DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. i
DANH MỤC CÁC BẢNG .iii
DANH MỤC HÌNH. iv
MỞ ĐẦU . 1
1.Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
2.1 Mục đích nghiên cứu . 3
2.2 Câu hỏi nghiên cứu. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
4. Đóng góp khoa học của đề tài . 3
5. Kết cấu luận văn. 4
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC. 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu . 5
1.2. Cơ sở lý luận .
1.2.1 Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
1.2.2 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
.
1.2.3 Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực của môt số
quốc gia.
CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1 Quy trình nghiên cứu.
2.2 Các phương pháp nghiên cứu .
21 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh gia nhập cộng đồng kinh tế Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 3
2.1 Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 3
2.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3
4. Đóng góp khoa học của đề tài ................................................................ 3
5. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC ............................................................. 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ... Error!
Bookmark not defined.
1.2.2 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực của môt số
quốc gia ................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... Error! Bookmark not
defined.
2.1 Quy trình nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. ...... Error! Bookmark not
defined.
2.2.2 Phân tích định tính điểm mạnh, điểm yếu chất lượng nguồn
nhân lực Việt Nam ................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM KHI
GIA NHẬP AEC ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.1 Vài nét về cộng đồng kinh tế ASEAN Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Tổng quan về AEC ........................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Các quy định về tự do hóa thương mại và đầu tư trong AEC
................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Quy định chung về di chuyển nguồn nhân lực trong AEC . Error!
Bookmark not defined.
3.2 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh
tế ASEAN ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Chỉ số HDI ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Đánh giá về sức khỏe .................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Đánh giá về giáo dục ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Đánh giá về trình độ chuyên môn Error! Bookmark not defined.
3.3 Phân tích nguồn nhân lực Việt Nam . Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Điểm mạnh .................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Điểm yếu ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC VIỆT NAM ........................................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Các quan điểm .................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ............. Error!
Bookmark not defined.
4.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ... Error! Bookmark
not defined.
4.3.1. Đổi mới chính sách y tế................ Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Cải tiến kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo .. Error! Bookmark
not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Đóng góp của đề tài ............................... Error! Bookmark not defined.
2. Hạn chế của đề tài ................................. Error! Bookmark not defined.
3. Phƣơng hƣớng phát triển đề tài ........... Error! Bookmark not defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại mới, thời đại hội nhập quốc tế, thế giới sẽ phẳng đi rất
nhiều, các rào cản dần được xóa bỏ, sự giao lưu từ các nước phát triển và các
nước đang phát triển ngày càng nhiều lên thì yêu cầu đối với nguồn lao động tại
các nước đang phát triển cũng ngày càng tăng cao, nếu các quốc gia đang phát
triển không chuẩn bị trước và đáp ứng được nguồn lao động này thì với sự hội
nhập, giao lưu phát triển, trình độ khoa học nâng cao, họ sẽ phải phụ thuộc vào
nguồn lao động đến từ nước ngoài và mất đi lượng giá trị gia tăng rất lớn.
Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số vàng, tỷ lệ dân số trong
tuổi lao động cao, nhưng khi hội nhập, lợi thế về quốc gia có nguồn lao động chi
phí rẻ, rồi rào sẽ chỉ còn duy trì trong một khoảng thời gian ngắn nữa, trong
tương lai, lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động giá rẻ sẽ biến mất khi các rào cản
xóa bỏ, đồng thời các ngành nghề ngày càng tự động hóa cao, thay đổi liên tục
về công nghệ, ưu điểm lao động giá rẻ sẽ trở nên lỗi thời, nếu chúng ta vẫn giới
thiệu về lao động Việt Nam với những đặc điểm như đông đảo, giá rẻ, siêng
năng thì sẽ không phù hợp với yêu cầu lao động của thời kỳ hội nhập. So với các
nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của
Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.
AEC ra đời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều
thách thức. Việc cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN sẽ dẫn đến
một số ngành, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập mạnh mẽ, các nước sẽ mở rộng thị trường
xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nhưng đồng thời Việt Nam cũng phải mở
cửa cho hàng hóa cạnh tranh của các nước. Những doanh nghiệp có lợi thế xuất
khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, trong khi doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
yếu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp thách thức nghiêm trọng. Hiện nay, đa số
doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế,
2
bước vào "sân chơi" AEC, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt không ít khó
khăn, thách thức.
