Chuyên đề Đa dạng sinh học ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học 1

1.2 Các giá trị của đa dạng sinh học 1

1.3 Cơ sở hình thành đa dạng sinh học ở Việt Nam 2

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

1. SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 4

1.1. Đa dạng Gen di truyền 4

1.1.1 Định nghĩa 4

1.1.2 Tính đa dạng gen ở mức độ của các nhóm sinh vật 5

1.1.3 Đa dạng nguồn gen ở Việt Nam 6

1.2 Đa dạng về loài 7

1.2.1 Định nghĩa 7

1.2.2 Đa dạng loài trên thế giới và ở Việt Nam 8

1.3 Đa dạng hệ sinh thái 14

1.3.1 Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 14

1.3.2 Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới 15

1.3.3 Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi 16

1.3.4 Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên 16

1.3.5 Hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu( còn gọi là rừng khộp) 17

1.3.6 Hệ sinh thái rừng ngập mặn 18

1.3.7 Hệ sinh thái rừng tràm 19

1.3.8 Hệ sinh thái rừng tre nứa: 20

2. SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 20

2.1 Suy thoái nguồn gen di truyền 20

2.2 Suy thoái đa dạng hệ sinh thái 21

2.3 Suy thoái đa dạng về loài 22

3. NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC 23

3.1 Nguyên nhân tự nhiên 23

3.2 Nguyên nhân do con người 24

3.2.1. Sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật 24

3.2.2. Sự du nhập các loài ngoại lai 25

3.2.3. Xây dựng cơ bản làm mất đa dạng sinh học 27

3.2.5. Ô nhiễm môi trường 28

3.2.6. Tăng dân số 31

3.2.7. Di dân và tập quán du canh du cư 32

3.2.8. Sự nghèo đói 32

3.2.9. Mâu thuẫn trong các chính sách 33

4. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 33

4.1 Tình hình bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam 33

4.1.1. Bảo tồn gen động vật hoang dã ở Việt Nam 33

4.1.2. Bảo tồn loài ở Việt Nam 34

4.1.3. Các khu bảo tồn tại Việt Nam 34

4.2 Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam 36

4.2.1. Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên. 36

4.2.2. Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. 37

4.2.3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức và kỹ năng về bảo tồn. 38

4.2.4. Đẩy mạnh công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và thu hút cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học: 39

4.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế: 39

III. KẾT LUẬN 41

 

 

