Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I : Lý thuyết chung về chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM 3

1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. 3

1.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.2 Vai trò, đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5

1.1.2.1 Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ 5

1.1.2.2 Một số đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ : 7

1.2 Khái quát chung về NHTM 8

1.2.1 Khái niệm. 8

1.1.2 Vai trò của NHTM 9

1.1.2.1 Chức năng tập trung vốn 9

1.1.2.2 Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. 9

1.1.2.3 Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp 10

1.2.3 Các hoạt động NHTM 10

1.2.3.1 Nghiệp vụ tạo vốn 10

1.2.3.2.Nghiệp vụ sử dụng vốn 12

1.2.3.3.Nghiệp vụ trung gian-nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng 15

1.3. Hoạt động tín dụng ngân hàng 15

1.3.1. Khái niệm 15

1.3.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng 17

1.3.2.1 Mục đích cho vay: 17

1.3.2.2Thời hạn cho vay: 17

1.3.2.3 Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 18

1.3.2.4 Phương pháp cho vay: 18

1.4. Chất lượng tín dụng ngân hàng 19

1.4.1. Khái niệm 19

1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng 21

1.4.2.1. Chỉ tiêu định tính 21

1.4.2.2. Chỉ tiêu định lượng 21

1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 25

1.4.3.1. Sự phát triển của nền kinh tế 25

1.4.3.2. Môi trường chính trị, pháp lý 26

1.4.3.4. Nhân tố thuộc về ngân hàng 28

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng NN& PTNT Tân Kỳ 30

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ 30

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển về Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ 30

2.1.2. Cơ cấu tổ chức về Ngân hàng NN& PT NT Tân kỳ 30

2.1.2.1Tổng quan về NHNo & PTNT Tân Kỳ : 30

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 31

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh về Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ 33

2.1.3.1 Tình hình hoạt động tín dụng 33

2.1.3 Các dịch vụ khác 35

2.1.4 Kết quả tài chính 36

2.1.5 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh 37

2.1.5.1 Những mặt làm được trong thời gian gần đây 37

2.1.5.2 Những mặt còn hạn chế 39

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng DN vừa và nhỏ tại Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ 39

2.2.1. Phân tích định tính. 39

2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu định lượng. 41

2.2.2.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay và tỷ trong các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 42

2.2.2.2 Chỉ tiêu thu nợ 45

2.2.2.3 Chỉ tiêu dư nợ 46

2.2.2.4 Chỉ tiêu nợ quá hạn 48

2.2.2.5 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 49

2.2.2.6 Chỉ tiêu lợi nhuận 51

2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. 52

2.3.1 Kết quả đạt được 52

2.3.1.1 Đối với DNVVN 52

2.3.1.2 Đối với chi nhánh NHNo&PTNT Tân Kỳ 53

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 54

2.3.2.1 Hạn chế 54

2.3.2.2 Nguyên nhân 54

2.3.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan. 54

2.3.2.2.2 Nguyên nhân khách quan. 55

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng DN vừa và nhỏ 57

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng DN vừa và nhỏ 57

3.1.1. Phương hướng phát triển chung của Ngaân hàng NN& PT NT Tân Kỳ 57

3.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 của Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ. 58

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng DN vừa và nhỏ ở Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ 59

3.2.1. Đa dạng hoá hoạt động tín dụng đối với DNVVN 59

3.2.1.1. Đa dạng hoá về loại hình tín dụng đối với DNV&N 59

3.2.1.2. Đa dạng hoá hình thức tín dụng đối với DNVVN 60

3.2.1.3. Đa dạng hoá phương thức cho vay: 60

3.2.2. Xây dựng chiến lược Marketing trong đó trọng tâm là chính sách khách hàng nhằm mở rộng và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Tân Kỳ và DNVVN 61

3.2.3. Tăng cường hoạt động tư vấn đối với DNVVN 62

3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNV&N, thực hiện đúng quy trình tín dụng: 62

3.2.4.1. Về thu thập thông tin 63

3.2.4.2. Về phân tích và đánh giá khách hàng 63

3.2.5 Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay đối với DNVVN tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Tân Kỳ 64