Đối với lĩnh vực lao động, việc làm, Việt Nam cũng đứng trước những cơ
hội và thách thức lớn. Để thực hiện cam kết có tính mới và đột phá về "tự do
dịch chuyển của lao động có chứng chỉ đào tạo", 10 nước ASEAN đã thống nhất
công nhận giá trị tương đương của chứng chỉ đào tạo của mỗi nước thành viên
đối với tám loại nghề nghiệp: bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán
viên, giám sát viên và nhân viên du lịch. Về lý thuyết, khi gia nhập AEC, Việt
Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Việt Nam có lợi
thế về nguồn lao động trẻ đông đảo, khéo tay, học nhanh và làm việc chăm chỉ,
có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực về lao động phổ thông. Tuy nhiên,
lao động Việt Nam có nhược điểm là rất kém về kỷ luật lao động, kỹ năng sống
và sẵn sàng chuyển việc nếu được hứa hẹn tiền lương cao hơn nơi đang làm.
Trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động trong nước đa số chưa cao. Do
vậy, lao động có tay nghề cao từ các nước ASEAN-6 phát triển hơn cũng có thể
tràn vào Việt Nam và gây nhiều hệ lụy về xã hội. Thực tế này đòi hỏi Chính phủ,
doanh nghiệp và người dân Việt Nam phải có sự thuẩn bị tốt để đối phó các
thách thức về dịch chuyển lao động từ AEC. Vì vậy cần những nghiên cứu mới
về nguồn nhân lực trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập.
Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố “nguồn nhân lực trong quá
trình phát triển kinh tế ”, đặc biệt trong thời kỳ Cộng đồng kinh tế ASEAN thành
lập, chính vì vậy học viên quyết định chọn đề tài “ CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG
KINH TẾ ASEAN ”.
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, học viên tập trung tìm lời giải cho
câu hỏi « Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh
tế ASEAN ».
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam khi gia
nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Từ đó làm rõ sự cần thiết phải nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực Việt Nam đồng thời đề xuất một số biện pháp cụ thể
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở những mặt cấp thiết để nhanh chóng
đáp ứng lao động cho hội nhập, giảm thiểu tình trạng lao động không tìm
được việc làm, doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt mục đích đề ra, luận văn cần làm rõ các câu hỏi sau:
-Tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực Việt nam khi gia nhập AEC
-Tìn hiểu những yêu cầu cần thiết với người lao động trong thời kỳ mới
như cơ cấu đào tạo, trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm...
- Tìm hiểu các quy định chung và riêng của các quốc gia về di chuyển
nguồn nhân lực trong AEC
-Đánh giá ưu điểm, nhược điểm đối với lao động Việt Nam khi có quy
định về lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nguồn nhân lực Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Việt Nam
Về thời gian: từ 2011 đến hiện tại.
4. Đóng góp khoa học của đề tài
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam khi
gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, phân tích đưa ra điểm mạnh, điểm yếu,
của nguồn nhân lực Việt Nam khi hội nhập sâu hơn trong ASEAN
4
- Luận văn sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập sâu và các rào cản lao
động quốc tế đang dần xóa bỏ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trong tương lai.
5. Kết cấu luận văn
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về nguồn
nhân lực
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam khi gia nhập AEC
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
Kết luận
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực từ rất lâu đã được
quan tâm phát triển, mỗi quốc gia đều rất chú trọng tới nghiên cứu và phát
triển nguồn nhân lực của mình, những quốc gia mạnh mẽ đều là những quốc
gia có nguồn nhân lực chất lượng cao mà không phải phụ thuộc nhiều vào tài
nguyên thiên nhiên.
Việt Nam ngay từ thời phong kiến cũng đã tập trung cho giáo dục, xây
dựng trường quốc học, tổ chức khoa thi nhằm tìm kiếm người có trình độ cao.
Ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời Kêu gọi thi đua ái quốc trước
quốc dân, đồng bào. Người đã chỉ rõ “Mục đích của thi đua ái quốc là diệt giặc
đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, từ đó có thể thấy các đời lãnh đạo từ xưa
tới nay rất quan tâm tới trình độ, chất lượng nguồn nhân lực vì nó đi kèm với sự
phát triển của quốc gia
Đã có rất nhiều nghiên cứu, luân văn, luận án về chất lượng nguồn
nhân lực trong quốc gia, trong các tỉnh thành và trong các doanh nghiệp ở các
thời điểm phát triển khác nhau, đặc biệt là nghiện cứu về phát triển nguồn
nhân lực trong các thời kỳ hội nhập, dưới đây là một vài nghiên cứu về phát
triển nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập của một số tác giả.
1.1.1 Lê Thị Hồng Điệp (2008), „„ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế‟‟, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng
giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà nội.
Đây là sách của chủ biên Lê Thị Hông Điệp, Nguyễn Mạnh Hùng và Vũ
Trường Giang xuất bản năm 2008. Trong sách đã làm rõ khái niệm, nội dung của
hội nhập kinh tế quốc tế, khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như những
yêu cầu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao cảu Việt Nam, trong sách đã tổng
kết kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số quốc gia.
6
Phân tích thực trạng thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số ngành, khu
vực kinh tế để đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của lực lượng này trong bối
cảnh hội nhập. Đề xuất một số giải pháp về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao như : xác định một triết lý rõ ràng cho giáo dục đại học Việt Nam, đổi
mới nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, sắp xếp lại hệ thống
giáo dục đại học, thành lập mới các trường đại học đẳng cấp quốc tế, chuẩn hóa đội
ngũ giảng viên đại học. Đồng thời đưa ra một số giải pháp về sử dụng nguồn nhân
lực chất lượng cao như: khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy tính tích cực của lao
động qua đào tạo, sử dụng có hiệu quả nhân lực có chuyên môn kỹ thuật, để đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2 Phạm Thị Thu Hằng (2008),„„Doanh nghiệp Việt Nam 2007, Lao động
và phát triển nguồn nhân lực‟‟, Báo cáo thường niên về doanh nghiệp Việt Nam,
phòng Thương mại và Công thương Việt Nam.
Đây là báo cáo thường niên về doanh nghiệp Việt Nam của Phòng Thương
mại và Công thương Việt Nam do Phạm Thị Thu Hằng làm chủ biên, các tác giả đã
đánh giá tổng quan về mội trường kinh doanh của Việt Nam năm 2007, phân tích
các hoạt động sản xuất và kinh doanh cảu Việt Nam trên 4 khía cạnh lao động, tài
chính, công nghệ và tiếp cận thị trường trong 6 ngành( dệt may, du lịch, ngân hàng,
bảo hiểm, xây dựng, sản xuất và chế biến thực phẩm) Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều
nhất khi gia nhập WTO từ các vấn đề lao động và phát triển nguồn nhân lực. Trong
đó phần III của báo cáo là Lao động và phát triển nguồn nhân lực, phần này phân
tích thực trạng lao động và phát triển nguồn nhân lực trên cơ sơ xem xét, so sánh tác
động của yếu tố lao động khi hội nhập tới các ngành nói trên, đồng thời đưa ra giải
pháp phát triển nguồn nhân lực với các ngành này trong quá trình gia nhập WTO.
Đây là đóng góp không chỉ với doanh nghiệp mà là tài liệu tham khảo với cả các
nhà hoạch định chính sách Việt Nam thời điểm đó.
7
1.1.3 Lê Thị Mỹ Linh (2009), „„Phát triển nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế‟‟, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Đây là luận án tiến sĩ của Lê Thị Mỹ Linh bảo vệ năm 2009 tại hội đồng
trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án đã phân tích một cách có hệ
thống các khái niệm về nguồn nhân lực, khái niệm về phát triển nguồn nhân lực
cũng như thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tập trung vào tìm hiểu sâu về
phát triểm nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã đưa ra các hình
thức phát triển, đào tạo, quản lý nguồn nhân lực mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thường sử dụng vào khoảng thời gian này. Luận án đã nêu rõ những yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm
yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, trong đó yếu tố bên ngoài có phần lớn chịu sự
thay đổi bởi hội nhập kinh tế quốc tế đưa đến yêu cầu về chất lượng lao động phải
được nâng cao. Luận án đã kể ra các kinh nghiệm quý báu trên quốc tế về phát triển
nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cũng như chính sách hỗ trợ phát triển nguồn
nhân lực cho doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới sau khi gia nhập WTO. Từ
những phân tích đánh giá của mình, luận án đã đưa ra các giải pháp cho phát triển
nguồn nhân lực cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn từ 2009-2015.
