Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Xác định phía phải, phía trái của bản thân trẻ

. Hoạt động 1: Định hướng kiến thức: Cô kể một câu chuyện giúp trẻ biết được ý nghĩa của việc phân biệt phía phải, phía trái

-Ngày xưa có một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ. Vì vậy mọi người gọi cô bé là cô bé quàng khăn đỏ. Cô bé quàng khăn đỏ rất xinh đẹp và cũng rất ngoan ngoãn nữa. Vì vậy ai cũng yêu quý cô. Một hôm mẹ cô bé nhờ cô bé mang bánh sang biếu bà ngoại. Mẹ cô dặn: “Nhà bà ngoại ở bên kia khu rừng, con chỉ cần đi thẳng tới đầu rừng, sau đó rẽ phải, đến một con suối thì rẽ trái là đến nhà bà ngoại”. Cô bé vâng lời mẹ, cô bé đi một mạch đến đầu rừng, nhưng cô chợt nhớ ra là cô không biết bên nào là phía phải, bên nào là phía trải để có thể tìm đường đi đến nhà bà ngoại. Thế là cô bé quàng khăn đỏ đành quay trở về nhà, mà không mang bánh sang biếu bà được.

-Chúng mình vừa được nghe cô kể câu chuyện gì?

-Quàng khăn đỏ là cô bé như thế nào?

-Chúng mình có biết vì sao cô bé quàng khăn đỏ lại không mang bánh sang biếu bà ngoại được không?

-Vì cô bé không phân biệt được phía phải, phía trái, nên cô không tìm được đường đến nhà bà ngoại đấy các con ạ!

 

doc6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3167 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Xác định phía phải, phía trái của bản thân trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Chủ đề: Gia đình Đề tài: Xác định phía phải, phía trái của bản thân trẻ Lứa tuổi: 4-5 tuổi Số lượng: 20-25 trẻ Thời gian: 25-30 phút I.Mục đích 1.Kiến thức: -Củng cố nhận biết tay phải-tay trái của trẻ. -Trẻ biết xác định các bộ phận thuộc phần bên phải, bên trái cơ thể. -Trẻ biết xác định phía phải-phía trái của mình: Phía phải là phía bên tay phải; phía trái là phía bên tay trái. 2.Kĩ năng: -Củng cố kĩ năng phân biệt tay phải, tay trái của trẻ. -Trẻ có kĩ năng phân biệt phía phải và phía trái của bản thân -Phát triển khả năng quan sát, tập trung chú ý, phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc xác định các mối quan hệ trong không gian. 3. Thái độ: -Trẻ hào hứng vui vẻ tham gia hoạt động -Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, lấy cất đồ chơi gọn gàng -Biết đoàn kết trong khi chơi II.Chuẩn bị: -Rổ đồ dùng có thìa, bát, các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật khi trẻ chơi trò chơi. III.Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Hoạt động 1: Định hướng kiến thức: Cô kể một câu chuyện giúp trẻ biết được ý nghĩa của việc phân biệt phía phải, phía trái -Ngày xưa có một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ. Vì vậy mọi người gọi cô bé là cô bé quàng khăn đỏ. Cô bé quàng khăn đỏ rất xinh đẹp và cũng rất ngoan ngoãn nữa. Vì vậy ai cũng yêu quý cô. Một hôm mẹ cô bé nhờ cô bé mang bánh sang biếu bà ngoại. Mẹ cô dặn: “Nhà bà ngoại ở bên kia khu rừng, con chỉ cần đi thẳng tới đầu rừng, sau đó rẽ phải, đến một con suối thì rẽ trái là đến nhà bà ngoại”. Cô bé vâng lời mẹ, cô bé đi một mạch đến đầu rừng, nhưng cô chợt nhớ ra là cô không biết bên nào là phía phải, bên nào là phía trải để có thể tìm đường đi đến nhà bà ngoại. Thế là cô bé quàng khăn đỏ đành quay trở về nhà, mà không mang bánh sang biếu bà được. -Chúng mình vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? -Quàng khăn đỏ là cô bé như thế nào? -Chúng mình có biết vì sao cô bé quàng khăn đỏ lại không mang bánh sang biếu bà ngoại được không? -Vì cô bé không phân biệt được phía phải, phía trái, nên cô không tìm được đường đến nhà bà ngoại đấy các con ạ! -Các con ạ! Nếu chúng mình không phân biệt được phía phải, phía trái, chúng mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, và rơi vào tình huống như cô bé quàng khăn đỏ. -Chúng mình có muốn phân biệt được phái phải, phía trái không nào? -Vậy thì hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình phân biệt phải phải, phía trái của bản thân. -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời b. Hoạt động 2: Ôn xác định tay phải-tay trái. Xác định các bộ phận thuộc phần bên phải, bên trái cơ thể -Trẻ ngồi theo hình chữ U, quay mặt lên nhìn cô *Ôn xác định tay phải, tay trái: Trò chơi: Giấu tay -Giấu tay!giấu tay! - Tay phải của chúng mình đâu? (Nếu trẻ chưa thực hiện được cho trẻ giơ 2-3 lần) -Tay phải của chúng mình dùng để làm gì? -Tay phải dùng để cầm thìa, cầm bút,.. -Tay trái của chúng mình đâu? -Tay trái của chúng mình dùng để làm gì? -Tay trái của chúng mình dùng để giữ thìa, giữ giấy,.. -Sau mỗi lần trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô, cô kiểm tra kết quả. Cô động viên khích lệ trẻ *Xác định các bộ phận thuộc phần bên phải, bên trái cơ thể. -Mắt phải của chúng mình đâu? Chúng mình lấy tay che mắt phải nào! -Tai phải của chúng mình đâu? Chúng mình sờ vào tai phải nào! -Chân phải của chúng mình đâu? Chúng mình duỗi chân phải ra phía trước nào! -Các con ạ! Tay phải, chân phải, mắt phải, tai phải là các bộ phận thuộc phần bên phải cơ thể. -Hỏi lại trẻ các bộ phận thuộc phần bên phải cơ thể. - Tương tự như thế,các con hãy kể tên cho cô các bộ phận thuộc phần bên trái cơ thể. -Bây giờ chúng mình hãy cùng cô chơi một trò chơi nhé. Các con hãy lắng nghe thật tinh nhé: +Vẫy tay phải 2 cái +Vẫy tay trái 3 cái +Dậm chân phải 2 cái +Dậm chân trái 3 cái + Lấy tay trái bịt mắt trái +Lấy tay phải bịt mắt phải c.Hoạt động 3: Dạy trẻ phân biệt phía phải, phía trái của bản thân *Cho trẻ ngồi về vị trí đội hình chữ U,cô ngồi quay lưng lại, cùng chiều với trẻ. *Cô làm mẫu, kết hợp lời hướng dẫn: Cô mời hai bạn lên làm mẫu cùng cô +Đây là tay phải, chân phải , tai phải,của cô, phía phải của cô là phía tay phải, chân phải,.. của cô. Phía phải của cô có bạn +Đây là tay trái, chân trái,của cô, phía trái của cô là phía bên tay trái, chân trái,..của cô. Phía trái của cô có bạn *Cho trẻ thực hành xác định phía phải, phía trái của bản thân -Các bạn giơ tay phải sang ngang, phía phải là phía nào? -Phía phải là phía có tay phải, chân phải,.. các bạn quay mặt sang phía phải và nói “Phía phải”. Đặt một cái bát sang phía phải của các con. -Các bạn giơ tay trái sang ngang, phía trái là phía nào? -Phía trái là phía có tay trái, chân trái,..Các bạn quay mặt sang phía trái và nói “phía trái”. Đặt chiếc thìa sang phía trái của con. -Hỏi lại trẻ: Chiếc thìa, chiếc bát ở phía nào của con? - Cô hỏi cá nhân trẻ bên phải có bạn nào, bên trái có bạn nào? - Cô gọi 3 bạn ở 3 tổ lên, cô hỏi xem bạn nào đứng bên trái con, bạn nào đứng bên phải con ( cô đổi vị trí của 3 bạn để trẻ xác định vị trí phái phải, phía trái của mình) *Xác định các đồ vật ở vùng không gian phía phải, phía trái -Quay mặt sang bên phải và kể tên cho cô các đồ vật ở bên trái của con? -Quay mặt sang bên trái và kể tên cho cô các đồ vật ở bên phải của con? d. Hoạt động 4:Hoạt động luyện tập củng cố kiến thức: *Trò chơi 1: Ai nhanh hơn -Cách chơi: Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của cô. +Lượt 1: Lấy 1 hình vuông đặt phía bên phải, 1 hình tam giác đặt phía bên trái +Lượt 2: Lấy hai hình vuông đặt phía bên phải, một hình chữ nhật đặt phía bên trái. Cô kiểm tra kết quả, động viên, khuyến khích trẻ. *Trò chơi 2: Chèo thuyền +Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội, các bạn trong đội sẽ đóng vai làm những người chèo thuyền thông minh và khéo léo. Mỗi đội sẽ đứng thành hàng dọc, sau đó ngồi xuống hai tay làm những mái chèo, hai chân mở rộng. Khi cô nói “sóng xô sóng xô”. Trẻ hỏi: “xô về phía nào”. Cô nói phía nào trẻ sẽ xoay người về phía đó. +Luật chơi: Đội nào nghiêng người đúng theo hiệu lệnh của cô sẽ là đội chiến thắng. -Trẻ giơ tay phải -Cầm thìa, cầm bút ạ! -Trẻ giơ tay trái! -Giữ thìa, giữ bát ạ! -Trẻ thực hiện -Trẻ thực hiện -Trẻ thực hiện -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ chơi trò chơi -Trẻ quan sát -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ quan sát, kể tên -Trẻ chơi trò chơi -Trẻ chơi trò chơi 3. Kết thúc -Cô nhận xét, khen ngợi động viên khen ngợi trẻ -Trẻ lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclam quen voi toan 4 tuoi_12404818.doc