MỤC LỤC
TRANG
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, bảng biểu
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG Á CHÂU-Á CHÂU CHI NHÁNH PHÚ THỌ-------------------------------------------------------------------------------------------------------1
1.1 Giới thiệu tổng quan về Hệ thống Ngân hàng Á Châu (ACB)----------------------------2
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển-------------------------------------------------------2
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ACB-----------------------------------------------------------------6
1.1.2.1. Sơ đồ hệ thống ACB -----------------------------------------------------------------6
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm các phòng ban. ------------------------------------------------6
1.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ các khối -------------------------------------------------8
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh của ACB -------------------------------------------------11
1.1.4. Một số kết quả đạt được của ACB trong những năm qua ----------------------12
1.1.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB -----------------------------12
1.1.4.2 Các tiến bộ đạt được trong năm 2007 -------------------------------------------14
1.1.5. Định hướng và mục tiêu phát triển của ACB từ năm 2008 trở đi -------------15
1.2. Giới thiệu ACB - Chi nhánh Phú Thọ-------------------------------------------------------17
1.2.1 Quyết định thành lập Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi Nhánh Phú Thọ.----17
1.2.2 Cơ cấu tổ chức ---------------------------------------------------------------------------18
1.2.3 Các hoạt động chủ yếu ------------------------------------------------------------------18
1.2.3.1 Hoạt động huy động vốn.-----------------------------------------------------------18
1.2.3.2. Cho vay -------------------------------------------------------------------------------19
1.2.3.3 Dịch vụ chuyển tiền -----------------------------------------------------------------21
1.2.3.4 Thanh toán quốc tế ----------------------------------------------------------------21
1.2.3.5 Thẻ ACB-------------------------------------------------------------------------------22
1.2.3.6 Dịch vụ khác ------------------------------------------------------------------------- 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI ACB – CHI NHÁNH PHÚ THỌ ---------------------------------------------------------------------------24
2.1 Giới thiệu chung về phòng tín dụng ----------------------------------------------------------25
2.1.1 Nguyên tắc --------------------------------------------------------------------------------25
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ----------------------------------------------------------------------------25
2.2 Các phương thức cho vay của ACB- Phú thọ. ---------------------------------------------25
2.2.1 Cho vay từng lần: (vay món)- --------------------------------------------------------25
2.2.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng ------------------------------------------------------26
2.2.3 Cho vay theo dự án đầu tư -------------------------------------------------------------26
2.2.4 Cho vay hợp vố--- ------------------------------------------------------------------------26
2.2.5 Cho vay trả góp: -------------------------------------------------------------------------26
2.2.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ----------------------------------------27
2.3. Các hình thức hoạt động tín dụng của ACB-Phú Thọ.-----------------------------------27
2.4.Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB – Chi nhánh Phú Thọ------------28
2.4.1. Quy trình thực hiện ---------------------------------------------------------------------28
Bước 1 : Tiếp nhận nhu cầu khách hàng -------------------------------------------------28
Bước 2: Kiểm tra sơ bộ, thủ tục ban đầu; Đối chiếu với quy định trong chính sách tín dụng, lập hồ sơ vay cho khách hàng----------------------------------------------------------29
Bước 3: Chấm điểm, xếp hạng tín dụng ---------------------------------------------------30
Bước 4 : Tham khảo thông tin từ bên ngoài: ---------------------------------------------30
Bước 5 : Phân tích phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng ---------------------------------------------------------------------------------------------------31
Bước 6 : Giải ngân: Xét duyệt của trưởng phòng và Ban giám đốc.------------------32
Bước 7 : Theo dõi , kiểm tra, giám sát -----------------------------------------------------32
Bước 8 : Thu nợ – Đối chiếu dư nợ ---------------------------------------------------------32
Bước 9 : Thanh lý hợp đồng tín dụng-------------------------------------------------------33
Bước 10 : Xem xét, đánh giá lại quá trình -------------------------------------------------33
2.4.2. Phân tích dư nợ cho vay theo loại hình cho vay-----------------------------------35
2.4.3. Phân tích tình hình nợ quá hạn. -----------------------------------------------------37
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI ACB- CHI NHÁNH PHÚ THỌ -------------------40
3.1 Những thuận lợi và khó khăn ----------------------------------------------------------------40
3.1.1 Thuận lợi. ----------------------------------------------------------------------------------40
3.1.2 Khó khăn ---------------------------------------------------------------------------------41
3.2 Giải pháp -----------------------------------------------------------------------------------------42