Điểm hạn chế của luận án là mới chỉ phân tích và đưa ra giải pháp phát triển chung
nguồn nhân lực cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chưa đi sâu phân tích cho từng
ngành khác nhau cần yêu cầu về lao động khác nhau, chưa phân tích tổng quan cho
phát triển, nâng cao nguồn nhân lực cho nhiều khối ngành khác
1.1.4 Lê Thị Hồng Điệp (2010), „„Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam‟‟, Trường Đại học Kinh tế- Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Đây là luận án tiến sĩ kinh tế của Lê thị Hồng Điệp bảo vệ năm 2010 tại hội
đồng trường Đại học Kinh Tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa
cơ sở lý luận về vai trò của nguồn nhân lực, nêu ra kinh nghiệm của quốc tế và
trong nước về việc phát triển nguồn nhân lực. Luận án đã hệ thống hoá và phát triển
8
một số lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (CLC) gắn với quá
trình hình thành nền kinh tế tri thức (KTTT). Đưa ra nội dung, các tiêu chí đánh giá
và các yếu tố tác động tới phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT.
Xem xét kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT của
một số quốc gia tiêu biểu. Đánh giá quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để
hình thành nền KTTT ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay theo những nội dung và
tiêu chí đã xác định. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nguồn
nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam.
1.1.5 Nguyễn Mai Hương (2008), „„Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam‟‟, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà nội
Đây là luận văn thạc sĩ của Nguyễn Mai Hương bảo vệ năm 2008 tại hội
đồng Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia
Hà nội. Luận văn đã phân tích tính thiết yếu của chất lượng nguồn nhân lực với phát
triển kinh tế xã hội đồng thời nêu ra được các yêu cầu đối với nguồn nhân lực của
một quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn đã nêu thực trạng nguồn nhân
lực Việt Nam khi gia nhập WTO, tuy nhiên chưa so sánh với các nước trong khu
vực mà chỉ lấy ví dụ về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia
trên thế giới khi hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
1.1.6 Phương Thị Thu Hương (2008), „„Vai trò của giáo dục, đào tạo đối với
việc phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay‟‟, Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn.
Đây là luận văn thạc sĩ của Phương Thị Thu Hương bảo vệ năm 2008 tại hội
đồng trường Đại học Kinh Tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã trình bày
khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về nguồn nhân lực, vai trò của giáo dục, đào tạo đối với phát
triển nguồn nhân lực, nhấn mạnh những yêu cầu đối với giáo dục, đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tìm hiểu thực trạng công tác giáo
9
dục, đào tạo, vai trò của giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam hiện nay. Nêu một số thành tựu, hạn chế trong giáo dục đào tạo và nguyên
nhân của thực trạng đó. Đề ra một số giải pháp chủ yếu: tăng cường các nguồn lực
cho giáo dục, đào tạo; xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy,
người học; tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo, tăng cường
cơ sở vật chất các trường đại học; đổi mới công tác quản lý giáo dục, nhằm phát huy
hơn nữa vai trò của giáo dục, đào tạo để phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.7 Đỗ Thị Phượng (2009), „„Phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‟‟,
Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đây là luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Phượng bảo vệ năm 2009 tại hội đồng
trường Đại học Kinh Tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ những vấn
đề lý luận về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực Nhật Bản qua các năm. Luận giải một cách khoa học nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực là động lực cho sự phát triển và mở rộng hội nhập và hợp tác
quốc tế cho quốc gia. Khảo sát, nghiên cứu thực trạng chất lượng nguồn nhân lực
của Nhật Bản, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, đưa ra so sánh tương quan Việt
Nam – Nhật Bản để đưa ra các giải pháp khả thi nhằm khắc phục những hạn chế về
mặt chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, đề xuất một số phương hướng, giải pháp
đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam.
