Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học lớp 11

 

- Trước hết GV phải giúp HS tìm hiểu mối quan hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường và chuyển hoá nội bào: Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường giúp lấy các chất cần thiết (chất dinh dưỡng) từ môi trường ngoài (các chất hữu cơ phức tạp trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hoá thành chất đơn giản) cung cấp cho quá trình chuyển hoá nội bào, các chất không cần thiết hoặc thừa được đào thải ra ngoài. Quá trình chuyển hoá nội bào tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể (trong đó có hoạt động trao đổi chất), tổng hợp các chất cần thiết xây dựng nên tế bào, cơ thể, tham gia vào trao đổi chất

- Tìm hiểu khái niệm tiêu hoá (mục I):

GV cho HS tìm hiểu nhanh về khái niệm tiêu hoá và phân biệt được tiêu hoá nội bào với tiêu hoá ngoại bào.

- Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá (mục II):

GV giới thiệu cho HS quan sát hình 15.1 SGK để mô tả được tiêu hoá nội bào và đi đến kết luận: Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, có hình thức tiêu hoá nội bào. Thức ăn được thực bào và bị phân huỷ nhờ enzim thuỷ phân chứa trong lizôxôm.

- Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá (mục III):

GV giới thiệu cho HS quan sát hình 15.2 thực hiện lệnh trong SGK để đi đến kết luận: Động vật có túi tiêu hoá, tiêu hoá ngoại bào (nhờ các enzim tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hoá trên thành túi) và tiêu hoá nội bào.

- Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá (mục IV):

Đây là nội dung trọng tâm của bài, GV nên tập trung nhiều thời gian cho phần này.

GV cần lưu ý HS, ở các nhóm động vật này hệ tiêu hoá bao gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá.

Yêu cầu HS thực hiện các lệnh trong SGK và đi đến kết luận: Động vật có ống tiêu hoá, tiêu hóa ngoại bào (diễn ra trong ống tiêu hóa, nhờ enzim thủy phân tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hóa). Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được biến đổi cơ học và hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

- Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật (mục V):

Đây cũng là một trong những nội dung tâm của bài.

GV có thể để thành mục riêng như sách giáo khoa hoặc coi mục V.1 và V.2 như là mục nhỏ của mục IV để HS dễ hiểu.

 