3.2.1 Đẩy mạnh các hoạt động Marketing cho Ngân hàng------------------------------42
3.2.2 Đào tạo phát triển nâng cao nguồn nhân lực. --------------------------------------42
3.2.3 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. -----------------------------------------43
3.2.4 Nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc, quy trình tín dụng-------------------44
3.2.5 Thẩm định chặt chẽ, cẩn thận ---------------------------------------------------------44
3.2.6 Kiểm tra sau khi cho vay một cách thường xuyên---------------------------------45
3.2.7 Áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro ---------------------------------------------46
3.2.8 Đơn giản hóa các thủ tục cấp tín dụng, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng------------------------------------------------------------------------------------------------------47
3.2.9 Biện pháp hạn chế nợ quá hạn --------------------------------------------------------47
3.2.10 Các biện pháp giảm chi phí hoạt động tăng lợi nhuận -------------------------47
3.3. Kiến nghị ------------------------------------------------------------------------------------------48
3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước -----------------------------------------------------------48
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước---------------------------------------------49 3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Phú Thọ.---------50
KẾT LUẬN---------------------------------------------------------------------------------------------54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3555 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh doanh, Khối Quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TP. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.
Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
Năm 2006: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered về việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng.
e/ Các công ty trực thuộc, liên doanh:
Các công ty trực thuộc :
Công ty chứng khoán ACB ( ACBS)
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA)
Công ty cho thuê tài chính ( ACBL)
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD)
Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR)
Các công ty liên doanh :
- Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB - SJC
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ACB
1.1.2.1 Sơ đồ hệ thống ACB:
Sơ đồ I : Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm các phòng ban.
* Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị của ACB gồm tám thành viên và không tham gia điều hành trực tiếp. Hội đồng họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ, Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có, và Hội đồng đầu tư, v.v..
* Ban điều hành
Ban điều hành gồm có Tổng giám đốc điều hành chung và tám Phó Tổng giám đốc phụ tá cho Tổng giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng quản trị các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.
* Ban kiểm soát nội bộ
Ban kiểm soát nội bộ được chính thức thành lập ngày 13/03/1996, nay đổi tên là Ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ. Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sat tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống ACB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngàng ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của ACB. Qua đó, Ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ đánh giá chất kượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có.
* Hội đồng tín dụng
Hội đồng tín dụng được thành lập từ năm 1995. Hội đồng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện việc xét duyệt phan phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vaycủa ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
* Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có.
Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có (ALCO) được chính thức thành lập vào ngày 05/07/1997. Hiện nay, Hội đồng gồm có 11 người, là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, giám đốc khối. Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; Quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; Quy định mức dự trữ thanh khoản; Quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; Quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
* Hội đồng đầu tư
Hội đồng đầu tư được chính thức thành lập ngày 11/01/1996. Hiện nay, hội đồng có 10 nguời, là thành viên Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Trưởng Ban pháp chế và giám đốc đầu tư. Nhiệm vụ của Hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà ACB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đầu tư.
1.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ các khối:
* Khối khách hàng cá nhân
Khối khách hàng cá nhân được thành lập để xây dựng, phát triển và kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất và phát triển hoạt động ngân hàng dành cho cá nhân, phù hợp với định hướng chiến lược của ACB.
Khối khách hàng cá nhân được tổ chức thành các phòng. Tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc, phòng có thể có một số bộ phận:
Phòng kinh doanh
Phòng huy động vốn và dịch vụ tài chính cá nhân.
Phòng tín dụng
Phòng ngân hàng điện tử
Phòng phân tích thông tin
Hệ thống kênh phân phối gồm: kênh phân phối chi nhánh ( Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch), kênh phân phối qua đối tác, kênh phân phối ngân hàng điện tử, kênh phân phối máy giao dịch tự động.