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đa dạng sinh học ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện sinh thái: Hệ sinh thái này chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.Với nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 15 – 20 0C và nhiệt độ không khí trung bình tháng trong năm giao động từ 5 – 20 0C . Mùa khô thường kéo dài từ 4 - 6 tháng, và bao gồm các loại đất như sa thạch diệp thạch, cuội kết, badan v.v… Cấu trúc rừng: Cấu trúc bao gồm nhiều tầng và nhiều kiểu phụ miền. Đối với hệ sinh thái rừng lá kim á nhiệt đới: Ở miền Nam, cấu trúc tầng thứ gồm có các tầng : ( Tầng cây gỗ , tầng cây bụi, tàng thảm tươi...) Ở miền Bắc, cấu trúc rừng ở Mộc Châu ( Sơn La ) có tầng vượt tán đứt quãng, điển hình là cây du sam và gồm các tầng,(Tầng cây gỗ, tầng cay bụi..) Đối với hệ sinh thái rừng lá kim ôn đới núi cao trung bình: Trong vành đai này, rừng cây lá kim mọc thuần loài như pơ mu , sa mu , thông nàng v.v... 1.3.5 Hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu( còn gọi là rừng khộp) Phân bố: Phân bố tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai. Ngoài ra còn có ở Di Linh (Lâm Đồng) và những đám rừng khộp nhỏ phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Sông Bé, Tây Ninh ... Điều kiện sinh thái: Hệ sinh thái này có khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh nhưng có một mùa khô điển hình. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 21o - 27oC. Nhiệt độ không khí tối cao dưới 40oC. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200 - 1.800 mm. Khí hậu có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô khắc nghiệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí trung bình năm 80 - 85%, trong mùa khô độ ẩm không khí chỉ có 72 - 73% .Về đất đai chủ yếu là các loại đất xám đỏ phát triển trên đá bazan, granit có tầng đất mỏng, kết vón mạnh, có nơi đang xuất hiện đá ong. Có loại đất cơ bản như (Đất xương xẩu trên đá mẹ phiến thạch sét,Đất Feralit vàng nhạt, Đất xám bạc màu trên phù sa cổ.... Cấu trúc rừng Khu hệ sinh thái này bao gồm 309 loài cây thuộc 204 chi, 68 họ, trong đó có hơn 90 loài cây gỗ với 54 loài cây gỗ lớn, gỗ trung bìnhv.v… Mật độ rừng thưa, tán cây không giao nhau. Trong mùa khô, cây rụng lá từ 3 - 4 tháng. Mật độ cây từ đường kính 10 cm trở lên từ 100 - 150 cây/ha đến 300 - 350 cây/ha. Rừng thường chỉ có một tầng cây gỗ. Mặt khác hệ này đựơc cấu tạo từ nhiều ưu hợp như(Ưu hợp cẩm liên,Ưu hợp dầu đồng ,Ưu hợp dầu trà beng ...) 1.3.6 Hệ sinh thái rừng ngập mặn Phân bố: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố. đã chia vùng phân bố rừng ngập mặn Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu và xác định điều kiện sinh thái cho từng tiểu khu Khu vực I: ven biển Đông Bắc Khu vực II: ven biển đồng bằng Bắc Bộ Khu vực III: ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu. Khu vực IV: ven biển Nam Bộ Điều kiện sinh thái : Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố sát ngay ven biển và chịu ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố sinh thái như: khí hậu, thuỷ văn (dòng nước, độ mặn v.v…), địa hình, sản phẩm bồi tụ v.v… Khu vực I: Đây là vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm biến động lớn (15 - 30o C Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng (16o5 C), Lượng mưa trung bình hàng năm : 1.800 - 2.500 mm.Về địa hình thì vùng này có nhiều đảo ngoài vịnh Hạ Long ngăn cản ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc nên tác động của sóng biển bị giảm đáng kể, phù sa được cố định lại ở bờ biển thuận lợi cho các loài cây ngập mặn sinh trưởng phát triển, Khu vực II: Tuy là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nhưng nền nhiệt độ ở đây cao hơn khu vực I. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn khu vực I. Hàng năm có khoảng 2 tháng nhiệt độ không khí trung bình dưới 20oC.. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.300 - 1.900 mm. Khu vực III : Khu vực này thường chịu ảnh hưởng của bão, gây ra mưa rất lớn, lũ lụt và nước biển dâng cao, do đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các loài cây trog vùng này. Khu vực IV: Khí hậu đặc trưng của khu vực này là nhiệt đới ẩm không có mùa đông. Lượng mưa hàng năm trong khu vực phân bố không đều qua các địa phương. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố tương đối đều qua các tháng trong năm. Mặt khác địa hình của khu vực này thấp, bằng phẳng hơn các khu vực khác nên thuận lợi cho sự phát triển của các loài. Cấu trúc rừng: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố sát ngay ven biển và chịu ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố sinh thái như: khí hậu, thuỷ văn, địa hình, sản phẩm bồi tụ v.v… Và đây là khu vực có cấu trúc rừng là rất phong phú, gồm có nhiều quần thể cây, như Quần thể cây rừng ngập mặn,quần xã nước lợ có bần chua, ô rô, mây nước... 1.3.7 Hệ sinh thái rừng tràm Phân bố: Hệ sinh thái này phân bố tập trung ở 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hình thành nên ba vùng sau đây: Vùng Đồng Tháp Mười thuộc ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Vùng Tứ Giác Long Xuyên thuộc hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và Hậu Giang. Điều kiện sinh thái : Hệ sinh thái này phân bố ở độ cao so với mực nước biển dưới 2 m. Nơi đất trũng, độ cao phân bố so với mực nước biển 0,46 m, có khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông, cận xích đạo. Nhiệt độ không khí trung bình năm : 27oC nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất cũng đạt đến 22oC. Lượng mưa trung bình năm: 1.500 - 2.400 mm. Lượng mưa phân bố theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mặt khác chế độ thuỷ văn ở đây bị chi phối bởi chế độ mưa, chế độ nước nguồn và nước lũ của hệ thống sông Cửu Long và chế độ thuỷ triều mang nước mặn từ biển vào lục địa. Chế độ thuỷ văn này đã làm cho nhiều vùng trũng thấp ngập úng nước phèn.Đặc trưng cơ bản nhất của hệ sinh thái rừng này là hình thành trên đất phèn. Cấu trúc rừng: Do hệ sinh thái rừng này hình thành trong điều kiện môi trường đặc biệt là úng phèn, chỉ có một số loài cây thích nghi tồn tại được nên cấu trúc rừng đơn giản hơn nhiều so với hệ sinh thái rừng hỗn loài thường xanh. Và cụ thể là cấu trúc hệ sinh thái rừng tràm đơn giản về thành phần loài cây và tầng thứ. Chiều cao đạt khoảng 20 - 25 m, đường kính đạt 40 cm. 1.3.8 Hệ sinh thái rừng tre nứa: Phân bố: Tre nứa phân bố rộng từ vùng nhiệt đới, á nhiệt đới đến ôn đới, từ 51o vĩ độ bắc đến 47o vĩ độ nam. Điều kiện sinh thái: Hầu hết các loài tre nứa đều yêu cầu nhiệt độ ấm và ẩm nên chúng thường phân bố ở vùng thấp và đai cao trung bình và tập trung chủ yếu ở 2 bên xích đạo.Việt Nam là một trong những vùng trung tâm phân bố tre nứa trên thế giới do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, như chế độ nhiệt, ẩm và thổ nhưỡng. Các hệ sinh thái rừng tre nứa Việt nam rất phong phú và đa dạng, chiếm vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng cả về mặt kinh tế, môi trường và khoa học Cấu trúc rừng: Tre nứa Việt nam có 10 loài trong số 19 loài tre ưu tiên cao để quốc tế hành động và 6 loài trong 18 loài tre khác được quốc tế ghi nhận là quan trọng.Tre nứa phân bố ở khắp cả nước, tuy nhiên diện tích, trữ lượng và thành phần loài có khác nhau giữa các vùng ; những vùng có diện tích và trữ lượng nhiều là: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam bộ và Tây Bắc... 2. SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 2.1 Suy thoái nguồn gen di truyền Ngoài việc tạo ra các giống mới không phải là đảm bảo cho tính đa dạng của gen khi chưa biết trước những sản phẩm đó có gây hại cho con người hay không thì con người đã và đang tiêu diệt rất nhiều loài động vật và thực vật trên trái đất này. Trong thế kỷ 20, loài người đã tiêu diệt khoảng 700 loài động thực vật. Nhiều loài bị tuyệt chủng khi còn chưa được con người biết đến. Từ năm 1600 trước công nguyên đến năm 1900: trung bình 4 năm mất 1 loài. Từ năm 1900 đến 1980: 1 năm mất 1 loài. Từ 1980 đến 2000 : 1 ngày mất 1 loài. Từ 2001 đến 2010: 1 giờ mất 1 loài. Cho đến cuối thế kỷ 20, loài người đã làm biến mất khoảng từ 20% đến 50% số loài trên Trái Đất. Suy thoái đa dạng sinh học làm cho loài người mất dần các nguồn tài nguyên quý giá ( lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên vật liệu, gen, tiện nghi môi trường….) đồng thời phải chống chịu với các tai biến sinh thái ngày càng tăng (dịch bệnh gia súc, dịch hại cây trồng…) do mất cân bằng sinh thái. Suy thoái sinh học ở Việt Nam đến nay là rất đáng ngại. trong vòng khoảng 10 năm cuối thế kỷ 20, trên 700 loài động, thực vật Việt Nam đã biến mất hoặc bị đẩy vào tình trạng nguy hiểm, trong đó có hầu hết các giống loài có giá trị kinh tế cao như: Động vật: Tê giác 1 sừng, voi, hổ, bò xám, bò tót, bò rừng, hươu xạ, hươu cà toong, hươu vàng, cheo cheo napu, vượn đen tuyền, vượn Hải Nam, vượn bạc má, vượn má hung, voọc đầu trắng, voọc mũi hếch, công, gà lôi lam, các cóc Tam Đảo, cá sấu…. Thực vật: sâm Ngọc Linh, bời lời, trắc, càte, trầm hương. 2.2 Suy thoái đa dạng hệ sinh thái Hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên đều bị tác động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Các hệ sinh thái tự nhiên với tính đa dạng sinh học bị thu hẹp diện tích hoặc chuyển sang các dạng hệ sinh thái thứ sinh khác.Ở Việt Nam trong những năm gần đây lũ lụt diễn ra lien tục ở các tỉnh miền núi phía bắc, miền trung, đồng bằng song cửu long,… Đặc biệt là các tỉnh miền núi trong những năm gần đấy mực nước ngầm vào mùa khô thấp hơn so với mức trung bình khá nhiều.Nguyên nhân do sự khai thác, chặt phá rừng quá mức dẫn đến chu kỳ xuất hiện lũ ngắn dần và cường độ lũ lớn hơn. Cho đến nay, thảm thực vật rừng tại các vùng này vãn chưa thể khôi phục để có thể bảo vệ đất dẫn đến quá trình thoái hóa đất, tăng diện tích đát bạc mà. Bên cạnh đó, các chất độc hóa học này còn thẩm thấu xuống các mạch nước ngầm làm cho các thảm thực vật trên mặt đất phát triển chậm. Hệ sinh thái động vật gồm: 310 loài thú, 840 loài chim. 286 loài bò sat, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác. Trong 30 năm qua thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như: - 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang trường sơn, chà vá chân trường sơn. - 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh . - Khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật khoong xương sống cũng đã được mô tả. Hệ sinh thái thực vật gồm: 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 rêu, 2.500 loài tảo,826 loài nấm …. Tính từ 1993 đến năm 2002 các nhà khoa học đã nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Hệ sinh thái đất ngập nước với 39 kiểu, bao gồm: đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu, đất ngập nước ven biển 19 kiểu. 2.3 Suy thoái đa dạng về loài Nhiều loài động vật, thực vật hoang dã của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì tổng số loài động thực vật hoang dã trong thiên nhiên của Việt Nam đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài. Có tới 9 loài động vật được xem tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam như tê giác hai sừng, heo vòi, cá sấu hoa cà. Trong hệ thực vật, hai loài lan Hài quý đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Số lượng các loài thủy sinh vật có giá trị kinh tế giảm sút nhanh chóng. Suy suy thoái tài nguyên sinh vật còn thể hiện ở sự suy giảm môi trường sống của hầu hết các loài sinh vật biển. Theo thống kê, có 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở các cấp độ khác nhau, trong đó có hơn 70 loài sinh vật biển đã được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Cho tới nay, Việt Nam thống kê được gần 13.000 loài thực vật và 12.000 loài động vật. Nhiều nhóm sinh vật có tính đặc hữu cao, có giá trị khoa học và thực tiễn lớn, nhiều loài thú mới đã được phát hiện. Sự suy giảm về độ đa dạng của giống loài và sự phong phú về số lượng động thực vật hiện nay có cả các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Các nguyên nhân trực tiếp bao gồm sự phá vỡ và mất nơi cư trú, sự xâm lấn của các sinh vật nhập nội, việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sống, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp. Bảng 2.5. Số lượng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu Loài Năm 1992, 1998 Năm 2004 IUCN, 1996, 1998 Sách đỏ 1992, 1996 IUCN Sách đỏ Thú 38 78 41 94 Chim 47 83 41 76 Bò sát 12 43 24 39 Lưỡng cư 1 11 15 14 Cá 3 75 23 89 ĐVKXS 0 75 0 105 Thực vật bậc cao 125 337 145 605 Nấm 7 16 Tảo 12 18 Tổng 226 721 289 1.065 [Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005, Phần Đa dạng sinh học]. 3. NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC 3.1 Nguyên nhân tự nhiên Nguyên nhân tự nhiên như cháy rừng, dộng đất, núi lửa, lũ lụt, hạn hán, bão... là những nguyên nhân gây mất nơi cư trú, hủy hoại môi trường sống, thức ăn của nhiều lòai sinh vật hoặc tiêu diệt chúng dẫn đến việc suy giảm đa dạng sinh học tại các vùng xảy ra thiên tai. 3.2 Nguyên nhân do con người Thông qua việc chiếm lĩnh các hệ sinh thái trên trái đất, con người thông qua các hoạt động của mình đã và đang trực tiếp và gián tiếp làm suy giảm nguồn tài nguyên đa dạng sinh học các loài trên trái đất. 3.2.1. Sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật Mở rộng đất nông nghiệp, lâm nghiêp xâm hại đến rừng và các hệ sinh thái khác: Mở rộng đất canh tác nông nghiệp có liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của đất nước, là quy luật tất yếu phải xảy ra khi dân số tăng nhanh và văn hoá, kinh tế, xã hội ngày một phát triển. Ngày nay, phá rừng, xâm hại đến đất ngập nước để mở rộng đất canh tác không hợp lý là một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy thoái đa dạng sinh học vì làm mất nơi sống cùa nhiều loài thực vật, động vật. Chỉ tính riêng hình thức du canh đã tàn phá khoảng 13 triệu ha rừng trước đây thành đất trống đồi núi trọc. Khai thác gỗ làm cạn kiệt rừng, mất môi trường sống: Gỗ là sản phẩm lâm nghiệp rất quan trọng trong xây dựng. Tuy nhiên, khai thác gỗ quá mức làm kiệt quệ rừng. Khai thác gỗ phục vụ cho các mục tiêu khác nhau: làm gỗ chống hầm lò trong công nghiêp khai thác, khai thác gỗ làm đồ thủ công mỹ nghệ…Kết quả là rừng bị cạn kiệt nhanh chóng cả về diện tích và chất lượng, nhiều loài thực vật, loài gỗ quý và những động vật sống trong rừng suy giảm số lượng và nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt diệt Hơn 50% những nơi cư trú là các rừng nguyên sinh bị phá hủy tại 47 nước trong tổng số 57 nước nhiệt đới trên thế giới. Tại Châu Á nhiệt đới, 65% các nơi cư trú là các cánh rừng tự nhiên đa bị mất.Tốc độ phá hủy đặc biệt lớn tại các nước Philippines, Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ, các nước Châu Phi,... đa làm mất phần lớn các các nơi cư trú của các