1.1.8 Lưu Nam Phương (2009), „„ Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa
học và công nghệ thông qua hợp tác quốc tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế và
trong tiến trình toàn cầu hóa‟‟, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Đây là luận văn thạc sĩ của Lưu Nam Phương bảo vệ năm 2009 tại hội đồng
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn
đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò của nguồn nhân lực, nêu ra kinh nghiệm của
quốc tế và trong nước về việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
10
(KN&CN). Luận văn còn nghiên cứu, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực KH&CN
ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là hệ thống chính sách đối với nguồn nhân lực; hợp
tác quốc tế và phát triển nhân lực trong thời gian qua và các hình thức hợp tác quốc
tế về KH&CN của Việt Nam: hình thức đa phương, song phương. Đưa ra phương
hướng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, những cơ hội và thách thức của hội
nhập quốc tế, cũng như yêu cầu của phát triển KH&CN trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Luận văn đã đề xuất các giải pháp về phát triển
nguồn nhân lực KH&CN: đổi mới tư duy, nhận thức về đối tượng tham gia hội nhập
quốc tế; đổi mới hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN; nâng cao năng lực hội nhập
quốc tế trước khi tiến hành hợp tác quốc tế; tăng cường trang thiết bị phương tiện
thông tin hiện đại; đẩy mạnh quan hệ của cán bộ khoa học Việt Nam với cộng đồng
KH&CN quốc tế; tăng cường sử dụng các chuyên gia, các nhà khoa học nước
ngoài; yêu cầu tổ chức xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực; có chính
sách mạnh, thoáng thu hút và tạo môi trường thuận lợi để tri thức Việt kiều tri thức
nước ngoài tham gia; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hợp tác quốc
tế.
1.1.9 Lê Thị Anh (2010), „„Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm
nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam‟‟, Trường Đại học Kinh tế- Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Đây là luận văn thạc sĩ của Hà Thị Lan Anh bảo vệ năm 2015 tại hội đồng
trường Đại học Kinh Tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ những vấn
đề lý luận về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Đánh giá thực trạng của chất lượng tăng trưởng kinh tế và thực
trạng của nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Đánh giá tác động của nguồn
nhân lực chất lượng cao đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam. Đưa ra một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp
phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Từ Thúy Anh và Lê Minh Ngọc, 2015. Thách thức đối với Việt Nam
khi hội nhập toàn diện ASEAN+6 : Phân tích ngành hàng. Báo Kinh tế
Phát triển, số 212 tháng 02/2015
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2014. Niên giám thống kê Lao
động - Thương binh và Xã hội 2014. Hà nội: Nhà xuất bản Lao động xã
hội
3. Phạm Tất Dong, 2001. Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt
Nam trong thời kỳ CNH, HĐH. Hà Nội: Nhà xuất bản Nhà xuất bản
Chính Trị Quốc Gia Hà Nội.
4. Đỗ Minh Cương- Nguyễn Thị Doan, 2001. Phát triển nguồn nhân lực
giáo dục đại học Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia
Hà Nội.
5. Hà Văn Hội, 2013. Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác
động đến thương mại quốc tế của Việt Nam. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013)
6. Kim Ngọc và Trần Ngọc Sơn, 2015. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
khu vực : Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp
chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94)-2015
7. N.G.Mankiw,1999. Kinh tế vĩ mô- Trường Đai học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Tiệp, 2008. Giáo trình Nguồn nhân lực. NXB: Lao động xã hội
9. Tổng cục Thống kê, 2014. Niên giám thống kê 2014. Hà Nội: Nhà xuất
bản Thống kê.
12
10. Tổng cục Thống kê, 2015. Báo cáo điều tra Lao động- việc làm 2015.
Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
11. Tổng cục Thống kê, 2014. Báo cáo MICS Việt Nam 2014. Hà Nội: Nhà
xuất bản Thống kê.
12. Tổng cục Thống kê, 2014. Tổng hợp số liệu thống kê lao động – việc
làm 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
13. .Trần Văn Tùng, 2002. Mô hình tăng trưởng kinh tế. Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
14. UNDP, 2015. Tăng trưởng vì mọi người- Báo cáo phát triển con người
Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm.Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa
Học Xã Hội
Tài liệu Internet
1. Bộ Y Tế, 2015. Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì
chiếm khoảng 25% dân số.
<
Te.aspx
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007864_7952_2003189.pdf