêu tả quá trình giác ngộ cách mạng của A Phủ nhiều hơn. - Thoát khỏi gông cùm của bọn phong kiến, A Phủ lại đối đầu với bọn thực dân. Dần dần, anh ý thức rõ hơn về mình và tội ác của thực dân Pháp. Từ căm thù thực dân, A Phủ đã đến với A Châu, đến với cách mạng bằng một tấm lòng thành thật, trong sáng...Và nhiều lúc chính anh là người nâng đỡ tinh thần cho Mị. - A Phủ dã khẳng định bản thân mình bằng chính hành động đấu tranh cách mạng.c. So sánh tính cách và số phận của Mỵ và A Phủ.*) Sự giống nhau:- Về tính cách: Cả hai đều là những người lao động, có những phẩm chất tốt đẹp, cả hai đều còn trẻ.- Về số phận:+ Cả hai đều là những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột và cuối cùng, kẻ thì thành con dâu gạt nợ, kẻ thì thành đứa ở gạt nợ cho nhà thống lý Pa Tra.+ Sau một thời gian bị vùi dập, cả hai đều an phận, chấp nhận cuộc sống tôi đòi. Nhưng cuối cùng, cả hai đều đi từ đấu tranh tự phát, tự giải phóng cho mình và cuối cùng đi đến đấu tranh tự giác.*) Sự khác nhau:- Về tính cách :+ Mị là cô gái có tâm hồn nhạy cảm (nhắc lại những vấn đề về sự hồi sinh trong tâm hồn cô trong đêm xuân và việc cởi trói cho A Phủ.)+ Phủ cứng cỏi, gan dạ, ngay thẳng (với A Phủ, tác giả chủ yếu miêu tả hành động hơn là biểu hiện nội tâm)- Về số phận.+ Mỵ tiêu biểu cho những người phụ nữ miền núi, thân phận thấp hơn cả con ngựa trong nhà thống lý+ A Phủ tiêu biểu cho người thanh niên nghèo miền núi, là công cụ lao động cho những kẻ bóc lột.d. Nghệ thuật :- Thành công tiêu biểu là đã miêu tả một cách logic quá trình phát triển nội tâm của nhân vật, đặc biệt là tính cách nhân vật Mị. - Là một cây bút có biệt tài trong việc tả cảnh vật, thiên nhiên. Thiên nhiên trong tác phẩm sống động, có hồn, khêu gợi, góp phần đắc lực cho việc biểu hiện nội tâm nhân vật.- Sử dụng thành thạo lời nửa trực tiếp, đó là lời kể của tác giả nhưng người đọc vẫn cảm nhận như chính lời của nhân vật đang tự bộc lộ “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”..., có nhiều chi tiết giàu chất thơ. 3. Kết luận:- Truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc : Phát hiện và ngợi ca sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người. Giá trị nhân đạo của “Vợ chồng A Phủ” gắn liền với đường lối cách mạng và chính sách dân tộc của Đảng : Giải phóng cho những người lao động bị áp bức bóc lột, đem đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn.- Qua hai nhân vật Mỵ và A Phủ, tác phẩm cho thấy : Xã hội phong kiến miền núi dù có tàn bạo đến đâu cũng không giam hãm được khát vọng sống của con người. B. CÂU HỎI THAM KHẢOPhân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài để thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.1. Phân tích nhân vật:-Mị trước khi làm dâu nhà thống lý: Cô gái người Mèo xinh đẹp, yêu đời, có tài thổi sáo, khao khát yêu và đã được yêu.- Mị, con dâu gạt nợ nhà thống lý: Người đàn bà sống nhẫn nhục trong tăm tối =>Danh nghĩa là con dâu song kì thực là nô lệ, Mị là nạn nhân của sự đầu độc, áp chế về tinh thần- Sức sống mãnh liệt của Mị:+ Lần 1: Mới bị bắt về làm dâu=> định tìm đến cái chết vì không chấp nhận sống nô lệ+ Lần 2: Trong đêm tình mùa xuân=> Mị muốn đi chơi+ Lần 3: Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, Mị đã cắt dây cởi trói và chạy theo A Phủ=> hành động bất ngờ, bột phát thể hiện tinh thần phản kháng và khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng.- Mị đến với cách mạng như là một tất yếu của quy luật có