doc141 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3247 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư là mục nhỏ của mục IV để HS dễ hiểu. GV có thể yêu cầu HS quan sát hình 16.1 và hình 16.2 và đọc thông tin ở trang 67, 68 SGK và điền vào bảng: Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật Răng Cấu tạo Tiêu hoá, hấp thụ Dạ dày Cấu tạo Tiêu hoá, hấp thụ Ruột Cấu tạo Tiêu hoá, hấp thụ Manh tràng Cấu tạo Tiêu hoá, hấp thụ Sau đó có thể rút ra nhận xét chung nhất: Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật có nhiều điểm khác nhau: + Động vật ăn thịt: Có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học. + Động vật ăn thực vật: Có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi nhờ vi sinh vật. Bài 17. Hô hấp ở động vật - Khái niệm hô hấp (mục I): GV giới thiệu cho HS biết có 2 hình thức hô hấp là hô hấp ngoài và hô hấp trong sau đó chỉ cần cho HS tìm hiểu nhanh khái niệm hô hấp ngoài. - Bề mặt trao đổi khí (mục II): Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình, vì vậy GV chỉ cần giới thiệu nhanh cho HS hiệu quả của trao đổi khí liên quan đến bề mặt trao đổi khí và có thể yêu cầu HS về nhà giải thích tại sao. - Các hình thức hô hấp (mục III): Đây là nội dung trọng tâm của bài, GV nên tập trung thời gian phan tích để HS hiểu được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. Ở động vật có 4 hình thức trao đổi khí chủ yếu: + Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể (động vật đơn bào, đa bào bậc thấp): Động vật đơn bào: khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt tế bào. Động vật đa bào bậc thấp: khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể. + Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí (côn trùng…): Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào. Khí O2 và CO2 được trao đổi qua hệ thống ống khí. Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng. + Trao đổi khí bằng mang (cá, tôm…): Mang có các cung mang, trên các cung mang có phiến mang có bề mặt mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu. Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước. Dòng nước đi qua mang nhờ đóng mở của miệng, nắp mang và diềm nắp mang. Dòng nước cháy bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng máu chảy trong mao mạch ® tăng hiệu quả trao đổi khí. + Trao đổi khí bằng phổi (chim, thú…): Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch máu. Phổi chim có thêm nhiều ống khí. Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang. Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư). Nhờ hệ thống túi khí mà phổi chim luôn có không khí giàu O2 cả khi hít vào và thở ra. GV lưu ý để HS biết được sự trao đổi khí được thực hiện do sự chênh lệch phân áp O2 và CO2; Quá trình hô hấp trong diễn ra trong tế bào (như đã học ở lớp 10). Bài 18 -19. Tuần hoàn máu - Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn (mục I): GV đưa ra các câu hỏi để HS nhớ lại kiến thức đã được học ở lớp 7 và lớp 8. - Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật (mục II): Đây là phần trọng tâm của bài. Trước hết GV cần cho HS biết: Động vật đơn bào và nhiều loài động vật đa bào bậc thấp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể. Giun đốt, các động vật đa bào bậc cao đã có hệ tuần hoàn, dịch tuần hoàn (máu, dịch mô) được vận chuyển đi khắp cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho các tế bào, đồng thời nhận các chất thải từ các tế bào để vận chuyển tới cơ quan bài tiết nhờ hoạt động của tim và hệ mạch. GV có thể cho HS đọc thông tin trong SGK (trang 77, 78, 79) và quan sát các hình 18.1, 18.2, 18.3 để: + Phân loại các dạng tuần hoàn. + Mô tả được đường đi của máu ở các dạng tuần hoàn hở và kín, đơn và kép. + So sánh tuần hoàn kín và tuần hoàn hở ® làm rõ một số điểm: Hệ tuần hoàn hở: Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô, máu lưu thông với tốc độ chậm. Hệ tuần hoàn kín: Máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hòa và phân phối máu nhanh. + So sánh tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép ® thấy được: Tuần hoàn đơn (một vòng tuần hoàn) và tuần hoàn kép (hai vòng tuần hoàn). Tuần hoàn kép có ưu điểm hơn tuần hoàn đơn vì máu sau khi được trao đổi (lấy oxi) từ cơ quan trao đổi khí trở về tim, sau đó mới được tim bơm đi nuôi cơ thể nên áp lực, tốc độ máu lớn hơn, máu đi được xa hơn. - Hoạt động của tim (mục III): Đây là kiến thức cơ bản để hiểu về hoạt động tuần hoàn của động vật. Mục III.1. GV chỉ cần giới thiệu cho HS biết được tính tự động của tim và nguyên nhân tính tự động của tim. Mục III.2. GV giúp HS biết được tim hoạt động mang tính chu kì và mô tả được một chu kì tim. Lệnh nghiên cứu bảng 19.1 nên chuyển thành bài tập để HS về nhà nghiên cứu. - Hoạt động của hệ mạch (mục IV): Để thuận lợi cho việc nghiên cứu GV có thể chuyển mục IV.3 lên trước mục IV.2. Mục IV.1. Cấu trúc của hệ mạch: GV có thể đưa hình vẽ và cho HS tự mô tả cấu trúc của hệ mạch, từ đó có thể yêu cầu HS liên hệ với tổng diện tích thiết diện các phần mạch (tăng dần từ động mạch chủ đến mao mạch, lớn nhất ở mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch chủ). Mục IV.3. Vận tốc máu: Cho HS thấy được vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ đến mao mạch, thấp nhất ở mao mạch, tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch chủ. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng diện tích thiết diện các phần mạch. Mục IV.2. Huyết áp: GV giúp HS biết được thế nào là huyết áp? (áp lực máu tác dụng lên thành mạch). HS biết và giải thích được tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch (vì lực đẩy do sự co bóp của tim giảm dần, do ma sát trong mạch máu…). HS biết và giải thích được huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Nếu có thời gian GV có thể cho HS liên hệ với một số bệnh liên quan đến cấu trúc không bình thường của tim, mạch. Ví dụ, bệnh cao huyết áp, huyết áp thấp… Bài 20. Cân bằng nội môi Trọng tâm của bài này là khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi, cơ chế duy trì cân bằng nội môi. - Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi (mục I). Trước hết GV có thể yêu cầu HS nhắc lại thành phần của môi trường trong (nội môi). Sau đó hỏi thêm: Nếu các thành phần đó bị thay đổi có ảnh hưởng gì đến sinh vật không? Cho ví dụ. Từ đó có thể đi đến khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi: Nội cân bằng (cân bằng nội môi) là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể (duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, pH, thân nhiệt...), đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng sinh lí của tế bào ® đảm bảo sự tồn tại và phát triển của động vật. - Sơ đồ khái quát cơ chế cân bằng nội môi (mục II) Trước hết GV giúp HS giải thích được các bộ phận tham gia cơ chế duy trì cân bằng nội môi (hình 20.1). Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận: Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện. Trong cơ chế này quá trình liên hệ ngược đóng vai trò quan trọng. Cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi có sự tham gia của các hệ cơ quan như bài tiết, tuần hoàn, hô hấp, nội tiết. Sau đó có thể lấy một ví dụ thực tế để minh hoạ cho cơ chế duy trì cân bằng nội môi để HS hiểu rõ hơn. Có thể là lệnh trong SGK hoặc GV tự đưa ra. Tuy nhiên cần lưu ý HS rằng, mặc dù cơ thể có cơ chế tự duy trì cân bằng nội môi nhưng chỉ trong một giới hạn nhất định. Nếu điều kiện môi trường thay đổi quá lớn (ví dụ, quá nóng hoặc quá lạnh), hoặc cơ thể bị tổn thương nặng (ví dụ mất máu quá nhiều)…thì có thể dẫn đến mất khả năng tự điều hoà dẫn đến bệnh tật, thậm chí tử vong. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng bệnh khi điều kiện môi trường thay đổi. - Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu (mục III). Mục này GV nên tập trung phân tích vai trò của thận (mục II.1). GV nên làm rõ vai trò của thận trong điều hoà lượng nước và điều hoà muối khoáng trong duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu. - Vai trò của thận: + Điều hoà lượng nước: Khi áp suất thẩm thấu tăng, hoặc thể tích máu giảm ® vùng dưới đồi tăng tiết ADH, tăng uống nước ® giảm tiết nước tiểu. Ngược lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu, tăng thể tích máu ® tăng bài tiết nước tiểu. + Điều hoà muối khoáng: Khi Na+ trong máu giảm ® tuyến trên thận tăng tiết anđostêron ® tăng tái hấp thụ Na+ từ các ống thận. Ngược lại, khi thừa Na+ ® tăng áp suất thẩm thấu gây cảm giác khát ® uống nước nhiều ® muối dư thừa sẽ loại thải qua nước tiểu. Ngoài ra thận cũng tham gia điều hoà pH qua thải H+ và HCO3-. - Vai trò của hệ đệm trong cân bằng PH nội môi (mục IV). Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình, nhưng đây cũng là vấn đề cơ bản cần thiết. GV nên giới thiệu một hệ đệm (ví dụ bicacbonat) và cơ chế điều hoà pH của hệ đệm trong trường hợp pH tăng hoặc giảm. Bài 21. Thực hành : Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người Thực hiện như hướng dẫn của SGK. BÀI 21. ÔN TẬP CHƯƠNG I Để thấy được tính thống nhất và khác biệt trong các hoạt động trao đổi chất và năng lượng ở thực vật và động vật GV có thể yêu cầu HS so sánh chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Từ đó xác lập quan điểm hệ thống, rèn luyện tư duy hệ thống cho HS. Có thể yêu cầu HS hoàn thành bảng sau: Tiêu chí Động vật Thực vật Nguồn vật chất và năng lượng - Vật chất - Năng lượng Lấy vật chất và năng lượng - Cơ quan - Vật chất - Hình thức Vận chuyển vật chất - Cơ quan - Động lực - Con đường vận chuyển Biến đổi vật chất Các quá trình Hấp thụ dinh dưỡng - Cơ quan - Hình thức Điều hoà Hình thức Chương II. CẢM ỨNG