3.2.6. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Tân Kỳ trong đó tập trung nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. 66

3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng DN vừa và nhỏ ở Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ 68

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ ban ngành liên quan. 68

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 69

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ- Nghệ An 69

KẾT LUẬN 71

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng NN& PTNT Tân Kỳ 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển về Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ Chi nhánh NHNo & PTNT Tân Kỳ là Chi nhánh cấp 2 thuộc NHNo & PTNT Việt Nam . Ngân hàng NHNo & PTNT Tân Kỳ được thành lập vào ngày 26/3/1998 tiền thân là Ngân hàng nông nghiệp Tân Kỳ. Trụ sở : Khối 7 thị trấn Tân Kỳ huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An. Từ khi bước vào kinh doanh ngân hàng gặp không ít khó khăn, vốn liếng nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu, đường sá giao thông đi lại khó khăn, cán bộ công nhân viên chưa đồng đều. Nhưng nhờ biết phát huy được lợi thế, khắc phục khó khăn, kiên trì bám sát định hướng của NHNo & PTNT Tỉnh , nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. THường xuyên được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo NHNo & PTNT Tỉnh với sự giúp đỡ của cấp ủy chính quyền địa phương phối kết hợp có hiệu quả của các ngành. CÙng với tính chủ động sáng tạo trong điều hành của ban giám đốc. Đến nay ngân hàng đã hoạt động có xu hướng phát triển đi lên , kinh doanh có lãi, phát huy tốt vai trò là công cụ đòn bẩy của nền kinh tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Với sự phấn đấu không ngường nhiều năm liền chi nhánh là đơn vị thi đua suất sắc của tỉnh, ngành và được nhiều cơ quan hữu quan cấp trên biết đến. Hiện nay, Chi nhánh đóng vai trò tạo lập nguồn vốn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo và chủe lực trên lĩnh vực nông nghiêp – nông thôn trên địa bàn góp phần thực hiện các mục tiêu chương trình, giải pháp, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức về Ngân hàng NN& PT NT Tân kỳ 2.1.2.1Tổng quan về NHNo & PTNT Tân Kỳ : Tính đến 31/12/2010 : Vốn huy động : 281.241 triệu đồng Vốn tự có : 35.245 triệu đồng Dư nợ : 301.455 triệu đồng Mạng lưới hoạt động : 3 phòng giao dịch Tổng số cán bộ biên chế : 44 người Trình độ cán bộ : Đại học : 26 người chiếm 59% Cao đẳng, trung cấp , sơ cấp : 26 người chiếm 41% Cán bộ tín dụng : 17 người chiếm 38.6% Cán bộ kế toán – ngân quỹ : 17 người chiếm 38.6% Cán bộ tổ chức hành chính kiểm tra : 4 người chiếm 9.2% Lãnh đạo : 6 người chiếm 13.6% Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức Ngân hàng NN& PT NT Tân kỳ Phòng kế toán- Ngân quỹ Phòng Hành chính và nhân sự Các phòng giao dịch Phòng kế hoạchkinh doanh Ban Giám đốc PGD Nghĩa Dũng PGD Tân An PGD CỪA 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban -Phòng kế hoạch kinh doanh Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương, xây dựng kế hoạch kinh doanh ; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh trên địa bàn. Xây dựng chiến lược khách hàng để cho vay, thẩm định và tái thẩm định, đề xuất các biện pháp về cho vay đối với dự án thuộc quyền phán quyết của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tân Kỳ và NHNo & PTNT Nghệ An. Thực hiện phân tích dư nợ, nợ quá hạn từng quý và triển khai các văn bản nghiệp vụ tín dụng. