Hoạt động tạo thềm của đáy biển, trôi lục địa hay kiến tạo mảng là biểu hiện của quá trình chuyển tải năng lượng dạng nhiệt từ lòng đất sâu lên bề mặt. Những cơn bão nhiệt đới, vòi rồng lũ lụt, hạn hán là sự chuyển tải nhiệt lượng bức xạ giữa khí quyển và thuỷ quyển. Các chu trình đó sẽ không chịu nằm trong tầm kiểm soát hay nắn chỉnh của con người. Con người khó có thể hy vọng loại trừ hay cắt đứt các mối liên kết hiệp lực tạo ra các tai biến của chúng. Tuy vậy, việc am hiểu các nguyên nhân chủ yếu thành tạo nên chúng cho phép con người tổ chức cuộc sống của mình một cách tối ưu để hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu do thiên nhiên gây ra. Đánh giá chính xác và kịp thời về mức độ tàn phá, thời điểm và địa bàn diễn ra của tai biến có thể nằm trong tầm tay các quốc gia có trình độ phát triển cao về khoa học và công nghệ như hiện nay, nhưng lại nằm ngoài khả năng của các nước thế giới thứ ba. Hoạt động của các nhân tố cấu thành thiên tai cần phải được giám sát chặt chẽ, phân tích tỉ mỉ, chính xác vào mọi lúc, ở mọi nơi để có thể đưa ra các bản dự báo kịp thời về khu vực có khả năng bị ảnh hưởng và mức độ tàn phá. Vì vậy, thiết lập một hệ thống quan trắc và đưa ra những lời cảnh báo thiên tai đúng lúc trên phạm vi toàn cầu là vô cùng cần thiết. Thiên tai dù có nguồn gốc từ khí quyển hay thạch quyển đều gây nên những thiệt hại to lớn về vật chất và sinh mạng cho loài người, đặc biệt là các đất nước ven bờ Thái Bình Dương, một đại dương chứa đầy hiểm hoạ.
3 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3654 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tai biến thiên nhiên trên thế giới, những mối đe dọa đối với cuộc sống con người trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC TAI BIẾN THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI
NHỮNG MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI TRÊN TRÁI ĐẤT
Trong các năm 70, 85 và 91 của thế kỉ trước những cơn bão giết người đã đổ bộ và bờ biển đất nước Bănglađet nghèo khổ cướp đi mạng sống của tổng cộng 75 000 người. Tuyết lở cùng lũ bùn gây nên bởi động đất cũng gieo chết chóc cho 50 000 người khác trong hai thảm hoạ tại Peru năm 1970 và Côlômbia năm 1985. Trận động đất kinh hoàng năm 1976 giết chết 400.000 người khác tại Tây Tạng Trung Quốc. Và ngay gần đây nhất, ngày 26 tháng 12 năm 2004, hàng loạt các con sóng thần hung dữ, hậu quả trực tiếp của trận động đất 8,9 độ Ríchte đã tràn vào dải bờ biển của một loạt các nước Nam Á như Inđônêxia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Bănglađet, Xrilanca, Manđivơ. Chưa dừng tại đó, gần hai ngày sau chúng lầm lũi trườn tới tận các nước Đông Phi xa xôi gieo rắc thêm tai hoạ. Tổng cộng thiệt hại về người đã lên tới con số 310.000, riêng Inđônêxia mất trên 220.000 người. Rủi ro là điều không hiếm nếu không gọi là ắt phải có trong cuộc sống nhưng những thiên tai ở mức thảm hoạ kiểu như vậy hẳn ai nấy đều phải động tâm. Vì sao và từ đâu những tai vạ như vây xảy đến? Và quan trọng hơn, liệu chúng có thể được cảnh báo, giảm thiểu được thiệt hại không là điều cả thế giới đang quan tâm mong đợi.
Năng lượng của nhiệt bức xạ từ Mặt Trời, sau khi thâm nhập đến Trái Đất đã điều hành hàng loạt các chu trình trong khí quyển và các đại dương. Hình thái các dòng động lực (chúng ta vẫn quen gọi là thời tiết và hải lưu) là biểu hiện của sự tái phân phối nhiệt lượng trong cái chăn trong suốt là quyển khí bao quanh hành tinh của chúng ta. Bão tố, vòi rồng, áp thấp nhiệt đới là những biểu hiện bình thường của quá trình chuyển đổi hay chuyển tải năng lượng đó.
Xói mòn, ngập lụt thuộc danh sách những kẻ gây nhương nhiễu đến từ trên trời. Đó là các tai biến vốn chẳng là gì quá lạ lẫm với chúng ta gây nên bởi thời tiết, khí hậu còn hành vi, phương thức và thời điểm tác quái những kẻ phá hoại từ dưới lòng đất chui lên kiểu động đất, núi lửa hay sóng thần thì không mấy người biết được tường tận. Nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng thiên tai này là các chu trình diễn ra trong bao manti, vận hành bởi các dòng nhiệt ẩn dấu dưới các lớp đất đá, thể hiện qua các dịch chuyển ở mức độ rộng hẹp khác nhau về không gian. Gọi theo cách của các nhà địa chất thì đó là các hoạt động kiến tạo mảng.