Ngoài ra, khi cần thiết thì chuyên viên và nhân viên của Khối được phân công qản lý và tham gia các dự án. Chuyên viên và nhân viên quản lý hay tham gia dự án làm việc độc lập, báo cáo trực tiếp cho trưởng dự án và báo cáo cho cấp trên trực tiếp hoặc cho một cấp trên nào đó được giám đốc khối chỉ định.
Quan hệ giữa Khối và Sở giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch là quan hệ phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của ACB.
* Khối khách hàng doanh nghiệp
+ Bộ phận sản phẩm và phân tích tín dụng
- Thực hiện cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ
- Cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn.
- Hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ khi có nhu cầu vay vốn.
+ Bộ phận thẩm định
- Tiến hành thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp vay vốn, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh - dịch vụ, thẩm định tính khả thi của dự án, tình hình tài chính của doanh nghiệp và đề xuất cho vay.
- Theo dõi quá trình thực hiện dự án của doanh nghiệp, theo dõi món nợ vay và tài sản thế chấp.
+ Bộ phận thanh toán quốc tế
- Làm trung gian thanh tóan cho các doanh nghiệp dưới các hinh thức thanh toán L/C, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán séc, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và chứng từ có giá.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản thanh toán, mở L/C thanh toán xuất nhập khẩu.
* Khối ngân quỹ
+ Bộ phận kinh doanh vốn
Bộ phận này chuyên về các chức năng theo dõi nguồn vốn huy động dưới các hình thức : tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán…để sử dụng nguồn vố đó sao cho mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Bộ phận này khá quan trọng vì đây là đầu vào của ngân hàng, muốn có vốn vay thì phải huy động vốn tốt.
+ Bộ phận ngoại hối – kiều hối :
Bộ phận ngoại hối – kiều hối chuyên về thu đổ ngaọi tệ và thực hiện các dịch vụ kiều hối, đổi thẻ MasterCard và VisaCard cho khách hàng.
* Khối phát triển kinh doanh
+ Bộ phận nghiên cứu phân tích kế hoạch và phân tích thị trường : bộ phận này sẽ nghiên cứu chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ, xem xét đánh giá thị trường để đưa rachiến lược kinh doanh hợp lý, mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
+ Bộ phận phát triển kênh phân phối: nhiệm vụ của bộ phận này là phân tích tình hình các ngành, khu vực kinh tế để thành lập các kênh phân phối hợp lý.
+Bộ phận phát triển sản phẩm : kinh tế càng phát triển nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Để hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển thì cần nghiên cứu phát triển nhiều loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiệm vụ của bộ phận này là nghiên cứu nhu cầu khách hàng để phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.
* Khối giám sát điều hành
+ Bộ phận kế toán
Bộ phận kế toán gồm một kế toán trưởng và các kế toán viên. Nhiệm vụ của bộ phận này là thực hiện việc tính toán, ghi chép tất cả các nghiệp vụ phát sinh một cách đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời và có hệ thống. Nhờ đó, Ban lãnh đạo kịp thời nắm tình hình thực hiện kế hoạch tổng hợp ( cơ cấu cho vay của các ngành kinh tế, số dư nợ quá hạn…) biết được tình hình thực hiện kế hoạch tiền mặt, tình hình huy động vốn để có kế hoạch sử dụng hiệu quả.
+ Bộ phận xử lý nợ
- Thực hiện chức năng theo dõi những món nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi…
- Tiếp xúc khách hàng để tư vấn tìm cách trả nợ, trường hợp không còn cách giải quyết, bộ phận này tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ.
+ Ban pháp chế: Bộ phận này chuyên xử lý các hồ sơ tín dụng thực hiện sai hợp đồng đã ký kết và thu hồi các khoản nợ này theo đúng qui định pháp luật cho phép, nhằm thu hồi vốn về càng sớm càng tốt để tiếp tục quay vòng tạo ra lợi nhuận, giảm bớt chi phí.
+ Bộ phận quản lý rủi ro
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là phân tích rủi ro, đề ra những chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro về tín dụng, thanh khoản và rủi ro về lãi suất nhằm giảm giảm thiệt hại cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra.
* Khối quản trị nhân sự
+ Bộ phận nhân sự
- Bộ phận này có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự của đơn vị.
- Tiếp nhận hồ sơ xin việc khi có nhu cầu phát triển thêm nguồn nhân lực.