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước. Giúp giám đốc chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động tín dụng của các chi nhánh trên địa bàn, đầu mối thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng đồng thời tổng hợp viết báo cáo chuyên đề kế hoạch tín dụng theo chế độ quy định. -Phòng kế toán ngân quỹ : Có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ, đúng, kịp thời các loại hồ sơ, tài liệu và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán kinh doanh, thanh toán theo quy định của ngân hàng Tỉnh. Xây dựng kế hoạch tài chính của toàn chi nhánh, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán chỉ tiêu tài chính cho các chi nhánh trên địa bàn, thực hiện nghiệp vụ kế toán thanh toán và các khoản nộp ngân sách theo luật. Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hoạch toán kế toán và thực hiện báo cáo theo chế độ quy định. Tổ chức chỉ đạo tốt các biện pháp an toàn cho quỹ. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán, phục vị nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo & PTNT Tỉnh Nghệ An. -Phòng hành chính Trung tâm đầu mối cho cán bộ liên hệ đi công tác, giao tiếp với khách đến làm việc. Thực hiện quản lý con dấu, thực hiện các công việc khác của hành chính, văn thư, đánh máy, chụp văn bản, lưu trữ các văn bản, theo yêu cầu của ban giám đốc, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của cơ quan. Thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, văn phòng phẩm... quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ cơ quan. -Các phòng giao dịch Hoạt động của các phòng giao dịch trên địa bàn cũng giống như hoạt động của ngân hàng trung tâm bao gồm các hoạt động huy động vốn, cho vay, chuyển tiền nhanh. Tuy nhiên về tổ chức các phòng này chỉ bao gồm giám đốc, phó giám đốc và các nhân viên phụ trách về kế toán, kho quỹ, kinh doanh.... Quyền hạn của các chi nhánh này cũng thu hẹp hơn so với ngân hàng trung tâm. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh về Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ 2.1.3.1 Tình hình hoạt động tín dụng Bảng 2.1 :Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2008-2010 Đơn vị : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Doanh số cho vay 234,908 259,163 332,031 Doanh số thu nợ 205,324 218,954 276,843 Thu nợ / cho vay 87.4% 84.5% 83.4% Tổng dư nợ 209.321 246.267 301.455 ( Nguồn đề án kinh doanh 2009;2010;2011) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang phát triển hết sức mạnh mẽ mặc dù nền kinh tế nước ta đang ở trong thời kì khó khăn . Giá cả đang ngày càng leo thang, lãi suất không ổn định, tình hình kinh tế trong nước đang rối loạn. Trước những thách thức khó khăn đó, Ngân hàng NHNo & PTNT Tân kỳ đã không dừng bước trước khó khăn mà vẫn tìm thấy con đường kinh doanh để phát triển. Qua số dư nợ cho thấy, năm 2009 là một năm đầy sóng gió nhưng dư nợ của ngân hàng vẫn đạt 246.267 tr tăng 36.955 triệu so với năm 2008 tốc độ tăng là 17,7% và dư nợ năm 2010 là 301.455 tr tăng 55.188 triệu so với năm 2009 ; tốc độ tăng là 22,4% . Do đó, năm 2010 ngân hàng NHNo & PTNT Tân Kỳ đã được cấp trên khen thưởng trong phong trào thi đua toàn tỉnh. Để đạt được kết quả này thì ngoài việc duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống, ngân hàng đã mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng. Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng đã tích cực nắm bắt tìm kiếm các dự án đầu tư để mở rộng cho vay để tăng doanh số cho vay và dư nợ trung bình và dài hạn. Bảng 2.2 : Kết cấu thành phần dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị Triệu đồng Năm TP kinh tế 2008 2009 2010 ST TL % ST TL % ST TL% Khối doanh nghiệp 7.243 3.4 24.037 9.8 28.323 9 HTX nông nghiệp 5.667 2.8 777 0.3 0 0 Hộ SX-KD 196.411 93.8 221.453 89.9 273.123 81 ( Nguồn đề án kinh doanh 2009-2010-2011 ) Diễn biến dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm là chuyển sang khối doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh ( gồm có nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ) . Cụ thể là : dư nợ khối doanh nghiệp năm 2008 là 7.243 sang năm 2009 là 24.037 và năm 2010 là 28.323. Cho thấy sự tăng đột biến trong những năm gần đây. Huyện Tân Kỳ đang trên đà phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn ở khối doanh nghiệp, cơ chế chính sách thông thoáng giúp các doanh nghiệp làm ăn có lãi và đang ngày càng mở rộng quy mô nên nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển kinh tế cá nhân và kinh tế hộ gia đình. Với sự khuyến khích của nhà nước, người dân đua nhau làm giàu vay vốn thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh. Điều đó thể hiện rõ qua tốc độ tăng tuyệt đối về nhu cầu vốn . Năm 2009 tăng 25.042, năm 2010 tăng 46.175. Đánh giá về chất lượng tín dụng, năm 2008 nợ quá hạn là 1.616 triệu trong đó nợ xấu là 1.216 triệu chiếm 0.59% tổng dư nợ, năm 2009 nợ quá hạn là 3.209 triệu trong đó nợ xấu là 1.718 triệu chiếm 0.7% tổng dư nợ; năm 2010 nợ quá hạn là 1.722 triệu trong đó nợ xấu là 931 triệu chiếm tỷ lệ 0.3% . Qua những con số trên cho thấy, năm 2009 là một năm khó khăn cho nền kinh tế của huyện nhà, tỷ lệ nợ xấu tăng lên rất cao và là một con số đang báo động. Tuy nhiên sang năm 2010 khi nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc , ngân hàng đã nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Những kết quả đã đạt được ở trên cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đang ngày càng được nâng cao, đội ngũ cán bộ tín dụng năng động và hoạt động có trách nhiệm, hiệu quả. Bên cạnh đó là sự chỉ đạo, định hướng đúng đắn của ban giám đốc và ngân hàng cấp tỉnh . 2.1.3 Các dịch vụ khác Ngoài dịch vụ chính của ngân hàng là “ nhận tiền gửi để cho vay “ , NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ đang ngày càng mở rộng thêm các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Trong đó có 2 dịch vụ mới được triển khai và bước đầu đã có những kết quả thành công là dịch vụ phát hành thẻ - trả lương qua tài khoản và dịch vụ bảo hiểm . - Dịch vụ phát hành thẻ và trả lương qua tài khoản : Tính đến 31/12/2010 đã có 32 đơn vị thực hiện trả lương qua tài khoản thẻ với số thẻ phát hành trong năm là 5.095 thẻ trong đó : Hội sở 1.872 thẻ PGD cừa : 328 thẻ PGD Tân An : 110 thẻ PGD Nghĩa Dũng : 153 thẻ Với dịch vụ phát hành thẻ này , chi nhánh đã huy động được số tiền nhàn rỗi rất lớn từ người dân với chi phí rẻ. Bên cạnh đó lại giúp cho hoạt động thanh toán của người dân trở nên đơn giản hơn. Giảm bớt công việc cho phòng kế toán. - Dịch vụ bảo hiểm : Tuy mới triển khai trong năm 2010 nhưng doanh thu phí bảo hiểm đạt 571 triệu đồng trong đó : Hội sở : 198 triệu PGD cừa : 108 triệu PGD Tân An : 107 triệu PGD Nghĩa Dũng : 158 triệu Công tác phát triển dịch vụ đã được đơn vị chú trọng, coi đây la một nguồn thu tài chính hiện tại và trong tương lai. Đơn vị đã triển khai các nghiệp vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền nhanh ( Western Union ) trong và ngoài nước, dịch vụ bảo lãnh, SMS banking, VNTopUp , dịch vụ ngân quỹ . Trong năm 2009 ngân hàng đã chi trả 511 món tăng 291 món với số tiền 649,906 USD tăng 169% so với năm 2008. Trong huyện đã có nhiều người dân đi xuất khẩu lao động và lực lượng này ngày càng tăng cao vì vậy đây sẽ là nguồn thu rất tiềm năng cho ngân hàng trong tương lai. Ngân hàng nên tiếp tục quảng bá rộng rãi dịch vụ này đến từng người dân nhất là những hộ dân có người nhà xuất khảu lao động để nâng cao nguồn thu trong tương lai cho ngân hàng Ngân hàng luôn chú trọng đến công tác kế toán và ngân quỹ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mặc dù có khó khăn do quy trình công nghệ thay đổi nhưng ngân hàng đã tiếp nhận , triển khai hoàn thành các chương trình tốt. Bên cạnh đó, lượng