Hoạt động tạo thềm của đáy biển, trôi lục địa hay kiến tạo mảng là biểu hiện của quá trình chuyển tải năng lượng dạng nhiệt từ lòng đất sâu lên bề mặt. Những cơn bão nhiệt đới, vòi rồng lũ lụt, hạn hán là sự chuyển tải nhiệt lượng bức xạ giữa khí quyển và thuỷ quyển. Các chu trình đó sẽ không chịu nằm trong tầm kiểm soát hay nắn chỉnh của con người. Con người khó có thể hy vọng loại trừ hay cắt đứt các mối liên kết hiệp lực tạo ra các tai biến của chúng. Tuy vậy, việc am hiểu các nguyên nhân chủ yếu thành tạo nên chúng cho phép con người tổ chức cuộc sống của mình một cách tối ưu để hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu do thiên nhiên gây ra. Đánh giá chính xác và kịp thời về mức độ tàn phá, thời điểm và địa bàn diễn ra của tai biến có thể nằm trong tầm tay các quốc gia có trình độ phát triển cao về khoa học và công nghệ như hiện nay, nhưng lại nằm ngoài khả năng của các nước thế giới thứ ba. Hoạt động của các nhân tố cấu thành thiên tai cần phải được giám sát chặt chẽ, phân tích tỉ mỉ, chính xác vào mọi lúc, ở mọi nơi để có thể đưa ra các bản dự báo kịp thời về khu vực có khả năng bị ảnh hưởng và mức độ tàn phá. Vì vậy, thiết lập một hệ thống quan trắc và đưa ra những lời cảnh báo thiên tai đúng lúc trên phạm vi toàn cầu là vô cùng cần thiết. Thiên tai dù có nguồn gốc từ khí quyển hay thạch quyển đều gây nên những thiệt hại to lớn về vật chất và sinh mạng cho loài người, đặc biệt là các đất nước ven bờ Thái Bình Dương, một đại dương chứa đầy hiểm hoạ. Nếu như nhiệt độ trung bình toàn cầu vẫn tiếp tục tăng lên do hậu qủa tất yếu của hiệu ứng nhà kính thì chắc chắn sức mạnh cũng như số lượng các cơn bão sẽ tăng không ngừng, làm gia tăng xói lở bờ biển cùng mực dâng của các trận lũ lụt sẽ luôn chót vót và cuối cùng, mức độ tổn thương của Trái Đất, của loài người do động đất, sóng thần hay các nguyên nhân địa chấn cũng sẽ song hành trong cuộc đua. Sinh mạng nhiều triệu con người, không chỉ của các quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp, sẽ bị đe dọa lấy đi bất cứ lúc nào. Điều cần làm là hoàn thiện tối ưu việc cảnh báo và giảm nhẹ những tai hoạ tiềm ẩn chết người đó.
Thiên tai là những hiện tượng bất thường, ở một mức độ nào đó có khả năng gây tổn hại cho sinh mạng cũng như tài sản của con người. Thiên tai do nguyên nhân địa chất bao gồm động đất, núi lửa phun, đá lở, tuyết lở, đất trượt, lũ bùn đá và sóng thần. Thiên tai do khí hậu gây ra bao gồm bão tố, hạn hán, lụt lội, cháy rừng do dông chớp. Ngoài ra, tai biến còn có thể phần nào phát sinh từ bản thân con người cùng các hoạt động sản xuất công nghệ của họ, ví dụ như sập nhà, gẫy cầu vỡ đê, vỡ đập nước, ô nhiễm hoá học hay hạt nhân, khủng bố hay chiến tranh. Sự khác biệt giữa thiên tai và tai biến do con người là ở chỗ dạng thứ hai thường mang tính định trước, ít khi xảy đến trên diện rộng hoặc mức độ ảnh hưởng khốc hại ít xảy ra cùng một lúc trên toàn cầu, trong khi dạng thứ nhất lại mang đặc tính bất ngờ, nhanh chóng và nhiều khi không thể tiên đoán trước. Trong lịch sử, con người đã từng nhận thức rất không chính xác về tai biến thiên nhiên, thậm chí nhiều khi còn quy là ý thích của các đấng tối cao, siêu phàm. Các hiện tượng đó được nhắc đến trong những khung cảnh riêng rẽ, cô lập. Sau các thảm hoạ, nhà cửa, công trình dân sinh được những kẻ sống sót xây dựng, sửa chữa lại nhưng cách sống lối sống thì chẳng mấy khi được đổi thay. Chính vì vậy, sau đó các tai biến tương tự lại tiếp tục xảy ra, mang đến những tổn hại y hệt ở những lần trước. Thêm vào đó, cùng với dân số gia tăng, diện phân bố dân cư, môi trường hoạt động của con người ngày càng được mở rộng thì những rủi ro, tổn hại gây nên bởi các loại tai biến thiên nhiên cũng càng thêm to lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các tai biến thiên nhiên trên thế giới.doc