- Xây dựng các chính sách đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
- Thực hiện chương trình đào tạo cho nhân viên hàng năm.
+ Bộ phận hành chính
Bộ phận này có trách nhiệm theo dõi, lưu trữ công văn, nhận công văn đến và gửi công văn đi, lưu trữ, sao chép cho Ban giám đốc và các phòng khác.
* Khối công nghệ thông tin.
- Khối này thực hiện các nghiệp vụ xử lý thông tin trên máy tính, tổng hợp, thống kê và khai thác dữ liệu được truyền từ các phòng ban và các chi nhánh thông qua hệ thống mạng.
- Thực hiện các công việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp tất cả các máy tính của hệ tống ngân hàng.
- Khai thác các dịch vụ ngân hàng điện tử như : Home Banking, Phone Banking,… thông qua mạng. Xử lý việc thanh toán thẻ qua mạng.
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh trong ACB
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn dưới các hình thức tiền gởi có kỳ hạn, tiền gởi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay vốn tín dụng của từ tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; Hùn vốn liên doanh theo luật định.
- Đầu tư vào tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa khách hàng .
- Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
- Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khách trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cấp phép.
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác….
Trong các hoạt động trên, tín dụng là khâu chủ lực trong hoạt động của ngân hàng. Do nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này nên ACB luôn có những chiến lược phát triển hoạt động tín dụng phù hợp để đảm bảo khả năng sinh lời cũng như sự an toàn của đồng vốn bỏ ra.
Ngoài ra, ACB còn triển khai các nghiệp vụ như: có quan hệ đại lý với hơn 70 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng thế giới, kinh doanh ngoại hối, phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu, đại lý chuyển tiền nhanh Western Union, phát hành thẻ tín dụng quốc tế, hợp tác kinh doanh sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng,…
1.1.4. Một số kết quả đạt được của ACB trong những năm qua
1.1.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB.
Kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn. Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất, đồng USD mất giá mạnh, giá dầu và giá vàng tăng cao. Nền kinh tế Việt Nam, vượt qua những biến động ấy, đã đạt được một số kết quả tích cực. GDP tăng trưởng 8,48%, đầu tư phát triển và xuất khẩu tiếp tục tăng. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đạt mức kỷ lục, viện trợ phát triển cấp nhà nườc (ODA) lớn nhất từ trước tới nay. Dự trữ ngoại tệ tăng lên gần 20 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2007, thị trường ngoại hối lần đầu tiên được bình ổn, tiền đồngViệt Nam không chịu áp lực giảm giá mà chịu áp lực tăng giá. Thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế. Tuy vậy, môi trường kinh doanh năm 2007, nhất là lĩnh vực Ngân hàng, có những yếu tố không thuận lợi. Nhập siêu quá lớn và lạm phát cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Thị trường bất động sản biến động bất thường và thị trường liên ngân hàng diễn biến phức tạp. Ngân hàng Nhà nước đưa ra một số quyết định ảnh hưởng không nhỏ đếnkinh doanh Ngân hàng,chẳng hạn như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi trong quý 2; khống chế dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán .
Trong bối cảnh đó, nhờ có định hướng đúng phát triển đúng, kịp thời tận dụng cơ hội và với sự nổ lực rất cao của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và toàn thể nhân viên, ACB đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh năm 2007.
Bảng I : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ACB
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2007/2006
Tăng/Giảm
%
Lợi nhuận trước thuế
687
2127
1440
210%
Tổng tài sản
44650
85392
40742
91%
Tổng dư nợ tín dụng
17365
31974
14609
84%
Huy động khách hàng
29395
55283
25888
88%
Tổng tài sản tăng gấp đôi năm trước. năm 2007 là năm có tốc tăng tài sản cao nhất trong 7 năm gần đây và là một trong 3 năm có tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 1994 đến nay.
Dư nợ cho vay tăng gần 84% so với năm 2006. Cũng vậy, năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay cao nhất kể từ năm 1996 đến nay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay vẫn thấp hơn tăng trưởng tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế năm 2007 của Tập đoàn ACB đạt 2.127 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2006, đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong 12 năm qua.
Vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2007 là 6.258 tỷ đồng. Năm 2007 cũng là năm có tốc độ tăng kỷ lục về vốn chủ sở hữu, ROE đạt 53,8%, cao nhất kể từ ngày thành lập ACB. Việc quản lý rủi ro thực hiện tốt hơn nhiều so với các năm trước, nhất là rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,08% tổng dư nợ, thấp xa so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành là 2%.
Thành công lớn trong năm 2007 khẳng đinh vị thế của ACB là ngân hàng có tổng tài sản và lợi nhuận cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam1; rút ngắn một cách đáng kể khoảng cách về tổng tài sản giữa ACB và các ngân hàng thương mại nhà nước. Thành công này không chỉ mang lại cho ACB thế và lực mới, nhất là về tài chính, công nghệ ngân hàng và
nguồn nhân lực có chất lượng, mà quan trọng hơn là để lại những bài học quý báu về quản trị ngân hàng, giúp cho ACB tiến nhanh hơn trong những năm tiếp theo. Để tiếp tục thành công, ACB phải xác định cho được chiến lược phát triển đúng đắn, ít nhất là trong trung hạn.
Biểu đồ I : Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB
ĐVT: triệu đồng
Nguồn : Trang web ngân hàng ACB
1.1.4.2 Các tiến bộ đạt được trong năm 2007
Về cơ cấu tổ chức và quản lý : Có thể nói năm 2007 là năm tiền đề cho các thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng. ACB đã triển khai thí điểm thành công mô hình bán hàng chủ động tại một số đơn vị và thực hiện các bước chuẩn bị cho đợt chuyển đổi mô hình tổ chức năm 2008.
Về vốn hoạt động: Trong bối cảnh dự trữ bắt buộc tăng và cạnh tranh gay gắt trong huy động tiền gửi khách hàng, trái phiếu trung dài hạn phát hành với lãi suất thấp đã góp phần ổn định nguồn vốn hoạt động của ACB, đáp ứng được cả hai yêu cầu là tăng trưởng nguồn vốn và đảm bảo hiệu quả. Việc đa dạng hóa cả tài sản có lẫn tài sản nợ là bước tiến trong quá trình xây dựng kết cấu bảng tổng kết tài sản của ACB ngày một an toàn và vững mạnh hơn.
Về phát trển sản phẩm và tiện ích : Năm 2007 cũng chứng kiến nổ lực đa dạng hóa danh mục sản phẩm của ACB. Một loạt sản phẩm tiết kiệm và tín dụng mới được sản phẩm được tung ra trong năm 2007 nhằm đáp ứng tốt và nhanh nhất nhu cầu của khách hàng như tiết kiệm tuần, tiết kiệm 5+, vay siêu tốc 24h, vay qua mạng, tín dụng lãi suất cố định, tăng thời hạn cho vay đối với vay mua nhà để ở
ACB còn là đơn vị đi đầu trong việc giới thiệu loại hình đầu tư mới tại Việt Nam: đầu tư vàng. Minh chứng là việc triển khai thành công Sàn giao dịch vàng Sài Gòn và chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng kinh doanh vàng cuối năm 2007.
Trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán, ACB chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện trực tiếp tại Ngân hàng, và tính năng mới của dịch vụ mobile banking: kiểm tra tiền chuyển đến bằng chứng minh nhân dân hay hộ chiếu qua tin nhắn. ngoài ra, ACB còn có sản phẩm liên kết Ngân hàng – chứng khoán trong nổ lực phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong kinh doanh chứng khoán.
Về nhân lực, ACB tích cực cải thiện công tác nhân sự trong năm 2007 để chuẩn bị nguồn nhân lực cho những bước phát triển lớn trong thời gian sắp tới. Ngoài chương trình quản trị viên thực tập, Ngân hàng còn đưa vào hoạt động 2 trang web tuyển dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng viên trong việc nộp hồ sơ trực tiếp. “Đêm hội nghề nghiệp” chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng do ACB tổ chức thu hút hơn 5000 sinh viên khối kinh tế tài chính đến tham gia. Có thể nói hoạt động tuyển dụng của ACB đang ngày một chuyên nghiệp hơn. Trong năm 2007, ACB là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam được Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp (BAC) của Hiệp hội ASEAN tặng giải thưởng “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” trong lĩnh vực phát triển đội ngũ lao động.