loài hoang dã, trầm trọng nhất là các nước Gambia, Ghana và Ruanda. Tốc độ phá rừng hiện nay khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới, tốc độ khá nhanh ở mức 1,5 đến 2% là các nước như Việt Nam, Paraguay, Mehico và Costa Rica. Tại vùng Địa Trung Hải, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn lại 10%. Đối với các loài động vật hoang dã quan trọng, phần lớn những nơi cư trú thích ứng của chúng đa bị phá huỷ, chỉ còn lại một số rất ít được bảo vệ. Ví dụ loài đười ươi khổng lồ ở Sumatra và Borneo đa mất 63% nơi sinh sống và chỉ còn 2% diện tích nơi sinh sống nguyên thuỷ của chúng được bảo tồn. Việc phá hủy các rừng mưa nhiệt đới là dấu hiệu đi kèm với việc mất các loài. Rừng nhiệt đới ẩm chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng ước tính chúng chứa hơn 50% tổng số loài trên trái đất. Diện tích ban đầu của rừng mưa nhiệt đới ước tính khoảng 16 triệu km2. Kết hợp với việc khảo sát mặt đất, chụp ảnh không gian và số liệu viễn thám từ vệ tinh người ta thấy rằng vào năm 1982 chỉ còn lại 9,5 triệu km2. Hằng năm có khoảng 180.000 km2 rừng mưa bị mất, trong đó 80.000 km2 bị mất hoàn toàn và 100.000 km2 bị suy thoái đến mức cấu trúc loài và các diễn thế của hệ sinh thái phần lớn bị thay đổi. Người ta còn dự báo thêm rằng với tốc độ mất rừng như hiện nay thì đến năm 2040 sẽ còn lại một số rất ít rừng nhiệt đới nguyên vẹn trừ một số khu nhỏ được đặt dưới sự bảo tồn nghiêm ngặt. Khai thác củi làm suy giảm đa dạng sinh học: Thường xảy ra ở các nước chậm phát triển và đang phát triển như Việt Nam. Theo những số liệu thống kê, trong phạm vi cả nước, 90% năng lượng dùng trong các gia đình là lấy từ thực vật. Hàng năm, khoảng 21 triệu tấn củi được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình như: nấu cám lợn, chế biến các sản phẩm nông nghiêp như chè, đường… Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: Khoảng 2300 loài thực vật, các sản phẩm ngoài gỗ như song, mây, tre nứa, lá, cây, thuốc… được khai thác cho những mục đích khác nhau: để dùng, để bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt việc săn bắn, đuối bắt động vật hoang dã, khai thác cây dược liệu quý là mối đe doạ lớn đối với động vật, đặc biệt là đối với các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao, các loài có chức năng trong đấu tranh sinh học – cân bằng sinh thái trong quần xã ngày càng mất nhiều. Buôn bán động thực vật hoang dã: Hiện nay, tình trạng lùng sục, thu gom, mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã sống và các sản phẩm từ động thực vật, cả động thực vật quý hiếm ngày càng ra tăng. Vì vậy, buôn bán động thực vật hoang dã là một nguyên nhân quan trọng làm suy giảm đa dạng sinh học, thậm chí làm cho nhiều loài, đặc biệt là các loài quí hiếm, có giá trị kinh tế cao có nguy cơ tuyệt chủng ở từng khu vực và trên toàn thế giới. 3.2.2. Sự du nhập các loài ngoại lai Cùng với việc xuất khẩu động thực vật hoang dã, việc du nhập một số giống mới cũng là nguyên nhân làm đa dạng sinh học trong các quốc gia khác nhau bị suy giảm. Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các hàng rào do chính các yếu tố môi trường và khí hậu tạo ra ngăn cản sự phát tán. Các sa mạc, đại dương, đỉnh núi, và những dòng sông ngăn cản sự di chuyển của các loài. Con người đã làm thay đổi cơ bản đặc tính này bằng việc vận chuyển phát tán các loài trên toàn cầu. Tại thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, con người mang các cây trồng và vật nuôi từ nơi này sang nơi khác khi họ tạo dựng những nơi định cư và các thuộc địa mới. Ngày nay đã có một lượng lớn các loài do vô tình hay cố ý, được đem đến những khu vực không phải là nơi cư trú gốc của chúng. Những loài đó đa được du nhập do