thu chi tiền mặt qua quỹ ngày càng lớn, công tác thu nợ tại xã theo điểm cố định gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm đếm. 2.1.4 Kết quả tài chính Bảng 2.3: Kết quả tài chính của chi nhánh NHNo&PTNT Tân Kỳ giai đoạn 2008-2010 Đơn vị : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tổng thu 39,108 33,184 42,812 Tổng chi 30,212 26,855 33,678 Thu - Chi( chưa lương) 8,896 6,329 9,134 Tăng trưởng tuyệt đối 5,487 -2,567 2,850 Tốc độ tăng trưởng (%) 62.13 -28.8 44.32 (Nguồn đề án kinh doanh 2009-2010-2011) Tổng thu năm 2008 là 39.108 triệu đồng tăng so với năm trước 12.910 triệu đồng, tốc độ tăng 44% trong đó : -Thu từ lãi và các khoản có tính chất lãi 33.941 triệu chiếm 87% tổng thu -Thu ngoài lãi ( gồm cả thu đã xử lý rủi ro ) 5.167 triệu đồng chiếm 13% Tổng thu năm 2009 là 33,184 triệu giảm 5.924 triệu so với năm trước , tốc độ giảm 15 % trong đó : - Thu từ lãi và các khoản có tính chất lãi 28.844 triệu đồng chiếm 86,9% - Thu ngoài lãi ( gồm cả thu đã xử lý rủi ro ) 4.340 chiếm 13.1 % Tổng thu năm 2010 42.812 triệu đồng tăng so với năm 2009 8.628 triệu đồng tốc độ tăng 44.32% trong đó : - Thu từ lãi và các khoản có tính chất lãi 40.497 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94,5 % - Thu ngoài lãi ( gồm cả thu đã xử lý rủi ro ) 2.315 chiếm tỷ trọng 5.5 % Qua đánh giá, cơ cấu các khoản chi là hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Các khoản chi tăng chủ yếu là chi trả lãi tăng do tăng quy mô nguồn vốn và lãi suất tiền gửi tăng cao. Từ bảng số liệu trên ta thấy, vào năm 2009 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính chung tốc độ tăng trưởng của chênh lệch thu chi là con số âm. Tuy nhiên, xét vế sự tăng trưởng trong cả thời kỳ này, thì ngân hàng đã đạt tốc độ rất cao đặc biệt vào năm 2008 đạt 62.13% so với năm 2007. Vào năm 2010, sau vượt qua khủng hoảng về cơ bản thì ngân hàng lại tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao là 44.32%. Đi kèm với sự tăng trưởng trong chênh lệch thu chi thì trong thời gian gần đây tốc độ khá cao khẳng định sự tăng trưởng về quy mô ngày càng lớn của ngân hàng, nhất là vào năm 2008 thì tổng thu tăng 12,910 triệu đồng tăng gần 50% và tổng chi tăng 9,501 triệu đồng tương ứng tăng 45,8%. Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính đến toàn hệ thống ngân hàng trên cả nước nhưng nhờ sự linh động trong phương pháp quản lý và khả năng tạo uy tín với khách hàng ngày càng được mở rộng cùng với việc bám sát với chính sách và chỉ tiêu do cấp trên đề ra nên vào năm 2010 tốc độ tăng trưởng của ngân hàng lại tiếp tục đạt mức cao trong đó: tổng thu tăng 9,628 triệu đồng tương ứng tăng 29%, tổng thu tăng 6,823 tương ứng tăng 25.4%. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cán bộ nhân viên để nâng cao năng suất trong công việc cụ thể là giao khoán cụ thể chỉ tiêu đến từng cán bộ. Nhờ vây, nguồn vốn huy động được cũng như chất lượng tín dụng ngày càng cao nâng các khoản thu cũng như các khoản chi của ngân hàng lên thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tạo ra nhiều lợi nhuận. 2.1.5 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh Trong giai đoạn 2008 – 2010, nền kinh tế huyện Tân Kỳ đã trải qua rất nhiều biến động do ảnh hưởng từ các biến động của nền kinh tế nước ta. Đặc biệt là vào năm 2008, khi giá cả tăng cao gây áp lực tăng lạm phát làm tăng lãi suất, dịch cúm gia cầm, sâu bệnh, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, và cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trên toàn thế giới vào cuối năm 2008…Trước những thách thức như vậy, năm 2009 – 2010, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ đã bám sát mục tiêu, định hướng chỉ đạo của NHNo&PTNT Nghệ An xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu, chủ động mở rộng quy mô kinh doanh, xác định đúng đắn các chỉ tiêu phấn đấu của toàn chi nhánh, đề ra nhiều giải pháp sát thực, chỉ đạo điều hành với quyết tâm cao. Bên cạnh đó, nhờ nhận được sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, của Ngân hàng cấp trên, sự phối hợp của các ngành đoàn thể đã tạo thuận lợi cho cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng . 2.1.5.1 Những mặt làm được trong thời gian gần đây Ngân hàng luôn triển khai đề án kinh doanh được liệt, bám sát định hướng của ngành, trong huy động vốn đã đa dạng hóa các loại kể cả tiền gửi dự thưởng, tiền gửi bậc thang, tiền gửi góp, chú trọng trong khâu tuyên truyền quảng bá, đặc biệt tập trung huy động tiền gửi dân cư. Trong giai đoạn này, chỉ tiêu huy động nguồn vốn xác định là khó khăn, nhưng nhờ những biện pháp tích cực này mà kết quả đạt được trong năm 2008 nguồn vốn huy động tăng 51%, tiền gửi dân cư không ngừng tăng trưởng ổn định và chiếm 74% tổng nguồn vốn và năm 2009 là 83,3%, 2010 là 85%. Trong năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 102% kế hoạch vượt 4,651 triệu đồng. Ngân hàng cũng thực hiện khoán huy động vốn đến người lao động, quyết tâm hoàn thành theo mức kế hoạch, thưởng phạt phân minh. Công tác đầu tư tín dụng có chọn lọc, tăng trưởng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro mất vốn. Linh hoạt trong điều hành, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng cho vay lãi suất thỏa thuận để tăng cường năng lực tài chính. Tăng trưởng tín dụng qua các năm đều đạt 100% kế hoạch đề ra: năm 2008 đạt 16,5%; năm 2009 đạt 17,6%; năm 2010 là . Dư nợ cơ cấu hợp lý, suất đầu tư tăng lên, chất lượng tín dụng tốt hơn, nợ quá hạn các năm đều nhỏ hơn 0,7% tổng dư nợ, đáp ứng vốn kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương Kết quả thu khá nhờ công tác dự báo, sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, sự đồng tình của khách hàng Ngân hàng luôn thực hiện tốt các quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, từ việc công khai hóa từ khâu kế hoạch, tài chính, tiền lương, tiền thưởng, hợp đồng lao động, làm cho nội bộ đoàn kết thống nhất cao, tập trung xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. Công tác chỉ đạo điều hành có hiệu quả, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong điều hành đã tạo cho các phòng chủ động sáng tạo trong công việc, chú trọng công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ, thường xuyên tổ chức kiểm tra thường kỳ, đột xuất và tiến hành đổi địa bàn cần thiết. Qua kiểm tra đã phát hiện được các trường hợp sai phạm đạ được xử lý nghiêm, giải quyết đơn thư đúng trình tự Công tác thi đua khen thưởng luôn được quan tâm đúng mực, các phong trào thi đua được phát động có nội dung và được tập thể các phòng ban hưởng ứng nhiệt tình xem đó là động lực thúc đẩy cho phong trào hoàn thành tốt nhiệm vụ được tỉnh công nhận là đơn vị xuất sắc. 2.1.5.2 Những mặt còn hạn chế Nguồn vốn các năm đều đạt kế hoạch nhưng vẫn không vững chắc, cá biệt có phòng giao dịch hoàn thành kế hoạch còn thấp nguyên nhân là do mỗi cán bộ chưa thực sự quan tâm đến công tác huy động vốn từ dân cư, tỷ lệ tiền gửi dân cư không đạt kế hoạch. Nguồn vốn huy động còn hạn hẹp với những khách hàng cá nhân nhỏ lẻ, chưa thu hut được những nguồn vốn lớn của tổ chức cá nhân khác. Chất lượng tín dụng còn đạt tỷ lệ thấp, nợ không sinh lời còn ở chỗ này chỗ khác, 1 số nơi chất lượng tín dụng chưa đảm bảo như phòng giao dịch Tân An, phòng giao dịch Cừa…. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng thực tế là do được xử lý rủi ro ( trong năm 2010 đã xử lý rủi ro 1,441 triệu đồng) và cân đối nội bảng vẫn còn những khoản nợ không sinh lời, tiềm ẩn nợ quá hạn còn cao. Tài chính thu khá nhưng thu rủi ro chưa mạnh, có địa bàn thu lãi còn để tồn đọng nhiều. Nguồn thu nhập chủ yếu vẫn lệ thuộc vào thu hoạt động tín dụng, thu dịch vụ, thu rủi ro đạt thấp. Công tác xây dựng, quản lý kế hoạch đôi lúc chưa thực sự linh hoạt, nhạy bén. Công tác quản lý cán bộ còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đang còn nhiều bất cập, việc tuân thủ quy trình, nội quy, chế độ cơ quan, của ngành thực hiện chưa nghiêm túc cả trong công tác kế toán, ngân quỹ lẫn tín dụng. Trình độ cán bộ chưa đồng đều, đang có nhiều hạn chế như trình độ tin học, năng lực thẩm định quản lý khách hàng còn buông lỏng, thiếu phương pháp làm việc khoa học, đặc biệt một số cán bộ chưa thực sự tâm huyết với ngành với nghề, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp kém, vi phạm nội quy, quy chế của nghành, làm mất hình ảnh của đơn vị ngân hàng. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng DN vừa và nhỏ tại Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ 2.2.1. Phân tích định tính. Mặc dù tình hình kinh tế trong những năm gần đây có nhiều biến động nhưng Chi nhánh NN& PT NT Tân Kỳ vẫn kiên trì vượt qua khó khăn thách thức và đã đạt được những chỉ tiêu kế hoạch đặt ra và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ. Chi nhánh đã thể hiện được tiềm lực mạnh mẽ về kinh nghiệm, về uy tín của mình đối với khách hàng. Sự tin tưởng là yếu tố quan trọng đối với ngân hàng, ở phương diện huy động vốn hay là sử dụng vốn, khi ngân hàng đã có lòng tin ở khách hàng thì sẽ có tất cả. Sau đây là một số chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng DN vừa và nhỏ Vào đầu mỗi năm, NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ luôn nhận được chỉ tiêu kế hoạch do NHNo&PTNT cấp trên đề ra, để hoàn thành tốt chỉ tiêu thì ngân hàng đã không ngừng thực hiện những biện pháp tích cực và đã đạt được những kết quả đáng kể. Do vậy, năm 2010 NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ đã được cấp trên tuyên dương và tăng vị trí xếp hạng thi đua trên toàn tỉnh. Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ đã bám sát mục tiêu, định hướng chỉ đạo của NHNo&PTNT Nghệ An xác định đúng đắn các chỉ tiêu phấn đấu của toàn chi nhánh, đề ra nhiều giải pháp sát thực, chỉ đạo điều hành với quyết tâm cao. Bên cạnh đó, nhờ nhận được sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, của Ngân hàng cấp trên, sự phối hợp của các ngành đoàn thể đã tạo thuận lợi cho cho hoạt động cho vay doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng của ngân hàng Ngoài việc duy trì quan hệ với khách hàng dnvvn truyền thống, ngân hàng đã mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với đối tượng khách hàng này. Ngân hàng đã tích cực nắm bắt tìm kiếm các dự án đầu tư để mở rộng cho vay để tăng doanh số cho vay và dư nợ trung bình Ngân hàng luôn chú trọng đến công tác kế toán và ngân quỹ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mặc dù có khó khăn do quy trình công nghệ thay đổi nhưng ngân hàng đã tiếp nhận , triển khai hoàn thành các chương trình tốt. Bên cạnh đó, lượng thu chi tiền mặt qua quỹ ngày càng lớn, công tác thu nợ tại xã theo điểm cố định gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm đếm. Linh hoạt trong điều hành, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng cho vay lãi suất thỏa thuận để tăng cường năng lực tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng DNVVN đến vay vốn tại Chi nhánh Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cán bộ nhân viên để nâng cao năng suất trong công việc cụ thể là giao khoán cụ thể chỉ tiêu đến từng cán bộ. Nhờ vây, nguồn vốn huy động được cũng như chất lượng tín dụng ngày càng cao nâng các khoản thu cũng như các khoản chi của ngân hàng lên thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tạo ra nhiều lợi nhuận. Trình độ cán bộ khá tuy nhiên chưa đồng đều, đang có nhiều hạn chế như trình độ tin học, năng lực thẩm định quản lý khách hàng còn buông lỏng, thiếu phương pháp làm việc khoa học, đặc biệt một số cán bộ chưa thực sự tâm huyết với ngành với nghề, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp kém, vi phạm nội quy, quy chế của ngành, phần nào làm mất hình ảnh của đơn vị ngân hàng 2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu định lượng. Theo số liệu thống kê tính đến năm 2008 số lượng DNVVN là khoảng 335000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 97% trong tổng số các doanh nghiệp trên toàn quốc. Các doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 26% GDP, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, và 26% lực lượng lao động trong cả nước. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay hoạt động trong một phạm vi không gian rất nhỏ nên trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp thường khá yếu kém. Kỹ năng sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc gia đình. Vì vậy khả năng lập kế hoạch kinh doanh tổ chức và triển khai hoạt động sản xuất còn mang tính chất chủ quan. Mỗi khi có sự thay đổi về môi trường kinh doanh, bộ phận doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều khó khăn để thích ứng với môi trường. Thời điểm hiện tại khi mà Việt Nam mới gia nhập WTO, rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Đó là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp trong nước có một môi trường cạnh tranh và học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng bên cạnh đó trình độ công nghệ tiên tiến khiến cho các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất những mặt hàng chất lượng có giá trị công nghệ cao để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như cạnh tranh thị phần hàng hóa với các nước khác trên thế giới. Nhất là các DNVVN luôn gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn làm hạn chế khả năng quảng bá, tiếp cận thị trường trong nước cũng như quốc tế. Bên cạnh đó các DNVVN còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin đặc biệt là thông tin kinh doanh. Những nguồn thông tin về thị trường đầu vào như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu... Hay những thông tin về môi trường kinh doanh như hệ thống pháp luật, các văn bản liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng chưa được cập nhật nên dẫn tới hậu quả là nhiều DNVVN bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Cũng chính từ những yếu kém mang tính chủ quan này khiến cho các DNVVN không chiếm được lòng tin của các ngân hàng trong việc vay vốn hay trong các quan hệ giao dịch về đất đai. Hầu hết các DNVVN đều có nhu cầu vay vốn cao để đầu tư trang thiết bị khoa học kỹ thuật nhưng đều vướng phải những hàng rào khó vượt qua về tài sản thế chấp nên rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay. Theo con số thống kê, hiện nay huyện Tân Kỳ có 52 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực thương mại- dịch vụ , xây dựng và khai khoáng. Do chính sách và cơ chế kinh tế thông thoáng nên càng ngày, số lượng doanh nghiệp mở ra càng nhiều. Mặc dù ở một huyện miền núi nhưng kinh tế huyện Tân Kỳ đang ngày càng khởi sắc. Do đó, nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng cũng phát triển theo xu hướng kinh tế, góp một phần lớn trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của kinh tế huyện. 2.2.2.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay và tỷ trong các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bảng 2.4 Doanh số cho vay dn vừa và nhỏ phân theo thời hạn. (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHNo&PTNT Tân Kỳ Nghệ An.doc
Tài liệu liên quan