A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT Bài 23. Hướng động - Đầu tiên GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu khái niệm cảm ứng. + Khái niệm: Cảm ứng là khả năng phản ứng của thực vật đối với các kích thích của môi trường. + Đặc điểm: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng. + Có 2 hình thức: Hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng). - Khái niệm hướng động (mục I): + Hướng động là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ). + Vận động sinh trưởng có thể hướng tới nguồn kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa nguồn kích thích (hướng động âm). + Hướng động tỉ lệ thuận với cường độ kích thích. - Các kiểu hướng động (mục II): Đây là nội dung trọng tâm của bài. GV nên tập trung giúp HS biết và giải thích được cơ chế các hình thức hướng động đặc biệt là tính hướng sáng và hướng đất. Tùy theo tác nhân kích thích mà có các kiểu hướng động: + Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng. Thân, cành hướng sáng dương, rễ hướng sáng âm. Giải thích tính hướng sáng của ngọn cây: Khi ánh sáng tác động từ một phía ® auxin phân bố ở phía không được chiếu sáng nhiều hơn ® kích thích các tế bào phía không được chiếu sáng sinh trưởng kéo dài nhanh hơn ® đẩy ngọn cây mọc hướng về phía được chiếu sáng. + Hướng đất (hướng trọng lực): Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất). Rễ hướng đất dương, thân cành hướng hướng đất âm. Giải thích tính hướng đất của rễ cây: Khi đặt cây nằm ngang, thì rễ cây mọc quay xuống đất vì: khi cây nằm ngang auxin tập trung về phía mặt dưới của rễ cây nhiều hơn mặt trên ® hàm lượng axin cao sẽ ức chế sinh trưởng kéo dài của các tế bào phía dưới ® các tế bào mặt trên sinh trưởng kéo dài nhanh hơn ® đẩy rễ cây mọc cong về phía dưới. + Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của hóa chất. + Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây như giá đỡ tiếp xúc với tua cuốn hay thân leo tiếp xúc với cọc leo. Cơ chế chung của tính hướng ở thực vật: là do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (rễ, thân, tua cuốn). Sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng như vậy chủ yếu là do sự phân bố nồng độ hoocmon sinh trưởng (auxin) không đồng đều tại hai phía của cơ quan. GV có thể hướng dẫn để HS làm các thí nghiệm đơn giản về tính hướng động trước (tham khảo thí nghiệm của SGK sinh học nâng cao), yêu cầu HS trình bày và giải thích kết quả trong tiết học. - Vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật (mục III). GV có thể cho HS thực hiện lệnh trong SGK, từ đó nêu lên vai trò của hướng động đối với thực vật: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi ® giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. GV cũng gợi ý để HS tìm hiểu ứng dụng của tính hướng ở thực vật vào thực tiễn, ví dụ: ứng dụng để tạo cây cảnh; tưới nước, bón phân để tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển… Bài 24. Ứng động. - Khái niệm ứng động (mục I): GV yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK và đi đến khái niệm: Ứng động là vận động của cây nhằm phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây (tác nhân kích thích không định hướng). GV cần giúp HS phân biệt được: Hướng động (tác nhân kích thích từ một phía, hướng của phản ứng được xác định theo hướng tác nhân kích thích) và ứng động (tác nhân kích thích có thể từ mọi phía, hướng của phản ứng không xác định theo hướng tác nhân kích thích mà phụ thuộc vào cấu tạo của bản thân cơ quan). Cần lưu ý cho HS biết được cơ chế chung của ứng động là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi sinh lí, sinh hoá theo nhịp điệu của đồng hồ sinh học. - Các kiểu ứng động (mục II). Đây là nội dung trọng tâm của bài, GV nên tập trung vào kiểu ứng động sinh trưởng. GV cho HS biết được tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. + Ứng động sinh trưởng (II.1): Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa). Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Tùy thuộc tác nhân kích thích, ứng động sinh trưởng được chia thành các kiểu tương ứng: Quang ứng động, nhiệt ứng động. Theo hình thức phản ứng có một số dạng ứng động sinh trưởng: Vận động quấn vòng, vận động nở hoa do nhiệt độ hoặc ánh sáng, vận động thức, ngủ. Các vận động này có thể liên quan đến các hoocmon thực vật. + Ứng động không sinh trưởng (II.2): Các vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa. Các dạng ứng động không sinh trưởng: Ứng động sức trương (như vận động tự vệ), ứng động tiếp xúc và hóa ứng động (vận động bắt mồi). GV có thể cho HS đọc thêm phần em có biết để hiểu rõ hơn về ứng dộng tiếp xúc và hoá ứng động. - Vai trò của ứng động (II.3): GV có thể yêu cầu HS nhắc lại vai trò của hướng động, từ đó đi đến vai trò của ứng động. Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. Người ta có thể ứng dụng vào thực tiễn để điều khiển nở hoa, đánh thức chồi. Bài 25. Thực hành: Hướng động Thí nghiệm được trình bày trong SGK khá phức tạp, GV có thể thay bằng một thí nghiệm khác đơn giản hơn. Ví dụ: - Trồng cây trong hộp kín, có lỗ bên ở một phía để ánh sáng lọt vào ® quan sát hiện hượng hướng sáng. - Đặt cây mầm nằm ngang trong một ống để quan sát hiện tượng hướng đất. B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Bài 26 - 27. Cảm ứng ở động vật - Khái niệm cảm ứng ở động vật (mục I): GV có thể yêu cầu HS nhắc lại khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa cảm ứng ở thực vật. Từ đó đi đến khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa cảm ứng ở động vật, giúp HS phân biệt được đặc điểm cảm ứng ở động vật và thực vật. Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng. Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng. - Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh (mục II): GV cần cho HS biết được 2 điểm cơ bản: * Chưa có hệ thần kinh. * Hình thức cảm ứng là hướng động: Chuyển động đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm). Cơ thể phản ứng lại bằng chuyển động của cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh. - Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh (mục III): Đây là nội dung trọng tâm của bài. HS cần phân biệt được cảm ứng với phản xạ: Phản xạ là một dạng cảm ứng chỉ có ở động vật có hệ thần kinh. Mục III.1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới. Ngoài việc mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới, GV phải giúp HS biết được đặc điểm cảm ứng ở nhóm động vật này: Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng. Phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới là phản xạ. Mục III.2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Ngoài việc mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, GV phải giúp HS biết được đặc điểm cảm ứng ở nhóm động vật này: Phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. Phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là phản xạ. Mục III.3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống. - HS mô tả được cấu trúc của nhóm động vật này (3.a). - HS biết được hoạt động của hệ thần kinh dạng ống (3.b). GV phải giúp HS biết được đặc điểm của nhóm động vật này: Do có não bộ nên xử lí thông tin tốt hơn ® Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn. Có thể thực hiện các phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp. Cuối cùng GV phải hướng HS đi đến những đặc điểm chung trong cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh: * Đã có hệ thần kinh. * Hình thức cảm ứng là các phản xạ: Phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, tuỳ thuộc vào mức độ tiến hoá của hệ thần kinh. GV cũng có thể dạy mục III bằng cách cho HS tìm hiểu và giúp HS hoàn thành bảng sau: Nhóm động vật Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh Đặc điểm cảm ứng Ví dụ động vật Động vật chưa có tổ chức thần kinh Động vật có hệ thần kinh dạng lưới Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Động vật có hệ thần kinh dạng ống Từ đó đi đến nhận xét về chiều hướng tiến hoá trong các hình thức cảm ứng của động vật. Bài 28. Điện thế nghỉ - Trước hết GV phải giúp HS biết được thế nào là điện sinh học: Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể. - Khái niệm điện thế nghỉ (mục I): GV yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK, đọc thông tin ở mục I và đi đến khái niệm điện thế nghỉ. - Cơ chế hình thành điện thế nghỉ (mục II): Đây là phần trọng tâm của bài. GV nên tập trung giúp HS biết và giải thích được cơ chế hình thành điện thế nghỉ là do: Sự phân bố ion không đều ở hai bên màng.. Tính thấm của màng đối với ion K+ (cổng Kali mở để ion kali đi từ trong ra ngoài). Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu (dẫn đến sự phân bố các ion hai bên màng). Hoạt động của bơm Na – K. Bài 29. Điện hoạt động - Điện hoạt động (mục I): Đây là nội dung trọng tâm của bài. GV cần giới thiệu để HS biết được khái niệm điện hoạt động: Điện hoạt động là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích. Mục I.1. Đồ thị điện thế hoạt động. GV cho HS quan sát hình và chỉ ra được đồ thị điện hoạt động bào gồm 3 giai đoạn: mất phân cực, đảo cực và khử cực. Mục I.2. Cơ chế hình thành điện hoạt động. GV tập trung giúp học sinh hiểu được cơ chế hình thành điện hoạt động: Khi nơron bị kích thích, tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, gây nên sự khử cực (khi Na+ từ ngoài vào tế bào) - đảo cực (Na+ vào dư thừa) - tái phân cực (khi K+ từ trong tế bào ra ngoài). - Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh (mục II): GV giúp HS mô tả và phân biệt được sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và sợi thần kinh không có bao miêlin: + Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kế tiếp ® tốc độ truyền xung chậm hơn. + Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo ® tốc độ truyền xung nhanh hơn trên sợi không có bao miêlin. Bài 30. Truyền tin qua xináp - Khái niệm xináp (mục I): GV cho HS quan sát hình 30.1 và trả lời câu hỏi thế nào là xináp? ® khái niệm xináp. - Cấu tạo xináp (mục II): GV yêu cầu HS mô tả được cấu tạo xináp hoá học làm cơ sở để hiểu cơ chế truyền tin qua xináp. Cấu tạo xináp: + Chuỳ xináp có các bóng chứa chất trung gian hoá học (axetin côlin, norađrenalin…). + màng trước xináp. + Khe xináp. + Màng sau xináp có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học, có enzim phân huỷ chất trung gian hoá học. - Quá trình truyền tin qua xináp (mục III): Đây là nội dung trọng tâm của bài. GV giúp HS mô tả được quá trình truyền tin qua xináp hoá học: Xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chuỳ xináp sẽ làm thay đổi tính thấm của màng đối với Ca2+ ® Ca2+ tràn từ dịch mô vào dịch bào ở chuỳ xi náp ® các bóng gắn vào màng trước và giải phóng chất trung gian hoá học vào khe xi náp ® chất trung gian hoá học đi đến màng sau xináp ® làm thay đổi tính thấm màng sau xináp tạo thành xung thần kinh truyền đi tiếp. GV có thể hỏi HS: Quá trình truyền tin qua xináp theo một chiều hay hai chiều? Từ đó lưu ý HS: Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng. Bài 31 - 32. Tập tính của động vật - Khái niệm và ý nghĩa của tập tính (mục I): GV có thể lấy một số ví dụ về tập tính sau đó cho HS đi đến khái niệm tập tính và ý nghĩa của tập tính. - Các loại tập tính (mục II): Đây là nội dung trọng tâm của bài, GV nên tập trung vào tập tính học được. GV giúp HS phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được: + Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. + Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua hoạt động và rút kinh nghiệm. - Cơ sở thần kinh của tập tính (mục III). Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình, tuy nhiên đây là kiến thức cơ bản giúp HS hiểu hơn về bản chất của tập tính và nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn. GV giúp cho HS biết được cơ sở thần kinh của tập tính là phản xạ: Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, tập tính học được là những phản xạ có điều kiện. GV cũng có thể dạy mục II, III của bài này bằng cách yêu cầu và hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau: Tiêu chí Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Định nghĩa Cơ sở thần kinh Ví dụ - Một số hình thức học tập của động vật (mục IV): GV có thể yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng sau: Các hình thức học tập của động vật Nội dung Ví dụ Quen nhờn In vết Điều kiện hoá: + Điều kiện hoá đáp ứng + Điều kiện hoá hành động Học ngầm Học khôn - Một số dạng tập tính của động vật (mục V): GV có thể yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng sau: Các dạng tập tính của động vật Nội dung Ví dụ Tập tính kiếm ăn Tập tính bảo vệ lãnh thổ Tập tính sinh sản Tập tính di cư Tập tính xã hội - Ứng dụng những hiểu biết của tập tính vào đời sống và sản suất (mục VI): GV cho HS thực hiện lệnh trong SGK và rút ra các ứng dụng của tập tính vào thực tiễn: Lợi dụng tập tính của động vật để diệt trừ sâu hại trong nông, lâm nghiệp; làm thay đổi tập tính vốn có của động vật (qua huấn luyện, thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người (giải trí, chăn nuôi…) bằng con đường hình thành phản xạ có điều kiện. Bài 33. thực hành: Xem phim về tập tính của động vật Nếu đủ điều kiện có thể thực hành theo SGK. Trong trường hợp không có phương tiện thực hành như SGK, GV có thể yêu cầu HS về nhà tự thực hành hình thành một số tập tính ở vật nuôi mà gia đình mình có. Chương III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật - Khái niệm (mục I): GV có thể cho HS nhận xét về kích thước cây từ khi nảy mầm đến khi trưởng thành, nhận xét về kích thước hạt đậu khi ta ngâm nước và sau đó đem phơi khô…từ đó đi đến khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá. - Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp (mục II): Đây là nội dung trọng tâm của bài. GV nên tập trung giúp HS hiểu và phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. + Mục II.1. Các mô phân sinh: GV phải giúp HS hiểu được mô phân sinh là gì? phan bố ở đâu? và chức năng là gì? + Mục II.2. và mục II.3. GV có thể yêu cầu và giúp HS hoàn thành bảng sau: Tiêu chí Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Khái niệm Nguyên nhân – cơ chế Đối tượng + Mục II.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng Bài 35. Hoocmôn thực vật Trọng tâm của bài này là mục II - Hoocmôn kích thích và mục III - hoocmôn ức chế. - Khái niệm (mục I): GV cần cho HS biết hoocmôn là gì? v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học lớp 11.doc
Tài liệu liên quan