các nguyên nhân sau đây: · Chế độ thuộc địa của các nước Châu Âu: những người Châu Âu mang đến một vùng thuộc địa mới mang theo các hàng trăm giống chim, thú của Châu Âu để làm cho phong cảnh ở đây trở nên thân quen với họ cũng như tạo ra thú vui săn bắn. · Nghề trồng cây cảnh và làm nông nghiệp: nhiều loài cây được mang đến và trồng tại những vùng đất mới như cây cảnh, cây nông nghiệp hoặc cây cho chăn nuôi gia súc. Rất nhiều loài trong số đó thoát vào tự nhiên và thâm nhập vào các loài bản địa. · Những sự vận chuyển không chủ đích: thường xảy ra là các hạt cỏ vô tình bị thu hoạch cùng các hạt ngũ cốc được đem bán và được gieo trên địa bàn mới. Chuột và các loài côn trùng cư trú bất hợp pháp trên máy bay, tàu thủy, các vectơ truyền bệnh, các động vật ký sinh được vận chuyển cùng với các động vật chủ của chúng. Các tàu thuyền thường mang theo các loài ngoại lai trong các khoang hầm. Các túi đất để dằn tàu thường mang theo các hạt cỏ và ấu trùng sống trong đất. Các túi nước để dằn tàu đổ ra ở cảng thường đem theo các loại rêu tảo, động vật không xương sống và các loại cá nhỏ. Phần lớn các loài du nhập không sống được tại những nơi mới đến do môi trường không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện sống của chúng. Dù vậy, vẫn có một tỷ lệ nhất định các loài nhập cư thiết lập được cuộc sống trên vùng đất mới và nhiều loài trong đó còn vượt trội, xâm lấn các loài bản địa. Các loài du nhập này thậm chí còn cạnh tranh với các loài bản địa để có được nguồn thức ăn và nơi ở. Các loài du nhập còn ăn thịt các loài bản địa cho đến khi chúng tuyệt chủng hoặc làm chúng thay đổi nơi cư trú đến mức nhiều loài bản địa không thể nào tồn tại được nữa. Một trong những lý do quan trọng khiến các loài du nhập dễ dàng chiếm lĩnh các nơi cư trú mới là ở nơi cư trú mới chưa có các loài thiên địch của chúng như các loài động vật là kẻ thù, các loài côn trùng và các loài ký sinh, gây bệnh. Các hoạt động của con người tạo nên những điều kiện môi trường không bình thường, như sự thay đổi các nguồn dinh dưỡng, gây cháy rừng, tăng lượng ánh sáng,... tạo cơ hội cho các loài du nhập thích ứng nhanh hơn và loại trừ được các loài bản địa. 3.2.3. Xây dựng cơ bản làm mất đa dạng sinh học Cùng với sự gia tăng dân số là quá trình đô thị hoá diễn ra rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Đô thị hoá không chỉ diễn ra ở các nước công nghiệp phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nếu như ở các nước công nghiệp phát triển, quá trình này diễn ra một cáhc tương đối có kiểm soát thì ở các nước đang phát triển, đô thị hoá hầu như là một quá trình tự phát. Đi kèm với quá trình đô thị hoá là các con đường, các khu đô thị, khu tập trung dân cư mới. Việc xây dựng cơ bản như làm đường giao thông, thuỷ lợi, khu công nghiệp, thuỷ điện, khu dân cư mới… cũng là nguyên nhân trực tiếp làm mất môi trường sống, làm suy giảm đa dạng sinh học do diện tích các khu nông nghiệp, các cánh rừng, đồng cỏ, thậm chí cả hồ ao, tức là các nơi sống của sinh vật, bị thu hẹp. Các hồ chứa được xây dựng hàng năm ở Việt Nam đã làm mất đi khoảng 30.000 ha rừng ( Lê Vũ Khôi). Ngoài việc bị phá hủy trực tiếp, các nơi cư trú nguyên là những khu vực rộng lớn của các loài thường bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ do việc làm đường sá, ruộng vườn, xây dựng thành phố và nhiều hoạt động khác của con người. Những phần này thường bị cách ly khỏi những phần khác và hình thái cấu trúc cảnh quan bị thay đổi nhiều. Ngoài ra, việc phá hủy các nơi cư trú có thể hạn chế khả năng phát tán và định cư của loài. Rất nhiều loài chim, thú và côn trùng sống trong địa phận của rừng sẽ không vượt qua dù là một quảng ngắn khoảng diện tích trống vì có nhiều nguy cơ bị đánh bắt. Tác hại của việc chia cắt nơi cư trú sẽ làm giảm khả năng kiếm mồi của các loài thú. Ngoài ra nơi cư trú bị chia cắt cũng góp phần làm suy giảm quần thể và dẫn đến sự tuyệt chủng do quần thể lớn lúc đầu bị chia ra hai hay nhiều quần thể nhỏ. Các tiểu quần thể này rất dễ bị tổn thương do bị ức chế sinh sản và các vấn đề khác liên quan đến quần thể nhỏ. 3.2.4. Chiến tranh Chiến tranh huỷ diệt con người, cơ sở kinh tế, huỷ diệt rừng và huỷ diệt hệ động thực vật. Chiến tranh kèm theo nó là cháy rừng, phá huỷ rừng bằng các chất độc hoá học cũng đồng nghĩa là các động thực vật sinh sống trong hệ sinh thái rừng bị suy giảm và bị tiêu diệt. Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1975, 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học rải xuống chủ yếu ở miền Nam Việt Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng ( Lê Vũ Khôi). Hậu quả của hoá chất độc do Mỹ rải ở miền nam Việt Nam trong chiến tranh cho đến nay vẫn còn gây nên hậu quả nghiêm trọng cho người dân Việt Nam, tồn dư trong đất, trong môi trường sống và trong cơ thể động thực vật ở khu vực bị rải chất độc hoá học làm cho môi trường sống kém chất lượng, làm suy giảm đa dạng sinh học. 3.2.5. Ô nhiễm môi trường Sự tác động của ô nhiễm môi trường đến sự suy thoái đa dạng sinh học là rất lớn. Ô nhiễm môi trường kéo theo sự suy giảm, nghèo kiệt đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái bị ô nhiễm. Nạn ô nhiễm môi trường gây ra bởi các nguồn thải, các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu…và chất thải công nghiệp cũng như chất thải sinh hoạt, ngoài ra là ô nhiễm không khí, ô nhiễm biển do tràn dầu… 3.2.5.1. Ô nhiễm do các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Sự nguy hại của thuốc trừ sâu được khuyến cáo từ những năm 1962. Nồng độ của DDT và các loại thuốc trừ sâu khác tích luỹ trong cơ thể sinh vật, tăng lên theo bậc cao dần của chuỗi thức ăn thông qua quá trình tích tụ sinh học (bioaccumulation) và khuếch đại sinh học (magnification). Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phòng trừ các loài côn trùng gây hại cho cây trồng và phun vào nước để diệt các ấu trùng muỗi đa làm hại tới những quần thể khác sống trong thiên nhiên, đặc biệt đối với những loài chim ăn côn trùng, cá và các loại động vật khác bị ảnh hưởng bởi DDT hay các sản phẩm bán phân hủy của chúng. Khi nồng độ thuốc trừ sâu có độ độc lớn tích luỹ đến mức cao trong các tế bào cơ thể chim, như các loài diều hâu hay ó, thì chúng yếu đi và có xu hướng đẻ ra những quả trứng có vỏ mỏng hơn bình thường, vỏ này dễ vỡ trong quá trình ấp. Do vậy, trứng không thể nở thành con non và quần thể loài chim suy giảm một cách đáng kể. Tại các hồ và các cửa sông, dư lượng DDT và các loại thuốc trừ sâu khác được tích luỹ lại trong cơ thể các loại cá lớn như cá heo và các động vật biển khác. Trên các khu vực canh tác nông nghiệp, các loài côn trùng có ích hay các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng đều bị tiêu diệt cùng với các côn trùng gây hại. Bảng 2.6. Hàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và trên cạn Số lần khuếch đại Sinh vật Hàm lượng DDT (ppm) 80.000 Chim nước 1600,00 5.000 Cá 100,00 250 Tôm 5,00 1 Các loài tảo 0,02 75 Chim cổ đỏ 750,00 9 Giun đất 90,0 1 Đất 10,0 (Nguồn : Lê Huy Bá. Độc học môi trường) 3.2.5.2. Hiện tượng phú dưỡng: Các khoáng chất vi lượng tuy rất cần cho cuộc sống của động vật và thực vật nhưng chúng cũng có thể gây hại khi xuất hiện ở nồng độ cao. Các chất thải của người, các loại phân bón hóa học, các chất tẩy rửa và các quá trình sản xuất trong công nghiệp thường xuyên thải ra một l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI NHOM KTLN day du.doc
Tài liệu liên quan