Về công nghệ, cũng trong năm 2007, ACB một lần nữa nâng cấp Giải pháp ngân hàng toàn diện (TCBS) từ phiên bản 2000 lên phiên bản 2007 với khả năng xử lý và quản lý gấp từ 5 đến 10 lần trước đó. Đây là một bước trong chương trình nâng cấp năng lực công nghệ thông tin ngân hàng để đảm bảo quá trình phát triển mạnh mẽ và bền vững của Ngân hàng.
Các tiến bộ ấy đã làm cho vị thế của ACB tiếp tục được củng cố và nâng cao. ACB đang tiến gần hơn với các ngân hàng thương mại nhà nước và duy trì được khoảng cách so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác về quy mô tổng tài sản. Sau hai năm niêm yết, từ chỗ chỉ có hơn 1.000 cổ đông đến nay ACB đã có gần 8.000 cổ đông. Giá trị vốn hóa thị trường cuối 2007 của ACB khoảng 43.054 tỷ đồng, dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần và tăng trên 2.5 lần so với 16.644 tỷ đồng của năm trước đó.
1.1.5. Định hướng và mục tiêu phát triển của ACB từ năm 2008 trở đi
Môi trường hoạt động năm 2008 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng rất phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng. Trên thế giới, kinh tế Mỹ có thể suy thoái diện rộng kéo theo thâm hụt thanh khoản toàn cầu và khu vực, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Việt Nam, gây khó khăn cho việc huy động vốn từ nước ngoài, đồng thời đưa giá vàng vào xu thế tăng. Trong nước, các biện pháp đảm bảo tăng trưởng và kiềm chế lạm phát sẽ làm hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu nhiều sức ép và khó khăn. Sẽ có nhiều ngân hàng mới, bao gồm cả các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường và cạnh tranh về thị phần, đặc biệt là thị phần huy động, sẽ quyết liệt hơn. Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sẽ ngày càng quy củ hơn và tiếp tục là nơi thu hút đầu tư xã hội.
Trong năm 2008, ACB tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh xoay quanh 5 mục tiêu:
Tăng trưởng nhanh và bền vững.
Kiểm soát rủi ro tốt để đảm bảo an toàn.
Duy trì cấu trúc tài chính lành mạnh và lợi nhuận cao.
Chuẩn bị nhân lực kế thừa.
Hoàn thiện văn hóa công ty.
Năm 2008 còn là năm tạo tiền đề cho việc hiện thực hóa kế hoạch 2008 - 2010 của ACB: dự kiến năm 2010 tổng tài sản và dư nợ cho vay sẽ tăng gấp 3,6 lần; vốn chủ sở hữu tăng gấp 2,5 lần và lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3 lần so với năm 2007.
Để thực thi chiến lược này, năm 2008 ACB phấn đấu nâng chỉ tiêu hoạt động (bao gồm tổng tài sản, dư nợ cho vay, huy động tiền gửi khách hàng, và lợi nhuận) lên gấp 1,6 - 2 lần so với năm 2007. Các chỉ số tài chính chủ yếu như ROE sẽ được duy trì ở mức trên 30%; thu nhập ròng từ lãi/tổng tài sản bình quân 2,3%; thu nhập dịch vụ tăng gấp đôi. Vốn chủ sở hữu sẽ tiếp tục tăng thông qua việc dùng toàn bộ lợi nhuận chia cổ tức năm 2007 và thặng dư vốn 1.704 tỷ đồng để nâng vốn điều lệ; chuyển đổi 550 tỷ đồng trái phiếu đổi thành cổ phiếu; và phát hành thêm 1.350 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (đã thực hiện trong tháng 02/2008).
Ngoài ra, ACB còn thực hiện các chương trình và dự án trọng điểm, bao gồm: (1) triển khai mô hình bán hàng trực tiếp toàn hệ thống; (2) chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tách bạch vai trò kinh doanh với vận hành và tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát; (3) giới thiệu thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiết kiệm, vay vốn, và đầu tư của khách hàng; (4) tăng trưởng mạng lưới cả về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và địa bàn hoạt động.
Do môi trường kinh doanh của năm 2008 thay đổi nhanh như dự báo, ACB nhận thức được yêu cầu linh hoạt trong xây dựng các chương trình hành động ngắn hạn phù hợp với diễn biến của thị trường; quyết liệt trong việc triển khai các dự án trọng điểm; và tận dụng tốt cơ hội.
Với nỗ lực chung của tập thể ACB, 2008 sẽ là năm kết thúc một cách trọn vẹn chương trình hành động 5 năm 2004 - 2008, đồng thời tạo tiền đề thực hiện chiến lược kinh doanh 2008 - 2010 đầy tham vọng mà ACB đã đặt ra với tầm nhìn đến năm 2015
1.2. Giới thiệu ACB - Chi nhánh Phú Thọ
1.2.1 Quyết định thành lập Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi Nhánh Phú Thọ.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2005
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi Nhánh Phú Thọ
Căn cứ luật doanh nghiệp đã được Quốc Hội thông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999;
Căn cứ điều lệ của Ngân hàng TMCP Á Châu số 855/QĐ-NHNN đã đăng ký tại Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ngày 01 tháng 08 năm 2003;
Căn cứ biên bản họp Hội Đồng Quản Trị số 2333/CV-HĐQT.05 đã được các thành viên thông qua ngày 21 tháng 10 năm 2005;
Quyết định
Điều 1 :
ACB- PHÚ THỌ đã được thành lập ngày 08/12/2005, cơ sở đặt tại 292-294 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh, có vị trí ở trung tâm đông dân cư, thuận tiện giao dịch khách hàng. ACB-Phú Thọ cũng được thành lập khá lâu nên có khách hàng quen thuộc thường xuyên gắng bó với Ngân hàng. Qua thời gian hoạt động Á Châu- Phú Thọ đã góp phần quan trọng trong hoạt động ACB, mang lại lợi nhuận và cung cấp vốn, dịch vụ ngân hàng cho địa bàn khu vực.
Điều 2 :
Giao cho Ông LÊ VĂN PHƯỚC – Giám đốc Ngân Hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Phú Thọ tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.
Điều 3 :
Người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng TMCP Á Châu và cá nhân Ông LÊ VĂN PHƯỚC có trách nhiệm thi hành hiệu lực này.
Điều 4 :
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức:
Đứng đầu là Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý giám sát mọi hoạt động của Ngân hàng và các phòng ban: Phòng tín dụng, Phòng giao dịch, Siêu thị địa ốc, Bộ phận thanh toán quốc tế. Hiện ACB-Chi nhánh Phú Thọ có 1 phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ACB – Chi nhánh Phú Thọ.
Sơ đồ II : Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB- Chi nhánh Phú Thọ
Giám đốc
BP PLCT-QLTSTC
P. KHCN
P/BP Hành chánh-Kế toán
BP Giao dịch & Ngân quỹ
BP Dịch vụ khách hàng
BP Tín dụng cá nhân
BP
Dịch vụ khách hàng
P. KHDN
BP. Tín dụng doanh nghiệp
BP. Thanh toán quốc tế
Trong đó:
P. KHCN : Phòng khách hàng cá nhân.
P. KHDN : Phòng khách hàng doanh nghiệp
BP PLCT-QLTSTC : Bộ phận quản lý chứng từ - Quản lý tài sản thế chấp .
1.2.3 Các hoạt động chủ yếu.
1.2.3.1 Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân. Nguồn vốn huy động chiếm đa số là từ tiền gởi tiết kiệm. Các loại vốn huy động từ tiền gởi khách hàng:
Các dịch vụ chuyển tiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài, kiều hối, thu hộ chi hộ, thanh toán lương, quản lý quỹ, cho thuê ngăn tủ sắt, bảo lãnh, tài trợ thương mại, tiết kiệm tích lũy và đặc biệt là dịch vụ thẻ.. thời gian qua đã thực sự mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng Á Châu.
Á Châu cung cấp nhiều loại hình tiền gửi và các kỳ hạn huy động khác nhau:
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bao gồm các loại hình tiết kiệm bằng VNĐ, USD, EUR, Vàng và VNĐ bảo đảm theo giá trị vàng với các hình thức lãnh lãi trước, lãnh lãi cuối kỳ, lãnh lãi h